Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Tường Thượng - Tuần 5

Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Tường Thượng - Tuần 5

BÀI. NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG

I. Mục tiêu

1. Đọc trơn toàn bài. Chú ý:

- Đọc đúng các từ ngữ có âm vần địa phương dễ sai.

- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật và lời người kể chuyện; đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.

2. Hiểu ý nghĩa các từ trong bài. Biết tóm tắt câu chuyện và nêu ý chính của câu chuyện. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm dám nói sự thật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh trong SGK.

- Bảng lớp ghi từ ngữ, câu cần luyện đọc.

 

doc 48 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Tường Thượng - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 5. Thứ hai ngày 29 tháng 09 năm 2008
Tiết 1. Tập đọc.
Bài. Những hạt thóc giống
I. Mục tiêu
1. Đọc trơn toàn bài. Chú ý:
- Đọc đúng các từ ngữ có âm vần địa phương dễ sai.
- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật và lời người kể chuyện; đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.
2. Hiểu ý nghĩa các từ trong bài. Biết tóm tắt câu chuyện và nêu ý chính của câu chuyện. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm dám nói sự thật.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh trong SGK.
- Bảng lớp ghi từ ngữ, câu cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
A. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Gọi hs đọc bài Tre Việt Nam
- Trả lời câu hỏi 4 trong SGK
- Bài thơ nhằm ca ngợi những phẩm chất gì, của ai? - Gv nhận xét cho điểm
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1’
Những hạt thóc giống thể hiện rõ hơn: trung thực là một đức tính đáng quý, đáng được đề cao....
- Gv ghi đề bài lên bảng
2. Luyện đọc 8’
- Goi 1 hs đọc toàn bài 
- Luyện đọc đoạn 
- Lần 1: Từ khó +từ sai 
- Lần 2 :Từ chú giải
- Lần 3: Đọc trong N3
- Đọc cả bài.
3 Tìm hiểu bài : 10’’
- Gọi hs đọc toàn truyện
? Nhà vua muốn chọn người như thế nào để nối ngôi? 
- Nhà vua làm cách nào tìm được người trung thực? - Gv hỏi thêm HS: thóc đã luộc chín còn nảy mầm được không (HS tự trả lời)
 Mưu kế của nhà vua.
- Gv chốt: Đó là mưu kế của nhà vua. Vua bắt dân gieo thứ thóc đã luộc – thứ thóc không thể nảy mầm được, lại giao hẹn kẻ không có thóc bị trị tội. Bằng cách đấy, vua sẽ biết ai là người trung thực, dũng cảm nói sự thật.
Đoạn 2 :
? Theo lệnh vua, chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao? 
? Đến kỳ phải nộp thóc cho vua, mọi người đã làm gì? Chôm đã làm gì? 
? Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người? 
? Thái độ mọi người như thế nào khi nghe lời nói thật của Chôm? 
? Chôm đã được hưởng điều gì? - Theo em, vì sao trung thực là một phẩm chất đáng quý?
TK:
• Người trung thực là người dũng cảm, dám bảo vệ sự thật, không sợ cái chết, không vì quyền lợi của mình mà dối trá, làm hại người khác.
? Câu truyện ca ngợi ai, ca ngợi điều gì? 
4 Đọc diễn cảm 10’
- Gv đọc diễn cảm bài văn.
- Giọng văn đọc chậm rãi. Lời Chôm tâu vua ngây thơ, lo lắng. Lời nhà vua khi ôn tồn (lúc giải thích thóc giống đã được luộc kỹ), khi dõng dạc (lúc ca ngợi đức tính trung thực của chú bé Chôm.
- Gọi hs nêu cách đọc từng đoạn 
- Luyện đọc đoạn 
* Thi đọc diễn cảm đ3 
- Y/C đọc trong N2 
- Vài N đọc thi 
*GV nx đg 
3. Củng cố, dặn dò 2’
-Gv củng cố nd bài 
- Liên hệ trực tế trong lớp về tính trung thực 
*Dặn dò bài sau
- HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- HS trả lời
Bài thơ ca ngợi cây tre, tượng trưng cho người Việt Nam có những phẩm chất tốt đẹp: ngay thẳng, trung thực, đoàn kết, giàu tình yêu thương nhau.
- hs ghi vở
- 1 hs 
- 3 hs nối tiếp nhau đọc 
- 3hs đọc +TLC
- hs đọc +3 N thi đọc +nx
- 1 hs đọc 
- 1HS đọc thành tiếng đoạn 1. Cả lớp đọc thầm, 
-Vua muốn chọn người trung thực để nối ngôi.
- Phát cho mỗi người dân một thúng thóc giống đã luộc kĩ và hẹn: ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
- Chôm đã gieo trồng, dốc công chăm sóc nhưng thóc không nảy mầm.
- Mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho vua. Chôm khác hẳn mọi người
- Chôm dám nói sự thật, không sợ bị trừng phạt.
- Mọi người sững sờ, sợ hãi thay cho Chôm vì Chôm là người dám nói sự thật không sợ bị trừng phạt.
- Được lên làm vua
• Vì người trung thực là đáng tin cậy, bao giờ cũng nói thật, đặt quyền lợi của đất nước lên trên hết.
• Người trung thực là người yêu sự thật, ghét dối trá. Họ bao giờ cũng là người tốt, người nhân hậu.
*) ý nghĩa : Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm dám nói sự thật.
- hs nghe
-3 hs nêu+ đọc đoạn 
- HS đọc trong N2
- 3 N đọc nx và bình chọn bạn đọc hay nhất 
=========================
Tiết 2. Tooán
Đ 21: Luyện tập
I/Mục tiêu 
- Giúp hs củng cố về nhận biết số ngày trong từng tháng của một năm 
- Biết năm nhuận có 366 ngày , năm thướng có 365 ngày .
- Củng cố giữa các đơn vị đo đã học về thời gian , cách tính mốc thế kỉ .
II/Đồ dùng dạy học 
GV:Giáo án , sgk 
HS: Chuẩn bị bài chu đáo 
III/Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.KTBC:4P
- Gọi hs nêu mối quan hệ của số đo thời gian 
-Nhận xét chữa bài 
B.Bài mới
*Giới thiệu và ghi đầu bài 
*Hướng dẫn hs làm bài tập 
Bài 1: 6p 
-Gọi hs đọc yêu cầu 
+ Cho hs nêu miệng 
+ Nhận xét chữa bài 
Bài 2:10p
- Gọi hs đọc yêu cầu 
+ Cho hs làm bảng + vở 
+ Nhận xét chữa bài 
Bài 3: 8p 
- Gọi hs đọc yêu cầu 
+ Cho hs hoạt động nhóm đôi – báo cáo 
+ Nhận xét chữa bài 
Bài 4:6p
- Gọi hs đọc yêu cầu 
+ Cho hs làm bảng + vở 
+ Nhận xét chữa bài 
Bài 5:4p
-Gọi hs đọc yêu cầu 
+ Cho hs nêu miệng 
+ Nhận xét chữa bài 
3.Củng cố,dặn dò(2p)
* Gọi hs nêu lại nội dung bài 
-Nhận xét giờ học
3 – 4 hs 
- Ghi đầu bài
- 2 hs đọc yêu cầu
+Tháng có 30 ngày là : 4,6,9,11
+Tháng có 31 ngày là : 1,3,5,7,8,10,12.
+Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày.
+Năm thường có 365 ngày 
+Năm nhuận có 366 ngày. 
- Nhận xét chữa bài
- 2 hs đọc yêu cầu
3 ngày = 72 giờ ngày = 8 giờ
4 giờ = 240 phút giờ = 15 phút
8 phút = 480 giây phút = 30 giây
giờ = 20 phút 
3giờ 10phút =190 phút
2 phút 5 giây = 125 giây 
4 phút 20 giây = 260 giây 
- Nhận xét chữa bài
- 2 hs đọc yêu cầu
a, Năm 1789 thuộc TK 18.
b,Nguyễn Trãi sinh năm :
1980 – 600 = 1380 .
- Nhận xét chữa bài
- 2 hs đọc yêu cầu
Đáp án : 
 phút = 15 giây 60: 4 = 15
phút = 12 giây 60 : 5 = 12
Ta có 12 giây < 15 giây 
Vậy Bình chạy nhanh hơn là là :
15-12=3 (giây)
ĐS: 3 giây
- Nhận xét chữa bài
- 2 hs đọc yêu cầu
+ Đáp án : B
- Nhận xét chữa bài
- 2 hs
==============================
Tiết 3. Khoa học
Bài 9: Sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn
I) Mục tiêu
- Giải thích được vì sao cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
- Nêu được lợi ích của muối i-ốt.
- Nêu được tác hại của thói quen ăn mặn. 
II) Đồ dùng dạy - học
Hình trang 20, 21 sách giáo khoa.
Sưu tầm các tranh ảnh về quảng cáo thực phẩm có chứa muối i-ốt và những tác hại do không ăn muốn i-ốt. 
III) Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của thầy
Họat động của trò
A. ổn định
B. Kiểm tra bài cũ
? Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ?
? Tại sao thức ăn nên ăn nhiều cá ?
C. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu
- Yêu cầu học sinh mở sách giáo khoa trang 20 và đọc tên bài.
? Tại sao chúng thức ăn nên sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó. Hoạt động 1: trò chơi “Kể tên những món rán hay xào”
- Chia lớp thành hai đội, mỗi đội cử một trọng tài giám sát đội bạn.
+ Thành viên trong mỗi đội nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các món rán hay xào; Mỗi học sinh chỉ viết một món.
- Giáo viên và trọng tài đếm và công bố kết quả.
+ Gia đình em thường rán, xào bằng dầu thực vật hay mỡ động vật ?
- Dầu thực vật hay mỡ động vật đều có vai trò trong bữa ăn. Để hiểu thêm 
Hoạt động 2: Vì sao cần ăn phối hợp chất béo thực vật và chất béo động vật ?
Việc 1 Thảo luận nhóm từ 6-8 học sinh.
- Yêu cầu quan sát hình 20 sách giáo khoa và đọc kĩ các món ăn trên bảng để trả lời. 
? Những món ăn nào vừa chứa chất béo động vật vừa chứa chất béo thực vật ?
? Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật ?
- Sau 7p gọi 2-3 học sinh trình bày sau đó nhận xét từng nhóm.
 Việc 2 Yêu cầu học sinh đọc phần thứ nhất của mục bạn cần biết.
Kết luận: Trong chất béo động vật như: Mỡ, bơ có nhiều a-xít béo no. trong chất béo thực vật: dầu vừng, dầu lạc, đậu tương có nhiều a-xít béo không no. Vì vậy thức ăn nên sử dụng cả mỡ và dầu ăn để khẩu phần ăn có đủ loại a-xít. Ngoài thịt mỡ, trong óc và phủ tạng động vật có chứa nhiều chất làn tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch, nên thức ăn cần hạn chế ăn những thức ăn này.
Hoạt động 3: Tại sao nên sử dụng muối i-ốt và không nên ăn mặn ? 
Việc 1 Yêu cầu học sinh giải thích những tranh ảnh về ích lợi của việc dùng muối i-ốt đã yêu cầu ở tiết trước.
- Yêu cầu quan sát hình minh hoạ và trả lời.
? Muối i-ốt có ích lợi gì cho con người ?
- 3-5 học sinh trình bày theo ý kiến của mình.
- Gọi học sinh đọc phần thứ hai của mục bạn cần biết.
Việc 2 Muối i-ốt rất quan trọng, nhưng nếu ăn mặn thì sẽ có tác hại gì?
Kết luận: Chúng thức ăn cần tránh ăn mặn để tránh bị bệnh huyết áp cao.
Hoạt động kết thúc:
Nhận xét tiết học.
Về nhà học thuộc mục bạn cần biết, ăn uống hợp lí, không nên ăn mặn và cần ăn muối i-ốt.
Về nhà tìm hiểu việc giữ vệ sinh ở một số nơi bán: Thịt, cá, rau gần nhà. Mỗi học sinh mang đi một loại rau và một đồ hộp cho tiết sau.
Hát
- 1 học sinh trả lời.
- 2 học sinh trả lời.
- 1 học sinh đọc.
- Học sinh nghe.
+ Thịt rán, cá rán, tôm rán, khoai tây rán, rua xào, thịt xào, rang cơm, nem rán, đậu rán, lươn xào
5-7 học sinh trả lời.
- Học sinh quan sát và đọc.
+ Thịt rán, cá rán, thịt bò xào
 + Vì trong chất béo động vật có chứa a-xít béo no, khó tiêu, trong chất béo thực vật có nhiều a-xít béo không no dễ tiêu. Vì vậy, thức ăn nên ăn phối hợp chúng để đảm bào cho cơ thể đủ chất dinh dưỡng và tránh được bệnh tim mạch.
- 2-3 học sinh trình bày ý kiến của mình.
- 2 học sinh đọc to, lớp đọc thầm sách giáo khoa.
 - Học sinh trình bày tranh ảnh đã chuẩn bị.
 - Quan sát và thảo luận cặp đôi.
+ Muối i-ốt dùng để nấu ăn hàng ngày.
+ Muối i-ốt dùng đẻ tránh bệnh bứu cổ.
+ ăn muối i-ốt để phát triển về năng lực và trí lực.
- 2 học sinh đọc, lớp theo dõi.
+ ăn mặn thì sẽ rất khát nước. 
 + ăn mặn thì sẽ bị huyết áp cao.
===============================
Tiết 4. Đạo đức.
Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến
I - Mục tiêu:
1) Kiến thức: Hs hiểu: Mọi trẻ em đều có quyền được bày tỏ ý kiến về những quan điểm, những việc có liên quan đến trẻ em.
2) Kỹ năng: Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường.
3) Thái độ: ý thức được quyền của mình, tôn trọng ý kiến của các bạn tôn trọng ý kiến của người khác.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Giáo viên: Một vài bức tranh hoặc đồ vật dùng cho hoạt động khởi động, bảng phụ ghi tình huống (HĐ1, 2 - tiết 1; HĐ2 - tiết 2), giấy màu xanh - đỏ - vàng cho mỗi Hs (HĐ 3 - tiết 1), bìa hai mặt xanh , đỏ (HĐ 1 - tiết 2).
- Học sinh: Sách vở, giấy màu.
III - Phương pháp:
Quan sát, thảo luận, nêu vấn đề, trò chơi, thự ... n kể chuyện một sự việc trong mọt chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.
- Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu chấm xuống dòng.
- 3 đ 5 hs đọc to.
- 1 hs đọc, cả lớp đọc thầm.
- Câu chuyện kể về một em bé vừa hiếu thảo, vừa trung thực thật thà.
- Đoạn 1 và đoạn 2 đã hoàn chỉnh, đoạn 3 còn thiếu.
- Kể về cuộc sống và tình cảm của 2 mẹ con: Nhà nghèo phải làm lụng vất vả quanh năm.
- Kể về mẹ cô bé ốm nặng, cô bé đi tìm thuốc.
- Đoạn 3 còn thiếu phần thân đoạn.
- Kể lại sự việc cô bé trả lại người đánh rơi túi tiền.
- Hs viết bài vào vở nháp.
- Cô bé nhặt tay nải lên. Miếng túi không hiểu sao lại mở. Cô bé thoáng thấy bên trong những thói vàng lấp lánh. Ngửng lên cô chợt thấy phía xa có bóng một bà cụ lưng còng đang đi chầm chậm. Cô bé đoán chắc đây là tay nải của bà cụ. Tội nghiệp bà cụ mất tay nải này chắc buồn và tiếc lắm. Nghĩ vậy cô liền rảo bước đuổi theo bà ại, vừa đi vừa gọi:
- Cụ ơi, cụ dừng lại đã, cụ đánh rơi tay nải này.
Bà cụ có lẽ nặng tai nên mãi mới nghe thấy và dừng lại. Cô bé tới nơi hổn hển nói: “Có phải cụ quên cái tay nải ở đằng kia không ạ?”.
==============================
Tiết 2. Toán.
Đ 25 : Biểu đồ ( tiếp theo).
I) Mục tiêu:
	- Củng cố cho HS kỹ năng về đọc biểu đồ tranh vẽ và biểu đồ hình cột, biết cách đọc biểu đồ hình cột.
	- Rèn kỹ năng vè đọc , vẽ biểu đồ hình cột, sử lý số liệu trên biểu đồ..
	- Có ý thức khi học toán, tự giác khi làm bài tập, yêu thích bộ môn
Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án, SGK, các biểu đồ trong bài học
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học.
các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
1. Kiểm tra bài cũ : (5’)
* Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 
GV nhận xét, chữa bài và ghi điểm 
2. Dạy bài mới:
a. Gtb(1’)
– Ghi bảng.
b. Làm quen với biểu đồ hình cột(10’)
- GV cho HS quan sát biểu đồ : “ số chuột bốn thôn đã diệt được”
- Gv đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời 
 + Hãy nêu tên của 4 thôn được nêu trên bản đồ? Thuộc hàng nào?
+ Các số ghi ở bên trái biểu đồ cho em biết điều gì?
+ Mỗi cột biểu diễn điều gì? ý nghĩa của mỗi cột trong biểu đồ?
+ Hãy nêu số huột đã diệt ở mỗi thôn?
+ Trong biểu đồ cột cao hơn, cột thấp hơn biểu diễn số chuột như thề nào?
c Thực hành,:
Bài 1: (10’)
- HS nêu yêu cầu của bài toán và trả lời câu hỏi :(bảng phụ)
? Những lớp nào đã tham gia trồng cây?
? Lớp 4A trồng được bao nhiêu cây?
? Lớp 5B trồng được bao nhiêu cây?
? Lớp 5C trồng được bao nhiêu cây?
? Khối lớp 5 có mấy lớp tham gia , là những lớp nào?
? Có mấy lớp trồng được trên 30 cây? là những lớp nào?
? Lớp nào trồng được nhiều cây 
nhất?
? lớp nào trồng được ít cây nhất?
- GV yêu cầu HS nhận xét và chữa bài vào vở.
Bài 2( 8’) 
Yêu cầu HS đọc đầu bài , sau đó làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài và cho điểm HS
 4. Củng cố – dặn dò:3’
- GV nhận xét giờ học.
 - Dặn HS về học bài , làm bài tập (VBT) 
- 2 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu.
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS quan sát
- Bốn thôn đó là: Thôn Đông, thôn Đoài, thôn Trung, thôn thượng thuộc hàng dưới.
- Các số ở cột bên trái chỉ số chuột.
- Mỗi cột biểu diễn số chuột của thôn đó đã diệt. Số ghi ở đỉnh cột chỉ số chuột biểu diễn ở cột đó.
- Thôn Đông 20000 con, thôn Đoài 2200 con, thôn Trung 1600 con, thôn Thượng 2750 con.
- Cột cao hơn biểu diễn số chuột nhiều hơn, cột thấp biểu diễn số chuột ít hơn.
*1,2 hs nêu
+ HS theo dõi và nhắc lại.
- Các lớp : 4A, 4B, 5A, 5B, 5C 
 -Lớp 4A trồng được 35 cây
- Lớp 5B trồng được 40 cây
- Lớp 5C trồng được 23 cây
- Khối lớp 5 có ba lớp tham gia đó là 5A, 5B, 5C
- Có 3 lớp trồng được trên 30 cây đó là các lớp 4A, 5A, 5B
- Lớp 5A trồng được nhiều cây nhất.
- Lớp 5C trồng được ít cây nhất.
- HS chữa bài.
- HS làm bài theo nhóm
Bài giải:
Trong năm học đó trường Tiểu học Hoà Bình có:
35 x 3 = 105 (học sinh)
Năm học 2004 - 2005có số học sinh 
32 x 4 = 128( học sinh )
Năm học 2002 - 2003có số học sinh là:
35 x 3 = 105 ( học sinh)
Năm học 2002 – 2003 ít học sinh hơn năm học 2004 – 2005 là: 128 – 105 = 23 ( học sinh)
 Đáp số: 23 HS
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
============================
Tiết 3. Mĩ thuật.
Bài 4: Vẽ trang trí
chép họa tiết trang trí dân tộc
A. Mục tiêu:
Học sinh hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của họa tiết trang trí dân tộc.
Học sinh biết cách chép và chép được một vài họa tiết trang trí dân tộc.
Học sinh yêu quý và trân trọng, có ý thức giữ gìn văn hóa dân tộc.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 
Sách giáo khoa, sách giáo viên, sưu tầm một số mẫu họa tiết trang trí dân tộc, hình gợi ýc cách chép họa tiết trang trí dân tộc. Bài vẽ của học sinh các lớp trước.
2. Học sinh: 
Sách giáo khoa, giấy vẽ, vở thực hành.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
III. Giảng bài mới:
- Giới thiệu (2’): 
? Em đã thấy họa tiết này bao giờ chưa
? Em thấy họa tiết này giống cái gì
- Đúng vậy họa tiết dân tộc thường được cách điệu từ những vật có thực để đưa vào trang trí. Hôm nay chúng ta cùng làm quen với một số họa tiết dân tộc.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét 
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát vào trang 11 SGK hỏi:
? Các họa tiết trang trí là những hình gì
? Em thấy các hình hoa lá, con vật ở họa tiết trang trí có đặc điểm gì
? Đường nét, cách sắp xếp họa tiết trang trí như thế nào
? Những họa tiết này được dùng để trang trí ở đâu
- Họa tiết trang trí dân tộc là di sản văn hóa quý báu của ông cha ta để lại. Chúng ta cần phải học tập, giữ và bảo vệ di sản ấy. Hoạt động 2: Cách chép họa tiết (5’)
- Giáo viên chọn một vài hình họa tiết trang trí đơn giản vẽ lên bảng theo từng bước.
- Tìm vẽ phác hình dáng chung của họa tiết. Vẽ các đường trục dọc, ngang để tìm vị trí các phần của họa tiết.
- Đánh dấu các điểm chính và vẽ phác hình bằng các nét thẳng. Quan sát, so sánh để điều chỉnh hình vẽ cho giống mẫu. Hoàn chỉnh hình vẽ màu theo ý thích. 
Họat động 3: Thực hành (20’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh chép lại họa tiết ở vở tập vẽ. Nhắc học sinh vẽ theo các bước đã hướng dẫn.
- Gợi ý học sinh vẽ màu theo ý thích tạo cho hình vẽ sinh động. 
Họat động 4: Nhận xét đánh giá (4’)
- Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài và nhận xét về:
Cách vẽ hình (đã giống mẫu chưa).
Cách vẽ nét (mềm mại).
Cách vẽ màu tươi sáng.
- Giáo viên gợi ý để học sinh xếp loại các bài đã nhận xét. 
Dặn dò:
- Chuẩn bị tranh ảnh về phong cảnh.
- Hát chào giáo viên
- Học sinh bày lên bàn cho giáo viên kiểm tra.
- Chưa.
- Giống bông hoa cúc.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát, trả lời.
- Hình hoa, lá, con vật.
- Đã được đơn giản và cách điệu.
- Đường nét hài hòa, cách sắp xếp cân đối chặt chẽ.
- Khăn áo, đồ gốm, vải, khăn đỏ.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh chú ý lắng nghe và quan sát giáo viên thực hành mẫu.
- Học sinh chép lại họa tiết sau đó vẽ màu vào hình có và hoa sen.
- Em nào không có vở tập vẽ thì vẽ thì vẽ từ SGK sang vở ô ly.
- Học sinh quan sát bài của bạn nhận xét theo gợi ý của giáo viên.
- Vẽ hình giống hay không giống.
- Nét vẽ có mềm mại sinh động không
- Tự nhận xét bài của mình.
==============================
Tiết 4. Hát nhạc.
Bài 4: học hát bài bạn ơi lắng nghe
Kể chuyện âm nhạc
I. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh hát đúng và thuộc bài bạn ơi lắng nghe.
- Biết bài bạn ơi lắng nghe là dân ca của dân tộc Ba-na (Tây Nguyên).
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Chép bài hát lên bảng, thanh phách.
- Học sinh: Thanh phách.
III. Phương pháp:
- Làm mẫu, giảng giải, đàm thoại, phân tích, thực hành, lý thuyết, kể chuyện.
Iv. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động cuả thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Gọi 2 em hát bài “Em yêu hòa bình”
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
3. Bài mới (25’)
a. Giới thiệu bài:
- Tiết học hôm nay các em sẽ được học hát 1 bài dân ca của dân tộc Ba-na và nghe kể chuyện âm nhạc.
b. Nội dung:
- Giáo viên hát mẫu bài hát 1 lần, giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Trước khi vào học hát cá nhân cho học sinh luyện thanh âm: o, a.
- Giáo viên dạy học sinh hát từng câu:
Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe. Tiếng dòng suối ngòai xa thì thào. Tiếng đàn cá vui đùa đáy cát, tiếng làn sóng trôi xuôi ào ào.
Hỡi bạn ơi dừng chân chút đi. Có nhìn thấy đàn chim câu xanh. Lánh gọi nắng bay về rầy lúa. Lúa mừng nắng lúa reo rì rào.
- Cho học sinh hát kết hợp cả bài hát nhiều lần với nhiều hình thức cả lớp, bàn, tổ.
* Kể chuyện âm nhạc:
- Giáo viên kể cho học sinh nghe câu chuyện “Tiếng hát Đào Thị Huệ”
? Câu chuyện này kể về giọng hát hay của ai ?
? Cô Đào Thị Huệ đã lấy giọng hát của mình làm gì giúp nước 
? Để ghi nhớ công ơn của cô nhân dân ta đã làm gì
- Gọi 1 - 2 em kể lại chuyện
4. Củng cố dặn dò (4’)
- Bắt nhịp cho học sinh hát lại bài hát 1 lần.
- Nhận xét tinh thần giờ học
- Dặn dò: Về nhà ôn lại bài hát chuẩn bị nhạc cụ cho giờ sau.
- 2 em lên bảng hát
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh luyện thanh:
ò o o ó, ó o o ò 
- Học sinh học hát từng câu theo lối móc xích cho đến hết bài.
- Hát cả bài theo dãy, bàn, tổ, cả lớp
- Học sinh nghe kể chuyện
- Tiếng hát của cô Đào Thị Huệ.
- Cô lấy giọng hát của mình làm cho giặc si mê và đã trả thù được một phần nào cho quê hương của mình.
- Đã lập đền thời tại xã Trung Nghĩa và sau đổi tên thành thôn Đào.
===========================================
Tiết 5. Sinh hoạt
Tuần 5.
I/ yêu cầu
 	- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp
	- Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS
II/ lên lớp
	1. Tổ chức : Hát
	2. Bài mới
 a. Nhận định tình hình chung của lớp
	- Nề nếp : 
	 + Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, đầu giờ đến sớm
	 + Đầu giờ trật tự truy bài
	 - Học tập : Nề nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe giảng nhưng chưa sôi nổi trong học tập. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp
	 - Thể dục : Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác
 - Có ý thức đoàn kết với bạn, lễ phép với thầy cô giáo 
b. Kết quả đạt được
 - Tuyên dương : Nghiệp; Hoàng; Minh; Lệ.
 - Phê bình : Hải; Duân.
c.. Phương hướng :
 	 - Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt.
 - Khắc phục những nhược điềm còn tồn tại 
 - Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập giành nhiều hoa điểm 10
 - Tiếp tục thu các khoản tiền quy định 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 5.doc