Thiết kế bài dạy lớp 4 - Năm học 2008 - 2009 - Tuần 23

Thiết kế bài dạy lớp 4 - Năm học 2008 - 2009 - Tuần 23

TẬP ĐỌC:

HOA HỌC TRÒ

I. Mục tiêu:

+ Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

 - Phía Bắc : là, góc trời đỏ rực , loạt , lá lại càng xanh, me non , chói lói, lúc nào, dần dần xoè ra

 - Phía Nam : đoá , cành , mỗi hoa , tán hoa lớn xoè ra , đưa đẩy, bỗng .

 + Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ,

tả vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng , sự thay đổi bất ngờ của hoa phượng theo thời gian

 + Đọc diễn cảm toàn bài: giọng tả nhẹ nhàng , suy tư.

 + Hiểu các từ ngữ trong bài: phượng , phần tử . vô tâm , tin thắm .

 + Hiểu nội dung bài: hoa phượng là loài hoa đẹp nhất của tuổi học trò , gần gũi và thân thiết nhất với tuổi học trò

 + Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả của Xuân Diệu

II. Đồ dùng dạy học:

 + Tranh Hoa phượng

 + Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.

 

doc 44 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 803Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 4 - Năm học 2008 - 2009 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Thứ hai ngày 16 tháng 2 năm 2009
Chào cờ
Học sinh tập trung trước cờ
..
TậP ĐọC:
HOA HọC TRò
I. Mục tiêu:
+ Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
 - Phía Bắc : là, góc trời đỏ rực , loạt , lá lại càng xanh, me non , chói lói, lúc nào, dần dần xoè ra 
 - Phía Nam : đoá , cành , mỗi hoa , tán hoa lớn xoè ra , đưa đẩy, bỗng.
 + Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, 
tả vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng , sự thay đổi bất ngờ của hoa phượng theo thời gian 
 + Đọc diễn cảm toàn bài: giọng tả nhẹ nhàng , suy tư.
 + Hiểu các từ ngữ trong bài: phượng , phần tử . vô tâm , tin thắm ...
 + Hiểu nội dung bài: hoa phượng là loài hoa đẹp nhất của tuổi học trò , gần gũi và thân thiết nhất với tuổi học trò
 + Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả của Xuân Diệu
II. Đồ dùng dạy học:
 + Tranh Hoa phượng
 + Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ 
+ Gọi 2 HS đọc nối tiếp bài Chợ Tết và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
+ Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
+ Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới:
+ Cho HS xem tranh 
H: Em biết gì về Hoa phượng ?
H- Hoa phượng nở rộ vào lúc nào ?
+ GV giới thiệu bài :
Hoạt động 1: Luyện đọc 
+ Gọi HS 1 HS đọc toàn bài, yêu cầu chia đoạn .	
+ Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp từng đoạn. GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
+ Yêu cầu HS tìm hiểu về nghĩa các từ khó được giới thiệu ở phần chú giải.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ Yêu cầu 1 HS đọc cả bài.
+ GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc: Toàn bài dọc vói giọng kể chậm rãi, vừa đủ nghe.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: 
+ Cho HS đọc thầm đoạn 1 
 H / tìm những từ ngữ cho biết hoa phượng nở rất nhiều ?
- GV lần lượt hỏi
H- Em hiểu đỏ rực có nghĩa như thế nào?
H- Tác giả miêu tả cây phượng vĩ NTN?
+ Yêu cầu HS nêu ý đoạn 1.
+ GV gọi HS đọc còn lạithảo luận nhóm đôI trả lời các câu hỏi .
- Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò?
- Hoa phượng nở gợi cho HS một cảm giác gì ? Vì sao ?
- Hoa phượng còn làm gì đặc biệt cho lòng ta náo nức ?
- ở đoạn 2 tác giả đã dùng những giác quan nào để cảm nhạn vẻ đẹp của lá phượng?
+ Tác giả đã dùng thị giác, vị giác, xúc giác , để cảm nhận vẻ đẹp của lá phượng
H-Màu hoa phượng thay đổi NTN theo thời gian 
Là loài hoa gần gũi với học trò, gắn liền với những kỉ niệm vui buồn của tuổi học trò .
+ Hs thảo luận rút ra Đại ý bài như nội dung bài 
Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm
+ GV yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp bài.
+ Yêu cầu HS tìm giọng đọc của bài.
 Để làm nổi bật đặc điểm của hoa học trò.
+ GV treo bảng phụ giới thiệu đoạn văn hướng dẫn đọc diễn cảm.( theo SGK)
- Gọi 1 HS đọc trước lớp, GV theo dõi và sửa lỗi cho HS.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trên.
+ Nhận xét và tuyên dương HS.
3. Củng cố, dặn dò:Nhận xét tiết học
.
-2 HS đọc 
 Lớp theo dõi và nhận xét.
+ HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
+ HS lắng nghe.
+ 1 HS đọc chia đoạn , lớp đọc thầm.
+ HS đọc nối tiếp từng đoạn, lớp theo dõi và nhận xét.
+ HS tìm hiểu nghĩa các từ khó.
+ HS luyện đọc theo cặp.
+ 1 HS đọc, lớp theo dõi.
+ HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
- cả một vùng, cả một góc trời , đỏ rực, 
+ HS lắng nghe.
+ Vài HS nêu.
* ý1: Cho chúng ta cảm nhận được số lượng hoa phượng rất lớn 
+ HS đọcthầm còn lại thảo luận .
- Tác giả tả hoa phượng là hoa học trò vì nó rất gần với học trò, được trồngnhiều trên các sân trường..
+..Vừa buồn lại vừa vui.
.vì hoa phượng báo hiệu được nghỉ hè 
+ Hoa phượng nở nhanh, màu phượng mạnh mẽ ..
- + 2 HS nêu.
+ 3 HS nêu lại.
+ Bình minh hoa phượng màu đỏ,  Đỏ còn non , càng tươi dịu , đậm dần , chói lọi , rực lên 
ý 2 : Xuân Diệu miêu tả vẻ đẹp của hoa phượng 
 Nội dung chính : HS nêu 
+ HS đọc nối tiếp.
+ HS theo dõi, tìm giọng đọc hay
+ Giọng tả rõ ràng, chậm rãi.
+ HS theo dõi và luyện đọc diễn cảm.
+1 HS đọc, lớp theo dõi.
+ Luyện đọc theo cặp.
+ Mỗi nhóm 1 em thi đọc.
+ HS lắng nghe.
+ HS suy nghĩ và trả lời.
+ HS lắng nghe và thực hiện.
Toán
LUYệN TậP CHUNG
I. Mục đích yêu cầu:
 * Giúp HS: 
 + Củng cố về tính chất cơ bản của phân số 
 + Rèn kĩ năng so sánh hai phân số 
 +HS tíc cực làm bài
II.Đồ dùng : Bảng con 
III Hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
+ GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu nêu kết 
luận về tính chất cơ bản của phân số 
+ Nhận xét và ghi điểm cho HS.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1 : 
+ GV yêu cầu HS tự làm 
+ GV yêu cầu HS giải thích vì sao 
+ GV sửa bài 
 Bài 2 : Hs tự làm giảI thích 
+H- Thế nào là phân số bé hơn 1, thế nào là phân số lớn hơn 1
Bài 3:
 Muốn viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì ?
+ Hs tự làm bài 
Bài 4: 
+ Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
+ Gọi HS lên bảng làm, lớp làm vào nháp rồi sửa bài.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ GV nhận xét tiết học, dặn HS ghi nhớ cách rút gọn phân số và làm bài làm thêm ở nhà.
2 HS
. Lớp theo dõi và nhận xét.
Bài 1 
+ HS làm bảng con 
 Bài 2 hS tự làm bảng con 
bé hơn 1:; b) lớn hơn 1 : 
HS nhận xét 
 Bài 3 
a+ HS suy nghĩ và trả lời.
+ 2 em lên bảng thực hiện 
a) 
b) HS làm vào vở , 1 hS làm bảng nhóm 
 Bài 4 HS làm vào nháp 
a) 
b) Bằng 1
+ HS lắng nghe và ghi bài.
Kể CHUYệN
Kể CHUYệN Đã NGHE, Đã ĐọC
I. Mục đích yêu cầu:
 - HS kể lại tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác. Nghe và biết đánh giá, nhận xét lời kể, ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể.
 - Hiểu được nội dung ý nghĩa câu chuyện mà các bạn kể. 
 - Rèn luyện thói quen ham đọc sách và có cách xử lí khéo léo khi gặp tình huống có liên quan đến sự đấu tranh giữa cái đẹp vớicái xấu, cái thiện với cái ác.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng lớp viết sẵn đề bài.
 - HS và GV chuẩn bị các tập truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười, truyện thiếu nhi(nếu có).
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1 .Kiểm tra: 
- Gọi 2 HS kể lại câu chuyện con vịt xấu xí
- H: Câu chuyện nói lên điều gì?
- H: Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao?
- GV nhận xét cho điểm HS
2 .Bài mới:GV giới thiệu bài-Ghi đề bài
HĐ1 : Hướng dẫn kể chuyện
Tìm hiểu đề:
- Gọi HS đọc đề bài, GV dùng phấn màu gạch dưới chân các từ: được nghe, được đọc, ca ngợi cái đẹp, cuộc đấu tranh, đẹp, xấu, thiện, ác.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc phần gợi ý.
- GV hướng dẫn:
+ Truyện ca ngợi cái đẹp, ở đây có thể là cái đẹp của tự nhiên, của con người hay một quan niệm về cái đẹp của con người.
H: Em biết những câu chuyện nào có nội dung ca ngợi cái đẹp?
H: Em biết những câu chuyện nào nói về cuộc chiến tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác?
H: Em hãy giới thiệu câu chuyện mà mình sẽ kể cho các bạn nghe.
- GV động viên HS: Câu chuyện mà các em vừa giới thiệu rất hay, có ý nghĩa sâu sắc. Các em hãy cùng kể cho các bạn nghe. Những câu chuyện ngoài SGK sẽ được cộng thêm 1 điểm.
b) Kể chuyện trong nhóm.
- Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 em.
- GV giúp đỡ từng nhóm. Yêu cầu HS lắng nghe bạn kể và chấm điểm cho từng bạn trong nhóm.
+ Gợi ý các câu hỏi cho HS:
* Bạn thích nhân vật nào trong chuyện tôi vừa kể? Vì sao?
* Hành động nào của nhân vật làm bạn nhớ nhất?
* Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
	 HS nghe kể hỏi: 
* Tại sao bạn lại chọn câu chuyện này?
* Câu chuyện của bạn có ý nghĩa gì?
* Bạn thích nhất tình tiết nào trong truyện?
c) Thi kể và trao đổi về ý nghĩa truyện.
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
+ Khi HS kể GV ghi tên truyện, vào từng cột trên bảng.
- Gọi HS nhận xét từng bạn kể theo các tiêu chí đã nêu từ các tiết trước.
- Nhận xét cho điểm HS kể và HS đặt câu hỏi.
- Cho HS bình chọn bạn có câu chuyện hay, bạn kể chuyện hấp dẫn nhất
- Tuyên dương, 
3. Củng cố- dặn dò: 
GV nhận xét tiết học. Về kể lại câu chuyện trên cho người thân nghe. 
-Chuẩn bị bài sau : kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
- 1 em lên bảng lớp nhận xét.
- Thành 
- 1 em đọc đề bài, lớp theo dõi gạch chân yêu cầu chính.
- 2 em nối tiếp nhau đọc.
- Tiếp nối nhau trả lời:Chim hoạ mi, Cô bé lọ lem, Nàmg công chúa và hạt đậu, Cô bé tí hon, Con vịt xấu xí, Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn
- Cây tre trăm đố, Cây khế, Thạch Sanh, Tấm Cám, Sọ Dừa, Gà Trống và Cáo, Trâu đoàn kết giết hổ.
- Tiếp nối nhau giới thiệuví dụ 
* Tôi xin kể câu chuyện Nàng công chúa và hạt đậu. Nàng công chúa là một người vừa đẹp người lại đẹp nết. Nàng có thể cảm nhận được một vật nhỏ như hạt đ6ụ dưới hai mươi mốt lần đệm.
- 4 em cùng kể chuyện, trao đổi, nhận xét và cho điểm từng bạn
- HS thi kể, cả lớp theo dõi để hỏi lại bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn, tạo không khí sôi nổi, hào hứng.
- Nhận xét bạn kể và trả lời các câu hỏi.
Lắng nghe 
Chiều Đạo đức
GIữ GìN CáC CÔNG TRìNH CÔNG CộNG
I. Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp HS:Hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn các công trình côngcộng là giữ gìn tài sản chung của xã hội.
 * Thái độ: -Có ý thức giữ gìn , bảo vệ các công trình công cộng
 Đồng tình khen ngợi những người tham gia giữ gìn các công trình cong cộng ; không đồng tình với những người chưa tham gia hoặc không có ý thức giữ gìn các công trình công cộng .
 * Hành vi Giáo dục tích hợp vào :Tích cực tham gia vào việc giữ gìn các công trình công cộng thôn , xóm nơi ở , trường học ..
Tuyên truyền để mọi người tham gia tích cực vào việc giữ gìn các công trình công cộng.
II. Đồ dùng dạy – học:
 + Nội dung các tình huống, trò chơi.
III. Hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- Kiẻm tra :
+ 3 em đọc phần ghi nhớ. Nhận xét cho điểm
3- Bài mới : GTB - Ghi đề 
* Hoạt động 1: Xử lí tình huống
+Thảo luận lớp: thảo luận cặp đôi, giải thích đóng vai xử lí tình huống
+ nhận xét các câu hỏi trả lời của HS 
Kết luận : Công trình công côngj là tài sản chung của xã hội . Mọi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ , giữ gìn .
* Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến
+ GV giao nhiệm vụ cho các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận.
+ Cho đại diện các nhóm trình bày, lớp nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh.
+ GV đưa ra nội dung :
Nam ,Hùng leo trèo lên các tượng đá của nhà chùa ?
Gần đến tết , mọi người trong xóm quét dọn sạch sẽ ... 
Đáp số: 180 lít dầu.
Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học
- Về nhà làm bài tập.
Kĩ thuật:
Tiết 45: Bón phân cho rau, hoa.
I- Mục tiêu:
- HS biết được mục đích của việc bón phân cho rau, hoa.
- Biết bón phân cho rau, hoa.
- Có ý thức tiết kiệm phân bón, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
II- Đồ dùng dạy học:
Sưu tầm tranh, ảnh về tác dụng và cách bón phân cho cây rau, hoa.
- Phân bón N, P, K, phân hữu cơ, phân vi sinh.
III- các hoạt động dạy – học chủ yếu.
1- Giới thiệu bài.
2- Hoạt động 1. GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích của việc bón phân cho rau, hoa.
- Cây trồng lấy chất dinh dưỡng ở đâu?
Tại sao phải bón phân vào đất?
- GV hướng dẫn HS quan sát trả lời câu hỏi theo hình 1 (SGK) để các em hiểu rõ hơn tác dụng của phân bón đối với rau , hoa.
- GV kết luận.
Hoạt động 2. GV hướng dẫn HS tìm hiểu kĩ thuật bón phân.
- Em hãy nêu tên các loại phân bón thường dùng để bón cho cây.
- Hướng dẫn HS quan sát hình 2 (SGK) trả lời câu hỏi trong SGK
- GV giới thiệu và hướng dẫn cách bón phân cho rau, hoa, giải thích cho HS hiểu tại sao nên sử dụng phân vi sinh và phân chuồng hoai mục.
- GV tóm tắt nội dung bài học.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS
- Lấy ở trong đất.
- Cây trồng thường xuyên hút chất dinh dưỡng ở trong đất để nuôi thân, lá, hoa, quả nên chất dinh dưỡng ngày càng ít không đủ cung cấp cho cây. Để bù lại sự thiếu hụt đó cần phải bón phân vào đất.
- Phân đạm, lân, N, P, K
- HS quan sát một số loại phân bón.
Hình 2a bón phân vào hốc, hàng cây.
- Hình 2b tưới nước phân vào gốc cây.
- HS nêu phần ghi nhớ.
- HS về nhà đọc trước bài “Trừ sâu, bệnh hại cây rau, hoa”
Kĩ thuật:
Tiết 46: Trừ sâu bệnh hại cây rau, hoa.
I- Mục tiêu:
- HS biết được tác hại của sâu, bệnh hại và cách trừ sâu, bệnh hại phổ biến cho cây rau, hoa.
- Có ý thức bảo vệ cây rau, hoa và môi trường.
II- Đồ dùng dạy học:
Sưu tầm tranh, ảnh một số lọai sâu bệnh hại cây rau, hoa.
Mẫu một số loại sâu hại rau hoa, hoặc các bộ phận cây bị sâu, bệnh phá hoại.
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu
+ Giới thiệu bài
+ Hoạt động 1. GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích của việc trừ sâu, bệnh hại.
- Em hãy nêu tên những loại sâu bệnh hại rau, hoa?
- Mô tả những biểu hiện cây bị bệnh phá hại ?
+ Hoạt động 2. GV hướng dẫn HS tìm hiểu biện pháp trừ sâu, bệnh hại.
- Nêu ưu, nhược điểm của các cách trừ sâu bệnh hại.
- Khi phun thuốc trừ sâu cần phải làm gì để đảm bảo không bị độc hại cho con người?
- GV tóm tắt những nội dung chính của bài.
+ Nhận xét – dặn dò:
- GV nhận xét về thái độ học tập, mức độ hiểu bài của HS.
- HS quan sát một số loại sâu, bệnh hại và bộ phận của cây như lá, thân, hoabị sâu, bệnh phá hại.
- Bắt sâu, ngắt lá, nhổ câytốn công sức, ít hiệu quả.
- Bẫy đèn, phun thuốc trừ sâu, bệnh có hiệu quả nhưng độc với con người
- Thả các loại ong kí sinh, bọ rùa, kiến diệt sâu hại có kết quả mà không gây đọc hại và không ô nhiễm môi trường
- Đảm bảo thời gian ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch để giữ cho rau sạch.
- Người lao động phải mang găng tay, đeo kính, khẩu trang, đi ủng , mặc quần áo bảo hộ lao động .
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- HS đọc bài mới trong SGK và chuẩn bị bài “Thu hoạch rau, hoa”
Thứ tư ngày 22 tháng 2 năm 2006.
Tiếng việt ( ôn)
 Phân biệt s/x; ch/tr
I- Mục tiêu:
- HS viết đúng các tiếng có âm đầu s hoặc x, ch hoặc tr.
- HS điền đúng các tiếng có âm đầu s hoặc x.
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu
GV giao bài tập cho HS làm vào vở.
HS lên bảng chữa – HS nhận xét.
Bài tập 1: Tìm các từ láy 
a) Có tiếng chứa âm s: sa sả, sạch sẽ, sàm sỡ, san sát, sàn sàn, sang sảng, sàn sạt, sáng sủa, sáng suốt, sành sỏi, sạo sục, săm soi, sắm sửa, săn sóc, sẵn sàng, săm sẳm, sầm sập, se se, se sẻ, se sẽ, sền sệt,
b) Có tiếng chứa âm x: xa xa, xa xăm, xào xạc, xàng xê, xanh xao, xao xác, xao xuyến, xăm xăm, xăm xoi, xằng xịt, xập xình, xập xòe, xâu xé, xấu xa, xấu xí, xây xát, xây xẩm, xẹo sọ, xình xịch, xiên xẹo, xí xóa,
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống.
Ngày xưa, ở ung Quốc có một cụ già ..ín mươi tuổi tên là Ngu Công. Bực mình vì hai ..ái núi Thái Hằng và Vương ốc ..ắn ngang đường vào nhà, Ngu Công hàng ngày mang cuốc ra đào núi đổ đi.
Có người ê cười cụ làm vậy uổng công. Cụ nói: “ngày nào tôi cũng đào. Tôi ết thì con tôi đào. Con tôi chết thì áu tôi đào. áu tôi chết thì còn có ..ắt tôi đào. Họ hàng nhà tôi truyền từ đời này sang đời khác . Núi ẳng thể mọc cao hơn được nên nhất định sẽ có ngày san bằng.”
Bài tập 3: Thi tìm các tính từ
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng s hay x:
sạch sẽ, sàm sỡ, san sát, sàn sạt, sang sảng, sáng sủa, sành sõi, sạch sỡ, sẵn sàng, sằng sặc, sâm sẩm, sầm sập, sầm sì, sấn sổ,..
x: xa xa, xa xăm, xa xỉ, xán xả, xanh xao, xao xác, xào xạc, xăm xăm, xăm xắp, xăng xái, sằng xịt, xập xình, xấu xa, xây xát, xây xẩm, xèo xèo,
- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Về nhà ôn tập.
Khoa học:
Bóng tối.
I- Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể
- Nêu được bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng.
- Dự đoán được vị trí, hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản.
- Biết bóng của một vật thay đổi hình dạng, kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
II- Đồ dùng dạy – học: 
- Chuẩn bị chung: đèn bàn
- Chuẩn bị nhóm: đèn pin, tờ giấy to, kéo, bìa, một số thanh gỗ nhỏ, một số vật chẳng hạn ô tô đồ chơi, hộp.
III- các hoạt động dạy – học
* Khởi động:
1- Hoạt động 1. Tìm hiểu về bóng tối.
- GV gợi ý HS cách bố trí thực hiện thí nghiệm 93 SGK
- Bóng tối xuất hiện ở đâu khi nào?
- Làm thế nào để bóng của vật to hơn? điều gì sẽ sảy ra nếu đưa vật lên trên gần vật chiếu? Bóng của vật thay đổi khi nào?
Hoạt động 2.Trò chơi hoạt hình
+ Phương án 1: chơi trò chơi xem bóng đoán vật.
- GV chiếu bóng của vật lên tường.
- GV có thể xoay vật vài tư thế khác nhau. 
+ Phương án 2:Đóng kín cửa tối phòng học.
+ Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học
- HS quan sát hình 1 trang 92 SGK, dựa vào kinh nghiệm để trả lời câu hỏi ở trang 92 SGK.
- HS dự đoán, làm việc cá nhân sau đó trình bày các dự đoán của mình.
 - Dựa vào câu hỏi trang 93 SGK , làm việc nhóm để tìm hiểu về bóng tối.
+ Các nhóm trình bày, thảo luận chung cả lớp.
Xuất hiện sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng.
Bóng của vật thay đổi tùy thuộc vào tư thế đặt vật trước đèn chiếu.
- HS chỉ được nhìn lên tường đoán xem là vật gì.
HS xác định được vị trí nào của vật thì nhìn bóng dễ đoán ra vật nhất.
- HS vận dụng điều đã học ở lớp về nhà làm thí nghiệm.
Tự chọn:
Mĩ thuật: Vẽ ngoài trời.
I- Mục tiêu:
- HS vẽ được bức tranh ngoài trời đẹp.
- HS yêu thích thiên nhiên, có óc thẩm mĩ.
II- Đồ dùng: Giấy vẽ, bút chì, thước kẻ, màu vẽ.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1- Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS
2- Bài mới: 
- GV cho HS ra ngoài sân trường để quan sát phong cảnh thiên nhiên.
- Cho HS dựng khung hình chung.
- Cho HS vẽ phác thảo bằng chì.
- GV chấm bài vẽ của HS.
3- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Cho HS về nhà vẽ tiếp 
HS để đồ dùng trên bàn.
- HS nêu lại những điều mà mình đã quan sát được cho bạn nghe.
- Chọn đề tài cho bức tranh của mình.
- HS quan sát phong cảnh rồi dựng khung hình cho bức tranh mà mình định vẽ.
- HS vẽ phác thảo sau đó tô màu.
- Trưng bày tranh vẽ đẹp 
Thứ năm ngày 23 tháng 2 năm 2006.
Toán (ôn)
Bài 2: Đề thi chọn HS giỏi tỉnh năm học 2005 – 2006
 Tìm số tự nhiên có 3 chữ số. Biết rằng số đó chia hết cho 9, chia hết cho 5 và chia hết cho 2
Đáp số: 990; 180; 810; 270; 720; 450; 540,360; 630; 900
Bài 2: Một cửa hàng nhận về 3 xe ô tô gạo nếp và gạo tẻ. Xe thứ nhất chở 36 tấn, xe thứ hai chở 16 tấn, xe thứ ba chở bằng trung bình cộng cả ba xe. Trong đó số lượng gạo nếp bằng 1 số lượng gạo tẻ. Hỏi:
 3
Cửa hàng đó nhận bao nhiêu tấn gạo?
b-Tính số tiềncửa hàng phải trả? (Biết rằng 1 kg gạo nếp giá 6500 đồng, 1 kg gạo tẻ giá 3800 đồng)
Đáp số: a)78 tấn gạo
b) 348980000 đồng
+ Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học
- Về nhà làm bài tập vào vở bài tập toán nâng cao.
Tự chọn:
Mĩ thuật: Vẽ ngoài trời.
I- Mục tiêu:
- HS vẽ được bức tranh ngoài trời đẹp.
- HS yêu thích thiên nhiên, có óc thẩm mĩ.
II- Đồ dùng: Giấy vẽ, bút chì, thước kẻ, màu vẽ.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1- Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS
2- Bài mới: 
- GV cho HS ra ngoài sân trường để quan sát phong cảnh thiên nhiên.
- Cho HS dựng khung hình chung.
- Cho HS vẽ phác thảo bằng chì.
- GV chấm bài vẽ của HS.
3- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Cho HS về nhà vẽ tiếp 
HS để đồ dùng trên bàn.
- HS nêu lại những điều mà mình đã quan sát được cho bạn nghe.
- Chọn đề tài cho bức tranh của mình.
- HS quan sát phong cảnh rồi dựng khung hình cho bức tranh mà mình định vẽ.
- HS vẽ phác thảo sau đó tô màu.
- Trưng bày tranh vẽ đẹp 
Tự chọn
ÂM nhạc: Tập đọc nhạc
I- Mục tiêu:
- HS đọc đúng cao độ và trường độ của bài đọc nhạc.
- HS yêu thích môn học.
II- Đồ dùng: Bảng phụ chép sẵn bài đọc nhạc.
III- Các hoạt động dạy học 
- GV treo bảng phụ chép các câu nhạc của bài đọc nhạc lên bảng.
- HS nêu tên các nốt nhạc trên bản nhạc.
- Cho HS đọc cao độ, trường độ từng câu một.
- Đọc từng câu theo kiểu móc xích đến hết bài
- Đọc nhạc và gõ phách theo phách mạnh.
- Cho từng bàn, từng tổ thi đọc nhạc xem tổ nào đọc đúng cao độ, trường độ.
- HS thi đọc theo dãy bàn, thi đọc theo tổ.
- Cho HS đọc cá nhân.
- Củng cố, dặn dò:
- Về nhà các em tập đọc nhạc cho đúng.
Thứ sáu ngày 24 tháng 2 năm 2006.
Ngoại ngữ:
Đồng chí Huyền soạn – giảng.
Âm nhạc (ôn):
Đồng chí Thu soạn – giảng.
Sinh hoạt lớp:
Kiểm điểm tuần 23.
I- Mục đích, yêu cầu:
- HS tự nhận thấy ưu nhược điểm của mình trong tuần qua.
- Tự đề ra phương hướng tuần sau.
II- Chuẩn bị: Sổ theo dõi có ghi nội dung các mặt trong tuần.
III- Lên lớp:
- Lớp trưởng nhận xét tình hình lớp.
- Từng tổ trưởng nhận xét tình hình tổ.
- GV nhận xét:
	+ Ưu điểm:
	- Các em đi học đúng giờ.
	- Vệ sinh sạch sẽ.
	- Chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp.
	- Trong lớp hăng hái phát biểu xây dựng bài (Lan, Mi, Tú,..)
	- Thể dục giữa giờ đều, đẹp
	+ Nhược điểm:
	- Vẫn còn một số em chưa tự giác học tập Khánh, Xuân, Long, Kiên, Linh)
- HS đóng góp ý kiến.
- Đề ra phương hướng tuần sau: Phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 23.doc