Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Tường Thượng - Tuần 13

Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Tường Thượng - Tuần 13

Tiết 25: Người tìm đường lên các vì sao

I) MỤC TIÊU

* Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: Xi- ôn- cốp- xki, dại dột, rủi ro, làm nảy ra, non nớt.

* Đọc diễn cảm toàn bài, giọng đọc phù hợp với nội dung, ngắt nghỉ sau mỗi dấu câu. Nhấn giọng ở những từ ngữ nói về ý chí , nghị lực có trong bài.

Hiểu các từ ngữ trong bài: Thiết kế, khí cầu, Sa Hoàng, tâm niệm, tôn thờ.

*Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại người Nga Xi- ôn- cốp- xki nhờ khổ công kiên trì nghiên cứu, bền bỉ suốt 40 năm đã được thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao.

 

doc 42 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 888Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Tường Thượng - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13.
Ngày soạn: 21/11/08	 Ngày giảng: Thứ hai ngày 24/11/080
Tiết 1. Tập đọc.
Tiết 25: Người tìm đường lên các vì sao
I) Mục tiêu
* Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: Xi- ôn- cốp- xki, dại dột, rủi ro, làm nảy ra, non nớt.
* Đọc diễn cảm toàn bài, giọng đọc phù hợp với nội dung, ngắt nghỉ sau mỗi dấu câu. Nhấn giọng ở những từ ngữ nói về ý chí , nghị lực có trong bài.
Hiểu các từ ngữ trong bài: Thiết kế, khí cầu, Sa Hoàng, tâm niệm, tôn thờ.
*Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại người Nga Xi- ôn- cốp- xki nhờ khổ công kiên trì nghiên cứu, bền bỉ suốt 40 năm đã được thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao.
II) Đồ dùng dạy - học :
GV : Tranh minh hoạ chân dung nhà bác học Xi- ôn- cốp- xki, tranh ảnh về khinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ (nếu có), băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc
HS : Sách vở môn học
III)Phương pháp: 
	Quan sát. giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập
IV) Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A,KTBC(4’)
- Gọi 3 HS đọc bài : “ Vẽ trứng ” + trả lời câu hỏi
- GV nhận xét – ghi điểm cho HS
B,Bài mới.
1GTB(1’)
* Giới thiệu bài – Ghi bảng.
2Luyện đọc (10’)
* Luyện đọc:
 - Gọi 1 HS khá đọc bài
 - GVchia đoạn:bài chia làm 4 đoạn
 - Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2+ nêu chú giải
 - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp và gọi vài nhóm đọc 
- GV đọc bài lần 1.
3 Tìm hiểu bài (12’)
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 + trả lời câu hỏi: 
+ Xi- ôn- cốp- xki mơ ước điều gì?
+ Khi còn nhỏ ông đã làm gì để có thể bay được?
+ Theo con, hình ảnh nào đã gợi ước muốn tìm cách bay trong không trung của Xi- ôn- cốp- xki ? 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2,3 và trả lời câu hỏi:
+ Để tìm hiểu bí mật đó Xi- ôn- cốp- xki đã làm gì?
+ Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào?
Thiết kế: vẽ mô hình  
+ Nguyên nhân chính giúp Xi- ôn- cốp- xki thành công là gì? 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi:
+ ý chính đoạn 4 là gì?
*TCTV: Giới thiệu thêmvề Xi- ôn- cốp- xki
+ Em hãy đặt tên khác cho truyện.
+ Nội dung chính của bài là gì?
GV ghi nội dung lên bảng
4,Đọc diễn cảm (10’)
*GV: đọc toàn bài và nêu cách đọc 
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn của bài.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
C,Củng cố dặn dò (3’)
- GV nhận xét chung.
+ Nhận xét giờ học
+ Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Văn hay chữ tốt”
- 2 HS thực hiện yêu cầu
- HS ghi đầu bài vào vở
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- HS đánh dấu từng đoạn
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Xi- ôn- cốp- xki mơ ước được bay lên bầu trời.
- Khi còn nhỏ ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim.
- Hình ảnh quả bóng không có cánh vẫn bay được gợi cho Xi- ôn- cốp- xki tìm cách bay vào không trung. 
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- Xi- ôn- cốp- xki đã đọc không biết bao nhiêu là sách, ông hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần.
- Ông sống rất kham khổ, ăn bành mì suông, để dành tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Sa Hoàng không đồng ý nhưng ông khôn nản chý. Ông kiên trì nghiên cứu và đã thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng.
- Vì ông có ước mơ đẹp, chinh phục các vì sao và ông có quyết tâm thực hiện ước mơ đó.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
. Sự thành công của Xi- ôn- cốp- xki.
- Lắng nghe.
- Học sinh nối tiếp đặt tên: 
+ Ước mơ của Xi- ôn- cốp- xki.
+ Người chinh phục các vì sao.
+ Ông tổ của ngành du hành vũ trụ.
+ Quyết tâm chinh phục bầu trời.
Truyện ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi- ôn- cốp- xki, nhờ khổ công nghiên cứu, kiên trì bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành một phương tiện bay đến các vì sao.
HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung
- 4 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi cách đọc.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3,4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
Lắng nghe
Ghi nhớ
* Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, hiểu bài.
================================
Tiết 2. Toán.
Tiết 60: Luyện tập
I. Mục tiêu
- Thực hiện phép nhân với số có hai chữ số.
- áp dụng nhân với số có hai chữ số để giải các bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng dạy - học
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A,KTBC(5’)
- Gọi học sinh chữa bài tập 3.
- Kiểm tra vở bài tập ở nhà của học sinh.
B,Bài mới 
1 GTB(1’)
* Nêu mục tiêu và ghi đầu bài.
2 Luyện tập 
*. Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1(10’)
- Yêu cầu tự đặt tính rồi tính. 
- HS làm vào bảng con 
- NX chữa bài
Bài2(10’)
*Gọi hs đọc y/c 
- GV hd làm bài: cách tính giá trị của biểu thức coa chứa một chữ 
- Chữa bài nx đánh giá chung 
Bài 3(6’)
*Gọi hs đọc y/c
- Phân tích đề bài tìm cách giải
- Gọi hs lên bảng ,lớp giải vào vở
- Chữa bài nx đánh giá 
Bài 4(7’)
*Gọi hs đọc y/c
- Phân tích đề 
- Thi giải nhanh vào vở 
- Nêu miệng kết quả 
C,Củng cố dặn dò (3’)
* GV nx đánh giá tiết học 
- Dặn dò bài sau 
- BTVN;bài 5 
 - 1 học sinh lên chữa.
- HS ghi đầu bài 
- 3 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào bảng con 
 a. 17 b. 428 c. 2057
 x 86 x 39 x 23 
 102 3852 6171 
 136 1284 4114 
 1462 16692 47311 
- hs đọc y/c 
- Thi điền nhanh vào vở và nêu miệng kết quả 
- Nx bài của bạn 
m
3
30
23
230
mx78
234
2340
1794
17940
- HS đọc y/c và nêu cách giải 
- 1 hs lên bảng
Tóm tắt : 1phút : 75lần 
Bài giải:
 24 giờ có số phút là
 60x24 =1440 (phút)
 Số lần tim người đó đập trong 24 giờ
 75 x1440 =108 000(lần )
 Đ/S : 108 000 phút
-Gọi hs đọc y/c 
- Thi giải nhanh vào vở và nêu miệng – nx bạn 
Tóm tắt : 
1kg:5200đ- 13kg:..đ?
1kg:5500đ- 18kgđ?
 Bài giải:
Số tiền bán 13 kg đường loại 5200 một kg là:
 5200 x 13 = 67600 (đồng)
 Số tiền bán 18 kg đường loại 5500 đồng một kg là:
 5500 x 18 =99000 (đồng)
 Số tiền bán cả hai loại đường là:
 67600 + 99000 = 166600 (đồng)
 ĐS: 166600 (đồng)
* Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dưng bài.
=================================
Tiết 3. Khoa học.
Bài 25: Nước bị ô nhiễm
I) Mục tiêu
- Biết được nước sạch và nước bị ô nhiễm bằng mắt thường và bằng thí nghiệm. 
- Biết được thế nào là nước sạch thế nà là nước bị ô nhiễm.
- Luôn có ý thức sử dụng nước sạch, không bị ô nhiễm. 
II) Đồ dùng dạy - học
Học sinh chuẩn bị theo nhóm:
Một chai nước sông hoặc hồ ao (hoặc nước đã rửa tay), một chai nước giếng hoặc nước máy. 
Hai vỏ chai, hai phễu, hai miếng bông.
GV kính lúp (theo nhóm) 
Mẫu bảng phô tô đánh giá theo nhóm.
III) Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động kết thúc:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (3’)
? Hãy nêu vai trò của nước đối với đời sống của con người, động vật, thực vật ?
? Nước có vai trò gì trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp? Lấy ví dụ ?
2. Bài mới: (30’)
a. Giới thiệu: Làm thế nào chúng ta có thể biết được đâu là nước sạch đâu là nước bị ô nhiễm, các em cùng làm thí nghiệm để phân biệt chúng.
 Hoạt động 1: Làm thí nghiệm: Nước sạch, nước bị ô nhiễm.
- Tổ chức làm thí nghiệm.
- Yêu cầu nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị.
- Yêu cầu 1 học sinh đọc to thí nghiệm.
- Giáo viên giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Gọi 2 nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, giáo viên ghi nhanh các ý kiến của học sinh.
Kết luận: Nước sông, hồ, ao hoặc đã sử dụng thường bẩn, có nhiều tạp chất: Cát, đất, bụi
? ở sông, hồ, ao còn có những vật hoặc sinh vật nào sống ?
- Nếu có kính lúp, cho học sinh quan sát để thấy được những sinh vật sống trong nước.
Kết luận thí nghiệm.
Hoạt động 2: Nước sạch, nước bị ô nhiễm.
- Tổ chức thảo luận nhóm
- Phát phiếu bảng tiêu chuẩn theo nhóm.
- Yêu cầu thảo luận đưa ra các đặc điểm của nước.
- Nhóm nào song, đọc nhận xét của nhóm.
- 2 học sinh thực hiện.
- Học sinh nghe.
- Hoạt động nhóm.
- Trưởng nhóm báo cáo.
- 2 học sinh trong nhóm thực hiện lọc nước. Các học sinh khác theo dõi để đưa ra ý kiến sau khi quan sát, thư kí ghi các ý kiến vào giấy. Sau đó cả nhóm tranh luận để đưa ra ý kiến, kết quả chính xác nhất.
- Cử đại diện trình bày.
- Miếng bông lọc chai nước mưa (máy, giếng) sạch không có màu, mùi lạ vì nước này sạch.
- Miếng bông lọc chai nước sông, hồ, ao hay nước đã qua sử dụng có màu vàng, có nhiều đất, bụi, chất nhỏ đọng lại vì nước này bẩn, bị ô nhiễm.
- Cá, tôm, cua, ốc, bọ gậy, cung quang
- Quan sát và nêu những gì mình thấy trong nước. 
- Nghe.
 - Thảo luận nhóm. 
- Nhập phiếu, thảo luận, hoàn thành.
- Đọc, bổ sung, sửa phiếu.
Đặc điểm
Nước sạch
Nước ô nhiễm
Màu
Không màu, trong suốt
Có màu, vẩn đục
Mùi
Không mùi
Có mùi hôi
Vị
Không vị
Vi sinh vật
Không có hoặc có ít không đủ gây hại
Nhiều quá mức cho phép
Có chất hoà tan
Không có các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ.
Chứa các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ con người.
- Gọi học sinh đọc mục bạn cần biết.
Hoạt động kết thúc: (2’)
Nhận xét tiết học.
Về nhà học mục bạn cần biết.
Về nhà tìm hiểu tại sao nước ở nơi em ở lại bị ô nhiễm.
* Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, hiểu bài.
	- Nhược điểm: Một số em chưa chú ý.
=======================================
 Tiết 4. Đạo đức.
Bài 13: hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
 Truyện: Phần thưởng
I - Mục tiêu:
1) Kiến thức: Giúp học sinh hiểu: Ông bà, cha mẹ là người sinh ra chúng ta, nuôi nấng chăm sóc chúng ta.
Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là biết quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, để ông bà, cha mẹ vui lòng.
2) Kỹ năng: Có hành vi giúp đỡ ông bà, cha mẹ những việc vừa sức, vâng lời ông bà, cha mẹ và phê phán những hành vi không hiếu thảo.
3) Thái độ: Yêu quý, kính trọng ông bà, cha mẹ. Biết quan tâm đến sức khoẻ niềm vui, công việc của ông bà, cha mẹ.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Giáo viên: Bảng phụ ghi các tình huống, giấy màu xanh, đỏ, tranh vẽ minh hoạ, giấy viết cho mỗi nhóm.
- Học sinh: Sách vở, đồ dùng học tập.
III Các hoạt động dạy - học - chủ yếu:
Tiết 2:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A,KTBC(3’)
- Gọi hs đọc bài học 
- NX đánh giá 
B,Bài mới
1 GTB(1’)
* GV nêu và ghi đầu bài 
2 ND (25’)
Hoạt động 1: Đánh giá việc làm đúng hay sai
- Y/c hs làm việc theo nhó ... ghi đầu bài lên bảng.
2 ND 
* HD ôn tập:
Bài 1(5’)
*Gọi hs đọc y/c.
Y/c Hs trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi.
+ Đề 1 và đề 3 thuộc loại văn gì? vì sao em biết?
+ Trong 3 đề trên đề nào là đề văn kể chuyện?
GV kết luận chung.
Bài 2(10’)
* Gọi hs đọc y/c.
- Y/c hs thảo luận và phát biểu về đề tài của mình chọn.
a) Kể trong nhóm:
- Y/c hs kể chuyện và trao đổi về câu chuyện theo cặp.
- GV treo bảng phụ:
+ Văn kể chuyện:
+ Nhân vật:
+ Cốt truyện:
3 Thi kể (12’)
b) Kể trước lớp:
- Tổ chức cho hs thi kể.
- Khuyến khích HS lắng nghe và hỏi bạn theo các câu hỏi gợi ý ở BT3.
- Nxét, cho điểm từng hs.
- Nhắc lại bố cục trong bài văn.
C,Củng cố dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà học bài, làm bài vào vở, chuẩn bị bài sau.
- Vài hs đọc lại đoạn văn 
- Ghi đầu bài vào vở.
- 1 hs đọc, cả lớp theo dõi.
- Đề 1 thuộc loại văn viết thư vì đề bài y/c viết thư thăm bạn.
- Đề 3 thuộc loại văn miêu tả vì đề bài y/c tả chiếc áo hoặc chiếc váy.
- Đề 2 là đề văn kể chuyện.
- HS đọc.
- 2 Hs nối tiếp nhau đọc từng bài.
- Hs kể theo cặp.
- Kể lại một chuỗi sự việc có đầu, có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật.
- Mỗi câu chuyện cần nói lên một điều có ý nghĩa.
- Là người hay các con vật, đồ vật, cây cối... được nhân hoá.
- Hành động, lời nói, suy nghĩ... của nhân vật nói lên tính cách nhân vật.
- Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu góp phần nói lên tính cách, nhân vật...
- Cốt truyện thường có 3 phần: mở đầu - diễn biến - kết thúc.
- Có 2 kiểu mở bài (trực tiếp hay gián tiếp), có 2 kiểu kết bài (mở rộng hay không mở rộng).
- 3 - 5 hs thi kể.
- Hỏi và trả lời về nội dung.
- Hs nhắc lại vài lần.
Ghi nhớ.
* Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, hiểu bài.
=================================
Tiết 2. Toán.
Tiết 64: Luyện tập
I. Mục tiêu
- Nhân với số có ba chữ số. 
- áp dụng tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân, tính chất nhân một số với một tổng (hoặc một hiệu) để tính giá trị biểu thức theo cách thuận tiện nhất.
- Tính giá trị biểu thức số, giải bài toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy - học
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. ổn định:1p
B. Kiểm tra bài cũ:3p
- Gọi học sinh lên giải bài tập 3. 
- Kiểm tra vở bài tập của học sinh khác.
C. Bài mới:30p
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1: 
- Yêu cầu đặt tính và tính.
- Chữa bài
- Nêu cách thực hiện. 
Bài 2: 
- Nêu tên bài, tự làm bài.
- Chữa bài, yêu cầu cách nhân với 11. 
Bài 3: 
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu 3 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào vở bài tập. 
- 1 học sinh lên bảng.
- Học sinh nghe.
- 1 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào vở bài tập.
 a. 345 b. 237 c. 346 
 x 200 x 24 x 403
 69000 948 1038
 474 1384 
 5688 139438 
- Học sinh lên bảng.
a. 95 +11x206 = 95 + 2266 = 2361
b. 95 x 11+206 = 1045 +206 = 1251
c. 95x11x206 = 1045x206= 215270
- Tính giá trị của biểu thức theo cách thuận tiện nhất. 
142x12 + 142x18 = 142 x (12 +18) = 142 x 30 = 4260 
49 x 365 -39 x365= (49-39) x365 = 10 x 365 =3650
4x18x25 = (4x25) x 18= 100 x 18 = 1800
? Đã áp dụng tính chất gì để biến đổi = 142x(12+18), phát biểu tính chất này ?
? Hỏi tương tự đối với các trường hợp:
Bài 4:
- Gọi đọc đề bài.
- Yêu cầu làm bài.
Cách 1: Bài gải: 
Số bóng điện cần để lắp đủ 32 phòng:
8x 32 = 256 (bóng)
Số tiền cần để mua bóng điện lắp để cho 32 phòng là:
3500 x 256 =896000 (đồng)
Đs: 896000 (đồng)
Bài 5: 
- Gọi đọc đề bài trước lớp.
? Diện tích hình chữ nhật được tính như thế nào ?
? Yêu cầu làm phần a ? 
C. Củng cố – dặn dò 
- Tổng kết tiết học
- Nhận xét, dặn về nhà làm bài và chuẩn bị bài.
 - Tính chất nhân một số với một tổng. Nêu tính chất.
b. Nhân một hiệu với một số.
c. Tính chất giao hoán và tính chất kết hợp.
- 1 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào vở bài tập có thể giải bằng hai cách.
Cách 2: Bài gải: 
Số tiền đề mua bóng điện để lắp cho mỗi phòng:
3500 x 8 =28000 (đồng)
Số tiền cần để mua bóng điện lắp đủ cho 32 phòng là: 
28000 x 32 = 896000 (đồng)
- 1 học sinh đọc.
- S =a x b
- Nếu a =12 cm và b = 5 cm thì: S = 12 x 5 =60 (cm2)
- Nếu a =15cm và b=10 cm thì S= 15 x 10 =150 cm2 
 * Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, hiểu bài.
======================================
Tiết 3. Mĩ Thuật.
Bài 13: vẽ theo mẫu
đồ vật có dạng hình trụ
A. Mục tiêu:
Học sinh nhận biết được các đồ vật dạng hình trụ và đặc điểm hình dáng của chúng.
Học sinh biết cách vẽ và vẽ được đồ vật dạng hình trụ gần giống mẫu.
Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của đồ vật.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giấy vẽ hoặc vở thực hành. Một số bài vẽ đồ vật dạng hình trụ của học sinh các lớp khác. Hình gợi ý cách vẽ.
- Học sinh: Sách giáo khoa, giấy hoặc vở thực hành. Bút chì, tẩy, màu vẽ.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Giảng bài mới:
- Khởi động: 
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét 
- Giáo viên giới thiệu mẫu vẽ có dạng hình trụ và bày mẫu để học sinh nhận xét.
? Em hãy tả lại hình dáng chung của cái chai so với cái phích.
? Đồ vật đó có những bộ phận nào
? Em hãy gọi tên các đồ vật ở hình trang 2 sách giáo khoa.
- Hãy tìm ra sự giống và khác nhau của cái chén và cái chai ở hình 1 trang 25 sách giáo khoa.
- Giáo viên bổ sung nêu sự khác nhau của 2 đồ vật đó.
- Về độ đậm nhạt tỷ lệ các bộ phận
Hoạt động 2: Cách vẽ (5’)
- Giáo viên lấy 1 mẫu để vẽ.
- Yêu cầu 1 học sinh tả về tỷ lệ của cái phích để giáo viên vẽ.
- So sánh tỷ lệ, chiều cao, chiều ngang của vật mẫu, kể cả tay cầm phác khung hình cân đối với tờ giấy, phác đường trục của đồ vật.
- Tìm tỷ lệ các bộ phận: Miệng, vai, thân đáy của đồ vật (vì nếu tỷ lệ không đúng vẽ sai hình).
- Vẽ nét chính và điều chỉnh tỷ lệ hòan thiện hình vẽ.
- Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu theo ý thích.
Họat động 3: Thực hành (20’)
- Giáo viên cho học sinh vẽ theo nhóm
Nhóm 1 vẽ cái chai.
Nhóm 2 vẽ cái phích.
- Gợi ý học sinh quan sát mẫu và vẽ theo cách đã hướng dẫn đồng thời chỉ ra chỗ chưa đạt ở mỗi bài vẽ để học sinh cùng sửa chữa.
Họat động 4: Nhận xét đánh giá
- Giáo viên yêu cầu học sinh chọn một số bài vẽ để treo lên bảng.
- Bố cục đã đẹp chưa.
- Hình dáng.
- Động viên khích lệ học sinh có bài vẽ tốt.
- Dặn dò: Sưu tầm tranh phiên bản của họa sĩ
- Hát chào giáo viên
- Học sinh quan sát mẫu trả lời.
- Học sinh tả lại độ cao thấp rộng hẹp của vật mẫu.
- Miệng, vai, cơ thân đáy.
- Học sinh làm việc theo yêu cầu của giáo viên.
- Cái chai nhiều chi tiết hơn cao hơn chiều cao.
- Cái chén thấp và ít chi tiết.
- Học sinh quan sát mẫu
- Cái phích có chiều cao lớn hơn chiều ngang, gồm miệng, thân đáy, quai, vai
- Học sinh làm bài theo nhóm theo sự sắp xếp của giáo viên.
- Chú ý vẽ bằng mẫu thực
- Quan sát kỹ trước khi vẽ.
- Học sinh quan sát và nhận xét bài được treo trên bảng.
- Học sinh quan sát đã đúng tỷ lệ chưa
* Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, hiểu bài, nghiêm túc.
==================================
Tiết 4. Hát nhạc:
Bài 13: ôn tập bài hát khăn quàng thắm mãi vai em, tập đọc nhạc: tđn số 3
I. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca, biết thể hiện tình cảm của bài hát.
- Học sinh biết vừa hát, vừa gõ đệm theo tiết tấu, phách, nhịp và biểu diễn bài hát
- Biết đọc đúng cao độ, trường độ và ghép lời ca bài TĐN số 3 cùng bước đều.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nhạc cụ (thanh phách) chép sẵn bài TĐN số 3 lên bảng.
- Học sinh: Thanh phách.
III. Phương pháp:
- Làm mẫu, phân tích, đàm thoại, giảng giải, thực hành, lý thuyết.
Iv. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Gọi 2 - 3 em lên bảng hát bài “Khăn quàng thắm mãi vai em”
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới (26’)
a. Giới thiệu bài:
- Giờ học hôm nay các em sẽ ôn lại bài  và tập đọc nhạc bài TĐN số 3.
b. Nội dung:
* Ôn bài hát khăn quàng thắm mãi vai em.
- Giáo viên hát lại bài hát 1 lần.
- Cho cả lớp ôn lại bài hát dưới nhiều hình thức: Cả lớp - dãy - tổ
- Tổ chức cho 2 nhóm hát: 1 nhóm hát, 1 nhóm gõ đệm theo nhịp và ngược lại
- Hướng dẫn học sinh tập một số động tác phụ họa đơn giản.
* TĐN số 3 cùng bước đều
- Cho học sinh luyện đọc cao độ
- Cho học sinh luyện đọc tiết tấu, vỗ tay theo hình tiết tấu
- Cho học sinh tập đọc nhạc số 3.
- Cho học sinh quan sát bài chép sẵn trên bảng.
? Trong bài đọc nhạc số 3 có những hình nốt gì
? So sánh 6 nhịp đầu và 6 nhịp sau có chỗ nào giống nhau và khác nhau
- Giáo viên dạy học sinh đọc chậm, rõ ràng từng nốt, từng câu một.
- Đọc tiếp nối 2 câu 1.
- Đọc nhạc kết hợp với ghép lời ca, tổ 1 đọc nhạc, tổ 2 hát lời ca và ngược lại
4. Củng cố dặn dò (4’)
- Giáo viên tổng kết bài, nhận xét giờ học.
- Dặn dò: Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài tiết sau.
- Cả lớp hát
- Học sinh hát
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh ôn lại bài hát
- Cả lớp lắng nghe
- Ôn lại bài hát cả lớp, dãy, tổ
- 1 nhóm hát, 1 nhóm gõ đệm theo nhịp
- Học sinh luyện cao độ
- Học sinh luyện đọc và gõ tiết tấu
- Nốt đen và nốt trắng
- Học sinh trả lời
- Học sinh tập đọc nhạc bài số 3 theo hướng dẫn của giáo viên
- Đọc nhạc + ghép lời ca.
* Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Lớp sôi nổi.
	- Nhược điểm: Một số em còn hát sai về cao độ.
=====================================
Tiết 5. Sinh hoạt.
Tuần 13.
I/ yêu cầu
 	- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp
	- Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS
II/ lên lớp
	1. Tổ chức : Hát
	2. Bài mới
 a. Nhận định tình hình chung của lớp
	- Nề nếp : 
	 + Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, đầu giờ đến sớm
	 + Đầu giờ trật tự truy bài
	 - Học tập : Nề nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe giảng nhưng chưa sôi nổi trong học tập. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp
	 - Thể dục : Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác
 - Có ý thức đoàn kết với bạn, lễ phép với thầy cô giáo 
b. Kết quả đạt được
 - Tuyên dương : Nghiệp; Nga; Minh Ngọc, đạt điểm giỏi.
 - Phê bình: Hải, mất trật tự trong lớp.
c.. Phương hướng :
 	 - Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt.
 - Khắc phục những nhược điềm còn tồn tại 
 - Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập giành nhiều hoa điểm 10
 - Tiếp tục thu các khoản tiền quy định 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 13.doc