Thiết kế bài dạy lớp 4 – Tiểu học Trần Quốc Toản - Tuần 5

Thiết kế bài dạy lớp 4 – Tiểu học Trần Quốc Toản - Tuần 5

Chiều: TIẾNG VIỆT*

LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM: “NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG”.

(Tiết1: 4A1, Tiết 2: 4A3; Tiết 3: 4A1)

I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Rèn kĩ năng đọc lưu loát, trôi chảy và diễn cảm bài tập đọc “Những hạt thóc giống”. Biết thể hiện đúng giọng đọc phù hợp với nội dung của bài.

- Năm chắc nội dung của bài.

- Giáo dục lòng tự trọng, tính thẳng thắn, trung thực.

II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.

- Bảng phụ ghi lời của các nhân vật để HD HS luyện đọc.

 

doc 31 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 746Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 4 – Tiểu học Trần Quốc Toản - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiết kế bài dạy Tuần 5
Thứ hai ngày 08 tháng 10 năm 2007.
Sáng : Nghỉ
Chiều: Tiếng Việt*
Luyện đọc diễn cảm: “những hạt thóc giống”.
(Tiết1: 4A1, Tiết 2: 4A3; Tiết 3: 4A1)
I- mục đích, yêu cầu:
- Rèn kĩ năng đọc lưu loát, trôi chảy và diễn cảm bài tập đọc “Những hạt thóc giống”. Biết thể hiện đúng giọng đọc phù hợp với nội dung của bài.
- Năm chắc nội dung của bài.
- Giáo dục lòng tự trọng, tính thẳng thắn, trung thực.
iI- đồ dùng dạy - học.
- Bảng phụ ghi lời của các nhân vật để HD HS luyện đọc.
iii- các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài - ghi bảng. 
Hoạt động2: Hướng dẫn học sinh luyện đọc: 
- Gọi 4 học sinh nối tiếp đọc bài.
- GV nhận xét uốn nắn thêm cho HS.
- Cho học sinh tự luyện đọc.
- Yêu cầu các nhóm thi đọc và trả lời một số câu hỏi GV nêu.
- GV nhận xét cho điểm và tuyên dương nhóm đọc đúng và hay nhất.
- GV hướng dẫn HS đọc bài tập đọc theo lối phân vai.
- GV hỏi: Câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Giọng của chú bé Chôm cần đọc như thế nào?
+ Giọng của nhà vua đọc như thế nào?
- GV hướng dẫn cách đọc lời của từng nhân vật.
- Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm theo lối phân vai: Người dẫn chuyện, chú bé Chôm, nhà vua.
- Nhận xét, bình chọn HS đọc hay nhất.
- HS mở SGK trang 46.
- 4 học sinh đọc nối tiếp 4 đoạn.
- HS khác nhận xét góp ý cách đọc.
- HS tự luyện đọc trong nhóm.
- Các nhóm HS thi đọc và trả lòi câu hỏi.
- Các nhóm khác nhận xét, bình chọn.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm 3 tự phân vai và luyện đọc.
- HS thi đọc diễn cảm bài tập đọc theo lối phân vai.
- HS khác lắng nghe và nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh có ý thức luyện đọc, nhắc học sinh về nhà tự luyện đọc.
Thứ ba ngày 9 tháng 10 năm 2007
Sáng : Chính tả
Nghe - viết: Những hạt thóc giống
I - Mục đích, yêu cầu:
- Nghe-viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn trong bài "Những hạt thóc giống".
- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn: l/n hoặc vần dễ lẫn: en/eng.
II - đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ chép sẵn nội dung bài tập 2a.
III - các họat động dạy - học:
A - Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên đọc cho 2 học sinh trên bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp các từ ngữ (bắt đầu bằng r/d/ gi) đã được luyện viết ở bài tập chính tả trước.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
B - Dạy bài mới:
1 - Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của giờ học.
2 - Hướng dẫn học sinh nghe, viết:
- GV đọc toàn bài chính tả. 
- YC HS tập viết ra vở nháp những chữ dễ viết sai.
- GV nhắc nhở HS trước khi viết.
- GV đọc từng câu cho học sinh viết.
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
- GV chấm chữa 1/2 số bài.
- Nhận xét chung.
3 - Hướng dẫn HS làm BT chính tả.
- GV yêu cầu HS làm bài tập 2a.
- GV hướng dẫn học sinh đoán chữ.
- Chấm bài nhận xét.
* Bài tập 3:
- Cho HS đọc câu đố rồi giải đố.
- Cả lớp và GV chốt lại lời giải.
- HS đọc thầm theo, nêu nội dung.
- HS nêu và viết từ ngữ khó viết.
- HS lắng nghe.
- Học sinh viết chính tả.
- Học sinh soát lại bài.
- Từng cặp học sinh còn lại đổi vở, soát lỗi cho nhau.
- 1 HS nêu yêu cầu - Cả lớp đọc thầm đoạn văn, đoán chữ bị bỏ trống, viết vào vở bài tập.
- 1 học sinh lên bảng chữa bài.
- Nhận xét.
- Học sinh trả lời.
- Nhận xét.
4 - Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhận xét tiết học, yêu cầu học sinh ghi nhớ để không viết sai các từ ngữ vừa học, học thuộc lòng 2 câu đố để về đố lại người thân.
luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Trung thực - Tự trọng
I - Mục đích, yêu cầu:
- Mở rộng vốn từ ngữ thuộc chủ điểm Trung thực - Tự trọng.
- Năm được nghĩa và biết cách dùng các từ ngữ nói trên để đặt câu.
- Giáo dục học sinh lòng trung thực, tự trọng thông qua những bài tập, đặc biệt các thành ngữ, tục ngữ trong bài tập 4.
II - đồ dùng dạy - học:
- Một số tờ phiếu khổ to kẻ bảng để học sinh làm bài tập 1.
- Từ điển Tiếng Việt.
- Bút dạ xanh, đỏ, phiếu khổ to viết nội dung bài tập 4, 3.
iii - các họat động dạy - học:
A - Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2 học sinh: 1 em làm bài tập 2, 1 em làm bài tập 3.
- Nhận xét cho điểm.
B - Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của bài.
2 - Hướng dẫn học sinh làm BT:
Bài tập 1: GV phát phiếu cho từng nhóm
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2:
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài.
- Giáo viên nhận xét, uốn nắn sửa từng câu cho học sinh.
Bài tập 3: 
- GV nhắc HS có thể dùng từ điển để tra nghĩa của từ tự trọng rồi tìm lời giải.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 4:
- Giáo viên bổ sung thêm và chốt lại lời giải đúng.
- 1 HS đọc YC của bài, đọc cả mẫu.
- HS trao đổi, làm bài.
- Học sinh trình bày kết quả.
- HS suy nghĩ đặt 1 câu với một từ cùng nghĩa với trung thực, 1 câu với 1 từ trái nghĩa với trung thực.
- Học sinh đọc nội dung bài tập 3.
- Từng cặp trao đổi, làm bài.
- 1 số HS làm bài trên phiếu khổ to rồi dán kết quả lên bảng.
- Cả lớp nhận xét chữa bài.
- Cả lớp cùng trao đổi và nêu ý kiến riêng của mình về nghĩa của từng thành ngữ.
3 - Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét giờ học. YC HS về nhà học thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ trong bài tập 4. Chuẩn bị bài sau.
Toán
Tìm số trung bình cộng
I - Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Có hiểu biết ban đầu về số trung bình cộng của nhiều số.
- Biết cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
ii - đồ dùng dạy - học:
- Sử dụng hình vẽ trong SGK.
iii - các họat động dạy - học:
A - Kiểm tra bài cũ:
- 2 học sinh lên bảng chữa bài tập 2 trang 26. Nhận xét, chữa bài.
B - Bài mới:
1 - Giới thiệu bài - Ghi bảng.
2 - Giới thiệu số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng:
Bài toán 1: - GV nêu bài toàn rồi vẽ tóm tắt lên bảng.
- Hướng dẫn học sinh giải bài toán
- Nêu nhận xét 1: GV nhấn mạnh: trung bình cộng, trung bình.
Bài toán 2: GV hướng dẫn HS hoạt động để giải bài toán 2 tương tự.
3 - Thực hành:
Bài tập 1: - Cho HS nêu YC bài tập.
- GV quan sát giúp đỡ.
- Gọi 1 số HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét và gọi học sinh nêu lại cách tìm số TBC.
Bài tập 2: - Gọi học sinh đọc đề bài.
- GV: + Muốn biết trung bình mỗi em cân nặng bao nhiêu ta làm như thế nào?
 + Tìm số TBC như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV chấm, chữa bài, nhận xét.
Bài tập 3: - GVHD HS viết tất cả các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 9 rồi tìm số TBC.
- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.
- Học sinh đọc thầm bài toán 1 và quan sát hình vẽ tóm tắt nội dung bài tập.
- 1 học sinh lên bảng viết bài giải.
- Học sinh đọc.
- HS hoạt động rồi nêu nhận xét 2.
- Rút ra cách tìm số TBC.
- Học sinh nêu yêu cầu.
- Tự làm bài vào vở nháp.
- 4 học sinh cùng lên bảng.
- Cả lớp nhận xét chữa bài.
- Vài học sinh nêu.
- 2 học sinh đọc. Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh nêu: Tìm số trung bình cộng của các số ghi cân nặng của mỗi người.
- Học sinh trả lời.
- Tự làm bài toán vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài.Nhận xét.
- HS tự làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
4- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học, củng cố bài. Nhắc HS về nhà tự luyện tập về số TBC.
khoa học
Sử dụng hợp lý các chất béo và muối ăn
I- mục tiêu : Sau bài học, học sinh có thể:
- Giải thích lí do cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
- Nói về lợi ích của muối i ốt. Nêu tác hại của thói quen ăn mặn.
- Có ý thức sử dụng hợp lý các chất béo và muối ăn.
ii- đồ dùng dạy – học:
- Hình trang 20, 21 trong sách giáo khoa
- Su tầm các tranh ảnh, thông tin, nhãn mác quảng cáo về các thực phẩm có chứa i ốt và vai trò của i ốt đối với sức khoẻ.
iII- các hoạt động dạy –học:
1- Khởi động: Giới thiệu bài, nêu mục đích yêu cầu bài học
2- Hoạt động 1: Trò chơi thi kể tên các món ăn cung cấp nhiều chất béo.
- Giáo viên chia lớp thành 2 đội phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Giáo viên nêu thời gian chơi và yêu cầu 2 đội bắt đầu chơi.
- GV bấm đồng hồ và theo dõi cuộc chơi.
- Mỗi đội cử ra một đội trưởng đứng ra rút thăm xem đội nào được nói trước.
- Lần lượt 2 đội thi nhau kể tên các món ăn chứa nhiều chất béo.
- Đánh giá nhận xét khi cuộc chơi kết thúc.
3- Hoạt động 2: Thảo luận về ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
- GV yêu cầu HS đọc lại danh sách các món ăn chứa nhiều chất béo do các em vừa lập ở HĐ1
- Tại sao nên ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật ?
- Giáo viên kết luận
- 1 vài học sinh đọc danh sách.
- Chỉ ra món ăn nào vừa chứa chất béo có nguồn gốc ĐV, TV.
- Học sinh nêu ý kiến.
- Học sinh nhận xét, bổ sung.
4- Hoạt động 3: Thảo luận về lợi ích của muối i ốt và tác hại của ăn mặn.
- GV yêu cầu HS giải thích những tư liệu, tranh ảnh đã sưu tầm được về vai trò của i ốt đối với sức khoẻ con người.
- Giáo viên kết luận
-HS giải thích về tranh ảnh sưu tầm được.
- HS thảo luận về vai trò của i ốt.
- Trình bày kết quả thảo luận
*Kết luận chung: 
 - Giáo viên tổng kết bài, yêu cầu một số học sinh đọc mục Bạn cần biết 
 - Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài sau.
Chiều: Tự học*
Hoàn thành kiến thức - Ôn tập thực hành.
I – Mục tiêu:
- HS hoàn thành, ôn luyện và thực hành kiến thức đã học trong tuần.
II – HOạt động dạy-học:
Phương án 1: Hoàn thành kiến thức đã học trong tuần:
..
...
Phương án 2: Ôn tập thực hành kiến thức đã học:
1- Giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết học: 
- GV yêu cầu HS thực hành luyện tập xây dựng cốt truyện.
2- Hướng dẫn học sinh luyện tập:
- Giáo viên viết đề bài lên bảng: 
Đề bài: Em đã từng chăm sóc người thân bị ốm, hãy kể lại những việc đó cho bạn (hoặc người thân) cùng biết.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài, gạch chân những từ ngữ quan trọng.
- Giáo viên nêu những câu hỏi gợi ý:
+Người thân bị ốm là ai?
+ Em làm những việc gì cho người ốm?
+ Kết quả của những việc làm ấy?
+ Người thân của em cảm thấy như thế nào?
+ Trong lòng em cảm thấy như thế nào?
- Yêu cầu học sinh thực hành.
- Giáo viên theo dõi nhắc nhở chung.
- Gọi 1 số học sinh làm bài xong đọc bài trước lớp, giáo viên nhận xét bổ sung, chữa bài.
- Học sinh yêu cầu
- Học sinh trả lời câu hỏi
- Học sinh thực hành luyện tập xây dựng cốt truyện vào vở.
- Cả lớp nghe, nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò.
- Giáo viên nhận xét giờ học, nhắc HS về nhà tự hoàn thiện bài tập.
toán*
Luyện tập Tìm số trung bình cộng. 
I- mục tiêu:
- Củng cố về số trung bình cộng, cách  ... n bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của học sinh.
- Đọc trước bài mới, chuẩn bị vật liệu, dụng cụ như SGK.
Thứ năm ngày 5 tháng 10 năm 2006
Thể dục
Quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại. 
Trò chơi: "Bỏ khăn"
I - mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao kỹ thuật: quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại. Yêu cầu thực hiện đúng động tác, đều, đúng khẩu lệnh.
- Trò chơi: "Bỏ khăn". Yêu cầu biết cách chơi, nhanh nhẹn, khéo léo, chơi đúng luật, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi.
II - Địa điểm, phương tiện:
- Sân trường vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn, 1 còi, một số khăn sạch.
III - nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
ĐL
Phương pháp
1 - Phần mở đầu:
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến, nội dung, yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ trang phục tập luyện.
- Khởi động.
2 - Phần cơ bản:
a) Đội hình đội ngũ:
- Ôn quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại.
b) Trò chơi vận động:
- Trò chơi "Bỏ khăn".
3 - Phần kết thúc:
- Hệ thống bài, nhận xét giờ học.
- Yêu cầu HS thả lỏng toàn thân.
- Nhắc học sinh tập luyện.
6 - 10'
1 - 2'
4 '
18 - 22'
10 - 12'
6 – 8’
6 - 8'
4 - 6'
- Học sinh xếp 4 hàng dọc, chấn chỉnh đội hình, nghe GV phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Khởi động: Chạy theo 1 hàng vòng quanh sân trường.
- Trò chơi: "Làm theo hiệu lệnh".
- Giáo viên điều khiển lớp tập 3 lần.
- Chia tổ tập luyện, tổ trưởng điều khiển.
- Cả lớp tập, các tổ thi đua trình diễn.
- Giáo viên quan sát nhận xét.
- Giáo viên tập hợp học sinh theo đội hình chơi, nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho học sinh vui chơi.
- GV quan sát nhận xét.
- Cùng GV hệ thống bài học.
- Vừa hát vừa vỗ tay.
- Thả lỏng, hít thở sâu.
Kỹ thuật
Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường
I - Mục tiêu: 
- HS biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Có ý thức rèn luyện kỹ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống.
II - đồ dùng dạy - học:
- Mẫu khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường,...
- Vật liệu, dụng cụ như SGK.
III - Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài, kiểm tra đồ dùng của học sinh.
Hoạt động 2: Học sinh thực hành khâu ghép hai mép vải bẳng mũi khâu thường.
- Giáo viên hướng dẫn HS quy trình khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
- Giáo viên gọi HS nhắc lại các bước khâu.
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh và nêu thời gian, yêu cầu thực hành.
- Giáo viên quan sát, uốn nắn những thao tác chưa đúng hoặc hướng dẫn thêm cho học sinh còn lúng túng.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm thực hành.
- Giáo viên nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
- Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh nhắc lại các bước khâu.
- Học sinh lấy đồ dùng và để trước mặt.
- Học sinh thực hành.
- Học sinh trưng bày sản phẩm của mình.
- Học sinh tự đánh giá sản phẩm trưng bày theo tiêu chuẩn giáo viên vừa nêu.
Hoạt động 4: Nhận xét, dặn dò.
- Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả học tập của học sinh. Hướng dẫn học sinh về nhà đọc trước bài mới và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài sau.
Địa lý
Trung du Bắc Bộ
i- mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết:
- Mô tả đợc vùng trung du Bắc Bộ.
- Xác lập đợc mối quan hệ địa lý giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con ngời ở trung du Bắc Bộ.
- Nêu đợc quy trình chế biến chè.
- Dựa vào tranh, ảnh, bảng số liệu để tìm kiến thức.
- Có ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây.
ii- đồ dùng dạy – học:
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Tranh, ảnh vùng trung du Bắc Bộ (su tầm).
iii- các hoạt động dạy – học:
A- Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên nêu câu hỏi, học sinh trả lời, giáo viên nhận xét ghi điểm.
+ Ngời dân ở Hoàng Liên Sơn làm nghề gì? Nghề nào là nghề chính? Mô tả quy trình sản xuất phân lân?.
B- Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài - ghi bảng.
2- Tổ chức các hoạt động:
a) Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
-Yêu cầu học sinh đọc mục 1 trong SGK và quan sát tranh ảnh để trả lời các câu hỏi. (SGV - 65)
- Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời.
b) HĐ 2: Làm việc theo nhóm
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo câu hỏi ở SGV mục 2 trang 66.
- Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm trả lời câu hỏi.
- Giáo viên nhận xét bổ sung.
c) Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Cho học sinh quan sát tranh, ảnh đồi trọc rồi trả lời câu hỏi ở mục 3 SGV.
1.Vùng đồi với đỉnh tròn, sờn thoải.
- học sinh quan sát tranh ảnh và đọc mục 1 SGK và trả lời câu hỏi.
- 1 học sinh chỉ trên bản đồ hành chính Việt Nam các tỉnh có vùng đồi trung du. Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang.
2- Chè và cây ăn quả ở trung du.
- Dựa vào kênh chữ và kênh hình ở mục 2 trong SGK rồi thảo luận trả lời câu hỏi giáo viên nêu.
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi.
3-Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp. 
- Học sinh quan sát
- Học sinh trả lời
- Học sinh khác nhận xét.
- Giáo viên liên hệ thực tế để giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây xanh bảo vệ môi trờng.
3- Tổng kết bài: 
- Tổng hợp những đặc điểm tiêu biểu của vùng trung du Bắc Bộ.
- Nhận xét giờ học, nhắc học sinh chuẩn bị bài sau.
kỹ thuật
Khâu đột mau
i- mục tiêu: 
- Học sinh biết cách khâu đột mau và ứng dụng của khâu đột mau.
- Khâu đợc các mũi khâu đột mau theo đờng vạch dấu
- Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận.
ii- đồ dùng dạy - học
- Tranh quy trình khâu đột mau, mẫu khâu đột mau
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết nh SGK.
iii- các hoạt động dạy - học chủ yếu
1- Giới thiệu bài: Giới thiệu bài và nêu yêu cầu bài học.
2- Hớng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu:
- Giáo viên giảit hích mẫu khâu đột mau, hớng dẫn học sinh mặt trái, mặt phải của mẫu.
- Học sinh nêu điểm của mũi khâu đột mau.
- Giới thiệu đờng may bằng máy, nêu câu hỏi để H so sánh sự giống, khác của đờng khâu đột mau, đờng may máy.
- Giáo viên kết luận
3- Hớng dẫn thao tác kĩ thuật.
- Giáo viên treo tranh quy trình khâu đột mau, tha để học sinh so sánh.
- Giáo viên hớng dẫn từng thao tác khâu.
- giáo viên hớng dẫn cách kết thúc đờng khâu, đờng may.
- Nhắc nhở học sinh 1 số điểm cần lu ý.
- Giáo viên hớng dẫn nhanh lần 2.
- gọi học sinh đọc ghi nhớ cuối bài.
- Cho học sinh tập khâu trên giấy kẻ li
- Học sinh quan sát mẫu, hình 1a,b SGK để trả lời câu hỏi về đặc điểm của mũi khâu đột mau.
- Học sinh quan sát, so sánh rồi trả lời.
- Học sinh quan sát so sánh sự giống, khác của các đờng khâu.
- Học sinh quan sát hình 2 để trả lời 
- Học sinh quan sát
- Học sinh quan sát
- Học sinh lắng nghe
- học sinh đọc
- học sinh tập khâu
4- Tổng kết bài:
- Nhận xét giờ học, nhắc học sinh chuẩn bị giờ sau.
Tập đọc
Những hạt thóc giống
I - Mục đích, yêu cầu:
- Đọc trơn toàn bài. Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
- Giáo dục học sinh lòng trung thực, dũng cảm.
II - đồ dùng dạy - học:
Tranh minh họa bài trong SGK, bảng phụ chép đoạn cần luyện đọc.
III - các họat động dạy - học:
A - Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ "Tre Việt Nam" và trả lời câu hỏi về nội dung bài. GV nhận xét, cho điểm.
B - Dạy bài mới:
1 - Giới thiệu bài - Ghi bảng.
2 - Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn
+ Lượt 1,2: kết hợp sửa lỗi về phát âm, ngắt nghỉ hơi.
+ Lượt 3: Kết hợp giải nghĩa từ.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài: 
- HS đọc thầm, đọc thành tiếng từng đoạn, cả bài để trả lời câu hỏi SGK.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- GV nhắc nhở, HD các em tìm đúng giọng đọc của bài văn.
- Hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn theo lối phân vai.
- 4 HS đọc nối tiếp từng đoạn (3 lượt).
- Học sinh khác nghe, nhận xét, phát hiện lỗi sai.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- 1 học sinh đọc cả bài.
- HS lắng nghe.
- HS TL nhóm rồi trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn.
- Các nhóm luyện đọc theo lối phân vai đoạn:"Chôm lo lắng...... của ta!".
- 1 vài nhóm thi đọc trước lớp.
3 - Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên hỏi: Câu chuyện này muốn nói với em điều gì?
- Học sinh phát biểu ý kiến riêng - liên hệ.
- Giáo viên nhận xét giờ học, yêu cầu HS luyện đọc, chuẩn bị bài sau.
Toán
Luyện tập.
I - Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố về nhận biết số ngày trong từng tháng của một năm.
- Biết năm nhuận có 366 ngày và năm không nhuận có 365 ngày.
- Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học, cách tính mốc thế kỉ.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ chép BT 2, BT 4, phiếu BT 4 (học sinh chuẩn bị).
III - các hoạt động dạy - học:
A - Kiểm tra bài cũ:
- 2 học sinh lên bảng làm lại bài tập 1 trang 25.
- Nhận xét, chữa bài.
B - Bài mới:
1 - Giới thiệu bài - Ghi bảng.
2 - Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài 1: Cho học sinh tự đọc đề bài, làm bài và chữa bài.
- GV nhận xét và cho học sinh nhớ số ngày trong tháng theo bàn tay.
Bài tập 2: Giáo viên treo bảng phụ và yêu cầu học sinh làm bài.
- Chốt kết quả đúng.
Bài tập 3:
a) Học sinh phải xác định năm 1789 thuộc thế kỉ nào?
b) HD HS xác định năm sinh của Nguyễn Trãi: 
 1980 - 600 =1380
Từ đó HS xác định tiếp năm 1380 thuộc thế kỉ nào?
Bài tập 4: 
- Yêu cầu học sinh đọc kĩ bài toán rồi làm như sau. Muốn xác định ai chạy nhanh hơn, cần phải so sánh thời gian chạy của 2 bạn.
Bài tập 5: - Giáo viên treo bảng phụ và phát phiếu học tập cho học sinh.
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
- Học sinh tự làm bài.
- Cả lớp chữa bài.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh làm bài vào vở nháp, 3 học sinh lên bảng chữa bài.
- Cả lớp nhận xét, chữa bài.
- Học sinh trả lời: Thế kỉ XVIII
- Học sinh tính vào vở nháp.
- Thế kỉ XIV.
- Học sinh đọc đề bài.
Làm bài: 1/4 phút = 15 giây.
 1/5 phút = 12 giây.
12 < 15 ị Vậy Bình chạy nhanh hơn (3 giây).
- Học sinh làm việc với phiếu: khoanh vào trước câu trả lời đúng.
a) B; b) C
3 - Củng cố, dặn dò:
- Tổng kết bài, nhận xét giờ học, tuyên dương.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4 Tuan 5.doc