Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 28: Khoa, sử, địa

Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 28: Khoa, sử, địa

LỊCH SỬ

TIẾT 28: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long

(Năm 1786)

I.MỤC TIÊU :

1.Kiến thức - Kĩ năng:

 - HS biết trình bày sơ lược diễn biến cuộc tiến công ra Bắc diệt chính quyền họ Trịnh của nghĩa quân Tây Sơn .

 - Việc nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được Thăng Long có nghĩa là về cơ bản đã thống nhất được đất nước , chấm dứt thời kì Trịnh –Nguyễn phân tranh .

2.Thái độ:

 - Yêu thích tìm hiểu thêm về lịch sử nước nhà

II.CHUẨN BỊ :

 -Lược đồ khởi nghĩa Tây Sơn .

 -Gợi ý kịch bản :Tây Sơn tiến ra Thăng Long.

III.III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 8 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 620Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 28: Khoa, sử, địa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ
TIẾT 28: NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA THĂNG LONG 
(Năm 1786)
I.MỤC TIÊU :
1.Kiến thức - Kĩ năng:
 - HS biết trình bày sơ lược diễn biến cuộc tiến công ra Bắc diệt chính quyền họ Trịnh của nghĩa quân Tây Sơn .
 - Việc nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được Thăng Long có nghĩa là về cơ bản đã thống nhất được đất nước , chấm dứt thời kì Trịnh –Nguyễn phân tranh .
2.Thái độ:
 - Yêu thích tìm hiểu thêm về lịch sử nước nhà
II.CHUẨN BỊ :
 -Lược đồ khởi nghĩa Tây Sơn .
 -Gợi ý kịch bản :Tây Sơn tiến ra Thăng Long.
III.III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8’
10’
8’
3’ 
1’
Khởi động: 
Bài cũ: Thành thị thế kỉ XVI-XVII.
- Trình bày tên các đô thị lớn hồi thế kỉ XVI-XVII và những nét chính của các đô thị đó .
 -Theo em, cảnh buôn bán sôi động ở các thành thị nói lên tình hình kinh tế nước ta thời đó như thế nào ?
 GV nhận xét - ghi điểm .
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài :
Hoạt động1: Làm việc cả lớp :
 GV dựa vào lược đồ, trình bày sự phát triển của khởi nghĩa Tây Sơn trước khi tiến ra Thăng Long: Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ xây dựng căn cứ khởi nghĩa tại Tây Sơn đã đánh đổ được chế độ thống trị của họ Nguyễn ở Đàng Trong (1771), đánh đuổi được quân xâm lược Xiêm (1785). Nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được Đàng Trong và quyết định tiến ra Thăng Long diệt chính quyền họ Trịnh .
 -GV cho HS lên bảng tìm và chỉ trên bản đồ vùng đất Tây Sơn.
-GV giới thiệu về vùng đất Tây Sơn trên bản đồ.
 *Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp: (Trò chơi đóng vai )
 -GV cho HS đọc hoặc kể lại cuộc tiến quân ra Thăng Long của nghĩa quân ra Tây Sơn .
 -GV dựa vào nội dung trong SGK để đặt câu hỏi:
 +Sau khi lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Nguyễn Huệ có quyết định gì ?
 +Nghe tin Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, thái độ của Trịnh Khải và quân tướng như thế nào?
 +Cuộc tiến quân ra Bắc của quân Tây Sơn diễn ra thế nào ?
 -Sau khi HS trả lời ,GV cho HS đóng vai theo nội dung SGK từ đầu đến đoạn  Quân Tây Sơn .
 -GV theo dõi các nhóm để giúp HS tập luyện. Tùy thời gian GV tổ chức cho HS đóng tiểu phẩm “Quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long” ở trên lớp .
 GV nhận xét .
 Hoạt động3: Làm việc cá nhân:
 -GV cho HS thảo luận về 
Kết quả và ý nghĩa của sự kiện nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long.
 -GV nhận xét ,kết luận .
4.Củng cố :
 -GV gọi 2HS đọc bài học trong khung .
 -Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long nhằm mục đích gì ?
 -Việc Tây Sơn lật đổ tập đoàn phong kiến họ Trịnh có ý nghĩa như thế nào?
- Nhận xét tiết học .
5.Dặn dò:
-Về xem lại bài và chuẩn bị trước bài : “Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789”.
Hát 
HS lên bảng trả lời
HS nhận xét
HS nhắc lại tựa
-HS lắng nghe.
HS lên bảng chỉ.
-HS theo dõi .
-HS kể hoặc đọc .
+ Sau khi lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Nguyễn Huệ có quyết định tiến ra Thăng Long diệt chính quyền họ Trịnh .
Nghe tin Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, Trịnh Khải đứng ngồi không yên, quân tướng sợ hãi đưa của cải đi giấu, đưa vợ con đi trốn.
Quân thuỷ và quân bộ của Nguyễn Huệ tiến như vũ bão. . . . .
HS chia thành các nhóm,phân vai,tập đóng vai .
-HS đóng vai .
-HS đóng tiểu phẩm .
-HS thảo luận và trả lời:
Nguyễn Huệ làm chủ được Thăng Long, lật đổ họ Trịnh, giao quyền cai trị Đàng Ngoài cho vua Lê, mở đầu việc thống nhất đất nước sau hơn 200 năm bị chia cắt.
-3 HS đọc và trả lời - Cả lớp nhận xét, bổ sung.
Tây Sơn lật đổ tập đoàn phong kiến họ Trịnh có ý nghĩa là mở đầu việc thống nhất đất nước sau hơn 200 năm bị chia cắt.
HS nhận xét tiết học
* & * 
ĐỊA LÍ
TIẾT 27: NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (tt)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức - Kĩ năng:
 Học xong bài này, HS biết:
 -Trình bày một số nét tiêu biểu về một số hoạt động kinh tế như du lịch, công nghiệp.
 -Khai thác các thông tin để giải thích sự phát triển của một số ngành kinh tế ở ĐB duyên hải miền Trung.
 -Sử dụng tranh, ảnh mô tả một cách đơn giản cách làm đường mía.
 -Nét đẹp trong sinh hoạt của người dân nhiều tỉnh miền Trung thể hiện qua việc tổ chức lễ hội.
2.Thái độ:
Tôn trọng & phát huy những giá trị truyền thống văn hoá của vùng duyên hải miền Trung cũng như hoạt động sản xuất ở nơi đây.
II.CHUẨN BỊ :
 -Tranh ảnh một số địa điểm du lịch ở ĐB duyên hải miền Trung, một số nhà nghỉ đẹp, lễ hội của người dân miền Trung (nếu có).
 -Mẫu vật: đường mía hoặc một số sản phẩm được làm từ đường mía và một thìa nhỏ (nếu có).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8’
8’
8’
3’
1’
Khởi động: 
Bài cũ:
 -Vì sao dân cư tập trung khá đông đúc tại ĐB duyên hải miền Trung?
 -Giải thích vì sao người dân ở ĐB duyên hải miền Trung lại trồng lúa, lạc, mía và làm muối?
GV nhận xét – ghi điểm
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài : 
 3/.Hoạt động du lịch :
 *Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
 -GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm- thảo luận trong (3’):
Ở miền Trung có gì đẹp?
 Người dân miền Trung sử dụng cảnh đẹp đó để làm gì? 
Kể tên một số bãi biển nổi tiếng ở miền Trung mà em biết?
Các hoạt động du lịch có thuận lợi gì cho người dân? 
GV treo bản đồ hành chính VN yêu cầu HS lên bảng chỉ tên các địa danh.
 -GV khẳng định điều kiện phát triển du lịch sẽ góp phần cải thiện đời sống nhân dân ở vùng này 
4/.Phát triển công nghiệp :
 Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp.
 -GV yêu cầu HS quan sát hình 10 trả lời 
Vì sao ở miền Trung có nhiều xưởng sửa chữa tàu thuyền ở các TP, thị xã ven biển? 
Vì sao ở đây xây dựng nhà máy đường?
 - GV yêu cầu HS quan sát hình 11 và nêu một số công việc của sản xuất đường?
 - GV giới thiệu cho HS biết về khu kinh tế mới đang xây dựng ở ven biển của tỉnh Quảng Ngãi. Nơi đây sẽ có cảng mới, có nhà máy lọc dầu và các nhà máy khác. Hiện nay đang xây dựng cảng, đường giao thông và các nhà xưởng. 
 5/.Lễ hội :
 * Hoạt động 3: thảo luận cả lớp: 
GV yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi: Kể tên một số lễ hội ở miền Trung?
GV giảng thêm:
Lễ hội Tháp Bà có những hoật động gì?
 -GV nhận xét, kết luận.
4.Củng cố : 
 -GV cho HS đọc ghi nhớ cuối bài 
 -GV cho một số HS thi điền vào sơ đồ đơn giản do GV chuẩn bị sẵn để trình bày về hoạt động sản xuất của người dân miền Trung.
Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò:
 -Về xem lại bài chuẩn bị bài: “Thành phố Huế”.
Hát 
HS trả lời
HS nhận xét
HS hát.
-HS trả lời câu hỏi.
HS các nhóm thảo luận – đại diện nhóm trình bày trước lớp – HS nhận xét.
+ Ở miền Trung có nhiều bãi biển đẹp, bằng phẳng phủ cát trắng, . . . .trong xanh.
Người dân miền Trung sử dụng cảnh đẹp đó để khách du lịch đến tham quan, tắm biển, nghỉ an dưỡng, . . .
Một số bãi biển nổi tiếng ở miền Trung : Sầm Sơn( Thanh Hoá); Lăng Cô ( Thừa Thiên); Mĩ Khê, Non Nước ( Đà N ẵng ); Nha Trang ( Khánh Hoà); Mũi Né( Bình Thuận).
Các hoạt động du lịch góp phần cải thiện đời sống của người dân ở vùng này (có thêm việc làm, thêm thu nhập) và vùng khác (đến nghỉ ngơi, tham quan cảnh đẹp sau thời gian lao động, học tập tích cực).
- HS lên bảng chỉ trên bản đồ tên các địa danh nói trên.
HS quan sát hình 10 trả lời 
Vì ở đây có tàu đánh bắt cá, tàu chở hàng, chở khách nên cần xưởng sửa chữa, đóng mới tàu thuyền.
Xây dựng nhà máy đường vì người dân trồng nhiều mía.
Một số công việc của sản xuất đường: thu hoạch mía, vận chuyển mía, làm sạch, ép lấy nước, quay li tâm để bỏ bớt nước và làm trắng, đóng gói.
-HS trả lời.
+ Tên một số lễ hội ở miền Trung: rước cá ông, lễ hội Tháp Bà, lễ mừng năm mới, . . .
+Lễ hội cá Ông: gắn với truyền thuyết cá voi đã cứu người trên biển, hàng năm tại Khánh Hòa có tổ chức lễ hội cá Ông. Ở nhiều tỉnh khác nhân dân tổ chức cúng cá Ông tại các đền thờ cá Ông ở ven biển.
+ Ca ngợi công đức nữ thần và cầu chúc một cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc cùng các hoạt động thể thao.
3HS đọc ghi nhớ 
HS lên bảng điền:
 HS cả lớp làm nháp.
2 HS đọc lại kết quả 
* & *
KHOA HỌC 
TIẾT 55: ÔN TẬP VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG 
I.MỤC TIÊU
Kiến thức - Kĩ năng:
Củng cố các kiến thức về phần vật chất và năng lượng: các kĩ năng quan sát, thí nghiệm
Củng cố những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ tới nội dung phần vật chất và năng lượng
2. Thái độ
HS biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kĩ thuật 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Một số đồ dùng phục vụ cho các thí nghiệm về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt như: cốc, túi ni lông, miếng xốp, xi – lanh, đèn, nhiệt kế
Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng nước, âm thanh, ánh sáng, bóng tối, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8’
10’
3’
Khởi động
Bài cũ: Nhiệt cần cho sự sống 
Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống
Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm? 
GV nhận xét, chấm điểm 
Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Trả lời các câu hỏi ôn tập 
Mục tiêu: HS củng cố các kiến thức về phần Vật chất và năng lượng 
Cách tiến hành:
Sửa bài chung cả lớp
Đáp án:
Câu 5: ánh sáng từ đèn đã chiếu sáng quyển sách. Aùnh sáng phản chiếu từ quyển sách đi tới mắt và mắt nhìn thấy được quyển sách
Câu 6: không khí nóng hơn ở xung quanh sẽ truyền nhiệt cho các cốc nước lạnh làm chúng ấm lên. Vì khăn bông cách nhiệt nên sẽ giữ cho cốc được khăn bọc còn lạnh hơn so với cốc kia 
Hoạt động 2: Trò chơi Đố bạn chứng minh được 
Mục tiêu: HS củng cố các kiến thức về phần Vật chất và năng lượng và các kĩ năng quan sát, thí nghiệm 
Cách tiến hành:
GV chuẩn bị sẵn một số phiếu yêu cầu
Ví dụ về câu đố: Hãy chứng minh:
Nước không có hình dạng xác định
Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật tới mắt
Không khí có thể bị nén lại, giãn ra 
Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Ôn tập 
Hát 
2HS lên bảng trả lời
HS cả lớp theo dõi nhận xét
HS nhắc lại tựa
HS trả lời
HS nhận xét
HS làm việc cá nhân các câu hỏi 1, 2 trang 110 và 3, 4, 5, 6 trang 111 (HS chép lại bảng và sơ đồ các câu 1, 2 trang 110 vào vở để làm)
Mỗi HS trình bày 1 câu hỏi
HS nhận xét, bổ sung
Đại diện các nhóm lên bốc thăm
Các nhóm chuẩn bị, sau đó lên trình bày
HS tiếp nối nhau trả lời – HS khác nhận xét.
* & * 
KHOA HỌC 
TIẾT 56: ÔN TẬP VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (tt) 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Kiến thức - Kĩ năng:
Củng cố các kiến thức về phần vật chất và năng lượng: các kĩ năng quan sát, thí nghiệm
Củng cố những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ tới nội dung phần vật chất và năng lượng
2. Thái độ
HS biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kĩ thuật 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Một số đồ dùng phục vụ cho các thí nghiệm về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt như: cốc, túi ni lông, miếng xốp, xi – lanh, đèn, nhiệt kế
Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng nước, âm thanh, ánh sáng, bóng tối, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
28’
3’
1’
Khởi động
Bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Triển lãm 
Mục tiêu: 
Hệ thống lại những kiến thức đã học ở phần Vật chất và năng lượng
Củng cố những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng 
HS biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kĩ thuật 
Cách tiến hành:
GV chia nhóm giao nhiệm vụ cho từng nhóm - 
GV thống nhất với ban giám khảo về các tiêu chí đánh giá sản phẩm của các nhóm 
Ví dụ các tiêu chí như: nội dung đầy đủ, phong phú phản ánh các nội dung đã học; trình bày đẹp, khoa học; thuyết minh rõ, đủ ý, gọn; trả lời được các câu hỏi đặt ra 
Ban giám khảo đưa ra câu hỏi
Ban giám khảo đánh giá
GV là người đánh giá, nhận xét cuối cùng 
Củng cố :
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
 Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Thực vật cần gì để sống?
Hát 
HS nhắc lại tựa 
Các nhóm trưng bày tranh, ảnh (treo trên tường hoặc bày trên bàn) vẽ việc sử dụng nước, âm thanh, ánh sáng, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí sao cho đẹp, khoa học
Các thành viên trong nhóm tập thuyết trình, giải thích về tranh ảnh của nhóm 
Mỗi nhóm cử một bạn làm ban giám khảo
Cả lớp tham quan khu triển lãm của từng nhóm, nghe các thành viên trong từng nhóm trình bày (một hoặc vài người hay tất cả các thành viên trong nhóm trình bày, mỗi người một phần
HS trong nhóm đưa ra nhận xét riêng của mình
* & * 

Tài liệu đính kèm:

  • docS -D - KH.doc