Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần học 31

Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần học 31

Tập đọc (tiết 61)

ĂNG-CO VÁT

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài . Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Ang-co Vát , một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia .

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài . Đọc đúng các tên riêng . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc chậm rãi , tình cảm kính phục , ngưỡng mộ Ang-co Vát – một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu .

 3. Thái độ: Giáo dục HS biết ngưỡng mộ những cảnh đẹp trên thế giới .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Anh khu đền Ang-co Vát SGK .

 - Bảng phụ ghi câu , đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Khởi động : (1) Hát .

 2. Bài cũ : (3) Dòng sông mặc áo .

 - Vài em đọc thuộc lòng bài Dòng sông mặc áo , trả lời câu hỏi về

doc 34 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 542Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần học 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ..ngày ..tháng..năm 200
Tập đọc (tiết 61)
ĂNG-CO VÁT
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài . Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Aêng-co Vát , một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia .
2. Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài . Đọc đúng các tên riêng . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc chậm rãi , tình cảm kính phục , ngưỡng mộ Aêng-co Vát – một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu . 
	3. Thái độ: Giáo dục HS biết ngưỡng mộ những cảnh đẹp trên thế giới .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Aûnh khu đền Aêng-co Vát SGK .
	- Bảng phụ ghi câu , đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Dòng sông mặc áo .
	- Vài em đọc thuộc lòng bài Dòng sông mặc áo , trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc .
 3. Bài mới : (27’) Aêng-co Vát .
 a) Giới thiệu bài :
	Các bài đọc thuộc chủ điểm Khám phá thế giới đã đưa các em đi du lịch nhiều cảnh đẹp của đất nước như : vịnh Hạ Long , sông La , Sa Pa  Bài đọc hôm nay sẽ đưa các em đến với đất nước Cam-pu-chia , thăm một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu – Aêng-co Vát .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng toàn bài .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Xem mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn .
- Đọc diễn cảm toàn bài .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài . Đọc 2 , 3 lượt .
- Đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó trong bài .
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ cả bài .
PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành .
- Aêng-co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ ?
- Khu đền chính đồ sộ như thế nào ?
- Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp ?
Hoạt động nhóm .
- Ở Cam-pu-chia từ đầu thế kỉ XII .
- Những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn . Những bức tường buồng nhẵn như mặt ghế đá , được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa .
- Aêng-co Vát thật huy hoàng : Aùnh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền ; những ngọn tháp cao vút lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xòa tán tròn ; ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong càng trở nên uy nghi , thâm nghiêm hơn dưới ánh chiều vàng , khi đàn dơi bay tỏa ra từ các ngách .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc phù hợp với nội dung bài .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Lúc hoàng hôn  từ các ngách . 
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 3 em tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại ý nghĩa bài văn . ( Ca ngợi Aêng-co Vát , một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia )
	- Giáo dục HS biết ngưỡng mộ những cảnh đẹp trên thế giới .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài .
v Rút kinh nghiệm:
Thứ ..ngày ..tháng..năm 200
Chính tả (tiết 31)
NGHE LỜI CHIM NÓI
I. MỤC TIÊU : 
	1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài Nghe lời chim nói .
2. Kĩ năng: Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng bài thơ . Tiếp tục luyện tập phân biệt đúng những tiếng có âm đầu l/n hoặc hỏi/ngã .
	3. Thái độ: Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Một số tờ phiếu khổ rộng viết nội dung BT2a,b và 3a,b .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Đường đi Sa Pa .
	- 2 em đọc lại thông tin trong BT3a hoặc b ; nhớ – viết lại tin đó trên bảng lớp ; viết đúng chính tả .
 3. Bài mới : (27’) Nghe lời chim nói .
 a) Giới thiệu bài :
	- Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe – viết 
MT : Giúp HS nghe để viết lại đúng chính tả .
PP : Đàm thoại , trực quan , thực hành .
- Đọc bài .
- Nhắc HS chú ý cách trình bày bài thơ 5 chữ , khoảng cách giữa các khổ thơ , những từ ngữ dễ viết sai .
- Đọc cho HS viết .
- Chấm , chữa bài . 
- Nêu nhận xét chung .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Cả lớp theo dõi trong SGK .
- Đọc thầm lại bài thơ .
- Nói về nội dung bài thơ : Bầy chim nói về những cảnh đẹp , những đổi thay của đất nước .
- Gấp SGK , viết bài vào vở .
- Từng cặp đổi vở , soát lỗi cho nhau .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Bài 2 : ( lựa chọn )
+ Nêu yêu cầu BT . 
+ Phát phiếu cho các nhóm thi làm bài ; nhắc HS tìm nhiều hơn con số 3 trường hợp đã nêu .
+ Khen các nhóm tìm được đúng , nhiều từ .
- Bài 3 : ( lựa chọn )
+ Thực hiện tương tự bài 2 . Dán bảng phiếu mời các cá nhân thi làm bài đúng / nhanh ; chốt lại lời giải .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm làm xong trước lên bảng đọc kết quả .
- Làm bài vào vở khoảng 15 từ .
- Thi làm bài cá nhân .
 4. Củng cố : (3’)
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học . 
	- Yêu cầu HS ghi nhớ những từ đã luyện viết chính tả , nhớ những mẩu tin thú vị trong BT3 .
v Rút kinh nghiệm:
Thứ ..ngày ..tháng..năm 200
Luyện từ và câu (tiết 61)
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là trạng ngữ .
	2. Kĩ năng: Biết nhận diện và đặt được câu có trạng ngữ .
	3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức dùng đúng câu tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bảng phụ viết các câu văn ở BT1 ( phần Luyện tập ) .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (5’) Câu cảm .
	- 1 em nói lại nội dung cần ghi nhớ tiết trước và đặt 2 câu cảm .
 3. Bài mới : (27’) Thêm trạng ngữ cho câu .
 a) Giới thiệu bài : 
	Trong các tiết học trước , các em đã biết câu có 2 thành phần là CN , VN . Đó là những thành phần chính của câu . Tiết học hôm nay giúp các em biết thành phần phụ của câu : trạng ngữ .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Nhận xét .
MT : Giúp HS hiểu và nhận biết được trạng ngữ trong câu .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
Hoạt động lớp .
- 3 em tiếp nối nhau đọc các yêu cầu 1 , 2 , 3 .
- Cả lớp suy nghĩ , lần lượt thực hiện từng yêu cầu , phát biểu ý kiến .
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Yêu cầu HS học thuộc ghi nhớ .
Hoạt động lớp .
- 3 em đọc ghi nhớ SGK .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
+ Nhắc HS : Trạng ngữ trả lời các câu hỏi Khi nào ? Ở đâu ? Vì sao ? Để làm gì ?... 
- Chốt lại lời giải , gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong các câu văn đã viết ở bảng phụ .
- Bài 2 : 
+ Nhận xét , chấm điểm .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , làm bài vào vở .
- Phát biểu ý kiến .
- Thực hành viết một đoạn văn ngắn về một lần được đi chơi , trong đó có ít nhất 1 câu dùng trạng ngữ .
- Từng cặp đổi bài , sửa lỗi cho nhau .
- Tiếp nối nhau đọc đoạn văn , nói rõ câu văn có dùng trạng ngữ .
 4. Củng cố : (3’)
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Giáo dục HS có ý thức dùng đúng câu tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS viết đoạn văn ở BT3 chưa đạt yêu cầu về nhà hoàn chỉnh , viết lại vào vở .
v Rút kinh nghiệm:
Thứ ..ngày ..tháng..năm 200
Kể chuyện (tiết 31)
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Chọn được một truyện về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia để kể .
2. Kĩ năng: Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện . Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa truyện . Lời kể chân thực , tự nhiên , có thể kết hợp lời nói với cử chỉ , điệu bộ . Lắng nghe bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn .
	3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức mở rộng tầm hiểu biết của mình qua du lịch .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Aûnh về các cuộc du lịch , cắm trại , tham quan của lớp .
	- Bảng lớp viết đề bài , gợi ý 2 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Kể chuyện đã nghe , đã đọc .
	- 1 em kể lại một truyện đã nghe , đã đọc về du lịch , thám hiểm .
 3. Bài mới : (27’) Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia .
 a) Giới thiệu bài : 
	- Nêu mục đích , yêu cầu của tiết học .
	- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS ; xem những tấm ảnh về du lịch , cắm trại HS mang đến lớp .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài .
MT : Giúp HS nắm được yêu cầu đề bài .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Viết đề bài ở bảng , gạch dưới những từ quan trọng : du lịch – cắm trại – tham gia 
- Nhắc HS : 
+ Nhớ lại để kể về một chuyến đi du lịch hoặc cắm trại cùng bố mẹ , các bạn trong lớp hoặc với người nào đó .
+ Kể chuyện có đầu , có cuối . Chú ý nêu những phát hiện mới mẻ qua những lần du lịch hoặc cắm trại .
Hoạt động lớp .
- 1 em đọc đề bài .
- 2 em ti ... c Quan sát SGK , xác định điều kiện sống của 5 con chuột .
+ Nêu nguyên tắc của thí nghiệm .
+ Đánh dấu vào phiếu theo dõi điều kiện sống của từng con , thảo luận , dự đoán kết quả thí nghiệm .
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo hướng dẫn của GV .
- Đại diện vài nhóm nhắc lại công việc đã làm .
Hoạt động 2 : Dự đoán kết quả thí nghiệm .
MT : Giúp HS nêu những điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Kẻ thêm mục dự đoán và ghi tiếp vào bảng sau :
Chuột sống ở hộp
Điều kiện được cung cấp
Điều kiện thiếu
Dự đoán kết quả
1
2
3
4
5
- Kết luận : Như mục Bạn cần biết SGK .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Thảo luận nhóm dựa vào câu hỏi SGK :
+ Dự đoán xem con chuột trong hộp nào sẽ chết trước ? Tại sao ? Những con chuột còn lại sẽ như thế nào ?
+ Kể ra những yếu tố cần để một con vật sống và phát triển bình thường .
- Đại diện các nhóm trình bày dự đoán kết quả .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu khoa học .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
v Rút kinh nghiệm:
Thứ ..ngày ..tháng..năm 200
Lịch sử (tiết 27)
NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP
I. MỤC TIÊU : 
	1. Kiến thức: Giúp HS biết : Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào , kinh đô đóng ở đâu , một số ông vua đầu thời Nguyễn . Nhà Nguyễn thiết lập một chế độ quân chủ rất hà khắc , chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi của dòng họ mình .
	2. Kĩ năng: Trình bày được các vấn đề nêu trên .
	3. Thái độ: Tự hào về lịch sử nước nhà .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Một số điều luật của Bộ luật Gia Long .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Nhà Nguyễn thành lập .
 a) Giới thiệu bài : 
Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : 
MT : Giúp HS nắm hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn .
PP : Giảng giải , trực quan , đàm thoại .
- Tổ chức cho HS thảo luận theo câu hỏi : Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào ?
- Nói thêm về sự tàn sát của Nguyễn Aùnh đối với những người tham gia khởi nghĩa Tây Sơn .
- Thông báo : Nguyễn Aùnh lên ngôi hoàng đế , lấy niên hiệu là Gia Long , chọn Huế làm kinh đô . Từ năm 1802 đến năm 1858 , nhà Nguyễn trải qua các đời vua : Gia Long , Minh Mạng , Thiệu Trị , Tự Đức .
Hoạt động lớp .
- Sau khi vua Quang Trung mất , lợi dụng bối cảnh triều đình đang suy yếu , Nguyễn Aùnh đã đem quân tấn công , lật đổ nhà Tây Sơn .
Hoạt động 2 : 
MT : Giúp HS nắm những chính sách hà khắc của nhà Nguyễn .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
- Cung cấp cho HS một số điểm trong bộ luật Gia Long để các em chọn dẫn chứng minh họa cho lời nhận xét : nhà Nguyễn đã dùng nhiều chính sách hà khắc để bảo vệ ngai vàng của vua .
- Hướng HS đến kết luận : Các vua nhà Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách để tập trung quyền hành trong tay và bảo vệ ngai vàng của mình .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm cử người báo cáo kết quả làm việc của nhóm trước lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS tự hào về lịch sử của dân tộc .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
v Rút kinh nghiệm:
Thứ ..ngày ..tháng..năm 200
Địa lí (tiết 28)
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Giúp HS biết về một số đặc điểm của thành phố Đà Nẵng .
	2. Kĩ năng: Xác định được vị trí của Đà Nẵng trên bản đồ VN ; giải thích được vì sao Đà Nẵng vừa là thành phố cảng , vừa là thành phố du lịch .
	3. Thái độ: Tự hào về thành phố Đà Nẵng .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bản đồ hành chính VN .
	- Một số ảnh về thành phố Đà Nẵng . 
	- Lược đồ hình 1 bài 24 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Thành phố Huế .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Thành phố Đà Nẵng .
 a) Giới thiệu bài : 
- Cho HS quan sát lược đồ hình 1 bài 24 , nêu tên thành phố phía nam của đèo Hải Vân ( Đà Nẵng ) để giới thiệu bài .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Thành phố cảng .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm về tự nhiên của thành phố Đà Nẵng .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Khái quát : Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở duyên hải miền Trung vì thành phố là nơi đến , nơi đi của nhiều tuyến đường giao thông .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Quan sát lược đồ và nêu :
+ Đà Nẵng nằm ở phía nam đèo Hải Vân , bên sông Hàn và vịnh Đà Nẵng , bán đảo Sơn Trà .
+ Đà Nẵng có cảng biển Tiên Sa , cảng sông Hàn gần nhau .
- Vài em lên báo cáo kết quả làm việc cá nhân .
- Nhận xét tàu đỗ ở cảng biển Tiên Sa là loại tàu hiện đại .
- Quan sát hình 1 , nêu các phương tiện giao thông đi đến Đà Nẵng : tàu , ô tô , xe lửa , máy bay .
Hoạt động 2 : Đà Nẵng – trung tâm công nghiệp .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm về kinh tế của thành phố Đà Nẵng .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Nhận xét thêm : Nếu hàng đã chế biến , khi bán sẽ có giá trị cao hơn .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Dựa vào bảng kê tên các mặt hàng chuyên chở bằng đường biển ở Đà Nẵng để trả lời câu hỏi SGK .
- Liên hệ những kiến thức bài 25 để nêu lí do Đà Nẵng sản xuất được một số mặt hàng vừa cung cấp cho địa phương , vừa cung cấp cho nơi khác hoặc xuất khẩu .
Hoạt động 3 : Đà Nẵng – địa điểm du lịch .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm về du lịch của thành phố Đà Nẵng .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Nhận xét thêm : Nếu hàng đã chế biến , khi bán sẽ có giá trị cao hơn .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Tìm trên hình 1 những địa điểm của Đà Nẵng có thể thu hút khách du lịch ; những điểm đó thường nằm ở đâu ? 
- Đọc đoạn văn SGK để bổ sung thêm một số địa điểm du lịch khác như : Ngũ Hành Sơn , Bảo tàng Chăm  
- Tìm lí do khiến Đà Nẵng thu hút được khách du lịch . ( Nằm trên bờ biển có cảnh đẹp , nhiều bãi tắm , đầu mối giao thông thuận tiện , nhiều nơi tham quan  
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS tự hào về thành phố Đà Nẵng .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
v Rút kinh nghiệm:
Thứ ..ngày ..tháng..năm 200
Đạo đức (tiết 31)
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (tt)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hiểu : Con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau ; có trách nhiệm gìn giữ môi trường trong sạch .
2. Kĩ năng: Biết bảo vệ , giữ gìn môi trường trong sạch .
3. Thái độ: Đồng tình , ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường .
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
	- SGK .
	- Các tấm bìa xanh , đỏ , trắng .
	- Phiếu giao việc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Bảo vệ môi trường .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Bảo vệ môi trường (tt) .
 a) Giới thiệu bài : 
	- Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Tập làm Nhà tiên tri .
MT : Giúp HS dự đoán được hậu quả của việc phá hoại môi trường .
PP : Thực hành , đàm thoại , trực quan .
- Chia HS thành các nhóm .
- Đánh giá kết quả làm việc của các nhóm , đưa ra đáp án đúng .
Hoạt động nhóm .
- Mỗi nhóm nhận 1 tình huống để thảo luận và bàn cách giải quyết .
- Từng nhóm trình bày kết quả làm việc .
- Các nhóm khác bổ sung ý kiến .
Hoạt động 2 : Bày tỏ ý kiến qua BT3 .
MT : Giúp HS biết bày tỏ ý kiến của mình qua BT3 .
PP : Thực hành , đàm thoại , giảng giải .
- Kết luận đáp án đúng :
a) Không tán thành .
b) Không tán thành .
c) Tán thành .
d) Tán thành .
g) Tán thành .
Hoạt động nhóm đôi .
- Từng cặp thảo luận .
- Một số em trình bày ý kiến .
Hoạt động 3 : Xử lí tình huống BT4 .
MT : Giúp HS xử lí được tình huống nêu ra trong BT4 .
PP : Thực hành , đàm thoại , giảng giải .
- Chia HS thành các nhóm .
- Nhận xét cách xử lí của từng nhóm , chốt lại cách xử lí thích hợp .
Hoạt động nhóm .
- Mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ , thảo luận , tìm cách xử lí .
- Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận .
Hoạt động 4 : Dự án Tình nguyện xanh .
MT : Giúp HS thực hành việc bảo vệ môi trường .
PP : Thực hành , đàm thoại , giảng giải .
- Chia HS thành 3 nhóm , giao nhiệm vụ :
+ Nhóm 1 : Tìm hiểu về tình hình môi trường ở địa phương ; những hoạt động bảo vệ môi trường ; những vấn đề còn tồn tại ; cách giải quyết .
+ Nhóm 2 : Tìm hiểu về tình hình môi trường ở trường học ; những hoạt động bảo vệ môi trường ; những vấn đề còn tồn tại ; cách giải quyết .
+ Nhóm 3 : Tìm hiểu về tình hình môi trường ở lớp học ; những hoạt động bảo vệ môi trường ; những vấn đề còn tồn tại ; cách giải quyết .
- Nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm .
Hoạt động nhóm .
- Từng nhóm thảo luận .
- Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả làm việc .
- Các nhóm khác bổ sung ý kiến .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS đồng tình , ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương .
v Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 31.doc