Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 31 - Trường Tiểu học Chu Văn An

Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 31 - Trường Tiểu học Chu Văn An

Tập đọc

Ăng-co-vát

I. MỤC TIÊU

 1. Đọc lưu loát bài văn. Đọc đúng các tên riêng (Ăng-co-vát, Cam-pu-chia), chữ số La Mã_XII – mười hai).

 Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng chậm rãi, tình cảm kính phục, ngưỡng mộ Ăng-co-vát – một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu.

 2. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài.

 Hiểu nội dung của bài : Ca ngợi Ăng-co-vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu cảu nhân dân Cam-pu-chia.

 3. Luyện đọc diễn cảm

II. CHUẨN BỊ

 Ảnh khu đền Ăng-co-vát trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1- Kiểm tra bài cũ : ( 4 phút )

 GV kiểm tra 2 – 3 HS đọc học thuộc lòng bài thơ Dòng sông mặc áo, trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc.

 2- Bài mới :

 

doc 35 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 607Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 31 - Trường Tiểu học Chu Văn An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 13 tháng 4 năm 2009
Tập đọc
Ăng-co-vát
I. MỤC TIÊU 
 1. Đọc lưu loát bài văn. Đọc đúng các tên riêng (Ăng-co-vát, Cam-pu-chia), chữ số La Mã_XII – mười hai).
 Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng chậm rãi, tình cảm kính phục, ngưỡng mộ Ăng-co-vát – một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu.
 2. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài.
 Hiểu nội dung của bài : Ca ngợi Ăng-co-vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu cảu nhân dân Cam-pu-chia.
 3. Luyện đọc diễn cảm
II. CHUẨN BỊ 
 Ảnh khu đền Ăng-co-vát trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 1- Kiểm tra bài cũ : ( 4 phút )
 GV kiểm tra 2 – 3 HS đọc học thuộc lòng bài thơ Dòng sông mặc áo, trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc.
 2- Bài mới :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10’
11’
10’
Luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc :
- GV giúp HS hiểu các từ mới trong bài (kiến trúc, điêu khắc, thốt nốt, kì thú, muỗm, thâm nghiêm) ; lưu ý các em nghỉ hơi đúng để làm rõ nghĩa trong câu văn sau : Những ngọn tháp cao vút ở phía trên, lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xoà tán tròn / vượt lên hẳn những hàng muỗm già cổ kính.
- GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng đọc chậm rãi, thể hiện tình cảm ngưỡng mộ ; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp của Ăng-co-vát : tuyệt diệu, gần 1500 mét, 398 gian phòng, kì thú, lạc vào, nhẵn bóng, kín khít, huy hoàng, cao vút, lấp loáng, uy nghi, thâm nghiêm,
b) Tìm hiểu bài :
* Gợi ý các câu trả lời :
- Ăng-co-vát được xây dựng ở đâu và tự bao giờ ?
- Khu đền chính đồ sộ như thế nào ?
- Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào ?
- Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp ? 
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và HTL bài thơ :
- GV hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc và thể hiện biểu cảm bài văn (theo gợi ý ở mục 21d.)
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn văn sau :
 Lúc hoàng hôn, Ăng-co-vát thật huy hoàng. Mặt trời lặn, ánh sáng chiếu soi vào bóng tối của đền. Những ngọn tháp cao vút ở phía trên, lấp loáng giữa những chìm lá thốt nốt xoà tán tròn / vượt lên hẳn những hàng muỗm già cổ kính. Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong, uy nghi kì lạ, càng cao càng thâm nghiêm dưới ánh trời vàng, khi đàn dơi bay toả ra từ các ngách.
- HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn từ 2 -3 lượ (xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn). 
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 - 2 em đọc cả bài.
- Ăng-co-vát được xây dựng ở Cam-pu-chia từ đầu thế kỉ thứ mười hai.
- Khu đền chính gồm 3 tầng với những ngọn tháp lớn, ba tầng hành lang dài gần 1500 mét. Có 398 gian phòng.
- Những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Những bức tường buồng nhẵn như mặt ghế đá, được ghép bằng những tản đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.
 - Vào lúc hoàng hôn, Ăng-co-vát thật huy hoàng : Ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền ; Những ngọn tháp cao vút lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xoà tán tròn ; Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong càng trở nên uy nghi, thâm nghiêm hơn dưới ánh chiều vàng, khi đàn dơi bay tỏa ra từ các ngách.
- Ba HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn.
- Cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn sau :
 Lúc hoàng hôn, Ăng-co-vát thật huy hoàng. Mặt trời lặn, ánh sáng chiếu soi vào bóng tối của đền. Những ngọn tháp cao vút ở phía trên, lấp loáng giữa những chìm lá thốt nốt xoà tán tròn / vượt lên hẳn những hàng muỗm già cổ kính. Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong, uy nghi kì lạ, càng cao càng thâm nghiêm dưới ánh trời vàng, khi đàn dơi bay toả ra từ các ngách. 
 3- Củng cố, dặn dò : ( 5 phút )
 - GV hỏi HS về ý nghĩa của bài văn.
 - HS : Ca ngợi Ăng-co-vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia.
 - GV nhận xét tiết học
Toán
Bài : Thực hành (tt) 
I. MỤC TIÊU 
 - Biết cách vẽ trên bản đồ ( có tỉ lệ cho trước ) , mỗi đoạn thẳng AB ( thu nhỏ ) biểu thị đoạn AB có độ dài thật cho trước 
 - Giáo dục học sinh tính nhanh , chính xác .
 - Rèn luyện tính cẩn thận trong thực hành tính 
II. CHUẨN BỊ 
Thước thẳng có vacïh chia xăng-ti-mét 
Giấy hoặc vở để vẽ đoạn thẳng “ thu nhỏ “ trên đó
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ : ( 4 phút )
- Tiết trước chúng ta học bài gì ?
Cho 2 học sinh lên bảng làm , lớp làm bảng con 
Đo chiều dài lớp học
Đo chiều rộng lớp học
Đo chiều dài của bảng lớp
2. Bài mới :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10’
21’
 .1. Giới thiệu vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ 
 Nêu bào toán : Một ban đo đọ dài đoạn thẳng AB trên mặt đất được 20 m .Hãy vẽ đoạn thẳng ( thu nhỏ ) biểu thị đoạn thẳng AB đó trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 400
-Trước hết tính độ dài thu nhỏ của đoạn thảng AB ( theo xăng-ti-mét )
Đổi 20 m = 2 000 cm 
Độ dài thu nhỏ :2 000 : 400 = 5 ( cm )
Thực hành	
Bài 1 : Cho học sinh nêu yêu cầu của bài
Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn
Bài 2 : Cho học sinh nêu yêu cầu của bài
Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn
Vẽ vào tờ giấy hoặc vở một đoạn thẳng AB có độ dài 5 cm 
 A 5 cm B
Tỉ lệ : 1 : 400
Nêu yêu cầu của bài 
Đổi : 3 cm = 300 cm
Tính độ dài thu nhỏ : 300 : 50 = 6 (cm )
Vẽ đoạn thẳng AB có độï dài 6 cm
 A 6 cm B
 Tỉ lệ 1 : 50
HS nhận xét bài làm của bạn 
Nêu yêu cầu của bài 
Đổi 8 m = 800 cm , 6 m = 600 cm
Chiều dài hình chữ nhật thu nhỏ :
800 : 200 = 4 ( cm)
Chiều rộng hình chữ nhật thu nhỏ :
600 : 200 = 3 ( cm)
Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 cm ,chiều rộng 
 4 cm
3cm
 Tỉ lệ : 1 : 200
HS nhận xét bài làm của bạn
 3. Củng cố, dặn dò : ( 5 phút )
- Vừa rồi chúng ta học bài gì ?
- Xem lại bài và hoàn thành các bài tập chưa làm xong .
Chính tả 
Nghe lời chim nói ( nghe – viết )
I. MỤC TIÊU
Nghe –viết đúng tả ,trình bày đúng một đoạn của bài Nghe lời chim nói 
Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu và vần dễ viết lần : l/ n; thanh hỏi / thanh ngã.
Trình bày sạch đẹp ,chữ viết rõ ràng
II. CHUẨN BỊ
 Bảng lớp viết sẵn các dòng thơ , cần điền âm đầu hoặc vần vào chỗ trống , 3 đến 4 tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 3 .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 1. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)
- Gọi 1 HS đọc cho 2 -3 bạn viết bảng lớp , cả lớp viết bảng con những từ ngữ bắt đầu r /d /gi
- Nhận xét – ghi điểm
 2. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Hướng dẫn HS nghe – viết 
Đọc bài chính tả Nghe lời chim nói .
Đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết Mỗi câu đọc 2 lượt 
Đọc lại toàn bộ bài chính tả 1 lượt .
Chấm chữa 7 -10 bài .
Nêu nhận xét chung
 Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2 
Bài tập 3 
Theo dõi SGK 
Đọc thầm lại các khổ thơ , những từ dễ viết sai : lắng nghe, nối mùa , ngỡ ngàng ,thanh khiết , thiết tha.
Nói nội dung của bài thơ : bầy chim nói về những cảnh đẹp, nhữngđổi thay của đất nước .
Gấp SGK 
Nêu yêu cầu của bài tập
Trường hợp không chỉ viết với l không viết với n : là ,lạch , lẩm. Luấnm lùng, .
Trường hợp không chỉ viết với n không viết với l : này , nắm, nín ,nỏ , nơm , nuột, nượp nín ,
Từ láy bắt đầu bằng tiếng có thanh hỏi :
Bảng , bảnh, rủ ,le loi , ngổn ngang ,
Từ láy bắt đầu bằng tiếng có thanh ngã : ngỗ ngược , nhã nhặn , sỗ sàng ,sừng sờ , thẫn thờ , nhão nhoét , 
 Làm bài cá nhân 
( Băng trôi ) Núi băng trôi – lớn nhất – Nam Cực – năm 1956 – núi băng này 
( Sa mạc đen ) Ở nước Nga – cũng – cảm giác – cả thế giới 
3. Củng cố, dặn dò : ( 5 phút )
- Vừa rồi chúng ta học bài gì?
- Về nhà viết lại những lỗi hay sai trong bài chính tả, chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhớ mẫu tin thú vị của bài tập 3
Thứ ba ngày 14 tháng 4 năm 2009
Toán 
Bài : Ôn tập về số tự nhiên 
I. MỤC TIÊU 
 - Đọc viết về cách đọc , viết số và cấu tạo thập phân của một số
 - Hàng và lớp ; giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trsi của chữ số đó trong một số cụ thể
 - Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó 
II. CHUẨN BỊ 
SGK ,mô hình hoặc hình vẽ trong SGK
Vở , Bảng con 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ : ( 4 phút )
- Tiết trước chúng ta học bài gì ?
Cho 2 học sinh lên bảng làm , lớp làm bảng con 
 Chiều dài bảng của lớp học là 3m .Em hãy vẽ đoạn thẳng biểu thị chiều dài bảng đó trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 50
2. Bài mới :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
7’
6’
6’
6’
6’
 Thực hành	
Bài 1 : Cho học sinh nêu yêu cầu của bài
Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn
Bài 2 : Cho học sinh nêu yêu cầu của bài
Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn
Bài 3 : Cho học sinh nêu yêu cầu của bài
Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn
Bài 4 : Cho học sinh nêu yêu cầu của bài
Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn
Bài 5 : Cho học sinh nêu yêu cầu của bài
Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn
Nêu yêu cầu của bài 
Đọc số
Viết số 
Số gồm có
Hai mươi tư nghìn ba trăm linh tám
24308
2 chục nghìn, 4nghìn,3trăm, 8 đơn vị
Một trăm sáu mươi nghìn hai trăn bảy mươi tư
160274
1 trăm nghìn, 6 chục, 2 trăm. 7 chục. 4 đơn vị
Tám triệu không trăm linh bốn nghìn không trăm chín ...  lấy vào và thải ra những gì ?
- Kể những dấu hiệu bên ngoài của sự trao đổi chất giữa thực vật và môi trường.
 2- Bài mới 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
13’
13’
Hoạt động 1 : Trình bày cách tiến hành thí nghiệm động vật cần gì để sống
* Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn
- GV chia nhóm.
- Tiếp theo, GV yêu cầu các em làm việc theo thứ tự sau : 
 + Đọc mục Quan sát trang 124 SGK để xác định điều kiện sống của 5 con chuột trong thí nghiệm.
 + Nêu nguyên tắc của thí nghiệm.
 + Đánh dấu vào phiếu theo dõi điều kiện sống của từng con và thảo luận, dự đoán kết quả thí nghiệm.
* Bước 2 : Làm việc theo nhóm
- GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm làm việc.
* Bước 2 : Làm việc cả lớp
Lưu ý : Không yêu cầu HS làm thí nghiệm này, chỉ trình bày cho HS nắm được phương pháp làm thí nghiệm.
Hoạt động 2 : Dự đoán kết quả thí nghiệm
* Bước 1 : Thảo luận theo nhóm
- GV yêu cầu HS thảo luận trong nhóm dựa vào câu hỏi trang 125 SGK :
Dự đoán xem con chuột trong hộp nào sẽ chết trước ? Tai sao ? Những con chuột còn lại sẽ như thế nào ?
Kể ra những yếu tố cần để một con vật sống và phát triển bình thường.
* Bước 2 : Thảo luận cả lớp.
 - GV kẻ thêm mục dự đoán kết và ghi tiếp vào bảng sau :
Chuột sống ở hộp
Điều kiện được cung cấp
1
Ánh sáng, nước, không khí
2
Ánh sáng, không khí, thức ăn
3
Ánh sáng, nước, không khí, thức ăn
4
Ánh sáng, nước, thức ăn
5
Nước, không khí, thức ăn
* Kết luận : Như mục Bạn cần biết trang 125 SGK.
- Đọc mục Quan sát trang 124 SGK để xác định điều kiện sống của 5 con chuột trong thí nghiệm.
+ Nêu nguyên tắc của thí nghiệm.
 + Đánh dấu vào phiếu theo dõi điều kiện sống của từng con và thảo luận, dự đoán kết quả thí nghiệm.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện một vài nhóm nhắc lại công việc các em đã làm.
Chuột sống ở hộp
Điều kiện được cung cấp
Điều kiện thiếu
1
Ánh sáng, nước, không khí
Thức ăn
2
Ánh sáng, không khí, thức ăn
Nước
3
Ánh sáng, nước, không khí, thức ăn
4
Ánh sáng, nước, thức ăn
Không khí
5
Nước, không khí, thức ăn
Ánh sáng
- HS thảo luận trong nhóm dựa vào câu hỏi trang 125 SGK :
Con chuột trong hộp 4 nào sẽ chết trước. Vì không có không khí. Những con chuột trong hộp 1,2 sẽ chết sau đó, con chuột hộp 5 sống không khoẻ mạnh, con chuột hộp 3 sống bình thường.
Những yếu tố cần để một con vật sống và phát triển bình thường : không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng.
- Đại diện các nhóm trình bày dự đoán kết quả :
Điều kiện thiếu
Dự đốan kết quả
Thức ăn
Sẽ chết sau con chuột ở hình 2 và hình 4
Nước
Sẽ chết sau con chuột ở hình 4
Sống bình thường
Không khí
Sẽ chết trước tiên
Ánh sáng
Sống không khoẻ mạnh
 3- Củng cố, dặn dò : ( 5 phút )
 - GV hệ thống lại toàn bộ bài học.
 - Yêu cầu HS đọc lại kết luận.
 - Dặn HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài 63.
Tập Làm Văn 
Luyện Tập Xây Dựng Đoạn Văn Miêu Tả Con Vật
I.MỤC TIÊU 
1.Ôn lại kiến thức về đoạn văn qua bài văn miêu tả con vật.
2.Biết thể hiện kết quả quan sát các bộ phận con vật ; sử dụng các từ ngữ miêu tả để viết đoạn văn.
3. Hiểu được nội dung của bài 
II.CHUẨN BỊ 
 Bảng phụ viết các câu văn của BT2.
 SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ : ( 4 phút )
- Tiết trước chúng ta học bài gì ?
-GV gọi 1-2 HS đọc lại những ghi chép sau khi quan sát các bộ phận của con vật mình yêu thích (BT3, tiết TLV trước)
2. Bài mới :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10’
10’
11’
Bài tập 1:
-
Bài tập 2:
-GV mở bảng phụ đã viết 3 câu văn ; mời 1 HS lên bảng đánh số thứ tự để sắp xếp các câu văn theo trình tự đúng, đọc lại đoạn văn.
Bài tập 3:
-GV nhắc HS:
+Mỗi em phải viết một đoạn văn có câu mở đoạn cho sẵn Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp.
+Viết tiếp câu mở đoạn bằng cách miêu tả các bộ phận của gà trống (theo gợi ý). Làm rõ con gà trống đã ra dáng một chú gà trống đẹp như thế nào.
-GV nhận xét, chữa mẫu, cho điểm (với đoạn viết tốt)
Bài tập 1:
-HS đọc kĩ bài Con chuồn chuồn nước trong SGK, xác định các đoạn văn trong bài. Tìm ý chính của từng đoạn. Lời giải:
 Đoạn 1 (từ đầu đến như đang còn phân vân) : Tả ngoaiï hình của chú chuồn chuồn nước lúc đậu một chỗ.
 Đoạn 2 (còn lại) : - Tả chú chuồn chuồn nước lúc tung cánh bay, kết hợp tả cảnh đẹp của thiên nhiên theo cánh bay của chuồn chuồn.
Bài tập 2:
-HS đọc yêu cầu của bài, làm bài cá nhân – xác định thứ tự đúng của các câu văn để tạo thành đoạn văn hợp lí.
-HS phát biểu ý kiến.
Lời giải: Con chim gáy hiền lành, béo mục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc. Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp.
Bài tập 3:
-Một HS đọc nội dung BT3 (đọc cả Gợi ý).
-HS viết đoạn văn. Một số HS đọc đoạn viết
 Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp. Chú có thân hình chắc nịch. Bộ lông màu nâu đỏ óng ánh. Nổi bật nhất là cái đầu có chiếc mào đỏ rực. Đôi mắt sáng. Đuôi của chú là một túm lông gồm các màu đen và xanh pha trộn, cao vống lên rồi uốn cong xuống nom vừa mĩ miều vừa kiêu hãnh. Đôi chân chú cao, to, nom thật khoẻ với cựa và những móng nhọn là vũ khí tự vệ thật lợi hại..
3. Củng cố, dặn dò : ( 5 phút )
- Vừa rồi chúng ta học bài gì ?
-GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà sửa lại đoạn văn ở BT3, viết lại vào vở.
- Dặn HS quan sát ngoại hình và hoạt động của con vật mình yêu thích để chuẩn bị cho tiết TLV tuần 32 – viết một đoạn văn miêu tả ngoại hình, hành động của con vật.
Kĩ Thuật 
LẮP Ô TÔ TẢI
I. MỤC TIÊU 
HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp ô tô tải .
Lắp được từng bộ phận và lắp ô tô tải đúng kỹ thuật , đúng quy trình 
Rèn luyện tính cẩn thận , an toàn lao động khi thực hiện thao rác lắp , tháo các chi tiết của ô tô tải.
II. CHUẨN BỊ 
Mẫu ô tô tải đã lắp sẵn
Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ : ( 4 phút )
- Tiết trước chúng ta học bài gì ?
2. Bài mới :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
5’
16’
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu 
Cho Hs quan sát mẫu xe tải đã lắp sẵn .
Để lắp được ô tô tải ,theo em cần có mấy bộ phận ?
Nêu tác dụng của ô tô tải trong thực tế ?
Hoạt động 2 : Hường dẫn thao tác kĩ thuật 
a. Hướng dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK .
Hướng dẫn HS chọn đúng và đủ các chi tiết ô tô tải và để vào nắp hộp theo từng loại .
b. Lắp từng bộ phận 
Lắp giá đỡ trục bánh xe ( H2 –SGK )
- Cách lắp này giống như lắp bộ phận nào của xe nôi ? 
 Nhận xét và chỉnh sửa hoặc thao tác lại cho toàn lớp quan sát .
Lắp tàng trên của xe và giá đỡ ( H3- SGK)
- Lắp theo các bước trong SGK .Trong khi lắp ,GV cần lưu ý đến vị trí của các lỗ khi lắp và vị trí trong , ngoài của các thanh thăng 11 lỗ , 6 lỗ .
- Lắp thành sau xe , càng xe , trục xe ( H4 –SGK )
c. Lắp ráp ô tô tải.
Kiểm tra sự hoạt động của xe .
d.Hướng dẫn HS cách thao tác các chi tiết và xếp gọn vào hộp .
Quan sát kỹ từng bộ phận .
Cần có 5 bộ phận : giá đỡ trục bánh xe , tầng trên của xe và giá đỡ , thùng xe , càng xe , trục bánh xe .
Chuyên chở, vận chuyển hàng hóa .
Đọc nội dung nhớ trong SGK : Lắp các chi tiết tầng trên và giá đỡ của xe đúng vị trí các lỗ và thứ tự trong , ngoài của các thanh .
Thực hiện chọn các chi tiết theo bảng trong SGK 
Giống cách lắp bộ phận thanh đỡ giá đỡ trục bánh xe .
Quan sát hình 4 SGK . 1 -3 Hs lên chọn các chi tiết và lắp các bộ phận này ,
HS khác quan sát , nhận xét bổ sung cho hoàn chỉnh .
Lắp tiến hành lắp ráp xe theo quy trình trong SGK .Trong khi lắp ráp Hs thực hiện một vài bước lắp trong quy trình .
Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận, tiếp đó mới tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược lại với quy trình lắp 
Khi tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp .
 3. Củng cố, dặn dò : ( 5 phút )
- Vừa rồi chúng ta học bài gì ?
- Mang túi hoặc hộp đựng để cất giữ các bộ phận đã lắp .
 SINH HOẠT LỚP TUẦN 31 
I- Mục tiêu
 - Giáo dục học sinh biết lễ phép ,vâng lời thấy giáo côgiáo và người lớn .
 - Giữ gìn trật tự trong trường lớp .
 - Giữ gìn vệ sinh trong trường lớp và vệ sinh thân thể .
 - Giáo dục an toàn giao thông trong trường học .
II. Sinh hoạt lớp:
1. GV nhận xét về những mặt hoạt động ở tuần 26
- Học tập: Các em có học bài và làm bài trước khi đến lớp. Nhưng vẫn còn một số em không làm bài tập ở nhà, chưa thuộc bảng cửu chương.
- Nề nếp: Đảm bảo giờ giấc ra vào lớp, duy trì việc tập thể dục, sinh hoạt 15 phút tương đối tốt.
- Đạo đức tác phong: ăn mặc sạch, gọn gàng. Nói năng lễ phép, vâng lời thầy cô giáo.
2. Hướng phấn đấu cho tuần tới :
Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp
Hoàn thành các bài tập chưa làm xong 
Tiếp tục truy bài đầu giờ 
Giữ gìn sách vở ,đồ dùng học tập 
Duy trì nề nếp tập thể dục đầu giờ 
Hát tập thể trước giờ học và sau giờ giải lao 
Giáo dục an toàn giao thông 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 4 TUAN 31(1).doc