Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 29 năm 2009 - 2010

Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 29 năm 2009 - 2010

Tiết 1: GDTT CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN

Tiết 2: Tập đọc: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

 (Tiết 2)

I. Yêu cầu:

 - Đọc lưu loát, biết ngắt nghĩ đúng, biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng, tình huống biến chuyển của truyện.

 - Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh.

- Giáo dục HS lòng thương người.

 II. Chuẩn bị:

 - Tranh minh họa ở sách giáo khoa phóng to.

 III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 31 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 654Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 29 năm 2009 - 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 2
 Bài thứ 2 - Tuần 2
 Ngày dạy: Thứ ngày tháng năm 2009
Tiết 1: GDTT CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
Tiết 2: Tập đọc: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
 (Tiết 2)
I. Yêu cầu:
 - Đọc lưu loát, biết ngắt nghĩ đúng, biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng, tình huống biến chuyển của truyện.
 - Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh. 
- Giáo dục HS lòng thương người.
 II. Chuẩn bị:
 - Tranh minh họa ở sách giáo khoa phóng to.
 III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
30’
1’
29’
12’
9’
8’
2’
A. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi 1 HS đọc thuộc lòng bài thơ “Mẹ ốm”. Nêu nội dung bài thơ?
 - Gọi 3 HS đọc 3 đoạn bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” (Tiết 1).
 - GV nhận xét, ghi điểm. 
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu ghi đầu bài lên bảng.
 2. Hướng dẫn luyện đọc, tìm hiểu bài:
 a. Luyện đọc:
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia bài thành 3 đoạn.
- GV chú ý sửa sai cách phát âm.
- Cho HS luyện đọc theo cặp
- Gọi 2 HS đọc toàn bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
 b.Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc thầm từng đoạn và lần lượt trả lời câu hỏi:
 + Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào?
 + Dế Mèn làm cách nào để bọn Nhện phải sợ?
 + Dế Mèn nói thế nào để bọn Nhện phân ra lẽ phải?
+ Sau đó bọn Nhện đã hành động như thế nào?
+ Hãy chọn danh hiêụ cho Dế Mèn?
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn học sinh đọc giọng đọc phù hợp từng đoạn.
- Cho HS thi đọc.
- GV nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò:
- Cho HS nêu lại nội dung bài đọc
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò: Về nhà đọc lại bài, tìm đọc truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” (Tô Hoài) và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS nhận xét bạn.
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc toàn bài
- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- HS đọc nối tiếp lần 2 và kết hợp nêu nghĩa các từ “chóp bu”, “nặc nô”.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc toàn bài.
- HS đọc thầm và trả lời.
 + Bọn nhện chăng tơ từ bên này sang bên kia ...
 + Dế Mèn dùng lời lẻ thách thức “chóp bu bọn này, ta” để ra oai.
 + So sánh bọn Nhện giàu có, béo múp với chị Nhà Trò gầy yếu, bé tẹo và nghèo khổ...
 + Bọn Nhện nhận ra lẽ phải phá dây tơ, chạy cuống cuồng...
- HS thảo luận đặt danh hiệu cho Dế Mèn (võ sĩ, tráng sĩ, hiệp sĩ, dũng sĩ anh hùng...)
- HS đọc nối tiếp từng đoạn (chọn giọng đọc phù hợp với nội dung bài).
- HS đọc đoạn “Từ trong hốc đá......có phà vòng vây đi không”. 
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc hay trước lớp.
- 2 HS nêu nội dung
- HS lắng nghe
Tiết 3: Toán	 CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ
I. Yêu cầu:
- Giúp HS ôn lại quan hệ giữa các đơn vị, các hàng liền kề.
- Rèn kĩ năng viết và đọc các số có tới sáu chữ số.
- Giáo dục HS có tính cẩn thận,chính xác trong học toán
II. Chuẩn bị:
 - SGK Toán 4.
 - Bảng phụ kẽ sẵn nội dung SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
35’
1’
34’
15’
19’
6’
6’
3’
4’
2’
A. Kiểm tra bài cũ:
 - GV kiểm tra và chấm 1 số vở BT ở nhà của HS
- GV nhận xét tình hình học ở nhà của HS
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng.
 2. Giảng bài:
a. Giới thiệu số có sáu chữ số:
- Ôn về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn.
- Cho HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị các hàng liền kề.
+ 10 đơn vị = 1 chục.
+ 10 chục = 100.
+ 10 trăm = 1000.
+ 10 nghìn = 1 Chục nghìn.
* Hàng trăm nghìn:
- GV giới thiệu: 
+ 10 chục nghìn = 1trăm nghìn
+ Một trăm nghìn viết là: 100000.
* Viết và đọc số có sáu chữ số: 432 516
- GV gắn các thẻ số 100000, 10000, 1000, 100, 10, 1 lên các cột tương ứng.
- Yêu cầu HS đếm xem có bao nhiêu trăm nghìn, bao nhiêu chục nghìn.
- GV viết số.
b. Thực hành:
Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài tập
a. GV hướng dẫn HS phân tích mẫu.
- Số 313 214 gồm: 300 nghìn, 10 nghìn, 3 nghìn, 2 trăm, 1 chục, 4 đơn vị
b. GV cho HS quan sát bảng ở SGK để viết số.
Bài 2: 
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn yêu cầu bài tập.
- GV kết luận: 
Bài 3:
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập
- Cho HS làm bài theo nhóm 2
- Cho HS đọc nối tiếp các số
Bài 4: 
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm vào vở
- GV chấm bài một số em.
- Nhận xét kết quả.
C. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn HS làm bài tập ở vở in sẵn, chuẩn bị cho bài sau.
- HS để vở BT lên bàn
- HS lắng nghe
- HS nêu
- HS quan sát bảng ở trang 8 SGK.
- HS gắn kết quả cuối bảng và xác định số này gồm bao nhiêu trăm nghìn, chục nghìn...
- HS đọc.
- HS phân tích mẫu.
- HS suy nghĩ và trình bày yêu cầu bài tập.
- HS nêu kết quả cần viết vào ô trống: 523453.
- Cả lớp đọc số.
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- HS làm bài và nêu kết quả.
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- HS đọc số theo cặp.
- HS đọc nối tiếp các số
- HS lắng nghe
- HS làm vào vở
63115, 723936, 943103, 860372
- HS lắng nghe
Tiết 4: Thể dục QUAY PHẢI, QUAY TRÁI, DÀN HÀNG
 DỒN HÀNG,TRÒ CHƠI: “THI XẾP HÀNG NHANH”
I. Mục tiêu:
- Củng cố & nâng cao kĩ thuật: Quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng. Yêu cầu dàn hàng, dồn hàng nhanh, trật tự, động tác quay trái, quay phải đúng kĩ thuật, đều, đẹp, đúng với khẩu lệnh.
- Trò chơi “Thi xếp hàng nhanh”.Yêu cầu HS biết chơi đúng luật, trật tự, nhanh nhẹn, hào hứng trong khi chơi.
- Giáo dục HS có ý thức kỉ luật, phát triển các tố chất nhanh nhẹn, ...
II. Địa điểm, phương tiện:
- Sân trường bằng phẳng, sạch sẽ.
- Chuẩn bị 1 còi
III. Các hoạt động dạy học:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
6’
 24’
 14’
10’
5’
A. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện
- Cho HS đứng tại chỗ hát và vỗ tay.
- Yêu cầu HS giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp 1-2, 1-2 hoặc chơi trò “Tìm người chỉ huy”
B. Phần cơ bản:
 1. Đội hình đội ngũ:
- Ôn quay trái, quay phải, dàn hàng, dồn hàng:
 + GV điều khiển HS tập luyện
 + Cho HS chia tổ tập luyện dưới sự điều khiển của tổ trưởng. GV quan sát, sửa chữa những sai sót.
 + Cho HS tập hợp lớp sau đó cho các tổ thi đua trình diễn nội dung vừa ôn luyện.
 + GV quan sát, nhận xét đánh giá.
 + Cho cả lớp tập lại 1 lượt.
 2. Trò chơi vận động:
- GV hướng dẫn cách chơi
- Cho HS chơi thử sau đó chơi chính thức có thi đua.
- GV quan sát, nhận xét biểu dương tổ thắng cuộc.
C. Phần kết thúc:
- Cho HS làm động tác thả lỏng
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
- Dặn HS ôn luyện các nội dung đã học.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS đứng tại chỗ hát và vỗ tay.
- HS giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp 1-2, 1-2 hoặc chơi trò “Tìm người chỉ huy”
- HS tập luyện theo sự chỉ đạo của GV.
- HS chia tổ tập luyện dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
- HS tập hợp lớp sau đó cho các tổ thi đua trình diễn nội dung vừa ôn luyện.
- Cả lớp tập lại 1 lượt.
- HS lắng nghe 
- HS chơi thử sau đó chơi chính thức có thi đua.
- HS lắng nghe 
- HS làm động tác thả lỏng
Tiết 5:Lịch sử:	 LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ 
 (Tiết 2) 
I. Yêu cầu:
 - Học xong bài này HS biết: Trình tự các bước sử dụng bản đồ.
 - Xác định được 4 hướng chính: Bắc, Nam, Đông, Tây.
 - Tìm một số đối tượng địa lý dựa vào bảng chú giải của bản đồ.
 II. Chuẩn bị:
 - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
 - Bản đồ hành chính Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
30’
1’
29’
7’
22’
 9’
13’
 2’
A. Kiểm tra bài cũ: .
- Gọi 1 HS trả lời:
 + Em hiểu bản đồ là gì?
 + Cho biết các hướng trên bản đồ?
- Cho HS nhận xét sau đó GV nhận xét ghi điểm.
 B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng 2. Giảng bài:
 * Cách sử dụng bản đồ:
- Cho HS làm việc cả lớp thảo luận các câu hỏi sau:
 + Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
 + Dựa vào bảng chú giải ở hình 3 để đọc các ký hiệu một số đối tượng địa lý.
 + Chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam với các nước láng giềng?
- GV giúp HS nêu được cách sử dụng bản đồ (SGK).
 * Bài tập: 
a. Hình 1:
- Cho HS thực hành theo nhóm.
 + Chỉ các hướng: Đông, Bắc, Tây, Nam trên lược đồ.
 + Hoàn thành bảng ở SGK
- GV nhận xét.
b. Hình 2:
- Cho HS làm việc cá nhân:
 + Đọc tỉ lệ của bản đồ
 + Hoàn thành bảng
 + Chỉ đường biên giới quốc gia VN trên bản đồ.
 + Kể tên các nước láng giềng, biển, đảo, quần đảo của VN
 + Kể tên một số con sông thể hiện trên bản đồ?
C. Củng cố, dặn dò:
- Cho HS đọc ghi nhớ
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn: Tập xem các loại bản đồ, chuẩn bị bài sau. 
- 1HS trình bày trước lớp.
- HS nhận xét
- HS trong nhóm thảo luận trả lời câu hỏi
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- HS nhận xét.
- HS thảo luận nhóm và trình bày
 + 1 HS lên bảng đọc tên và chỉ các hướng trên bản đồ.
 + 1 HS trình bày bảng BT
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- HS làm việc cá nhân:
 + 1 phần 9 triệu
- HS trình bày chỉ trên bản đồ
- 2 HS đọc ghi nhớ
- HS lắng nghe
 	Bài thứ 3 - Tuần 2
 Ngày dạy: Thứ ngày tháng năm 2009
Tiết 1: Toán	 LUYỆN TẬP 
I. Yêu cầu:
- Giúp HS luyện viết và đọc số có tới sáu chữ số (cả các trường hợp có các chữ số 0).
- Nắm được thứ tự các sốcó 6 chữ số.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, tính chính xác trong học toán. 
II. Chuẩn bị:
 - SGK Toán 4.
- Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
30’
1’
29’
7’
8’
7’
7’
2’
A. Kiểm tra bài cũ: 
 - Cho HS ôn lại các hàng đã học: quan hệ giữa hai hàng liền kề.
 - GV yêu cầu HS xác định các hàng và chữ số thuộc hàng đó là chữ số nào của số 825713.
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu ghi đầu bài lên bảng.
 2. Giảng bài:
Bài tập 1: 
- GV kẻ sẵn bài tập lên bảng.
- GV hướng dẫn cách làm.
- Gọi 1 HS làm bài trên bảng, dưới lớp cho làm bằng bút chì vào SGK.
- Cho HS nhận xét bổ sung.
- GV kết luận kết quả đúng.
Bài tập 2: 
- Cho HS đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi.
- Gọi 4 HS đọc và trả lời “số 5 ở mỗi số trên thuộc hàng nào”? 
- GV ghi số trên bảng: 2453, 65243, 762543, 53620.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài tập 3: 
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- Cho HS tự điền số vào vở bài tập
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
- GV chữa bài và cho điểm
Bài tập 4: 
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- Cho HS tự điền số vào dãy số sau đó cho HS đọc từng dãy số trước lớp
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
- Cho HS nhận xét đặc điểm của các dãy só trong bài.
- GV chữa ...  giá.
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu ghi đầu bài lên bảng.
 2. Giảng bài:
* Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim:
+ Hướng dẫn HS quan sát hình 4 SGK, kết hợp quan sát mẫu kim khâu, kim thêu cỡ to, cỡ vừa, cỡ nhỏ.
- GV bổ sung và nêu những đặc điểm chính của kim khâu và kim thêu: Được làm bằng vật liệu cứng, có nhiều cở, thân nhỏ và nhọn dần về mũi, đuôi hơi dẹt, có lổ.
GV nhận xét.
* Thực hành xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ:
- GV hướng dẫn và làm mẫu cho HS quan sát
- Cho HS thực hành.
- Gọi 2-3 HS thực hành trước lớp
- Cho HS nhận xét sau đó GV nhận xét đánh giá.
C. Củng cố, dặn dò: 
 - Nhận xét kết quả giờ học.
 - Dặn: Xem lại các bài tập đã làm và chuẩn bị cho bài sau.
- 2 HS trả lời
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS quan sát.
- HS quan sát hình 5a, 5b, 5c SGK và nêu cách xâu chỉ vào kim.
- HS quan sát và nhận xét.
- HS thực hành xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
- Vài HS thực hành xâu chỉ và vê nút chỉ trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- HS lắng nghe
Tiết 3: Tập làm văn: 
TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT TRONG 
BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. Yêu cầu:
 - HS hiểu được trong bài văn kể chuyện việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật.
 - Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách của nhân vật và ý nghĩa của truyện khi đọc truyện, tìm hiểu truyện, bước đầu biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu học tập khổ to viết yêu cầu bài tập 1.
- SGK Tiếng Việt 4.
III. Lên lớp:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
33’
1’
32’
8’
2’
22’
10’
12’
2’
A. Kiểm tra bài cũ: 
 - 2 em nhắc lại nội dung ghi nhớ của bài học trước.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu, ghi đầu bài lên bảng.
 2. Giảng bài:
 I. Nhận xét:
 - Gọi HS đọc nội dung các bài tập trong SGK.
- Cho HS trả lời câu hỏi:
 + Ngoại hình chị Nhà Trò nói lên điều gì về tính cách và thân phận của nhân vật này?
- GVKL:
- Đặc điểm ngoại hình chị Nhà Trò: 
+ Sức vóc: Gầy yếu, 
+ Thân mình: bé nhỏ, người bự những phấn như mới lột.
+ Cánh : hai cánh mỏng như cánh bướm non lại ngắn chùn chùn.
+ Trang phục: Mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng.
- Ngoại hình:thể hiện tính cách yếu đuối, thân phận tội nghiệp, đáng thương, dễ bị bắt nạt.
II. Ghi nhớ:
- Cho HS rút ra ghi nhớ
- Gọi vài HS đọc ghi nhớ
III. Thực hành:
Bài tập1:
- Gọi 2 HS độc nối tiếp bài và đoạn văn.
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
 + Chi tiết nào miêu tả đặc điểm ngoại hình của chú bé liên lạc?
+ Các chi tiết ấy nói lên điều gì về chú bé?
Bài tập 2:
- GV nêu yêu cầu bài tập và nhắc HS có thể kể một đoạn kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở
- GV giúp đỡ những em yếu.
- Gọi vài HS kể trước lớp
- GV nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS trả lời: 
 + Khi tả ngoại hình của nhân vật cần chú ý tả những gì?
 + Tại sao khi tả ngoại hình chỉ nên tả những đặc điểm tiêu biểu.
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn HS về nhà: học thuộc phần ghi nhớ, viết lại bài tập 2 và chuẩn bị cho tiết sau.
- 2 em nhắc lại nội dung ghi nhớ của bài học trước.
- HS lắng nghe
- HS đọc nối tiếp các bài tập 1, 2, 3.
-Cả lớp đọc thầm đoạn văn, ghi vào vở đặc điểm ngoại hình của chị Nhà Trò.
 -HS trình bày trước lớp.
-Lớp nhận xét.
- HS lắng nghe, ghi nhớ
- HS rút ra ghi nhớ
-Vài HS đọc phần ghi nhớ SGK
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn và gạch chân những chi tiết tiêu biểu về hình dáng của chú bé liên lạc.
- 1 HS lên bảng gạch chân những từ mô tả về hình dáng tiêu biểu “tóc búi ngắn, hai túi áo trệ xuống, quần ngắn, chân nhỏ, mắt sáng...”
- Chú bé là con của một gia đình nông dân nghèo, quen chịu đựng vất vả.
- Từng cặp HS quan sát tranh thực hiện yêu cấu của bài tập.
- HS tự làm bài
- Vài em kể trước lớp. 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời: 
- HS lắng nghe
Tiết 4: Khoa học: CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG
 THỨC ĂN VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐƯỜNG BỘT.
I. Yêu cầu: 
 - HS có thể: Sắp xếp các thức ăn hàng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật.
 - Phân loại thức ăn dựa váo những chất dinh dưỡng có nhiều trong thức ăn đó.
 - Nói tên và vai trò của các thức ăn chứa chất bột, đường. Nhận ra nguồn gốc của các thức ăn đó.
II. Chuẩn bị:
 - Hình trang 10, 11 SGK; Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
28’
1’
27’
12’
8’
7’
2’
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng:
 + Nêu chức năng và dấu hiệu bên ngoài của quá trình trao đỏi chất ở cơ quan tiêu hóa?
 + Việc gì xảy ra nếu một trong các cơ quan: tiêu hóa, hô hấp, bài tiết, tuần hoàn ngừng hoạt động?
- Cho HS nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, ghi điểm
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu ghi đầu bài lên bảng.
 2. Giảng bài:
* Tập phân loại thức ăn:
- GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi.
 + Người ta còn có thể phân loại thức ăn theo cách nào khác?
- GV nhận xét và kết luận:
 Người ta có thể phân loại thức ăn theo các cách:
+ Phân loại theo nguồn gốc (động vật, thực vật.
+ Phân loại theo lượng, chất dinh dưỡng có trong lượng thức ăn đó.
· Nhóm thức ăn có chứa nhiều chất bột, đường.
· Nhóm thức ăn có nhiều chất đạm.
· Nhóm thức ăn có nhiều chất béo.
· Nhóm thức ăn có nhiều vitamin, chất khoáng.
* Tìm hiểu vai trò của chất đường bột:
- Cho HS hoạt động theo nhóm 2. 
 + Nói tên những thức ăn giàu chất đường bột mà em biết?
- Cho đại diện nhóm trình bày
- GVKL: Chất bột đường là nguồn gốc cung cấp năng lượng cho cơ thể, chất bột đường có nhiều ở gạo, ngô, bột mì và một số loại củ như khoai, sắn...
* Xác định nguồn gốc của các thức ăn.
- GV phát phiếu học tập cho HS như ở nội dung SGK, cho HS thảo luận nhóm 4 sau đó đại diện nhóm trình bày. 
- Cho HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS đọc phần: Bạn cần biết
- Yêu cầu HS trả lời: Để có nguồn thức ăn dồi dào, đảm bảo vệ sinh chúng ta cần làm gì?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học thuộc nội dung bài và chuẩn bị nội dung bài sau.
- 2 HS lên bảng
- HS nhận xét bổ sung.
- HS lắng nghe
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi trong SGK trang 10.
- HS quan sát trang 10 và hoàn thành bảng sau:
Tên thứcăn, nước uống.
Nguồn gốc
Thực vật
Động vật
Rau cải
Thịt gà
Đậu côve
Sữa
- HS trả lời.
- HS nêu tên các loại thức ăn có nhiều chất đường bột trong hình trang 11 SGK.
- HS trình bày.
- HS thảo luận theo nhóm 4 và hoàn thành bảng thức ăn chứa bột , đường.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, đánh giá.
- HS đọc phần: Bạn cần biết
- Bảo vệ tài nguyên đất và có ý thức bảo vệ môi trường.
 Tiết 5: ATGT - HĐTT
ATGT: BIỂN BÁO GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
	 (Tiếp theo)
I. Yêu cầu:
 - HS hiểu ý nghĩa, nội dung, tác dụng của biển báo giao thông đường bộ (biển hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm).
 - Nhận biết một số loại biển báo trên đường.
 - Có ý thức khi tham gia giao thông.
II. Chuẩn bị:
- Các biển báo giao thông đường bộ.
 - Tài liệu về luật giao thông.
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3’
15’
1’
14’
7’
7’
2’
A. Kiểm tra bài cũ: 
 - Vài HS lên bảng nhận dạng một số biển báo cấm.
- Cho cả lớp quan sát, nhận xét.
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu ghi đầu bài lên bảng.
 2. Giảng bài:
* Biển báo nguy hiểm:
- GV cho HS quan sát biển báo nguy hiểm.
- Cho HS trả lời câu hỏi:
 + Biển báo nguy hiểm dùng để làm gì?
 + Đặc điểm của biển báo đó như thế nào?
* Biển báo chỉ dẫn:
- GV cho HS quan sát biển báo chỉ dẫn.
- Cho HS trả lời câu hỏi:
? Biển báo chỉ dẫn có tác dụng gì?
? Nêu đặc điểm của biển báo chỉ dẫn?
C. Củng cố, dặn dò: 
 - Vài HS nhắc lại một số biển báo đã học.
 - Nhận xét giờ học.
 - Về nhà: học thuộc phần ghi nhớ, chuẩn bị cho tiết sau.
- HS quan sát.
- HS quan sát, nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS quan sát biển báo nguy hiểm.
- HS trả lời câu hỏi
 + Báo cho người tham gia giao thông biết phía trước nguy hiểm cần cẩn thận.
- Hình tam giác, viền đỏ, nền màu vàng, có biểu tượng màu đen ở giữa.
- 1 vài HS lên bảng chỉ và nêu một số biển báo nguy hiểm. 
- HS quan sát biển báo chỉ dẫn.
- HS trả lời câu hỏi:
 + Chỉ rõ những cơ quan,trụ sở hoặc những điều có ích khác trong hành trình của người tham gia giao thông.
 + Hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh lam, có hình vẽ màu trắng. 
- HS lên bảng nhận dạng một số biển.
- Vài HS nêu nội dung ghi nhớ.
 Hoạt động tập thể: SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- Bước đầu nắm bắt được các nội quy của lớp, trường đề ra để thực hiện.
- Biết tự đánh giá tình hình hoạt động của cá nhân, tập thể trong tuần học đầu tiên và nắm bắt kế hoạch hoạt động tuần tới.
- Giáo dục học sinh có ý thức tổ chức kỉ luật. 
II. Chuẩn bị:
- Nội dung sinh hoạt
III. Tiến hành:
 1. Lớp trưởng nhận xét tình hình tuần qua:
 2. Giáo viên nhận xét đánh giá tuần 2:
	a. Chuyên cần:
- Duy trì sĩ số lớp đều đặn. Bên cạnh đó có một số em chưa chấp hành nghỉ học phải viết giấy phép (Sinh, Chi, Chiếu)
- Tuyên dương những bạn chuyên cần
	b. Học tập:
- HS đã có đầy đủ sách vở song vở BT còn nhiều em chưa có.
- Bộ vở của HS được bao bọc và dán nhãn đúng quy định, một số em sách vở còn lôi thôi, chữ viết còn xấu,...
- Học bài và làm bài ở nhà tương đối tốt (Quỳnh, Thái, Hoàn, Minh,...) . Có một số em chưa có ý thức trong học tập, còn nói chuyện riêng trong giờ học như: Ba, Bé, Sơn,...
- Cần mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài sôi nổi hơn.
	c. Nề nếp, vệ sinh:
- Nề nếp ra vào lớp tương đối ổn định, tự quản chưa được tốt.
- Ban cán sự lớp đã đi vào hoạt động thực thụ, song chưa có hiệu quả cao.
- Sinh hoạt 15’ và giữa giờ nghiêm túc.
- Lớp học sạch sẽ, bàn ghế ngay ngắn.
 3. Kế hoạch tuần 3:
- Chuẩn bị tốt mọi điều kiện cho lễ khai giảng năm học mới
- Tiếp tục duy trì các mặt mạnh đã đạt được và khắc phục những điểm yếu.
- Đi học chuyên cần, duy trì sĩ số đảm bảo 100% 
- Xây dựng nề nếp và kiểm tra bài đầu giờ. 
- Chú trọng công tác vệ sinh lớp học và vệ sinh cá nhân.
- Xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, thẳng hàng, khi ra về cần đi thẳng ra đến cổng trường.
- Tăng cường hơn nữa việc học bài và làm bài ở nhà.
- Thực hiện tốt theo “5 điều Bác Hồ dạy” 
- Tập luyện kể chuyện về Bác Hồ để tham gia tết Trung thu.
 Hướng Tân, ngày tháng năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 4 TUAN 2(1).doc