Thiết kế bài dạy lớp 4 - Tuần 27

Thiết kế bài dạy lớp 4 - Tuần 27

 Hoạt động ngoài giờ

 VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG 26- 3

I – Mục tiêu:

-HS tìm hiểu về ngày 26- 3

- HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng 26 -3

- HS hăng hái tham gia

II- Chuẩn bị: HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ theo tổ

III- Hoạt động dạy học:

A.KTBC : Nêu ghi nhớ của bài 6 – ATGT

B.Bài mới

1.GT bài

 

doc 8 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 682Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 4 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 23 thỏng 3 năm 2009
	 Tuaàn 27
 	 Hoạt động ngoài giờ 
	 Văn nghệ chào mừng 26- 3
I – Mục tiêu:
-HS tìm hiểu về ngày 26- 3
- HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng 26 -3
- HS hăng hái tham gia
II- Chuẩn bị: HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ theo tổ
III- Hoạt động dạy học:
A.KTBC : Nêu ghi nhớ của bài 6 – ATGT
B.Bài mới 
1.GT bài 
2.Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngày 26 -3
? Ngày 26 -3 là ngày gì?
? Em hãy nêu lịch sử ra đời của ngày này?
-GV chốt lại
*HĐ 2: Văn nghệ chào mừng 26-3
- Y/c các tổ đã chuẩn bị tiết mục văn nghệ ôn lại, chuẩn bị biểu diễn
- Gọi lần lượt các tổ lên trình bày tiết mục của mình
-NX, biểu dương
3.Củng cố, dặn dò(3’)
-NX tiết học
-Nhắc HS làm nhiều việc tốt để tiến bước lên đoàn.
-HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm trả lời
- Nhóm khác NX, bổ sung
-HS các tổ chuẩn bị tiết mục của mình
-HS tự cử ban giám khảo chấm các tiết mục
- HS lên biểu diễn trước lớp
-BGK chấm, bình chọ các tiết mục hay
 Luyện tập đọc
 Dù sao tráI đất vẫn quay!
I – Mục đích, yêu cầu: 
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài: Cô-péc-ních, Ga-li-lê. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của hai nhà bác học.
- Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
- GD HS lòng dũng cảm kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
II - Đồ dùng dạy – học:
- Tranh chân dung hai nhà khoa học trong SGK, sơ đồ quả đất trong hệ mặt trời.
III – Hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra 4 HS đọc , trả lời câu hỏi về bài đọc trong SGK.
- Nhận xét cho điểm.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài – ghi bảng
 2. Hướng dẫn HS luyện đọc, tìm hiểu bài:
 a) Luyện đọc:
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài. 
- GV kết hợp HD HS phát âm đúng các tên riêng nước ngoài và giải nghĩa từ khó trong bài.
- Cho HS luyện đọc theo nhóm ba.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài:
- GV yêu cầu HS đọc thầm, đọc lướt, đọc thành tiếng từng đoạn và cả bài, trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Nêu nội dung bài.
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- Gọi 3 HS đọc 3 đoạn của bài, nêu giọng đọc của từng đoạn.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn văn:
 “Chưa đầyvẫn quay”.
- GV nhận xét và bình chọn HS có giọng đọc hay nhất.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài (3 lượt). 
- Luyện phát âm từ khó, đọc chú giải để hiểu nghĩa của các từ khó trong bài.
- 3 HS luyện đọc theo nhóm.
- 2 HS đọc cả bài.
- lắng nghe GV đọc bài.
-HS đọc bài trao đổi thảo luận và trả lời các câu hỏi trong SGK.
-HS nêu
- 3HS đọc và nêu cách đọc.
- HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- Nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất.
 3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Kĩ thuật
 Các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép 
 	 mô hình cơ khí
I.Mục tiêu:
-HS biết gọi tên, hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
-Sử dụng được cơ-lê, tua-vít để lắp, tháo các chi tiết.Lắp ráp được 1 số chi tiết với nhau.
-HS thêm yêu lao động
II.Đồ dùng :Bộ lắp ghép mô hình cơ khí
III.Các hoạt động dạy học
A.KTBC :KT sự chuẩn bị của HS
B.Bài mới
1.GT bài
2.Bài giảng 
*HĐ 3:HS thực hành 
-GV y/c các nhóm HS gọi tên,đếm số lượng các chi tiết cần lắp của từng mối ghép ở H 4a, 4b, 4c, 4d, 4d, 4e
-GV nhắc nhở HS: Sử dụng cờ –lê. tua vít để tháo, lắp các chi tiết. Chú ý an toàn khi sử dụng tua-vít.Tránh rơi vãi các chi tiết...
*HĐ 4:Đánh giá kết quả học tập (6’)
-GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành:
+ Các chi tiết lắp đúng kĩ thuật và đúng qui trình
+Các chi tiết lắp chắc chắn, không bị xộc xệch
-GVNX, đánh giá k/q
-Nhắc HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
3.Củng cố, dặn dò(3’)
-NX tiết học.CB bài sau.
-HS làm việc nhóm đôi: gọi tên, đếm số lượng các chi tiết cần lắp ở mỗi hình
-HS thực hành lắp ghép các mối ghép: mỗi nhóm lắp 4 mối ghép
-HS trưng bày sản phẩm thực hành
-HS dựa vào các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
 Thứ ba ngày 24 thỏng 3 năm 2009
Lịch sử
Thành thị ở thế kỉ XVI – XVII.
I – Mục tiêu: Sau bài học, HS nêu được:
- Vào thế kỉ thứ XVI – XVII, nước ta nổi lên ba đô thị lớn đó là Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.
- Mô tả được cảnh các đô thị lớn thế kỉ XVI – XVII. Sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển của nền kinh tế, đăc biệt là thương mại.
-HS thích tìm hiểu lịch sử dân tộc
II - Đồ dùng dạy – học:
- Các hình minh hoạ trong SGK, bản đồ Việt Nam, phiếu học tập cho HS.
III – Hoạt động dạy – học:
A – Kiểm tra bài cũ:(4’)
- GV gọi 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi của bài 22.
- GV nhận xét, cho điểm.
B - Dạy bài mới:(35’)
 Hoạt động 1: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An- ba thành thị lớn thế kỉ XVI-XVII.
- GV tổ chức cho HS làm việc với phiếu học tập:
- Phát phiếu cho HS, yêu cầu HS đọc SGK và hoàn thành phiếu.
- Theo dõi giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- Yêu cầu một số HS báo cáo kết quả.
- Tổng kết và nhận xét về bài làm của HS.
- Tổ chức cho HS thi mô tả về thành thị lớn ở thế kỉ XVI-XVII.
- Nhận xét bình chọn bạn mô tả hay nhất.
- HS làm việc cá nhân với phiếu học tập.
- Nhận phiếu, đọc SGK và hoàn thành phiếu.
- 3 HS báo cáo, mỗi HS nêu về một thành thị lớn.
- 3 HS tham gia cuộc thi, mỗi HS chọn mô tả về một thành thị, khi mô tả được sử dụng phiếu, tranh ảnh,
- Cả lớp nhận xét bình chọn.
 Hoạt động 2: Tình hình kinh tế nước ta thế kỉ XVI – XVII:
- GV tổ chức cho HS thảo luận cả lớp để trả lời câu hỏi: Theo em, cảnh buôn bán sôi động ở các đô thị nói lên điều gì về tình hình kinh tế nước ta thời đó?
- GV kết luận.
- HS trao đổi, thảo luận và phát biểu ý kiến.
- Nhận xét bổ sung.
 3. Củng cố dặn dò:(3’)
GV nhận xét giờ học, tìm đọc các tài liệu nói về các đô thị vừa học.
	 Luyện Toán
 Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
-Củng cố cho HS cách cộng ,trừ, nhân, chia p/s
-Rèn kĩ năng tính toán trên p/s
-HS trình bày bài khoa học.
II.Đồ dùng: Bảng phụ
III.Hoạt động dạy học
A.KTBC (5’): Tính x 15 và : 
B.Bài mới (35’)
1.GT bài (1’)
2.HD HS làm bài tập (31’)
Bài 1 ( Bài 119- tr 36- BTT4)
-Nhắc lại cách cộng 2 p/s khác MS
-GV NX, chốt kq
Bài 2 (217 – tr39- BTT4)
-GV nêu y/c
-Nêu cách tính giá trị của biểu thức?
-GVNX bài
Bài 3 ( Bài 247 – tr 44- BTT4)
-Y/c HS làm bài
-GVNX bài, chấm 1 số bài 
3.Củng cố, dặn dò (3’)
-Nhắc lại ND bài
-NX tiết học.CB bài sau.
-Nêu y/c
-2HS nhắc lại
-HS làm bài. 3 HS chữa bài
-HS đọc y/c
-HS nêu cách làm
-HS làm bài. 3 HS chữa bài
-NX bài bạn
-Đọc y/c
-HS làm bài
-4 HS chữa bài
-NX bài
 Luyện Tiếng Việt
 Luyện tập: Câu khiến
I.Mục tiêu:
- Củng cố cho HS về kiểu câu khiến
-HS biết dùng câu khiến phù hợp trong từng trường hợp cụ thể
-HS ham học hỏi
II.Đồ dùng: Bảng phụ
III.Hoạt động dạy học
A.KTBC (5’): Đọc ghi nhớ về câu khiến
- Viết 1câu khiến để mượn cái bút của bạn em.
B.Bài mới (35’)
1.GT bài(1’)
2.Bài giảng (31’)
Bài 1:(Bài 1- tr 144-BT trắc nghiệm TV4)
-GV treo bảng phụ
-GV NX, chữa bài
Bài 2:( Bài2-tr144-BTTN TV4)
-Y/c HS đọc lại truyện” Điều ước của vua Mi-đát” và tìm các câu khiến
-GV NX, chốt kq
Bài 3:(Bài 3-tr144-BTTN TV4)
- GV chấm ,chữa bài
3.Củng cố, dặn dò (3’)
-Nhắc lại ND bài
-NX tiết học .CB bài sau.
-HS đọc y/c
-HS làm bài.1HS lên chữa bài
-NX bài
-HS đọc y/c
-HS làm bài theo nhóm đôi
-Đại diện nhóm trình bày
-NX bài
-HS đọc y/c
-HS làm bài
 Thứ năm ngày 26 thỏng 3 năm 2009
Thể dục
Môn thể thao tự chọn. Trò chơI: “ dẫn bóng”.
I – Mục tiêu:
- Học một số nội dung của môn tự chọn: tâng cầu bằng đùi hoặc một số động tác bổ trợ ném bóng. Yêu cầu biết cách thực hiện và thực hiện cơ bản đúng động tác.
- Trò chơi: “ Dẫn bóng”. Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động để tiếp tục rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn.
- HS có ý thức tự giác luyện tập.
II - Địa điểm, phương tiện:
- Trên sân trường, vể sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Mỗi HS một dây và dụng cụ để tổ chức trò chơi và tập môn tự chọn.
III – Nội dung và phương pháp:
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến ND, yêu cầu giờ học.
- Cho HS khởi động: xoay các khớp, chạy nhẹ nhàng, tập bài thể dục, nhảy dây.
- GV quan sát nhận xét.
2. Phần cơ bản:
a) Môn tự chọn:
- Đá cầu: GVHD động tác tâng cầu bằng đùi.
-GV làm mẫu, giới thiệu động tác
- GV nhận xét, uốn nắn.
b) Trò chơi vận động: “Dẫn bóng”. Cách dạy như bài trước.
3. Phần kết thúc:
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Cho HS tập một số động tác hồi tĩnh.
- GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học và nhắc nhở HS chuẩn bị bài sau.
 - HS tập hợp 4 hàng dọc, dóng hàng, điểm số, báo cáo. lắng nghe GV nêu yêu cầu giờ học.
- Thực hiện khởi động theo hướng dẫn của GV.
- HS tập theo đội hình hàng ngang, cán sự điều khiển.
- HS tập cách cầm cầu và đứng chuẩn bị.
- HS quan sát GV làm mẫu rồi thực hiện tập .
-Tập theo tổ
-Đại diện mỗi tổ 1 người thi
- HS thực hiện.
- HS tổ chức trò chơi dưới
sự hướng dẫn của GV.
- Đứng vỗ tay và hát.
- Hệ thống bài.
Luyện khoa học: LUYệN HAI BàI TRONG TUầN
I – Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể:
- Kể tên và nêu được vai trò các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống.
- Biết thực hiện những quy tắc đơn giản phòng tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt.
- Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hằng ngày
- Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất. Biết một số cách để chống nóng, chống rét cho người, động vật, thực vật
II - Đồ dùng dạy – học:
- Phiếu học tập.
- HS sưu tầm những thông tin chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau.
III – Hoạt động dạy – học:
Ôn nội dung bài:
- GV yêu cầu HS quan sát hình trang 106- SGK, trả lời câu hỏi:
+ Những vật nào là nguồn toả nhiệt?
+ Vai trò của từng nguồn nhiệt ấy như thế nào?
- Gọi HS trình bày – GV nhận xét và kết luận.
- Tiếp nối nhau trình bày.
- Nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm là một tổ.
- Yêu cầu: Hãy ghi những rủi ro, nguy hiểm và cách phòng tránh rủi ro nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt.
- GV đi giúp đỡ các nhóm, nhắc nhở để đảm bảo HS nào cũng hoạt động.
- Gọi HS báo cáo kết quả làm việc. 
- GV nhận xét, kết luận chung.
- 2 bàn ngồi quay mặt vào nhau tạo thành một nhóm, trao đổi thảo luận và ghi câu trả lời vào phiếu.
- Đại diện các nhóm đọc kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung.
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp đôi, trả lời câu hỏi:
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm?
- GV đi gợi ý hướng dẫn HS.
- Gọi HS trình bày.
- GV nhận xét, kết luận.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng trao đổi, thảo luận, ghi ra giấy những ý kiến đã thống nhất.
- Một số HS trình bày ý kiến của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Gió sẽ ngừng thổi.
*Trái đất sẽ trở nên lạnh giá.
* Nước trên trái đất sẽ ngừng chảy và đóng băng.
* Trái đất sẽ trở thành một hành tinh chết, không có sự sống.
? Cách chống nóng, chống rét cho người, động vật, thực vật:
một số HS phát biểu ý kiến.
- GV và cả lớp nhận xét, bổ sung, liên hệ thực tế bản thân
3.Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS nhắc lại ND chính của bài.
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương HS, nhắc HS chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27.doc