Thiết kế bài dạy lớp 4 - Tuần 1 năm 2008

Thiết kế bài dạy lớp 4 - Tuần 1 năm 2008

TẬP ĐỌC

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Đọc lưu loát toàn bài.

Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ nhầm lẫn.

Biết các h đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện với lời lẽ tính cách của từng nhân vật.

2. Hiểu các từ ngữ trong bài:

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ áp bức bất công.

- HS biết giúp đỡ lẫn nhau

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh SGK.

- Bảng phụ, viết sẵn đoạn luyện đọc diễn cảm.

 

doc 23 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 586Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 4 - Tuần 1 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ hai ngày 25 tháng 8 năm 2008.
Chào cờ
Học sinh tập trung trước cờ
.
Tập đọc 
Dế mèn bênh vực kẻ yếu 
I – Mục đích yêu cầu:
1. Đọc lưu loát toàn bài.
Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ nhầm lẫn.
Biết các h đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện với lời lẽ tính cách của từng nhân vật.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài:
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ áp bức bất công.
- HS biết giúp đỡ lẫn nhau 
II - Đồ dùng dạy học:
- Tranh SGK.
Bảng phụ, viết sẵn đoạn luyện đọc diễn cảm.
III – Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra : 
B/ Bài mới : 
1- Giới thiệu bài:
Giáo viên giới thiệu 5 chủ điểm.
- Giới thiệu chủ điểm “Thương người như thể thương thân”
Giới thiệu bài học.
2- Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a- Luyện đọc (12phút)
 Cho 1 HS đọc tàn bài tập phân đoạn 
Giáo viên phân đoạn: 4 đoạn.
 Cho HS đọc nối tiếp
- Giáo viên nhận xét cách đọc và yêu cầu học sinh đọc lại khi học sinh đọc sai., giải nghĩa từ khó 
 Cho HS đọc cặp 
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài
b- Tìm hiểu nội dung
+ Đoạn 1: Cho học sinh làm việc cá nhân dế mèm gặ nhà Trò trong hoàn cảnh nào ? 
Giáo viên chốt câu trả lời đúng.
+ Đoạn 2: Cho học sinh đọc thầm và làm việc cá nhân.
- Giáo viên chốt câu trả lời đúng và ghi các từ ngữ lên bảng: nhỏ bé, yếu ớt, như mới lột, ngắn chùn chùn.
+ Đoạn 3, đoạn 4: Cho học sinh hoạt động nhóm đôi.
Giáo viên ghi các từ ngữ lên bảng: chặn đường, đe bắt chị ăn thịt
Em đừng sợ .xoè cả hai càng, dắt đi.
 Cho HS đọc thầm toàn bài trả lời câu hỏi 4 SGK 
 Qua bài nêu y nghĩa câu chuyện ? 
 GV chốt 
c- Hướng dẫnđọc diễn cảm
 Cho hS đọc nối tiếp , nêu cách đọc diễn cảm bài 
Cho HS đọc phân vai 
 Cho HS đọc một đoạn diễn cảm 
- Cho học sinh thi đọc diễn cảm
3- Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học 
 Chuẩn bị cho tiết sau ( HTL Mẹ ốm )
- Học sinh mở SGK nêu nội dung bức tranh trong chủ điểm.
- Học sinh quan sát tranh SGK và lắng nghe
- 1 học sinh khá đọc cả bài.
- Học sinh đọc nối tiếp theo đoạn cho đến hết bài (3 lần)
- Sau mỗi lần đọc học sinh nhận xét cách đọc của bạn kết hợp luyện đọc từ khó đọc, hay đọc sai và giải nghĩa một số từ khó.
- Luyện đọc theo cặp nhận xét 
- 1 học sinh đọc to đoạn 1 
- 1 học sinh đọc câu hỏi 1 SGK
- Học sinh khác suy nghĩ và trả lời 
- 1 học sinh đọc câu hỏi đoạn 2
- 1 học sinh trả lời – học sinh nhận xét.
- 1 em nêu câu hỏi 2,3 : ,và 1 em trả lời.
- Học sinh trình bày trước lớp
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh nêu một hình ảnh nhân hoá mà mình thích và giải thích.
* HS nêu ý nghĩa câu chuyện 
- 4 học sinh tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài.
- Học sinh nêu cách đọc diễn cảm của bài. 
- Học sinh đọc theo cách phân vai.
- Học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn “Năm trước, gặp khi trời.ăn hiếp kẻ yếu”
- Mỗi đội cử đại diện 1 bạn lên thi đọc
- 2 Học sinh nêu ý nghĩa của truyện.
- Học sinh về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau Dế Mèn phiêu lưu kí.
..
Toán
ôn tập các số đến 100000
I – Mục tiêu:
Giúp học sinh ôn tập về:
- Cách đọc, viết các số đến 100000
- Phân tích cấu tạo số.
- HS tự giác học tập 
II – đồ dùng:
 GV: Bảng phụ, HS : sách vở .
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiểm tra:
2. Bài mới.
a) Ôn lại cách đọc số, viết số ở các hàng. (5 –7phút)
- Giáo viên viết số 83001
- Giáo viên đặt câu hỏi 
b) Thực hành (30 phút)
Giáo viên giao bài tập cho học sinh làm.
 Bài 1 cho HS làm miệng 
 Bài 2 : cho HS làm nháp (VBT ) 
Chữa bài 
 Bài 3 HS làm cá nhân ra bảng con 
 Bài 4 
 Củng cố cách tính chu vi các hình 
Cho HS lầm vở 
 Thu chấm 
3 củng cố 
 Nhận xét tiết học 
 Chuẩn bị bài sau 
Học sinh đọc số, phân tích thành các hàng.
Học sinh nêu mối quan hệ giữa các hàng liền kề.
 Bài 1 : HS trả lời miệng 
Bài 2 HS làm nháp ( VBT) 
 HS chưa bảng 
 Bài 3 
 HS làm bảng con – chữa bài 
HS nhận xét 
 Bài 4 
 HS nêu cách tính chu vi một hình 
 Giải bài vào vở 
 Thu chấm 
Kể chuyện:
Tiết 1: Sự tích hồ Ba Bể.
I- Mục đích, yêu cầu:
1- Rèn kĩ năng nói. c
- Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ học sinh kể lại được truyện đã nghe, có thể kết hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
- Hiểu truyện, biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. Ngòai việc giải thích sự hình thành hồ Ba Bể. Câu chuyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.
2- Rèn kĩ năng nghe.
- Có khả năng tập trung nghe thầy (cô) kể chuyện, nhớ truyện.
- Chăm chú theo dõi bạ kể. Nhận xét đánh giá đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
 3 GD HS có lòng nhân ái biết quan tâm giúp đỡ người khác 
II- Đồ dùng:
 Tranh minh hoạ truyện
 Tranh ảnh về hồ Ba Bể.
III- các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Kiểmtra: 
Bài mới 
1- Giới thiệu truyện (1 phút)
2- Giáo viên kể chuyện: 2- 3 lần
- Kể lần 1 kết hợp với giải nghĩa từ khó.
- Kể lần 2 vừa kể vừa chỉ vào tranh.
- Kể lần 3 (nếu cần)
3- Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
 Cho HS đọc yêu cầu bài 
- Giáo viên nhắc học sinh chỉ cần kể đúng cốt chuyện, kể xong cần trao đổi cùng các bạn về nội dung nêu ý nghĩa câu chuyện.
a/ Cho HS kể nhóm ( kể từng đoạn , kể toàn truyện )
b/ thi kể trước lớp 
4- Củng cố:
- Ngoài mục đích giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn nói với ta điều gì?
- Giáo viên nhận xét tiết học khen ngợi những em kể chuyện hay
-
 Học sinh quan sát tranh - đọc thầm yêu cầu.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh vừa nghe vừa quan sát tranh.
- Học sinh đọc lần lượt yêu cầu của từng bài tập.
- Học sinh kể chuyện theo nhóm 4 (mỗi em kể 1 tranh)
- Cho 1 bạn kể toàn bộ câu chuyện.
- Học sinh thi kể chuyện trước lớp: Mỗi nhóm cử đại diện 1 bạn lên kể từng đoạn.
- 4- 5 học sinh thi kể cả chuyện
- Học sinh ở dưới trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
 HS bình bầu người kể hay nhất , hiểu câu chyện nhất 
..
Lịch sử + Địa lý:
 Môn Lịch sử và địa lý
I- Mục tiêu: Học xong bài học này, Học sinh biết.
- Vị trí, hình dáng của nước ta.
- Trên đất nước ta có những dân tộc sinh sống và có chung một Lịch sử, một Tổ quốc.
- Một số yêu cầu khi học môn Lịch sử và Địa lý.
II- Đồ dùng dạy – học:
 Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam 
 Bản đồ hành chính Việt Nam 
 Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng.
III- các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra 
B/ Bài mới 
1- Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
Giáo viên giới thiệu vị trí của đất nước ta và các dân cư ở mỗi vùng.
2- Hoạt động 2: Cho học sinh làm việc theo nhóm.
- Giáo viên phát tranh cho các nhóm, yêu cầu học sinh mô tả tranh.
3- Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở
 Để Toỏnổ quốcd ta tươi đe như ngày nay ông cha ta trải qua ngàn năm dựng nước và giữ nước kể số sự kiện chứng minh điều đó ? 
- Giáo viên tập hợp lại các câu trả lời và chốt lại các ý kiến đúng và hay.
4- Hoạt động 4: Cho học sinh làm việc cả lớp.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách học .
5- Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh trình bày lại, xác định vị trí tỉnh Bắc Giang trên bản đồ.
- Các nhóm quan sát mô tả bức tranh của nhóm mình.
- Đại diện nhóm lên báo cáo.
- N hiều học sinh phát biểu ý kiến, mỗi em phát biểu theo một ý của mình.
- Học sinh chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
- Học sinh về nhà chuẩn bị bài sau Làm quen với bản đồ
 Mĩ thuật 
 GV chuyên dạy 
.
Thứ ba ngày 26 tháng 8 năm 2008
Thể dục:
Giới thiệu chương trình, tổ chức lớp.
Trò chơi “Chuyền bóng tiếp sức”
I- Mục tiêu:
- Giới thiệu chương trình thể dục lớp 4. Yêu cầu học sinh biết được một số nội dung cơ bản của chương trình và có thái độ học tập đúng.
- Một số quy định về nội quy, yêu cầu luyện tập. Yêu cầu học sinh biết được những điểm cơ bản để thực hiện trong các giờ học thể dục.
- Biên chế tổ, chọn cán sự bộ môn.
- Trò chơi: Chuyền bóng tiếp sức. Yêu cầu học sinh nắm được cách chơi, rèn luyện sự khéo léo nhanh nhẹn.
II- Địa điểm- phương tiện:
- Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn luyện tập.
- Chuẩn bị 1còi, 4 quả bóng nhựa.
III- Nội dung và phương pháp lên lớp.
1- Phần mở đầu 
- Giáo viên nhận xét lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
2- Phần cơ bản (18 – 22 phút)
- Giáo viên giới thiệu chương trình thể dục lớp 4.
Thời lượng 2 tiết / tuần ( 35 i2=70 tiết ). GDồm đội hình đội ngũ bài thể dục phát triển chung RLKN vận động cơ bản , trò chơi vận động đá cầu ném bóng kèm theo kiểm tra đanh giá 
- Giáo viên phổ biến nội quy, yêu cầu tập luyện( trang phục , tư thế , ra, vào lớp xin phép 
- Biên chế tổ luyện tập: 4 tổ.
 TRò chơi : chuyển bóng tiếp sức 
- Giáo viên làm mẫu, phổ biến luật chơi
3- Phần kết thúc)
- Giáo viên nhận xét tiết học
5p 
18-22p
3p 
 HS tập hợp 
- Học sinh đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- Chơi trò chơi Ìm người chỉ huy.
Học sinh tập hợp 4 hàng ngang
 HS quan sát mẫu , nghe luật chơi 
- Học sinh chơi trò chơi Chuyền bóng tiếp sức.
- Học sinh chơi thử
- Iả lớp chơi chính thức có phân thắng thua.
- tập hợp theo biên chế tổ 
- Học sinh đi thường theo vòng tròn và hát.
Tập đọc:
 Mẹ ốm
I- Mục tiêu:
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài.
Đọc đúng các từ và câu . 
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, đọc đúng nhịp điệu bài thơ giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu ý nghĩa của bài. Tình cảm thương yêu sâu sắc, sự hiếu thảo lòng biết biết ơn của bạn nhỏ đối với người mẹ bị ốm.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Tình cảm của HS đối mẹ mình 
II- Đồ dùng dạy học:
GV :Bảng phụ chép khổ thơ hướng dẫn đọc diễn cảm.
HS : SGK 
III- Các hoạt động dạy và học.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên đặt câu hỏi .
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu bài – ghi đầu bài lên bảng.
2- Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a- Luyện đọc:
 Cho HS đọc nối tiếp bài theo khổ thơ 
- Giáo viên sửa lỗi phát âm , cách đọc cho học sinh như nghỉ hơi đúng.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
b- Tìm hiểu bài.
- Cho học sinh đọc thành tiếng hai khổ thơ đầu.
- Giáo viên nêu câu hỏi 1 SGK
- Giáo viên ghi bảng: Lá trầu khô, vắng mẹ cuốc cày.
- Giáo viên ghi bảng: cho trứng, cam, mang thuốc.
Giáo viên hỏi: Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ?
 Liên hệ 
c- Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL bài thơ.
- Giáo viên hướng dẫn cả lớp luyện đọc d ... o đổi chất ở người.
a- Mục tiêu:
- Học sinh kể ra được những gì cơ thể người lấy vào và thải ra trong quá trình sống.
- Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất.
b- Cách tiến hành:
+ Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh quan sát và thảo luận theo cặp.
+ Bước 2: Giáo viên kiểm tra giúp đỡ các nhóm.
+ Bước 3: Hoạt động cả lớp
+ Bước 4: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK trả lời các câu hỏi.
GV chôt : 
- Trao đổi chất là gì ? 
Nêu vai trò của sự trao đổi chất ?
2- Hoạt động 2: (15 phút) Thực hành viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
a- Mục tiêu: Biết trình bày cách sáng tạo kiến thức đã học về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
b- Cách tiến hành:
+ Bước 1: Cho học sinh làm việc cá nhân Viết hoặc vẽ sơ đồ về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường theo trí tưởng tượng của mình.
+ Bước 2 Trình bày sản phẩm
- Giáo viên nhận xét - động viên.
 TRình bày sơ đồ traođổi chất ?
3-Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
2 HS trả lời 
1/ sự trao đổi chất ở người 
- Học sinh hoạt động nhóm 4.
- Học sinh thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả (mỗi nhóm nêu 1 ý)
- Học sinh đọc mục bạn cần biết để trả lời
- Học sinh nhận xét 
- Học sinh rút ra kết luận.
2 thực hành 
- Học sinh làm việc cá nhân 
- Học sinh trình bày sản phẩm của mình
- 1 số học sinh trình bày bằng lời sơ đồ vừa vẽ 
- Học sinh về chuẩn bị bài sau.
Kĩ thuật:
 vật liệu, dụng cụ, cắt, khâu, thêu.
I- Mục tiêu:
- Học sinh biết được đặc điểm , cách sử dụng, tác dụng, bảo quản những vật kiệu dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.
Biết cách thực hiện các tháo tác xâu kim và vê nút chỉ. 
Giáo dục ý thức an toàn lao động.
II- Đồ dùng dạy – học: 
 GV: Một số vật liệu, dụng cụ để cắt, khâu, thêu.
- Một số mẫu vải, kéo, kim, chỉ thiêu, khung thêu, một số sản phẩm may, khâu, thêu. HS : Bộ khâu thêu 
III- các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 Kiểm tra 
A- Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu một số sản phẩm may, thêu.
B- Bài mới:
+ Hoạt động 1: giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét về vật liệu khâu, thêu
a- Vải: Cho học sinh quan sát một số mẫu vải có màu sắc hoa văn khác nhau
b- Chỉ:
Giáo viên giới thiệu một số mẫu chỉ khâu thêu.
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm cách sử dụng kéo.
Nêu đặc điểm cấu tạo của kéo cắt vải , sự khác nhau của kéo cắt vải và kéo cẵt chỉ?
- Hướng dẫn học sinh sử dụng kéo cắt vải.
- Hướng dẫn học sinh cách cầm kéo cắt vải.
- Giáo viên giới thiệu kéo cắt chỉ (bấm)
+ Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét một số vật liệu và dụng cụ khác.
Nêu tên và tác dụng của một số dụng cụ cắt may?
- Giáo viên tóm tắt, ghi bảng.
 Đồ dùng HS 
- Học sinh quan sát, nhận xét.
- Học sinh chọn vải để khâu 
- Học sinh quan sát và chỉ thêm có những mẫu chỉ khác mà em biết.
- Học sinh quan sát hình 2
- Học sinh trả lời – Học sinh nhận xét bổ sung.
- Học sinh quan sát và cầm kéo của mình trên tay co đúng cách
- Học sinh quan sát hình 6
- Học sinh quan sát mẫu dụng cụ, trả lời.
Thứ sáu ngày 29 tháng 8 năm 2008
Tập làm văn
Nhân vật trong truyện.
I- Mục đích, yêu cầu:
- Học sinh biết: Văn kể chuyện phải có nhân vật. Nhân vật trong truyện là người, là đồ vật, con vật, cây cối.được nhân hoá.
- Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật.
- Bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản 
II- Đồ dùng: GV: Bảng phụ,
 HS : Sách - VBT 
III- các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
B- Dạy bài mới:
Giới thiệu bài
Phần nhận xét ( 12 phút)
Bài 1: Cho học sinh hoạt động cá nhân.
Giáo viên nêu yêu cầu
Bài 2: Cho học sinh trao đổi theo nhóm 4 
- Giáo viên nhận xét chốt nội dung chính.
3- Phần ghi nhớ: (3 phút)
4- Phần luyện tập (18 – 20 phút).
Bài 1: Hoạt động cá nhân.
Bài 2: Cho học sinh thảo luận nhóm 2
5- Củng cố, dặn dò: (2 phút)
- Giáo viên nhận xét tiết học.
2 học sinh chỉ ra sự khác nhau giữa bài văn kể chuyện và bài văn không phải văn kể chuyện
Bài 1` 
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
- Học sinh nói tên những truyện mà em đã đọc
- Học sinh làm vào vở.
- Học sinh trình bày miệng
- Học sinh nhận xét 
 Bài 2 
- 1 học sinh nêu yêu cầu của bài
2 học sinh cùng bàn trao đổi với nhau
Học sinh phát biểu ý kiến.
Học sinh nhận xét 
Học sinh rút ra phần ghi nhớ
Học sinh nêu lại.
Bài 1 
2 học sinh nêu yêu cầu của bài
Cả lớp đọc thầm – quan sát tranh SGK 
Học sinh trình bày miệng.
Học sinh nhận xét 
 Bài 2 
Học sinh thảo luận cả 2 tình huống.
Đại diện các nhóm trình bày
Các nhóm khác nhận xét 
Học sinh về nhà chuẩn bị bài sau
Toán:
 Luyện tập
I- Mục tiêu:
- Giúp học sinh luyện tính giá trị biểu thức có chứa một chữ.
- Làm quen công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a.
 - HS có ý thức cẩn thận trong tính toán 
II- Đồ dùng: 
 GV: Bảng phụ, 
 HS : bảng con 
III- các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
1- Kiểm tra bài cũ:
2- Bài mới: Giáo viên giao bài tập cho học sinh làm.
Bài 1: Cho học sinh làm việc cá nhân trong 4 nhóm ( mỗi nhóm làm 1 phần a,b,c,d)
Bài 2: Cho học sinh làm việc nhóm
 GV lấy bài 2 nhóm gắn bảng để chữa , củng cố cách tính giá trị biểu thức 
Bài 3: Giáo viên kẻ bảng phụ
 Cho HS làm cá nhân 
Bài 4: Cho học sinh làm việc cá nhân
- Giáo viên chấm bài của học sinh.
3- Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhận xét tiết học. 
- 2 Học sinh lên chữa bài tập 2
 Bài 1 
- 1 học sinh nêu cách làm phần a
- Cả lớp làm vào vở.
- 4 Học sinh lên bảng chữa
 Bài 2 
- Học sinh làm việc nhóm đôi
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả và giải thích cách làm 
Bài 3 : Cho HS làm bảng con ( chỉ ghi kết quả ) 
- Các HS khác nhận xét 
 Bài 4 
- 1 học sinh nêu cách tính chu vi hình vuông
- Học sinh làm vào vở
 Bài tập về nhà : làm lại bài 2 , 3 (t7) 
- Học sinh về chuẩn bị bài sau.
..
Chính tả (nghe - viết) 
Tiết 1: Dế mèn bênh vực kẻ yếu 
I – Mục đích yêu cầu:
Nghe viết đúg chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài tập đọc “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”
Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu l/n dễ lẫn.
 HS tính cẩn thận , ý thức rèn chữ viết đúng , đẹp 
II - Đồ dùng dạy học:
 GV : Bảng phụ viết nội dung bài tập
 HS : vở , bút .. 
III – Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh 
A – Kiển tra 
Giáo viên nhắc một số lưu ý của giờ học chính tả.
B – Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài (trực tiếp) 
Hướng dẫn học sinh nghe viết.
- Giáo viên đọc đoạn viết một lượt.
- Hướng dẫn học sinh những từ ngữ dễ viết sai, tên riêng: Dế Mèn, Nhà Trò, cỏ xước, tỉ tê, ngắn chùn chùn.
- Giáo viên đọc chính tả
- Giáo viên đọc một lượt 
- Thu bài chấm
Nhận xét chung 
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Giáo viên cho học sinh làm bài 2a
 Chữa bài 
Bài 3: Giải tên câu đố 
Giáo viên chia nhóm cho học sinh làm bài 3a .
Giáo viên nhận xét – khen ngợi.
Củng cố dặn dò 
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài sau 
Học sinh lắng nghe 
- Học sinh theo dõi SGK 
- Học sinh đọc thầm 
- Học sinh viết từ khó
- 3 học sinh viết bảng lớp, lớp viết bảng con.
Học sinh viết 
Học sinh đổi bài soát lỗi 
7 – 10 nộp bài.
Học sinh khác tự soát lỗi - chữa lỗi sai ra lề.
 Bài 2a 
Học sinh đọc yêu cầu bài tập .
Học sinh tự làm vào vở bài tập 
 Bài 3 a 
Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
Thi giải nhanh ( viết vào bảng con)
Học sinh đọc câu đố – giải.( la bàn ) 
Học sinh làm vào vở bài tập.
..
Địa lí + Lịch sử:
Tiết 2: Làm quen với bản đồ
I- Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết.
- Định nghĩa đơn giản về bản đồ.
- Một số yếu tố của bản đồ: tên, phương hướng, tỉ lệ, kí hiệu bản đồ.
- Các kí hiệu của một số đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ.
 -HS yêu môn học 
II- Đồ dùng học tập:
 GV : Một số loại bản đồ: Thế giới, châu lục, Việt Nam.
 HS : SGK 
III- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
A- Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Môn Lịch sử và Địa lí giúp em hiểu điều gì?
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
2- Dạy bài mới:
a- Bản đồ:
+ Hoạt động 1: Cho học sinh làm việc cả lớp 
+ Hoạt động 2: Cho học sinh làm việc cá nhân
- Giáo viên nêu yêu cầu.
- Giáo viên chốt nội dung đúng.
b- Một số yếu tố của bản đồ.
- Cho học sinh làm việc theo nhóm 4
- Giáo viên nêu yêu cầu của việc thảo luận nhóm
 tên bản đồ Tên bản đồ 
Phạm vi thể hiện Phạm vi thể hiện 
Thông tin chủ yếuThông tin chủ yếu 
Giáo viên giải thích thêm 
s- Cho học sinh thực hành vẽ một số kí hiệu trên bản đồ
3-Củng cố, dặn dò:
Bản đồ là gì? 
Bản đồ dùng để làm gì? 
- Kiểm tra 2 học sinh. 
1/ Bản đồ 
- Học sinh đọc tên các bản đồ .
- Nêu phạm vi lãnh thổ thể hiện trên mỗi bản đồ.
- Học sinh rút ra kết luận: Bản đồ là gì - Vài học sinh nêu.
- Học sinh quan sát hinh 1, hình 2 chỉ vị trí đền Ngọc Sơn, hồ Hoàn Kiếm.
- Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Học sinh nhận xét 
2/ một số yếu tó của bản đồ 
- Học sinh đọc SGK và quan sát bản đồ thảo luận
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác bổ sung, hoàn thiện
- Học sinh rút ra kết luận về một số yếu tố cơ bản của bản đồ.
- Học sinh làm việc theo cặp: Vẽ kí hiệu bản đồ vào VBT 
Nhóm nào vẽ nhanh gắn lên bảng. 
- Học sinh trả lời
- Học sinh về chuẩn bị bài sau.
..
Sinh hoạt lớp:
Kiểm điểm tuần 1
I- Mục đích, yêu cầu:
- Nhận xét về sự chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập của học sinh 
- Nhận xét về ý thức học tập của học sinh trong tuần đầu tiên của năm học.
- Đề ra phương hướng tuần sau:
II- Chuẩn bị: Sổ theo dõi ghi nội dung các hoạt động trong tuần.
III- Lên lớp:
 -Lớp trưởng nhận xét tình hình lớp
 a/ Nề nếp lớp 
 + Đi học chuyên cần + Khăn quàng , guốc dép, 
 + vệ sinh , +Xếp xe đạp 
 b/ Đạo đức 
 c/ Học tập + Đồ dùng học tập 
 + ý thức học bài 
Gv đánh giá chung 
 Tuyên dương, Phê bình 
IV Phương hướng 
 - tiếp tục duy trì nề nếp của lớp 
 - Khắc hục khó khăn và phát huy ưu điểm đx đạt được 
V củng cố- dặn dò 
 -chuẩn bị tuần sau
- Từng tổ trưởng nhận xét tình hình tổ.
- Giáo viên nhận xét về sự chuẩn bị sách vở của học sinh 
- Nhận xét ý thức học tập của từng học sinh.
- Tuyên dương những em có ý thức chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập tốt, những em có ý thức học tập tốt.
- Đề ra phương hướng tuần sau: Phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1.doc..doc