Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Tuần 19

Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Tuần 19

CHÀO CỜ

SINH HỌAT ĐẦU TUẦN

TẬP ĐỌC

LUÔNG PHA - BANG

 Tô Hoài.

Giảm tải: Sửa câu 1: Trong đoạn 2 của bài

 Sửa câu 2: “Con sông vào Mê-Kông” có những từ ngữ nào thường dùng để tả người.

I/ Mục tiêu:

- Kiến thức: Hiểu từ ngữ và cách diễn đạt: tĩnh mạc, làm duyên, nũng nịu, mái nghiêng lên nhau. Nội dung: Vẻ đẹp cổ kính, nên thơ của Luông pha – bang một thành phố ở nước Lào.

- Kỹ năng: Rèn học sinh đọc như hướng dẫn sách giáo khoa trôi chảy, diễn cảm.

- Thái độ: Thấy được vẻ đẹp của nước bạn từ đó có tinh thần quốc tế.

II/ Chuẩn bị:

 _ Giáo viên: sách giáo khoa, vở bài tập, tranh minh họa.

 _ Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập, tìm hiểu bài.

 

doc 51 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 770Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19:	
Tiết 	 Thứ ngày tháng năm200
CHÀO CỜ 
SINH HỌAT ĐẦU TUẦN
TẬP ĐỌC
LUÔNG PHA - BANG
	Tô Hoài.
Giảm tải: Sửa câu 1: Trong đoạn 2 của bài
 Sửa câu 2: “Con sôngvào Mê-Kông” có những từ ngữ nào thường dùng để tả người.	
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Hiểu từ ngữ và cách diễn đạt: tĩnh mạc, làm duyên, nũng nịu, mái nghiêng lên nhau. Nội dung: Vẻ đẹp cổ kính, nên thơ của Luông pha – bang một thành phố ở nước Lào.
Kỹ năng: Rèn học sinh đọc như hướng dẫn sách giáo khoa trôi chảy, diễn cảm.
Thái độ: Thấy được vẻ đẹp của nước bạn từ đó có tinh thần quốc tế.
II/ Chuẩn bị:
	_ Giáo viên: sách giáo khoa, vở bài tập, tranh minh họa.
	_ Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập, tìm hiểu bài.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) Đi tàu trên sông Von – ga.
Học sinh đọc bài + trảl ời câu hỏi/sách giáo khoa
Nêu đại ý?
Chấm điểm – nhận xét.
3. Bài mới:(30’) Luông pha – bang.
_ Giới thiệu bài: Hôm nay thầy cùng các em đi thăm vẻ đẹp nên thơ cổ kính của một thành phố lớn ở nước Lào qua bài Luông – pha – bang” -> ghi tựa.
Hát
 _ 3 học sinh 
_ 1 học sinh 
_ Học sinh lắng nghe.
Hoạt động 1: (5’) Đọc mẫu.
Nắm giọng đọc toàn bài.
 Phương pháp : 
_ Giáo viên đọc mẫu lần 1 – tóm ý.
* Kết luận: Tóm bài đọc với âm điệu trầm nhẹ, chậm rãi.
_ 1 học sinh đọc to, lớp đọc thầm, tìm từ khó hiểu, khó đọc.
_ 1 học sinh đọc chú giải
_ Học sinh nhắc lại.
Hoạt động 2: (23’) Tìm hiểu bài – luyện đọc 
Hiểu bài -> đọc đúng theo yêu cầu.
 Phương pháp : Thảo luận, thực hành
_ Nhóm -> Cá nhân
_ Giáo viên giao việc
_ Nhóm thảo luận cử đại diện lên trình bày.
_ Đoạn 1: “Từ đầunậm khan”.
_ 1 học sinh đọc.
_ Đoạn văn tả cảnh gì?
_ Sân bay ở Luông pha – bang.
_ Chi tiết nào cho biết cảnh sân bay có nhiều nét phong cảnh của làng quê ?
_ Tĩnh mạc, yên lặng.
_ Vắng vẻ, tiế ng mõ trâu, tiếng gà gáy.
_ Giáo viên treo tranh cho học sinh quan sát, yêu cầu học sinh lên mô tả.
-> Học sinh kết hợp chỉ tranh.
_ Luông pha bang?
_ Tên thành phố từng thủ đô ở nước Lào.
_ Xe lam là xe như thế nào?
_ Học sinh đọc chú giải ở sách giáo khoa.
_ Luyện đọc từ: mõ trâu, bụi lau, Luông pha bang, Nậm Khan.
_ Học sinh phân tích từ khó, luyện đọc từ khó.
_ Luyện đọc câu dài: “Máy baygần đấy”.
_ Học sinh luyện đọc câu dài, chú ý ngắt nhịp ở dấu phẩy.
_ Luyện đọc đoạn 1
Ý 1: Cảnh ở sân bay Luông pha bang
_ Học sinh đọc đoạn: 4 -> 5 học sinh 
_ Đoạn 2: “Đến lúcbang”
_ 1 học sinh 
_ Những chi tiết nào của bài cho ta thấy thành phố Luông pha bang có nhiều nét phong cành làng quê?
_ Cây cối, tre trúc, cây dừa, tháp nhọn và ngôi chùa trên núi Phu – xi.
Ý 2: Cảnh thành phố Luông pha bang
_ Luyện đọc từ: Mê-Kông, Phu-xi, thấp thoáng.
_ 1 học sinh phân tích từ khó, luyện đọc từ khó.
_ Luyện đọc câu dài “ở dưới sông..ven sông”.
_ Học sinh đọc câu dài, chú ý ngắt nhịp đúng ở dấu phẩy. 
_ Luyện đọc đoạn 2
_ 4 – 5 học sinh.
_ Đoạn 3: Còn lại.
_ Câu: “Con sôngMê-Kông” có những từ ngữ nào dùng để tả người?
_ Làm duyên, nũng nịu, uốn mính, hòa vào.
_ Núi sông, cây cối, chùa chiền làm cho Luông pha bang có vẻ đẹp riêng như thế nào?
_ Có vẻ đẹp tự nhiên thanh bình, cổ kính, không náo nhiệt tráng lệ như thành phố hiện đại.
_ Cham pha? Cham – pi
_ Học sinh đọc chú giải sách giáo khoa.
Ý 3: Nét đẹp của Luông pha bang.
_ Luyện đọc từ: Xanh rờn, cham – pa, Cham – pi
_ Học sinh phân tích từ khó, luyện đọc từ khó.
_ Luyện đọc câu dài: Luông pha banglên nhau”
_ Học sinh luyện đọc câu dài, ngắt nhịp ở dấu phẩy.
_ Luyện đọc đoạn
_ 4 -> 5 học sinh đọc đoạn 3.
+ Kết luận: Vẻ đẹp cổ kính, nên thơ của Luông pha bang, 1 thành phố của nước Lào.
_ Học sinh nhắc lại.
4/ Củng cố: (4’) 
Cho học sinh đọc lại cả bài.
Nêu đại ý
Hãy nêu những nhận xét của em về Luông pha bang?
5/ Dặn dò: (1’)
Đọc kỹ bài + trả lời câu hỏi/sách giáo khoa.
Học thuộc đại ý bài.
Chuẩn bị: Aêng – co – vát.
Nhận xét tiết học.	
Tiết 	 
TOÁN
CHIA CHO SỐ CÓ 2 CHỮ SỐ (TT)
Giảm tải: Bài tập 1 (cột 3) bỏ
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Nắm được phép chia trong từng trường hợp phải lấy 3 chữ số đầu mới đủ chia.
Kỹ năng: Rèn học sinh thực hiện chia thành thạo.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học.
II/ Chuẩn bị:
	_ Giáo viên: Sách giáo khoa – Vở bài tập
	_ Học sinh:Sách giáo khoa – Vở bài tập – bảng con – tìm hiểu bài.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) Chia cho số có 2 chữ số.
Bài 1b: Giáo viên làm sẵn kết quả ở bảng phụ, cho học sinh sửa bài bằng bảng Đ, S
Bài 2: Gọi 2 học sinh lên bảng, 1 em tóm tắt, 1 em giải.
Tóm tắt:
15 lớp : 480 bộ
1 lớp : ? bộ
chấm điểm – nhận xét
3/ Bài mới: Chia cho số có 2 chữ số (tiếp)
_ Giới thiệu: Hôm nay, các em học bài “Chia cho số có 2 chữ số (tt)
Hát
_ Học sinh sửa bài bằng cách giơ bảng Đ, S.
giải
số bộ bàn ghế 1 lớp
480 : 15 = 32 (bộ)
ĐS: 32 bộ
_ Học sinh nhắc lại
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài.
Học sinh nắm được phép chia cho số có 2 chữ số.
Phương pháp : Thực hành, đàm thoại.
_ Hoạt động cả lớp
_ Giáo viên nêu phép tính: 1792 : 64
+ Lưu ý: Phép chia này ta lấy 17 không chia được cho 64 ta phải bắt 3 chữ số 179 : 64 che bớt 1 số, 17 chục chia 6 chục.
_ Học sinh đặt tính -> tính
1792 64
 512 28
 00
_ Khi chia cho số có 2 chữ số trong lượt chia đầu tiên, nếu ta tách ở số bị chia 2 chữ số từ trái -> phải mà được 1 chữ số nhỏ hơn số chia thì phải tách thêm 1 chữ số nữa cho đủ chia.
_ Giáo viên yêu cầu học sinh cho ví dụ.
_ Học sinh nêu ví dụ cả lớp thực hiện vào bảng con.
* Kết luận: Nêu lại cách chia cho số có 2 chữ số.
Hoạt động 2 (18’) Luyện tập.
Học sinh vận dụng làm đúng bài tập theo yêu cầu.
Phương pháp : Thực hành
_ Cá nhân
Bài 1: Đặt tính rồi tính
_ Học sinh làm bảng con.
Bài 2: Tìm x
_ Nêu tên gọi của x
_ Học sinh nêu
_ Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?
_ Học sinh nêu quy tắc.
_ Học sinh tự giải.
Bài 3: Ghi kết quả vào ô trống (theo mẫu)
_ Học sinh đọc yêu cầu.
_ Học sinh làm nháp.
_ Đọc kết quả.
Bài 4: Tóm tắt
1 thùng : 12 lít
? thùng : 3500 lít
Dư ? lít
Giải
Số thùng dầu rót ra được:
3500 : 12 = 291 (thùng) dư 8 lít.
ĐS: 291 thùng dư 8 lít.
4/ Củng cố: (4’)
Nêu lại cách chia cho số có 2 chữ số?
Thi đua: đại diện 2 dãy nêu phép tính -> tính
Nhận xét.
5/ Dặn dò: (1’)
Làm bài 2, 4/123
Chuẩn bị: Luyện tập.
Nhận xét tiết học.	
Tiết 
ĐỊA LÝ
ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN MIỀN TRUNG.
Giảm tải bỏ câu hỏi 3.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Học sinh trình bày được những đặc điểm của đồng bằng ven biển miền Trung. Phân tích được những mức độ đơn giản, những khó khăn về thiên nhiên của đồng bằng ven biển miền Trung đối với sản xuất và đời sống.
Kỹ năng: Rèn học sinh kĩ năng quan sát và chỉ được vị trí các đồng bào miền Trung.
Thái độ: Chia sẻ khó khăn với đồng bào nơi đây.
II/ Chuẩn bị:
	_ Giáo viên: Bản đồ tự nhiên Việt Nam, tranh cồn cát.
	_ Học sinh: sách giáo khoa, tìm hiểu bài.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) Thành phố Đà Nẵng.
Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi/ sách giáo khoa.
Chấm điểm – nhận xét. 
3/ Bài mới: Đồng bằng ven biển miền Trung.
Giới thiệu bài: Giáo viên treo tranh, gọi học sinh lên miêu tả -> nhận xét -> giới thiệu: “Đồng bằng ven biển miền Trung -> ghi tựa
Hát
_ 3 học sinh 
_ HS nhắc lại 
Hoạt động 1: Miền Trung có những đồng bằng nhỏ.
Nắm các đồng bằng nhỏ ở Miền Trung. 
Phương pháp : Thảo luận, trực quan
_ Nhóm, cả lớp.
_ Giáo viên treo bản đồ Việt Nam, chỉ vị trí các đồng bằng ven biển miền Trung.
_ Các đồng bằng ven biển miền Trung có đặc điểm gì?
_ Có nhiều đồng bằng nhỏ từ Bắc -> Nam, tổng diện tích các đồng bằng bằng đồng bằng sông Cửu Long.
_ Trong các đồng bằng ven biển miền Trung, đồng bằng nào lớn nhất?
_ Đồng bằng Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh.
_ Tại sao càng về phía Nam đồng bằng ven biển miền Trung càng nhỏ hẹp.
_ Do dãy Trường Sơn
* Kết luận: Miền Trung có nhiều đồng bằng nhỏ, đồng bằng Thanh – Nghệ Tĩnh là đồng bằng lớn nhất.
_ Học sinh nhắc lại.
Hoạt động 2 Thiên nhiên của đồng bằng miền Trung. 
Nắm được thiên nhiên của đồng bằng ven biển miền Trung. 
Phương pháp : Thảo luận, giải quyết vấn đề.
_ Hoạt động nhóm.
_ Địa hình đất đai miền Trung có đặc điểm gì?
_ Hiểm trở, đất đai không màu mở.
_ Nêu đặc điểm của các cồn cát ở Quảng Bình.
_ Có những cồn cát cao 20 – 30m.
_ Cần phài làm gì để hạn chế sự di chuyển của các cồn cát?
_ Trồng rừng phi lao.
_ Khí hậi ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc điểm gì?
_ Phía bắc đèo Hải Vân có mùa đông, nam đèo hải Vân trở vào khí hậu nóng quanh năm. Có hiện tượng gió nóng Tây Nam.
_ Những đặc điểm đó có ảnh hưởng gì đến sản xuất và đời sống?
_ Làm cho cây cỏ khô héo, hồ cạn nước, đồng bằng nứt nẻ.
_ Sông ngòi ở miền Trung có đặc điểm gì?
_ sông nhỏ, ngắn, nước chảy thay đổi theo mùa.
_ Tại sao đồng bằng ven biển miền Trung hay bị lũ lụt đột xuất?
_ Vì nằm ven biển nên ảnh hưở ... âu:
Kiến thức: Giúp học sinh suy nghĩ và nhớ lại hình ảnh về ngày hội truyền thống của dân tộc.
Kĩ năng: Vẽ 1 bức tranh về ngày hội theo ý của mình.
Thái độ: Vun đắp thêm tình yêu quê hương đất nước thông qua các hoạt động mang bản sắc dân tộc.
II/ Chuẩn bị:
	_ Giáo viên: Tranh mẫu
	_ Học sinh : màu, chì.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) Vẽ tĩnh vật hoa quả
Nhận xét bài vỡ của học sinh.
3. Bài mới: Ngày hội ở quê em (30’)
_ Giới thiệu bài: Chúng ta học tiết mĩ thuật với đề tài “Ngày hội ở quê em”.
Hát
Hoạt động 1: Quan sát Tranh và nhận xét.
Nắm sơ lược về tranh ngày hội 
Phương pháp : Trực quan, vấn đáp 
Tiến hành :
- Cả lớp 
_ Em đã được đi xem hội lần nào chưa ? Em thấy không khí ngày hội như thế nào ?
_ Đã được xem không khí ngày hội tấp nập sôi nổi với màu sắc tươi vui 
_ Em hãy tả quang cảnh chung của ngày hội đó ?
_ Người đi hội đông vui tấp nập, quần áo muôn màu sắc, cờ treo lễ hộ bay phấp phới
_ Trong ngày hội đó, em nhớ và thích nhất hoạt động nào diễn ra ở địa phương em ?
_ Đấu vật, múa rồng, múa sư tử, bơi thuyền, hát dân ca  với 1 địa diểm cụ thể 
Hoạt động 2: Hướng dẫn vẽ 
Vẽ được một bức tranh ngày hội 
Phương pháp : Thực hành- giảng giải
Tiến hành
_ Cá nhân 
_ Có thể vẽ gần cảnh người, vật được vẽ to
- HS theo dõi, phần hướng dẫn của GV để vẽ cho đúng 
_ Có thể vẽ khung cảnh đồng sông, nhiều hoạt động 
- Có thể chỉ vẽ riêng một hoạt động của lễ hội, nêu rõ hoạt động chính tranh, sau đó vẽ thêm bối cảnh và người xung quanh. Chú ý đến các động tác của người trong tranh. Bối cảnh xung quanh phải phù hợp với nội dung 
_ Thực hành : mẫu 
4/ Củng cố: (4’)
Thu bài, nhận xét
5/ Dặn dò: (1’)
Chuẩn bị: Trang trí màu sắc và cách pha màu 
Nhận xét tiết học.
Thứ ngày tháng năm 200
TIẾT 38 KỸ THUẬT
 LÀM LỌ HOA BẰNG GIẤY BÌA
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp HS làm được 1 lọ hoa để trang trí phòng học, góc học tập 
Kỹ năng: Rèn luyện sự sáng tạo, tỉ mỉ và tính mĩ thuật của HS
Thái độ: Giáo dục HS ý thức lao động tự phục vụ 
II/ Chuẩn bị:
	_ Giáo viên: 2 lọ hoa mẫu,vật liệu 
	_ Học sinh: SGK, vật liệu 
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: Gấp con chim (4’)
Nhận xét sản phẩm của HS, tuyên dương 
3. Bài mới: làm lọ hoa bằng giấy bìa (30’)
Gtb : Hôm nay thầy sẽ tiếp tục hướng dẫn cho các em làm 1 sản phẩm mới để trang trí ở nhà, ở góc học tập qua tiết KT bài “làm lọ hoa” bằng giấy bìa 
Hát
Hoạt động 1: Quan sát mẫu, hướng dẫn thao tác gấp 
Thực hiện tốt các thao tác gấp 
Phương pháp : Trực quan, giảng giải, thực hành 
Tiến hành
Cả lớp 
_ Gv cho HS quan sát 2 lọ hoa mẫu và gợi ý cho HS nhận xét 
_ HS quan sát 
_ Lọ hoa làm bằng giấy bìa 
_ Thân lọ gồm nhiều nếp gấp đều đặn
_ Lấy tờ giấy bìa hoặc báo gấp 2 bên mép bìa theo khổ dài của tờ giấy, đường gấp cách mép 2 cm
_ HS theo dõi hướng dẫn của GV 
_ Gấp tờ giấy thành những nếp đều đặn cách nhau 1 cm theo chiều ngang đến hết tờ giấy 
_ Cho HS thực hành từng bước theo hướng dẫn của GV
4/ Củng cố (4’)
Nêu lại các bước thực hiện 
5/ Dặn dò : (1’)
Tập gấp lại các bước đã gấp 
CB : làm lọ hoa bằng bìa (tt) 
Nhận xét tiết học 
 TIẾT 22 
TẬP LÀM VĂN
TẢ CẢNH (TRẢ BÀI)
Đề : tả ngôi nhà em đang ở
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp HS rút ra được kinh nghiệm bổ ích và thiết thực về cách làm văn tả cảnh 
Kỹ năng: rèn HS biết sữa lỗi trong bài làm của mình 
Thái độ: yêu thích môn học 
II/ Chuẩn bị:
	_ Giáo viên: Bài văn mẫu, nhận xét chung 
	_ Học sinh: Vở bài làm, SGK 
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: Tả cảnh (4’)
Nhắc lại dàn bài chung tả cảnh 
Đọc ghi nhớ
Nhận xét của GV
3. Bài mới: trả bài (30’)
Gtb : ghi tựa 
Hát
_ 2 em
_ 2 em
Hoạt động 1: Nhận xét việc thực hiện yêu cầu 
Phát hiện những việc còn thiếu sót 
Phương pháp : Vấn đáp 
Tiến hành
Cả lớp 
_ Gv ghi đề bào
+ Phần tả ngôi nhà 
_ Lớp tìm hiểu đề như tiết trước 
_ HS căn cứ vào bài làm của mình rút ra kết luận 
_ Tả đúng trọng tâm chưa 
+ Tả cụ thể, chi tiết chưa ? có chi tiết nào hay chưa ? các chi tiết có chọn lọc không ?
+ Tả cảnh kết hợp tả tình 
_ Lồng cảm xúc suy nghĩ khi miêu tả 
_ HS theo dõi hướng dẫn của GV 
Hoạt động 2: phân tích ưu, khuyết điểm 
Nhận ra được ưu khuyết điểm của mình 
Phương pháp : Vấn đáp , thực hành 
Tiến hành
Cả lớp 
_ Phân tích ưu, khuyết điểm từng phần 
_ Cách xếp ý, chọn ý 
_ Quan hệ giữa trọng tâm và phần phụ 
- Có phần nào tả lộn xộn không ?
_ HS tự sữa lỗi vào bài làm của mình 
-Chữa lỗi về chính tả, đặt câu, dùng từ 
* Đánh giá chung : đánh giá chung ưu khuyết điểm chính qua bài làm của HS 
4/ Củng cố (4’)
Lưu ý lại 1 số điều 
Đọc bài văn hay, phân tích bài hay để HS cảm nhận 
5/ Dặn dò : (1’)
Xem lại dàn bài tả cảnh 
CB : tả con đường quen thuộc từ nhà đến trường 
Nhận xét tiết học 
TIẾT 38
KHOA
APATIT
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: HS biết kể ra đặc điểm của Apatit nêu ích lợi của Apatit 
Kỹ năng: rèn kĩ năng quan sát 
Thái độ: Giáo dục HS óc tìm tòi khoa học 
II/ Chuẩn bị:
	_ Giáo viên: Vài mẫu phân lân (nếu có) 
	Ảnh chụp nhà máy phân lân 
	_ Học sinh:Chuẩn bị trước bài ở nhà 
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: Than đá (4’)
HS đọc bài + TLCH/SGK
GV nhận xét – ghi điểm 
3. Bài mới: Apatit (30’)
Gtb : ghi tựa 
Hát
Hoạt động 1: Đặc điểm của Apatit 
Biết được đặc điểm của Apatit 
Phương pháp : Thảo luận, trực quan, GQVĐ
Tiến hành
Nhóm 
_ Kể tên các thành phần có trong Apatit 
_ Phốt phat, canxi còn gọi là chất lân 
_ Mô tả quặng Apatit ?
_ Có nhiều hạt nhỏ, có kích thước và màu sắc khác nhau như xanh, xám
_ Apatit có tính chất gì ?
_ Không tan trong nước nhưng tan trong axit
_ Mỏ Apatit ở đâu chứa nhiều chất lân ? 
_ Ở Lào Cai
Hoạt động 2: ích lợi của Apatit 
Biết được ích lợi của phân lân
Phương pháp : Vấn đáp 
Tiến hành
Cả lớp 
_ Người ta khi khai thác Apatit để làm gì ? Gồm những loại phân nào ?
_Làm phân bón, phân lân tự nhiên, phân lân chế biến 
_ Phân lân tự nhiên có đặc điểm gì ?
_ Do Apatit nghiền nhỏ thành bột mịn màu xanh 
- Phân chế biến có đặc điểm gì ? 
_Gồm 2 loại : 
+ Phân lân nung chảy có dạng bột hơi xanh
+ Phân lân super photphat có dạng bột màu xanh hay xám tan trong nước nên bón cho các loại đất 
Kết luận : bài học SGK
4/ Củng cố (4’)
_ HS đọc ghi nhớ SGK
3 em
_ Quặng Apatit có đặc điểm gì ? người ta khai thác để làm gì ? 
_ HS trả lời 
_ Nêu đặc điểm và công dụng của phân lân tự nhiên và phân lân chế biến 
5/ Dặn dò : (1’)
Học ghi nhớ – TLCH/SGK
CB : Muối ăn 
Nhận xét tiết học 
TOÁN
CHIA CHO SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ
	Giảm tải : BT 5/SGK bỏ
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Nắm được phép chia cho số có 3 chữ số 
Kỹ năng: rèn HS thực hiện thành thạo phép chia 
Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác, khoa học 
II/ Chuẩn bị:
	_ Giáo viên: SGK, VBT, bảng con 
	_ Học sinh: SGK, VBT, bảng con 
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: thương có chữ số 0 ở giữa (4’)
Sữa bài tập về nhà 5/SGK
GV nhận xét – ghi điểm 
3. Bài mới: Chia cho số có 3 chữ số (30’)
Gtb : Hôm nay chúng ta tiếp tục luyện tập phép chia qua bài “chia cho số có 3 chữ số 
Hát
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu kiến thức 
Nắm vững kiến thức mới 
Phương pháp :Vấn đáp, thực hành 
Tiến hành
Cả lớp
_ GV nêu phép chia 1944 : 162
_ HD hs đặt tính ® tính 
+ Lưu ý : khi tìm chữ số thứ 2 của thương phải ước lượng để dự đoán chữ số thứ 2 đó. Chẳng hạn trong bước chia 324 : 162, lấy 300 : 100 = 3, 3 x 162 = 486 lớn hơn 324. vậy ta phải tiếp tục ước lượng số thứ 2 rồi tiếp tục chia 
_ HS vừa tính vừa nêu cách tính 
1944	162
0324	 12
 000
_ GV yêu cầu HS nhắc lại cách thử lại ® GV cho ví dụ 
TL : 162 x 12 = 1944 
_ HS làm bảng con 
Hoạt động 2: Luyện tập 
Làm đúng các bài tập 
Phương pháp : thực hành 
Tiến hành
Cá nhân 
Bài 1 : Đặt tính và tính 
_ HS làm bảng con 
Bài 2 : Tóm tắt 
+ Phản lực : 3 giờ : 2580 km
+ Lên thẳng : 2 giờ : 430 km
1 giờ máy bay phản lực bay nhanh gấp mấy lần máy bay lên thẳng 
_ 1 HS đọc đề- 1 HS tóm tắt ® giải ® lớp làm vở 
Giải
Trung bình 1 giờ máy bay phản lực bay 
2580 : 3 = 860(km)
1 giờ máy bay lên thẳng bay : 
430 : 2 = 215 (km)
Máy bay phản lực bay gấp máy bay lên thẳng bay số lần :
860 : 215 = 4 (lần)
ĐS : 4 lần 
Bài 3 : Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống 
_ HS tự làm ® nêu kết quả 
Bài 4 :
A : 1 ngày : 265 kg gạo
 ? ngày : 7420 kg
B : 1 ngày : 371 kg gạo
 ? ngày : 7420 kg
Cửa hàng nào bán nhanh hơn ? nhanh hơn mấy ngày ?
Tương tự bài 2
Giải
A. 7420 : 265 = 28 (ngày)
B. 7420 : 371 = 20 (ngày)
28-20 = 8 (ngày)
Vậy cửa hàng A bán nhanh hơn 8 ngày 
4/ Củng cố : (4’)
Nêu các bước thực hiện 
Thi đua 2 dãy 
Làm BT 5 Tr 126
GV nhận xét tuyên dương 
5/ Dặn dò : (1’)
Học lại bảng nhân, làm bài 4/128
CB : Chia cho số có 3 chữ số (tt) - Nhận xét tiết học 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 19.doc