Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần thứ 1 năm 2009

Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần thứ 1 năm 2009

Tiết 2: Bài: MẸ ỐM

I . MỤC ĐÍNH, YÊU CẦU

· Đọc đúng các tiếng , từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ .

· Đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ , nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả , gợi cảm .

· Đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng thể hiện tình cảm yêu thương sâu sắc của người con đối với mẹ .

· Hiểu các từ ngữ khó trong bài: khô giữa cơi trầu, Truyện Kiều, y sĩ,

· Hiểu nội dung bài thơ : Tình cảm yêu thương sâu sắc , sự hiếu thảo , lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ .

II . CHUẨN BỊ:

 GV: - Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 9 , SGK.

 - Bảng phụ viết sẵn khổ 4 – 5 .

 HS: SGK

III . HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU

I. Ổn định lớp:

II. Kiểm tra bài cũ

- Gọi 3 HS lên bảng , yêu cầu HS đọc một đoạn trong bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu , sau đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc .

HS1: Em hãy nêu ý nghĩa của bài đọc ?

HS2: Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt ?

HS3: Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ?

- Nhận xét và cho điểm HS .

 

doc 9 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần thứ 1 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày 10/08/2009 Dạy ngày 12/08/2009
Tuần 1 Môn: Tập đọc
Tiết 2: Bài: MẸ ỐM
I . MỤC ĐÍNH, YÊU CẦU
Đọc đúng các tiếng , từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ .
Đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ , nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả , gợi cảm . 
Đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng thể hiện tình cảm yêu thương sâu sắc của người con đối với mẹ .
Hiểu các từ ngữ khó trong bài: khô giữa cơi trầu, Truyện Kiều, y sĩ, 
Hiểu nội dung bài thơ : Tình cảm yêu thương sâu sắc , sự hiếu thảo , lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ .
II . CHUẨN BỊ:
 GV: - Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 9 , SGK.
 - Bảng phụ viết sẵn khổ 4 – 5 .
 HS: SGK
III . HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU 
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 3 HS lên bảng , yêu cầu HS đọc một đoạn trong bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu , sau đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc .
HS1: Em hãy nêu ý nghĩa của bài đọc ?
HS2: Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt ? 
HS3: Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ? 
- Nhận xét và cho điểm HS .
III. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
1 . Giới thiệu bài 
- Treo tranh minh họa bài tập đọc và hỏi HS: Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- GV giới thiệu bài – ghi tựa.
2 . Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc 
- Yêu cầu HS mở SGK trang 9 , sau đó gọi HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp . GV kết hợp sửa lỗi và phát âm , ngắt giọng cho HS .
- Gọi 2 HS khác đọc lại các câu sau , lưu ý cách ngắt nhịp.
- Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa của các từ mới được giới thiệu ở phần Chú giải.
- GV đọc mẫu lần 1 : 
b) Tìm hiểu bài 
- Bài thơ cho chúng ta biết chuyện gì ?
- Yêu cầu HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi 1 (SGK).
+ Em hãy hình dung khi mẹ không bị ốm thì lá trầu , Truyện Kiều , ruộng vườn sẽ như thế nào ?
+ Hỏi HS về ý nghĩa của cụm từ : lặn trong đời mẹ .
Lặn trong đời mẹ có nghĩa là những vất vả ruộng đồng qua ngày tháng đã để lại trong mẹ và bây giờ đã làm mẹ ốm.
- Yêu cầu HS đọc thầm khổ 3 và trả lời câu hỏi 2 SGK.
- Những việc làm đó cho em biết điều gì?
- Các em đọc thầm các đoạn còn lại và trả lời câu hỏi : “ Những câu thơ nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ ? Vì sao em cảm nhận được điều đó ?” 
+ Sau mỗi ý kiến phát biểu của HS, GV có thể nhận xét ý kiến của các em cho đầy đủ hơn . 
- Vậy bài thơ muốn nói với các em điều gì ?
c) Học thuộc lòng bài thơ 
- Gọi 6 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ ( mỗi em đọc 3 khổ thơ, em thứ 3 đọc 3 khổ thơ cuối ), yêu cầu HS cả lớp theo dõi để phát hiện ra giọng đọc hay và vì sao đọc như vậy lại hay ? 
+ Gọi HS phát biểu 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm .
+ Yêu cầu HS đọc từng khổ thơ và tìm ra cách ngắt giọng , nhấn giọng hợp lý.
+ Yêu cầu HS đọc diễn cảm theo cặp .
+ Yêu cầu HS đọc , nhận xét , uốn nắn, giúp HS đọc hay hơn .
- Tổ chức cho HS thi học thuộc lòng bài thơ.
- Nhận xét, cho điểm HS. 
- HS trả lời theo sự hiểu biết .
- HS tiếp nối đọc bài , mỗi HS đọc 1 khổ thơ .
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp . HS cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp .
- Theo dõi GV đọc mẫu .
- HS trả lời.
- Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- HS trả lời.
+ HS trả lời theo hiểu biết của mình .
- HS nhắc lại .
- Đọc và suy nghĩ .
- HS trả lời.
- HS tiếp nối nhau trả lời , mỗi HS chỉ nói 1 ý.
- HS trả lời.
- 6 HS tiếp nối đọc bài. HS cả lớp lắng nghe tìm giọng đọc .
- Thi theo 2 hình thức .
+ HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ theo bàn.
+ Thi đọc từng bài cá nhân .
IV. Củng cố – dặn dò:
- Bài thơ viết theo thể thơ nào ?
+ Trong bài thơ , em thích nhất khổ thơ nào ? Vì sao ? 
- Nhận xét tiết học , tuyên dương những HS học tốt , động viên những HS còn yếu cố gắng hơn .
- Dặn dò HS về nhà học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu .
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:
Soạn ngày 10/08/2009 Dạy ngày 12/08/2009
Tuần 1 Môn: Toán
Tiết 3: Bài: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 
 (Tiếp theo)
I.MỤC ĐÍNH, YÊU CẦU: 
 -Ôn luyện về bốn phép tính đã học trong phạm vi 100 000.
 -Luyện tính nhẩm, tính giá trị biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính.
 -Củng cố bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
II.CHUẨN BỊ: 
- GV: bảng phụ.
- HS: SGK,vở bài tập
III.HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU: 
1.Ổn định:
2.KTBC: 
 -Kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
 a.Giới thiệu bài: 
 -GV: Giờ học toán hôm nay các em tiếp tục cùng nhau ôn tập các kiến thức đã học về các số trong phạm vi 100 000.
 b.Hướng dẫn ôn tập: 
 Bài 1
 -GV yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả vào VBT.
 Bài 2
 -GV cho HS tự thực hiện phép tính.
 -Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3
 -GV cho HS nêu thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức rồi làm bài.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 4
 -GV gọi HS nêu yêu cầu bài toán, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
-HS nghe GV giới thiệu bài.
-HS làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
-4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 phép tính câu b.
-HS nêu cách đặt tính, thực hiện tính cộng, tính trừ, tính nhân, tính chia trong bài.
-2 HS lần lượt nêu
-2 HS lên bảng thực hiện tính giá trị của bốn biểu thức.
-HS nêu: Tìm x (x là thành phần chưa biết trong phép tính).
-4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
HS giỏi làm thêm.
4.Củng cố- Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập 2a, 3c,d,4 và bài 5
- Chuẩn bài mới.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:
Soạn ngày 10/08/2009 Dạy ngày 12/08/2009
Tuần 1 Môn: Tập làm văn
Tiết 1: Bài: THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN
I . MỤC ĐÍNH, YÊU CẦU 
Hiểu được đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện .
Phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác .
Bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối, liên quan đến , 2 nhân vật và nói lên được một điều có ý nghĩa.
II . CHUẨN BỊ
GV : Giấy khổ to viết bảng tóm tắt câu chuyện Hồ Ba Bể.
SỰ TÍCH HỒ BA BỂ
a . Các nhân vật
 - Bà cụ ăn xin 
- Mẹ con bà nông dân 
- Bà con dự lễ hội ( nhân vật phụ ) 
b .Các sự việc xảy ra và kết quả của các sự việc ấy .
- Sự việc 1 : Bà cụ đến lễ hội xin ăn, không ai cho 
- Sự việc 2 : Bà cụ gặp mẹ con bà nông dân . Hai mẹ con cho bà và ngủ trong nhà mình 
- Sự việc 3 : Đêm khuya . Bà hiện hình một con giao long lớn 
- Sự việc 4: Sáng sớm bà lão ra đi , cho hai mẹ con gói tro và hai mảnh vỏ trấu rồi ra đi 
- Sự việc 5: Trong đêm lễ hội , dòng nước phun lên tất cả đều chìm nghỉm 
- Sự việc 6 : Nước lụt dâng lên , mẹ con bà nông dân chèo thuyền cứu người 
c . Ý nghĩa của câu chuyện 
Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể . Truyện còn ca ngợi những con người có lòng nhân ái, sẵn lòng giúp đỡ mọi người. Những người có lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. 
HS : SGK , vở.
III . HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU 
I. Ổn định lớp:
II . Mở đầu 
-GV giới thiệu chương trình học môn tập làm văn lớp 4.
III . Dạy – Học bài mới 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
1 . Giới thiệu bài 
2 . Tìm hiểu ví dụ
 Bài 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu .
- Gọi 1 đến 2 HS kể tóm tắt câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể .
- Chia HS thành các nhóm nhỏ , phát giấy và bút dạ cho HS .
- Yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện các yêu cầu ở bài 1 .
- Gọi các nhóm dán kết quả thảo luận lên bảng .
- Yêu cầu các nhóm nhận xét , bổ sung kết quả làm việc để có câu trả lời đúng . 
- GV ghi các câu trả lời đã thống nhất vào một bên bảng . 
Bài 2 
- GV lấy ra bảng phụ đã chép bài Hồ Ba Bể.
- Yêu cầu 2 HS đọc thành tiếng .
- GV ghi nhanh câu trả lời của HS.
+ Bài văn có những nhân vật nào ?
+ Bài văn có những sự kiện nào xảy ra với các nhân vật ?
+ Bài văn giới thiệu những gì về hồ BaBể ?
+ Bài hồ Ba Bể với bài Sự tích hồ Ba Bể , Bài nào là văn kể chuyện ? vì sao? ( có thể đưa ra kết quả bài 1 và các câu) .
- GV chốt lại.
+ Theo em , thế nào là văn kể chuyện?
3 . Ghi nhớ 
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ .
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về các câu chuyện để minh họa cho nội dung này .
4 . Luyện tập 
Bài 1 
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài .
- Gọi 2 đến 3 HS đọc câu chuyện của mình . Các HS khác và GV có thể đặt câu hỏi để tìm hiểu rõ nội dung . 
- Cho điểm HS .
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Gọi HS trả lời câu hỏi .
- GV kết luận.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK .
- 1 đến 2 HS kể vắn tắt , cả lớp theo dõi .
- Chia nhóm , nhận đồ dùng học tập .
- Thảo luận trong nhóm , ghi kết quả thảo luận phiếu .
- Dán kết quả thảo luận .
- Nhận xét , bổ sung .
- 2 HS đọc thành tiếng , cả lớp theo dõi .
- Trả lời tiếp nối đến khi có câu trả lời đúng .
+ Bài văn không có nhân vật .
+ Bài văn không có sự kiện nào xảy ra .
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trà lời.
 - 3 đến 4 HS đọc thành tiếng phần Ghi nhớ .
- 3 đến 5 HS lấy ví dụ.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK
- HS làm bài .
- Trình bày và nhận xét .
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK
- 3 đến 5 HS trả
IV. Củng cố – dặn dò 
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà học thuộc phần Ghi nhơ.
- Dặn HS về nhà kể lại phần câu chuyện mình xây dựng cho người thân nghe và làm bài tập vào vở .
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4 thu tu tuan 1Hung.doc