Thiết kế bài dạy Lớp 4 - Tuần 1 đến 9 - GV: NGuyễn Thi Thái

Thiết kế bài dạy Lớp 4 - Tuần 1 đến 9 - GV: NGuyễn Thi Thái

Tập đọc

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I. Mục đích, yêu cầu

- Đọc rành rọt, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật ( Nhà Trò, Dế Mèn)

- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi dế mèn có tấm lòng nghĩa hiệp- bênh vực người yếu.

Phát hiện được những cử chỉ, lời nói cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của dế mèn ( trả lời đúng các câu hỏi sgk)

II. Đồ dùng dạy – học

-Tranh minh hoạ trong SGK; truyện “ Dế mèn phiêu lưu kí”.

- bảng phụ viết sẵn câu văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy học

A. Kiểm tra bài cũ:

GV kiểm tra sách vở của HS

B. Dạy bài mới

Giới thiệu bài: GV giới thiệu 5 chủ điểm của SGK Tiếng Việt 4, tập 1 . Cả lớp mở mục lục SGK đọc tên 5 chủ điểm. Gv kết hợp nói sơ qua nội dung từng chủ điểm.

- Giới thiệu chủ điểm và bài học: GV giới thiệu chủ điểm đầu tiên thương người như thể thương thân với tranh minh hoạ chủ điểm thể hiện những con người thương yêu giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn,khó khăn.Giới thiệu tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí .Bài tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là một trích đoạn từ truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.

 

doc 251 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 526Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy Lớp 4 - Tuần 1 đến 9 - GV: NGuyễn Thi Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần1
Thứ 2 ngày 17 tháng 8 năm 2009
Tập đọc
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
I. Mục đích, yêu cầu
- Đọc rành rọt, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật ( Nhà Trò, Dế Mèn)
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi dế mèn có tấm lòng nghĩa hiệp- bênh vực người yếu.
Phát hiện được những cử chỉ, lời nói cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của dế mèn ( trả lời đúng các câu hỏi sgk)
II. Đồ dùng dạy – học
-Tranh minh hoạ trong SGK; truyện “ Dế mèn phiêu lưu kí”.
- bảng phụ viết sẵn câu văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra sách vở của HS
B. Dạy bài mới
Giới thiệu bài: GV giới thiệu 5 chủ điểm của SGK Tiếng Việt 4, tập 1 . Cả lớp mở mục lục SGK đọc tên 5 chủ điểm. Gv kết hợp nói sơ qua nội dung từng chủ điểm.
- Giới thiệu chủ điểm và bài học: GV giới thiệu chủ điểm đầu tiên thương người như thể thương thân với tranh minh hoạ chủ điểm thể hiện những con người thương yêu giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn,khó khăn.Giới thiệu tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí .Bài tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là một trích đoạn từ truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện đọc
- 1 học sinh đọc toàn bài
+HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài ( 2 lần)
- Đoạn 1: hai dòng đầu( vào câu chuyện)
- Đoạn 2: Năm dòng tiếp theo( hình dáng Nhà Trò)
- Đoạn3: Năm dòng tiếp theo( Lời Nhà Trò).
- Đoạn 4: Phần còn lại( hành động nghĩa hiệp của Dế Mèn)
*Lần 1: Đọc kết hợp phát hiện, luyện phát âm những từ, tiếng khó, gọi HS đọc
*Lần 2: Đọc kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài. HS đọc phần chú thích các từ mới ở cuối bài giải nghĩa các từ đó, giải nghĩa thêm một số từ ngữ: ngắn chùn chùn, thui thủi luyện đọc câu khó :Chị mặc áo...ngắn chùn chùn.
+ HS luyện đọc theo cặp.
+ Một, hai HS đọc cả bài.
+ GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng đọc chậm rãi, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện,với lời lẽ tính cách của từng nhân vật.
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài
GV yêu cầu HS đọc lướt đoạn một tìm hiểu Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào? 
- GV chốt ý: Dế mèn tình cờ gặp Nhà Trò.
- HS đọc lướt đoạn 2 để tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà trò rất yếu ớt.
- GV chốt: chị Nhà Trò gầy yếu
- HS đọc thầm đoạn 3 thảo luận câu hỏi 2 SGK theo bàn: 
- Gv chốt: Nhà Trò không trả được nợ, bọn nhện đánh Nhà Trò và lần này doạ bắt ăn thịt.
- HS đọc thầm đoạn 4 trả lời câu hỏi 3 SGK
- Gv chốt: Hành động nghĩa hiệp của Dế Mèn.
- HS đọc lướt toàn bài Trả lời câu hỏi 4 SGK
 Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- 4HS nối tiếp đọc 4 đoạn kết hợp phát hiện những từ ngữ cần nhấn giọng khi đọc, phát hiện giọng đọc đúng của cả bài và thể hiện giọng biểu cảm:
- cần đọc chậm đoạn tả hình dáng Nhà Trò, giọng kể lể của Nhà Trò với giọng đáng thương...
- GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu: “ Năm trước, gặp khi trời làm đói kém.......vặt cánh ăn thịt em”.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc nối tiếp 4 đoạn
-HS nhận xét, Gv nhận xét, đánh giá.
GV hỏi: Bài tập đọc giúp các em hiểu điều gì? 
Gv ghi đại ý: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp bênh vực người yếu.
C. Củng cố, dặn dò
- GV giúp HS liên hệ bản thân: Em học được gì ở nhân vật Dế mèn?
- GV nhận xét giờ học. Yêu cầu HS về tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị đọc phần tiếp theo của câu chuyện.
*********************************
Toán
Tiết1: Ôn tập các số đến 100 000
I. Mục tiêu
- Đọc, viết được các số đến 100 000 .
- Biết phân tích cấu tạo số.
II. Đồ dùng dạy học:A
- Bảng phụ chép sẵn nội dung bài 2
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 1. Bài cũ 
 Kiểm tra sách vở đồ dùng học tập của học sinh
2. Bài mới 
Giới thiệu bài :
 Hoạt động 1: Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng.
a.GV viết số 83251
- HS đọc số này, nêu rõ chữ số hàng đợn vi, chữ số hàng chục, chữ số hàng trăm, chữ số hàng nghìn, chữ số hàng chục nghìn là chữ số nào?
b. Tương tự như trên với các số: 83 001,80 201, 80 001.
c. HS nêu quan hệ giữa hai hàng liền kề.
d. GV yêu cầu một số HS nêu: + Các số tròn chục
+ Các số tròn trăm.
+ Các số trong nghìn.
+ các số tròn chục nghìn
 Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành
.Bài 1: tổ chức làm việc cả lớp:
- HS đọc yêu cầu bài 1, HS nhận xét tìm ra qui luật viết các số trong dãy số này.
- HS tự làm vào vở .
GV yêu cầu HS nêu qui luật viết và thống nhất kết quả
. Bài 2: tổ chức hoạt động nhóm
- Gv chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Các nhóm thảo luận và giải, đại diện một nhóm lên giải trên bảng phụ
- HS và GV nhận xét kết luận.
 bài 3: - HS đọc yêu cầu bài 3
- HS phân tích mẫu.
- HS tự giải vào vở.
- 1 HS lên chữa bài
- Các em khác nhận xét. GV nhận xét đánh giá.
 Bài 4: HS tự làm bài vào vở.
- G yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi các hình đã học.
- HS lên chữa bài 
- Gv nhận xét đánh giá.
C. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lai cách đọc số đến 100 000, cách viết số dến 100 000.
- GV nhận xét giờ học . lưu ý HS cách đọc số, cách phân tích cấu tạo 
*********************************************
 Khoa học
Con người cần gì để sống?
I. Mục tiêu: 
 Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống.
II. Đồ dùng:
 Hình trang 4, 5 SGK
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
 Kiểm tra sách vở, nhắc nhở một số quy định của môn khoa học
B. Bài mới:
Giới thiệu bài.
 Hoạt động 1: Động não
- GV đặt vấn đề và nêu yêu cầu
- Mỗi HS nói một ý ngắn gọn và GV ghi các ý đó lên bảng
- GV tóm tắt tất cả các ý của HS và rút ra nhận xét chung.
- GV kết luận những điều cần để con người sống và phát triển.
 Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập và sách giáo khoa.
B1: Làm việc với phiếu học tập theo nhóm.
GV phát phiếu học tập và hướng dẫn HS làm việc với phiếu học tập theo nhóm
B2: Chữa bài tập cả lớp.
Đại diện nhóm trình bày. HS khác bổ sung.
B3: Thảo luận cả lớp.
 GV kết luận ( SGK).
 Hoạt động 3: Trò chơi cuộc hành trình đến hành tinh khác.
 - GVchia lớp thành các nhóm cho HS tự cắt hình trong hoạ báo để chơi.
 - GV hướng dẫn cách chơi và chơi.
 - Thảo luận: Từng nhóm so sánh kết quả lựa chọn của nhóm mình với các nhóm khác.
 C. Củng cố – dặn dò: 
 - HS nhắc lại nội dung bài học.
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau 
***********************************************
thể dục
Giới thiệu chương trình.
Trò chơi: “chuyền bóng tiếp sức”
I. Mục đích, yêu cầu
- Giới thiệu chương trình thể dục lớp 4. Trò chơi: chuyền bóng tiếp sức.
- HS biết được những nội dung cơ bản của chương trình TD lớp 4 và một số nội quy trong giờ học thể dục.
II. Địa điểm , phương tiện.
Trên sân trường. 1 còi, 4 quả bóng nhựa.
III. Các HĐ dạy học chủ yếu.
1.Phần mở đầu.
-Tập hợp, phổ biến nội dung giờ học.
-Đứng tại chỗ, vỗ tay hát.
-TRò chơi: Tìm người chỉ huy.
2. Phần cơ bản.
a. Giới thiệu chương trình.
- GV giới thiệu thời lượng chương trình của 1 tuần, cả năm.
- GT nội dung các phần cần học của chương trình lớp 4
b. Nội quy, yêu cầu cần luyện tập:
Trong giờ học, quần áo phải gọn gàng, khuyến khích HS mặc quần áo thể thao, không được đi dép lê, phải đi giầy hoặc dép quai hậu.
c. Chia tổ, chọn cán sự môn TD
d. Trò chơi: chuyền bóng tiếp sức.
- GV làm mẫu và phổ biến luật chơi.
- Cho cả lớp làm thử. 
- Tổ chức cho HS chơi. 
3. Phần kết thúc.
Vỗ tay hát.
Hệ thống bài học.
Chuẩn bị giờ sau.
6-10P
1-2p
1-2p
2-3p
18-22p
8p
2-3p
2-3p
6-8p
4-6p
* * * * * * * *
 * * * * * * * *
* * * * * * * *
 * * * * * * * *
* * * * * * * *
 * * * * * * * *
* * * * * * * *
 * * * * * * * *
*
*
 ********************************************
Thứ 3 ngày 18 tháng 8 năm 2009
Chính tả ( nghe- viết):
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
 I.Mục tiêu: 
 - Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
 - Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ: BT2.a
II. Đồ dùng : 
 Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy- học: 
A.Mở đầu: 
GV nhắc lại một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của bài chính tả.
B. Bài mới : 
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe- viết.
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong SGK.
- HS đọc thầm đoạn vă chú ý tên riêng cần viết hoa; những từ dễ viết sai.
- GV nhắc nhở HS.
- GV đọc cho HS viết bài.
- GV chấm và chữa bài.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2a: 
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS tự làm bài vào vở bài tập.
- GV treo bảng phụ, mời 3 HS lên bảng trình bày kết quả bài làm trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét kết quả bài làm, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3: 
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS thi giải đố nhanh và viết đúng.
- Một số em đọc câu đố và lời giải.
- Cả lớp viết vào vở.
C. Củng cố – dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học. 
 - Giao bài về nhà.
 ******************************************
Toán
Ôn tập các số đến 100000 (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
 -Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số.
 - Biết so sánh, xếp thứ tự (đến 4 số) các số đến 100000.
II.Các hoạt động dạy – học.
A. Bài cũ. 
2 HS lên bảng chữa bài 2,3 (SGK). 
 B. Bài mới. 
- Giới thiệu bài. 
 Hoạt động 1 : Luyện tính nhẩm.
GV cho HS tính nhẩm các phép tính đơn giản. 
- GV đọc từng phép tính, HS nhẩm trong đầu, ghi kết quả vào vở. 
- GVnêu nhận xét chung. 
 Hoạt động 2: Thực hành. 
Bài tập 1: Cho HS tính nhẩm rồi viết kết quả vào vở. 
Bài tập 2: Cho HS tự làm từng bài. 
- Gọi HS lên bảng làm. 
- Cả lớp thống nhất kết quả. 
Bài tập 3: GV cho 1 HS nêu cách so sánh hai số 5870 và 5890. 
- HS tự làm các bài còn lại. 
Bài tập 4: HS tự làm bài. 
Bài tập 5a: GV cho HS đọc và hướng dẫn các câu trả lời. 
b,c: HS tính rồi viết câu trả lời. 
C. Củng cố- dặn dò: 
 - HS nhắc lại nội dung ôn tập. 
 - Giao bài tập về nhà. 
************************************************
Lịch sử
Bài 1: Môn lịch sử và địa lí
I. Mục đích, yêu cầu
- Biết môn Lịch sử và Địa lý ở lớp 4 giúp hs hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha trong thời kỳ dung nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu nhà Nguyễn.
- Biết môn Lịch sử và Địa lý góp phần giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên ,con người và đất nước Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy – học:
- bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam.
- Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng.
III. ... ***
luyện từ và câu
động từ
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức 
- Nắm được ý nghĩa của động từ : là từ chỉ hoạt động, trạng thái ...của người, sự vật, hiện tượng .
2. Kĩ năng 
- Nhận biết được động từ trong câu 
3. Thái độ : Rèn ý thức sử dụng từ cho đúng ngữ pháp, yêu thích môn học .
ii. đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ ghi đoạn văn ở BT. III. 2b
iii. các hoạt động dạy học 
a. kiểm tra bài cũ: 
- Gọi một HS lên bảng làm bài tập 4 
- GV mở bảng phụ ,gọi HS lên bảng gạch chân dưới những danh từ chung , danh từ riêng , ...
b. dạy bài mới 
- Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhận xét 
- Hai HS nối tiếp nhau đọc nội dung BT 1, 2
- Lớp đọc thầm .
- HS làm việc theo cặp 
- HS báo cáo kết quả, GV nhận xét bổ sung .
- GV hướng dẫn HS rút ra nhận xét : Các từ nêu trên chỉ hoạt động, trạng thái của người, của vật. Đó là các động từ. Vậy động từ là gì ? 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS học phần ghi nhớ 
- HS đọc phần ghi nhớ 
- Gọi HS nêu VD về động từ chỉ hoạt động, động từ chỉ trạng thái .
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập 
bài tập 1 
- HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm nhanh ra nháp 
- Hai HS lên bảng làm bài 
- HS cùng GV nhận xét. Tuyên dương HS nào tìm được nhiều từ nhất .
Bài tập 2 
- Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu a, b của bài .
- HS làm việc cá nhân trên VBT.
- Hai HS lên bảng làm bài .
- GV nhận xét, các nhóm bổ sung .
Bài tập 3 ( Tổ chức trò chơi xem kịch câm )
- Tìm hiểu yêu cầu của bài tập 
- Cho 2 HS chơi mẫu 
HS 1 bắt chước hoạt động của bạn trai trong tranh 1 
- HS hai nhìn bạn, nói to tên hoạt động . VD : Cúi
HS 2 bắt chước hoạt độngcủa bạn gái trong tranh 2 
- HS 1 nhìn bạn nói to tên hoạt động . VD : ngủ 
- Tổ chức thi biểu diễn động tác kịch câm và xem kịch câm .
+ GV nêu nguyên tắc chơi : Hai nhóm A và B có số HS bằng nhau, lần lượt các bạn trong nhóm A làm động tác, lần lượt các bạn trong nhóm B phải nói đúng, nhanh tên hoạt động. Sau đó đổi vai cho nhau. Nhóm nào đoán đúng nhanh, có hành động kịch đẹp mắt sẽ thắng cuộc .
C. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau : Ôn tập 
*********************************
tập làm văn
luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức 
- Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi .
- Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin thân ái , 
2. Kĩ năng 
- Lập được dàn ý của bài trao đổi đạt mục đích .
- Đóng được vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, cử chỉ thích hợp. lời lẽ có sức thuyết phục, đạt mục đích đạt ra .
3. Thái độ : Cần bày tỏ ý kiến của mình một cách thuyết phục người nghe .
ii. đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ viết sẵn đề bài tập làm văn .
iii. các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi HS lên bảng đọc lại nội dung của vở kịch “Yết Kiêu” 
B. dạy bài mới 
- Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS phân tích đề bài 
- HS đọc thầm đề bài .
- GV treo bảng phụ gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài : Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu ( hoà , nhạc , võ thuật ... ) . Trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh ( chị ) để anh ( chị ) hiếu và ủng hộ nguyện vọng của em. Hãy cùng bạn đóng vai em và anh( chị) để thực hiện cuộc trao đổi .
Hoạt động 2: Xác định mục đích trao đổi , hình dung những câu hỏi sẽ có 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3.
- GV hướng dẫn HS xác định trọng tâm của đề bài .
+ Nội dung trao đổi là gì ? 
+ Đối tượng trao đổi là ai ?
+ Mục đích trao đổi để làm gì ?
+ Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì ?
Hoạt động 3: HS thực hành trao đổi theo cặp 
- HS chọn bạn cùng tham gia trao đổi , thống nhất dàn ý đối đáp .
- Thực hành trao đổi, lần lượt đổi vai cho nhau, nhận xét, góp ý để bổ sung, hoàn thiện bài trao đổi .
- GV đến từng nhóm giúp đỡ .
Hoạt động 4: Thi trình bày trước lớp
- Một số cặp thi đóng vai trao đổi trước lớp .
- Gv hướng dẫn HS nhận xét theo các tiêu chí sau :
+ Nội dung trao đổi có đúng đề tài không ?
+ Cuộc trao đổi có đạt được mục đích đặt ra không ?
+ Lời lẽ, cử chỉ có hợp với vai đóng không, có giàu sức thuyết phục không ?
- Cả lớp bình chọn cặp trao đổi hay nhất .
C. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
******************************************
Khoa học
Ôn tập: Con người và sức khoẻ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
+ Sự trao đổi chất của con người với môi trường.
+ Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
+ Cách phòng tránh một số các bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
2. Kĩ năng 
- HS có khả năng:
+ áp dụng những kiến thức đã học vào đời sống hàng ngày.
+ Hệ thống hoá những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí của Bộ y tế.
3. Thái độ : Tuyên truyền cho mọi người những điều đã học được, yêu thích môn học .
II. Đồ dùng dạy- học
- Các phiếu câu hỏi ôn tập về chủ đề: Con người và sức khoẻ.
- Phiếu ghi tên các đồ ăn, đồ uống của bản thân HS trong tuần qua.
- Các tranh ảnh, mô hình ( các rau quả, con giống bằng nhựa ) vật thật về các loại thức ăn.
III. Hoạt động dạy- học
A. Kiểm tra bài cũ :
 Nêu nguyên tắc khi tập bơi hoặc khi đi bơi ?
b. dạy bài mới 
- Giới thiệu bài 
 Hoạt động 1: Trò chơi ai nhanh, ai đúng?
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về:
- Sự trao đổi chất giữa cơ thể con người và môi trường.
- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
- Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và bênh lây qua đường tiêu hoá.
* Cách thức tiến hành
Phương án 1: Chơi theo đồng đội
Bước 1: Tổ chức
- GV chia lớp thành bốn nhóm và sắp xếp lại bàn ghế ccho phù hợp với hoạt động tổ chức trò chơi.
- Cử từ 3- 5 HS làm ban giám khảo, cùng theo dõi và ghi các câu trả lời của các đội.
Bước 2: Phổ biến cách chơi và luật chơi
- HS nghe được câu hỏi. Đội nào có câu trả lời sẽ lắc chuông.
- Đội nào lắc chuông trước trả lời trước.
- Tiếp theo, các đội sẽ trả lời lần lượt theo thứ tự lắc chuông.
- Cách tính điểm hay trừ điểm do GV quyết định và phổ biến cho HS trước khi chơi.
Lưu ý: Đảm bảo các thành viên trong đội ít nhất mỗi người phải trả lời một câu. GV có quyền chỉ định người trả lời, không để tình trạng chỉ một vài người trong nhón trả lời. Vì vậy, trong cách tính điểm, GV phải lưu ý đến cả tính điểm đồng đội.
Bước 3: Chuẩn bị
- Cho các đội hội ý trước khi vào cuộc chơi, các thành viên trao đổi thông tin đã họ từ những bài học trước. 
- GV hội ý với HS đã được cử vào ban giám khảo, phát cho các em câu hỏi và đáp án để theo dõi, nhận xét các đội trả lời. GV hướng dẫn và thống nhất cách đánh giá, ghi chép,...
Bước 4:Tiến hành
GV ( hoặc giao cho HS ) lần lượt đọc các câu hỏi và điều khiển cuộc chơi.
Lưu ý: Có khống chế thời gian tối đa cho mỗi câu trả lời.
Bước 5: Đánh giá, tổng kết.
Ban giám khảo hội ý, thống nhất điểm và tuyên bố với các đội chơi.
Phương án 2: Chơi theo cá nhân
- GV sử dụng các phiếu câu hỏi, để trong hộp cho từng HS lên bốc thăm trả lời.
- HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung câu trả lời của bạn.
Hoạt động 2: Tự đánh giá
* Mục tiêu: HS có khả năng: áp dụng những kiến thức đã học vào việc tự theo dõi, nhận xét về chế độ ăn uống của mình.
* Cách thức tiến hành
Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn
GV dựa vào kiến thức trên và chế độ ăn uống của mình trong tuần để tự đánh giá:
- Đã ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món chưa?
- Đã ăn phối hợp các chất đạm, chất béo động, thực vật chưa?
- Đã ăn các loại thức ăn có chứa nhiều các loại vi-ta-min và chất khoáng chưa?
- .....
Bước 2: Tự đánh giá
Hoạt động 3: Trò chơi chọn thức ăn hợp lí?
* Mục tiêu: HS có khả năng: áp dụng những kiến thức đã học vào việc lựa chọn thức ăn hàng ngày.
* Cách thức tiến hành:
Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Các em sử dụng những thực phẩm mang đến, những tranh ảnh, mô hình về thức ăn sưu tầm để trình bày một bữa ăn ngon và bổ.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
Các nhón HS làm việc theo gợi ý trên. Nếu có nhiều thực phẩm, HS có thể làm thêm các bữa ăn khác.
Bước 3: Làm việc cả lớp
- Các nhóm trình bày bữa ăn của nhóm mình. HS nhóm khác nhận xét.
- GV cho cả lớp thảo luận xem làm thế nào để có một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.
- GV yêu cầu HS về nói lại với cha mẹ và người lớn trong nhà những gì đã học được qua hoạt động này.
Hoạt động 4: Thực hành: 
Ghi lại và trình bày 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí
*Mục tiêu: Hệ thống hoá những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí của Bộ y tế.
* Cách thức tiến hành:
Bước 1: Làm việc cá nhân
HS làm việc cá nhân như đã hướng dẫn ở mục Thực hành trang 40 SGK.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Một HS trình bày sản phẩm của mình trước cả lớp.
- GV dặn HS về nhà nói với bố, mẹ những điều đã học và treo bảng này ở chỗ thuận tiện, dễ đọc.
C. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau : Ôn tập ( tiếp theo ) 
*************************************
An toan giao thông
Bài 2: Vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn
( Tài liệu an toàn giao thông – trang 18, 19)
Luyện tiếng việt
luyện từ và câu -ôn : dấu ngoặc kép 
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức 
- Ôn tập và củng cố kiến thức về dấu ngoặc kép.
2. Kĩ năng 
- Biết sử dung dấu ngoặc kép trong khi viết .
3. Thái độ 
- HS hứng thú học tập .
ii. đồ dùng dạy học 
- GV chuẩn bị hệ thống bài tập .
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC: ? Dấu ngoặc kép đợc dùng trong những trờng hợp nào ? 
B. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2 . Ôn tập 
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 
- HS làm bài 
- Gọi HS lên bảng chữa lần lợt các bài 
Bài 1 : Tìmlời nói trực tiếp trong đoạn văn sau :
Từ ngày phải nghỉ học ,Cơng đâm ra nhở cái lò rèn cạnh trờng . Một hôm em ngỏ ý với mẹ : " Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề rèn " . Mẹ Cơng nghe rõ mồn một lợi con , nhng bà vẫn hỏi lại : " Con vừa bảo gì ? " 
Bài 2 : Có thể đặt những lời nói trực tiếp trong đoạn văn ở bài tập 1 xuống dòng sau dấu gạch ngang đầu dong không ? Vì sao ?
Bài 3 : Em đặt dấu ngoặc kép váo chỗ nào trong các câu sau :
Trời trở rét . vậy mà bé Ly , búp be của tôi , vẫn phong phanh chiếc váy mỏng . Tôi xin chị Khánh đợc tấc xa tanh màu mật ong , khâu chiếc áo cho bé . Chiếc áo chỉ bằng bâo thuốc .Cổ áo dựng cao cho ấm ngực . Tà áo loe ra một chút cho ấm thân .
4. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Tiếp tục ôn lại bài . 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 20102011(1).doc