Tuần 5:
Thứ hai ngày 6 tháng 10 năm 2008.
TOÁN
Tiết 21: LUYỆN TẬP .
I.Mục tiêu:
- Củng cố về nhận biết số ngày trong từng tháng của 1 năm.
- Biết năm nhuận có 366 ngày và năm không nhuận có 365 ngày.
- Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học, cách tính mốc, thế kỷ.
* Trọng tâm: Củng cố về chuyển đổi các đơn vị đo thời gian.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Tuần 5: Thứ hai ngày 6 tháng 10 năm 2008. Toán Tiết 21: Luyện tập . I.Mục tiêu: - Củng cố về nhận biết số ngày trong từng tháng của 1 năm. - Biết năm nhuận có 366 ngày và năm không nhuận có 365 ngày. - Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học, cách tính mốc, thế kỷ. * Trọng tâm: Củng cố về chuyển đổi các đơn vị đo thời gian. II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1. Tổ chức: Hát. Sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: - 2 em lên bảng chữa bài tập. - Cả lớp theo dõi nhận xét. 3. Dạy bài mới: - Giới thiệu – ghi đầu bài: * Hướng dẫn HS luyện tập: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài. a) HS nêu tên các tháng có 30, 31, 28 (hoặc 29) ngày bằng cách nắm 2 bàn tay - Dựa vào hình vẽ, bàn tay để tính. b) Giới thiệu cho HS năm nhuận là năm mà tháng 2 có 29 ngày. Năm không nhuận là năm tháng 2 chỉ có 28 ngày. + Bài 2: - GV hướng dẫn. HS: Đọc yêu cầu tự làm bài rồi chữa bài. * 3 ngày = giờ Vì 1 ngày = 24 giờ nên: 3 ngày = 24 x 3 = 72 giờ * phút = .. giây Vì 1 phút = 60 giây nên: phút = = 30 giây Vậy điền 30 giây vào chỗ chấm. + Bài 3: - GV gọi HS đọc đầu bài. - Gợi ý cách làm. - GV và cả lớp nhận xét. HS: Đọc đầu bài, suy nghĩ và tự làm. a) Năm 1789 thuộc thế kỷ XVIII. b) Năm sinh của Nguyễn Trãi là: 1980 – 600 = 1380 thuộc thế kỷ XIV. + Bài 4: - GV gọi HS đọc yêu cầu. - GV cùng cả lớp nhận xét và chốt lại lời giải đúng. -HS đọc kỹ đầu bài và tự làm. Bài giải: phút = 15 giây phút = 12 giây Ta có: 12 < 15 Vậy Bình chạy nhanh hơn và nhanh hơn là: 15 – 12 = 3 (giây) Đáp số: 3 giây + Bài 5: HS: Đọc bài và làm vào vở. - GV thu bài chấm cho HS. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học lại bài, làm ở vở bài tập. Tập đọc Tiết 9: Những hạt thóc giống. I. Mục tiêu: 1. Đọc trơn toàn bài, với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi. 2. Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Nắm được ý chính của câu chuyện. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật. - Giáo dục tính trung thực với thầy cô, bè bạn... * Trọng tâm:Luyện đọc diễn cảm và cảm thụ bài. II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh họa bài tập đọc. III. Các hoạt động dạy và học: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Bài thơ ca ngợi những phẩm chất gì ? của ai? - GV nhận xét - ghi điểm. - 2 em đọc thuộc lòng bài “Tre Việt Nam”. - HS trả lời. 3. Dạy bài mới: - Giới thiệu và ghi đầu bài: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: - Chia đoạn: 4 đoạn. - HS: Nối tiếp nhau đọc từng đoạn 2 – 3 lượt. - GV nghe, kết hợp sửa sai, và giải nghĩa những từ khó. - GV đọc diễn cảm toàn bài. - Luyện đọc theo cặp. - 1 – 2 em đọc cả bài. b. Tìm hiểu bài: HS: Đọc thầm bài để trả lời câu hỏi: ? Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi? - Vua muốn chọn 1 người trung thực để truyền ngôi. ? Nhà vua làm cách nào để tìm được người trung thực? - Phát cho người dân mỗi người 1 thúng thóc đã luộc kỹ về gieo trồng và hẹn: ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt. ? Thóc đã luộc chín có nảy mầm được không - Không thể nảy mầm được. ? Theo lệnh vua, chú bé Chôm đã làm gì? kết quả ra sao? - Chôm đã gieo trồng, dốc công chăm sóc nhưng không nảy mầm. ? Đến kỳ phải nộp thóc cho vua, mọi người làm gì? Chôm làm gì? - Mọi người nô nức chở thóc về kinh đô nộp cho nhà vua. Chôm khác mọi người, Chôm không có thóc, lo lắng đến trước vua, thành thật quỳ tâu: Tâu bệ hạ! con không làm sao cho thóc nảy mầm được. ? Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người? - Dũng cảm, dám nói lên sự thật không bị trừng phạt. ? Thái độ của mọi người thế nào khi nghe lời nói thật của Chôm? - Mọi người sững sờ, ngạc nhiên, sợ hãi thay cho Chôm. ? Theo em vì sao người trung thực là người đáng quý? - Người trung thực bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của mình mà nói dối làm hỏng việc chung. - Vì người trung thực dám bảo vệ sự thật, bảo vệ người tốt c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: - 4 em nối tiếp nhau đọc 4 đoạn. - GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn theo phân vai. - 3 em 1 nhóm đọc theo vai: Người dẫn chuyện, chú bé Chôm, nhà vua. - 1 vài nhóm thi đọc. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học, về nhà tập đọc lại bài. - Đọc trước bài giờ sau học. Khoa học Tiết 9: Sử dụng hợp lý các chất béo và muối ăn. I. Mục tiêu: - HS có thể giải thích lý do cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và thực vật. - Nói về lợi ích của muối I – ốt. - Nêu tác hại của thói quen ăn mặn. * Trọng tâm: Sự phối hợp chất béo động vật, thực vật và muối ăn. II. Đồ dùng dạy - học: - Hình trang 20, 21 SGK, các tranh ảnh thông tin, III. Các hoạt động dạy - học: 2. Kiểm tra bài cũ: - Tại sao chúng ta nên ăn cá trong các bữa ăn? - GV nhận xét + ghi điểm. HS: vì cá là loại thức ăn dễ tiêu, có nhiều chất đạm quý, 3. Dạy bài mới: - Giới thiệu – ghi đầu bài: * Các hoạt động: a. HĐ1: Trò chơi “Thi kể tên các món ăn cung cấp nhiều chất béo”. * Mục tiêu: Lập được danh sách tên các món ăn chứa nhiều chất béo. * Cách tiến hành: + Bước 1: Chia lớp ra làm 2 đội. HS: Chia làm 2 đội, cử đội trưởng. + Bước 2: GV hướng dẫn cách chơi (SGV) - Nghe GV hướng dẫn. + Bước 3: Thực hiện. - 2 đội bắt đầu chơi. - GV bấm giờ theo dõi diễn biến cuộc chơi. b. HĐ2: Thảo luận về ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và thực vật. * Cách tiến hành: * Mục tiêu: + Biết tên một số thức ăn có nguồn gốc từ động vật, thực vật. +Nêu ích lợi của việc ăn phối hợp chất béo động vật, thực vật. - GV yêu cầu HS đọc lại danh sách các món ăn chứa nhiều chất béo do các em đã lập nên qua trò chơi và chỉ ra món ăn nào vừa chứa chất béo động vật vừa chứa chất béo thực vật? - HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV. c. HĐ3: Thảo luận về lợi ích của muối i – ốt và tác hại của ăn mặn: * Cách tiến hành: * Mục tiêu: Nói về lợi ích của muối i- ốt. - GV yêu cầu HS giới thiệu những tư liệu, tranh ảnh đã sưu tầm được về vai trò của i – ốt đối với sức khoẻ con người. - HS: Làm theo yêu cầu của GV. - Thảo luận và trả lời câu hỏi. ? Làm thế nào để bổ sung i – ốt cho cơ thể - Nên ăn muối có bổ sung i – ốt. ? Tại sao không nên ăn mặn? - Ăn mặn có liên quan đến bệnh huyết áp cao. - GV kết luận: HS: Đọc phần “Bóng đèn toả sáng” trong SGK. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. Mỹ thuật Thường thức mỹ thuật - xem tranh phong cảnh (GV chuyên dạy) đạo đức Tiết 5: biết bày tỏ ý kiến (tiết 1) I.Mục tiêu: - HS nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. - Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường. - Biết tôn trọng ý kiến của những người khác. * Trọng tâm: Cách bày tỏ ý kiến trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày. II. Đồ dùng: Tranh ảnh, 3 tấm bìa đỏ, xanh, vàng, III. Các hoạt động dạy – học: 2. Kiểm tra bài cũ: GV gọi hai em đọc phần ghi nhớ bài trước. 3. Dạy bài mới: - Giới thiệu – ghi đầu bài: * Các hoạt động: - Khởi động: Chơi trò chơi: “Diễn tả”. *HĐ1: Thảo luận nhóm câu 1, 2. - Chia nhóm và giao nhiệm vụ. HS: Thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: (SGV). * HĐ2: Thảo luận nhóm đôi bài 1: - GV nêu yêu cầu bài tập. GV kết luận:- Việc làm của bạn Dung là đúng . Còn việc làm của bạn Hồng và Khánh là không đúng. -HS: Thảo luận theo nhóm đôi - Một số nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. *HĐ3: Bày tỏ ý kiến bài 2 SGK. - GV phổ biến cho HS cách trình bày thái độ thông qua tấm bìa: + Màu đỏ: Tán thành. + Màu xanh: Phản đối. + Màu trắng: Phân vân, lưỡng lự. - GV nêu từng ý kiến. HS: Biểu lộ thái độ theo cách đã quy ước và giải thích lý do. - Thảo luận chung cả lớp. - GV kết luận: + Các ý kiến a, b, c, d là đúng. + ý kiến đ là sai vì chỉ có những mong muốn thực sự có lợi cho sự phát triển của chính các em và phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình, của đất nước mới cần được thực hiện. HS: Đọc phần ghi nhớ SGK. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà tập 1 tiểu phẩm giờ sau đóng tiểu phẩm. Thứ ba ngày 7 tháng 10 năm 2008. Toán Tiết 22: Tìm số trung bình cộng I. Mục tiêu: - Giúp HS có hiểu biết ban đầu về số trung bình cộng của nhiều số. - Biết tìm số trung bình cộng của nhiều số. * Trọng tâm: HS biết cách tìm số trung bình cộng. II. Đồ dùng dạy học: Hình vẽ trong SGK. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1. Tổ chức: Hát . Sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng chữa bài. - Nhận xét và cho điểm. HS: Lên bảng chữa bài về nhà. 3. Dạy bài mới: - Giới thiệu và ghi đầu bài: v Giới thiệu số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng: a. Bài toán 1: - GV gọi HS đọc đề toán. HS: Đọc đề toán. ? Có tất cả bao nhiêu lít dầu? - Có tất cả 4 + 6 = 10 lít dầu ? Nếu rót đều số dầu ấy vào 2 can thì mỗi can có bao nhiêu lít ? - Mỗi can có 10 : 2 = 5 lít. - Yêu cầu HS lên trình bày lời giải. - GV giới thiệu: Nếu rót đều số dầu này vào 2 can thì mỗi can có 5 lít dầu. Số 5 được gọi là số trung bình cộng của hai số 4 và 6. ? Vậy trung bình mỗi can có bao nhiêu lít? - có 5 lít dầu. ? Số trung bình cộng của 4 và 6 là mấy? là 5. ? Bạn nào nêu cách tìm số trung bình cộng của 6 và 4? HS: Thảo luận trả lời: Lấy 6 cộng 4 rồi chia cho 2. ? Vì sao lại chia cho 2? - Vì có 2 số hạng. ? Vậy muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm thế nào? - Tính tổng rồi chia tổng đó cho số các số hạng. b. Bài toán 2: (tương tự) 3. Thực hành: - GV tổ chức cho HS làm bài tập rồi chữa bài. + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu của đề bài sau đó tự làm bài. + Bài 2: Gọi HS đọc đề bài. - Bài toán cho biết gì? - Trả lời và tự giải - Bài toán hỏi gì? - 1 em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. Bài giải: Cả 4 em cân nặng là: 36 + 38 + 40 + 34 = 148 (kg) Trung bình mỗi em cân nặng là: 148 : 4 = 37 (kg) Đáp số: 37 kg. + Bài 3: - Đọc yêu cầu của bài. - 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở. Số trung bình cộng của các số tự nhiên từ 1 đến 9 là: (1+2+3+4+5+6+7+8+9) : 9 = 5 - GV nhận xét, chấm điểm cho HS. 4. Củng cố – dặn dò: - Tổng kết giờ học. - Về nhà làm các bài tập còn lại, chuẩn bị ... HS: - Chạy theo 1 hàng dọc quanh sân. - Chơi trò chơi: “Làm theo hiệu lệnh”. 2. Phần cơ bản: (18 – 22 phút) a. Đội hình đội ngũ: (10 – 12 phút) - Ôn quay sau, đi đều, vòng phải, vòng trái, đứng lại, đổi chân khi đi đều sai nhịp. + GV điều khiển cho cả lớp tập. HS: Tập do GV điều khiển. - Chia tổ tập do tổ trưởng điều khiển. + GV tập hợp cả lớp và cho thi. - Các tổ thi đua trình diễn. - GV nhận xét, sửa chữa sai sót. b. Trò chơi vận động: (6 – 8 phút) - GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi. HS: Cả lớp cùng chơi. - GV quan sát biểu dương. 3. Phần kết thúc: - GV cho HS dồn hàng - thả lỏng cơ thể + hát, vỗ tay. - Nhận xét tiết học + giao bài tập về nhà. - Yêu cầu chuẩn bị bài sau. Kỹ thuật Tiết 5: Khâu thường. A. Mục tiêu: - HS biết cách cầm kim , lên , xuống kim. - Biết cách khâu và khâu các mũi khâu thường theo mẫu. -Rèn tính kiên trì , khéo léo đôi tay. *Trọng tâm: Biết khâu thường đều mũi. B. Đồ dùng dạy học: - Tranh mẫu khâu thường + quy trình khâu. - Dụng cụ , vật liệu để khâu. C. Các hoạt động dạy học: 2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: - Giới thiệu. Ghi đầu bài. * Hướng dẫn thực hành: - Yêu cầu HS nhắc lại quy trình khâu thường. - GV khái quát lại và cố định thời gian. * Thực hành khâu: - GV quan sát , uốn nắn. * Đánh giá sản phẩm: - GV nêu tiêu chuẩn đấnh giá. - GV nhận xét, đánh giá kết quả của HS. - HS nêu. - Nhận xét, bổ sung. - HS khâu trên vải của mình. - Tự đánh giá sả phẩm của mình và của bạn. 4. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét về sự chuẩn bị của HS. - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu về nhà thực hành khâu thường. - Chuẩn bị bài giờ sau. " B Địa lý. Tiết 5: trung du bắc bộ. I. Mục tiêu: - HS biết mô tả được vùng trung du Bắc Bộ. - Xác lập được mối quan hệ địa lý giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở trung du Bắc Bộ. - Nêu được quy trình chế biến chè. - Dựa vào tranh ảnh, số liệu để tìm kiến thức. - Có ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây. * Trọng tâm: Mối quan hệ địa lý giữa thiên nhiên và con người, sản xuất ở trung du. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ hành chính, bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Tranh ảnh vùng trung du Bắc Bộ. III. Các hoạt động dạy – học: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì? Trong đó nghề nào là nghề chính. - GV nhận xét + ghi điểm. HS: nghề nông, nghề thủ công, nghề khai thác khoáng sản. Trong đó nghề nông là nghề chính. 3. Dạy bài mới: - Giới thiệu – ghi đầu bài: * Hướng dẫn tìm hiểu bài. a. Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải: * HĐ1: Làm việc cá nhân - GV yêu cầu HS: - Đọc mục I SGK, quan sát tranh ảnh vùng trung du Bắc Bộ để trả lời câu hỏi: ? Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay vùng đồng bằng? - là vùng đồi. ? Các đồi ở đây như thế nào? - đỉnh tròn, sườn thoai thoải xếp cạnh nhau như bát úp. ? Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du - Nó mang những dấu hiệu vừa của đồng bằng, vừa của miền núi. - GV gọi HS lên chỉ trên bản đồ các tỉnh thuộc vùng trung du Bắc Bộ. - HS lên chỉ: Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang. b. Chè và cây ăn quả ở trung du: * HĐ2: Làm việc theo nhóm. - GV đưa ra câu hỏi cho các nhóm thảo luận. - HS dựa vào kênh hình và kênh chữ ở mục 2 SGK, HS thảo luận theo các câu hỏi: ? Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì? - Đại diện các nhóm lên trả lời. ? H1, 2 cho biết những cây nào trồng ở Thái Nguyên, Bắc Giang. - HS khác bổ sung, sửa chữa. ? Xác định vị trí 2 địa phương này trên bản đồ. - HS lên bảng chỉ lược đồ. ? Em biết gì về chè Thái Nguyên? - HS nêu. ? Trong những năm gần đây ở trung du Bắc Bộ đã xuất hiện trang trại chuyên trồng giống cây gì? - Lớp theo dõi - nhận xét. ? Quan sát H3 và nêu quy trình chế biến chè. c. Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp: * HĐ3: Làm việc cả lớp. - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi. ? Vì sao vùng trung du lại có những nơi đất trống đồi trọc? - Vì rừng bị khai thác cạn kiệt. ? Để khắc phục tình trạng này người dân nơi đây đã trồng loại cây gì? - HS trả lời. - Liên hệ với thực tế giáo dục cho HS ý thức bảo vệ rừng. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, xem trước bài sau. Thứ sáu ngày 10 tháng 10 năm 2008. Toán Tiết 25: Biểu đồ (tiếp). I. Mục tiêu: - Bước đầu nhận biết về biểu đồ cột. - Biết cách đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ cột. - Bước đầu xử lý số liệu trên biểu đồ cột và thực hành hoàn thiện biểu đồ. * Trọng tâm: Đọc và phân tích các số liệu trên biểu đồ cột. II. Đồ dùng dạy học: - Biểu đồ về số chuột bốn thôn đã diệt được trên giấy. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Tổ chức : Hát. Sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên gọi học sinh lên bảng chữa bài tập về nhà. - Nhận xét + ghi điểm. 3. Dạy bài mới: - Giới thiệu và ghi đầu bài: * Làm quen với biểu đồ cột: - Giáo viên treo biểu đồ cột lên bảng. ? Biểu đồ có mấy cột? - HS quan sát biểu đồ. - Có 4 cột. ? Dưới chân của các cột ghi gì? ? Trục bên trái của biểu đồ ghi gì? ? Số được ghi trên đầu mỗi cột là gì? - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc biểu đồ. - Ghi tên của 4 thôn. - Ghi số con chuột đã diệt. - Là số con chuột được biểu diễn ở cột đó. - HS dựa vào biểu đồ để đọc. *Thực hành: + Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài và tự làm. + Bài 2: Đọc yêu cầu của bài toán. - 1 em lên làm trên bảng, cả lớp làm bài vào vở theo mẫu: - Nhận xét cách làm của HS. - Số lớp 1 của năm 2003 – 2004 nhiều hơn của năm 2002 – 2003 là: 6 – 3 = 3 (lớp) - Số HS lớp 1 của trường Hoà Bình năm 2003 – 2004 là: 35 x 3 = 105 (h/s) - Số HS lớp 1 của trường Hoà Bình năm 2004 – 2005 là: 32 x 4 = 128 (h/s) - Số HS lớp 1 của trường Hoà Bình năm 2002 – 2003 ít hơn số HS năm 2004 – 2005 là: 128 – 102 = 26 (h/s) Đáp số: 3 lớp. 105 h/s. 26 h/s. - Gọi HS lên bảng chữa bài. - Nhận xét và cho điểm. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà làm các bài tập còn lại. - Chuẩn bị bài sau. Luyện từ và câu Tiết 10: Danh từ. I. Mục tiêu: - Hiểu danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị). - Nhận biết được danh từ trong câu, đặc biệt là danh từ chỉ khái niệm, biết đặt câu với danh từ. * Trọng tâm: Nhận biết và đặt câu với danh từ. II. Đồ dùng dạy – học: - Phiếu khổ to viết nội dung bài tập, tranh ảnh. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 2. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra 2 HS lên bảng làm bài tập. 3. Dạy bài mới: - Giới thiệu. Ghi đầu bài. * Hướng dẫn tìm hiểu bài: a. Phần nhận xét: + Bài 1: - Cho HS thảo luận và làm bài vào phiếu theo nhóm. - 1 em đọc to yêu cầu bài tập 1, cả lớp đọc thầm, làm vào phiếu. - Gạch dưới các từ chỉ sự vật trong 1 câu thơ. - GV chốt lại lời giải đúng. - Đại diện nhóm lên trình bày. Dòng 1: Truyện cổ Dòng 2: Cuộc sống, tiếng, xưa Dòng 3: Cơn, nắng, mưa Dòng 4: Con, sông, rặng, giường Dòng 5: Đời, cha ông Dòng 6: Con, sông, chân trời Dòng 7: Truyện cổ Dòng 8: Ông cha + Bài 2: Làm việc cá nhân. - Đọc yêu cầu của bài tập và tự làm bài vào vở bài tập. GV chốt lại lời giải đúng: - 1 em lên bảng làm. - Từ chỉ người: Ông cha, cha ông - Từ chỉ vật: Sông, dừa, chân trời - Từ chỉ hiện tượng: Mưa, nắng - Từ chỉ khái niệm: cuộc sống, truyện cổ, tiếng, xưa đời. - Từ chỉ đơn vị: cơn, con, nặng 3. Phần ghi nhớ: - 2 – 3 em nêu nội dung ghi nhớ. Cả lớp đọc thầm. 4. Luyện tập: + Bài 1: Làm bài cá nhân. -Đọc yêu cầu bài tập và tự làm bài vào vở bài tập. + Bài 2: Làm vào vở. - Nêu yêu cầu bài tập và tự làm vào vở. - GV gọi nhiều HS lên đặt câu. VD: Bạn Na có 1 điểm đáng quý là rất trung thực, thật thà. - HS phải rèn luyện để vừa học tốt, vừa có đạo đức tốt. - Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước. - Khen và cho điểm những em đặt câu hay. 4. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Về nhà học bài và làm bài tập. - Yêu cầu chuẩn bị bài sau. Tập làm văn Tiết 10: đoạn văn trong bài văn kể chuyện. I. Mục tiêu: - Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện. - Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng 1 đoạn văn kể chuyện. - Giáo dục ý thức học văn tốt. * Trọng tâm: Viết được đoạn văn kể chuyện. II. Đồ dùng dạy - học: - Bút dạ, giấy khổ to. III. Các hoạt động dạy – học: 2. Kiểm tra: - Kể tên những bài tập đọc nói về tính nhân hậu. - Nhận xét. 3. Bầi mới: - Giới thiệu và ghi đầu bài: * Hướng dẫn tìm hiểu bài. a. Phần nhận xét: + Bài 1, 2: HS: 1 em đọc yêu cầu bài 1, 2. - GV cho HS làm bài theo nhóm sau đó gọi đại diện các nhóm lên trình bày. - Đọc thầm truyện “Những hạt thóc giống” từng cặp trao đổi làm bài trên phiếu. - GV chốt lại lời giải đúng. Bài tập 1: a) - Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi, nghĩ ra kế luộc chín thóc rồi giao cho dân truyền ngôi cho. b) - Sự việc 1 được kể trong đoạn 1 (3 dòng đầu). - Sự việc 2 được kể trong đoạn 2 (2 dòng tiếp) - Sự việc 3 được kể trong đoạn 3( 8 dòng tiếp) - Sự việc 4 được kể trong đoạn 4 (4 dòng còn lại) - Chú bé Chôm .nảy mầm. - Chôm tâu với vua sự thật. - Nhà vua khen ngợi Chôm Bài tập 2: Dấu hiệu giúp em nhận ra chỗ mở đầu và kết thúc là: - Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng, viết lùi vào một ô. - Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ dấu chấm xuống dòng. + Bài 3: - HS: Đọc yêu cầu bài tập, suy nghĩ và rút ra nhận xét từ 2 bài tập trên. b. Phần ghi nhớ: - 2 – 3 em đọc nội dung phần ghi nhớ. c. Luyện tập: - GV nhận xét, bổ xung. - HS: Hai em nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập. - Làm bài cá nhân. - Một số học sinh nối tiếp nhau đọc kết quả. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà làm các phần còn lại. Hoạt động tập thể. Tiết 5: Ca múa tập thể. ( Đội dạy). Hoạt động tập thể Tiết 6: Nhận xét tuần. I. Mục tiêu: - Giúp HS nhận ra những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phát huy và khắc phục. II. Nội dung: GV nhận xét những ưu điểm và khuyết điểm của lớp trong tuần qua. 1. Ưu điểm: - 1 số em có ý thức học tập tốt như em Dũng, Hồng, Thắm... 2. Nhược điểm: - Nhiều em nghỉ học không có lý do. - Ăn mặc quần áo chưa gọn gàng. - Trong giờ học hay nói chuyện riêng. - Lười học bài và lười làm bài tập về nhà. Điển hình là 1 số em như: Hùng ,Thu 3. Tổng kết: GV nhắc nhở HS tiếp tục thực hiện tốt những ưu điểm đã đạt được và khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.
Tài liệu đính kèm: