Thiết kế bài dạy Tuần 34 lớp 4

Thiết kế bài dạy Tuần 34 lớp 4

I. Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài.- Hiểu nội dung: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

*HS khá, giỏi phát biểu được những suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em (câu hỏi 4).

- Giáo dục học sinh nêu gương cậu bé nghèo Rê - mi

II. Đồ dùng dạy học:

+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK -Hai tập truyện Không gia đình

+ HS: SGK

III. Các hoạt động dạy học:

 1. Hoạt động đầu tiên : Giáo viên kiểm tra 2, 3 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Sang năm con lên bảy, trả lời các câu hỏi về nội dung bài trong SGK.

 2. Hoạt động dạy học bài mới

 Hoạt động 1: Luyện đọc.

 + Mục tiêu: Giúp HS Đọc trôi chảy bài văn và đọc đúng các tên riêng nước ngoài .

- Giáo viên ghi bảng các tên riêng nước ngoài. HS cả lớp nhìn bảng đọc đồng thanh 1 lượt.

- 1 học sinh đọc toàn bài. GV chia đoạn: chia bài thành 3 đoạn. Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn.GV sửa phát âm một số từ, câu

- Giáo viên giúp học sinh giải nghĩa thêm những từ các em chưa hiểu.

- Giới thiệu 2 tập truyện “Không gia đình” một tác phẩm hấp dẫn, được trẻ em và người lớn trên toàn thế giới yêu thích; yêu cầu các em về nhà tìm đọc truyện.

- HS luyện đọc theo cặp - Giáo viên đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm.

 

doc 10 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 740Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy Tuần 34 lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ ngày tháng 5 năm 2012 
 TẬP ĐỌC 	
 LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG 
SGK/153 	 	TGDK:35’
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài.- Hiểu nội dung: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
*HS khá, giỏi phát biểu được những suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em (câu hỏi 4).
- Giáo dục học sinh nêu gương cậu bé nghèo Rê - mi
II. Đồ dùng dạy học: 
+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK -Hai tập truyện Không gia đình
+ HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động đầu tiên : Giáo viên kiểm tra 2, 3 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Sang năm con lên bảy, trả lời các câu hỏi về nội dung bài trong SGK.
 2. Hoạt động dạy học bài mới 
 Hoạt động 1: Luyện đọc.
 + Mục tiêu: Giúp HS Đọc trôi chảy bài văn và đọc đúng các tên riêng nước ngoài .
Giáo viên ghi bảng các tên riêng nước ngoài. HS cả lớp nhìn bảng đọc đồng thanh 1 lượt.
1 học sinh đọc toàn bài. GV chia đoạn: chia bài thành 3 đoạn. Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn.GV sửa phát âm một số từ, câu
Giáo viên giúp học sinh giải nghĩa thêm những từ các em chưa hiểu.
Giới thiệu 2 tập truyện “Không gia đình” một tác phẩm hấp dẫn, được trẻ em và người lớn trên toàn thế giới yêu thích; yêu cầu các em về nhà tìm đọc truyện.
HS luyện đọc theo cặp - Giáo viên đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
+ Mục tiêu: Giúp HS hiểu nội dung bài và ý nghĩa truyện Ca ngợi tấm lòng yêu trẻ của cụ Vi-ta-li, lòng khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi. 
Học sinh trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài đọc dựa theo những câu hỏi trong SGK.
Yêu cầu 1 học sinh đọc thành tiếng đoạn 1.
 +	Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào?
1 học sinh đọc câu hỏi 2.
 +	Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh?
Giáo viên giảng thêm: 
 + Kết quả học tập của Ca-pi và Rê-mi khác nhau thế nào?
Giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp đọc thầm lại truyện, suy nghĩ, tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học?
Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?
 Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
 + Mục tiêu: Giúp HS đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài
HS đọan từng đoạn .HS tìm giọng đọc.Giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách đọc diễn cảm bài văn.
Giáo viên đọc mẫu đoạn văn. HS luyện đọc theo cặp.HS thi đọc diễn cảm -Bình chọn.
3. Hoạt động cuối cùng: - Giáo viên hỏi học sinh về nội dung, ý nghĩa của truyện.
Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn; đọc trước bài thơ Nếu trái đất thiếu trẻ con. Nhận xét tiết học.	
	 IV/ Phần bổ sung	
 CHÍNH TẢ 	 
 SANG NĂM CON LÊN BẢY 
SGK/154 	TGDK:35’
I. Mục tiêu: 
- Nhớ-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài thơ 5 tiếng.
- Tìm đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn và viết hoa đúng các tên riêng đó (BT2); viết được một tên cơ quan, xí nghiệp, công ti, ở địa phương (BT3).
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Đồ dùng dạy học: 
+ GV: Bảng nhóm, bút dạ.
+ HS: Bảng con và SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên: 
- Giáo viên đọc tên các cơ quan, tổ chức. 2 HS viết trên bảng lớp.Cả lớp theo dõi.
- Giáo viên nhận xét.
2. Hoạt động dạy học bài mới 
 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nhớ – viết.
 + Mục tiêu: Giúp HS nhớ và viết đúng bài CT “Sang năm con lên bảy”, trình bày rõ ràng , sạch sẽ.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề. 1HS đọc khổ thơ 2,3 trong SGK.
2 HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ. Cả lớp theo dõi, nhận xét. Cả lớp đọc trong sách để ghi nhớ.
Giáo viên nhắc học sinh chú ý 1 số điều về cách trình bày các khổ thơ, dãn khoảng cách giữa các khổ, lỗi chính tả dễ sai khi viết.
HS gấp SGK, nhớ lại – Tự viết bài chính tả. Học sinh đổi vở, soát lỗi.
Giáo viên chấm, nhận xét.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
 + Mục tiêu: Giúp HS Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các cơ quan, tổ chức
Bài 2: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề. 
- Một học sinh đọc đề. Lớp đọc thầm. Giáo viên nhắc học sinh thực hiện lần lượt 2 yêu cầu: Đầu tiên, tìm tên cơ quan và tổ chức. Sau đó viết lại các tên ấy cho đúng chính tả.
Học sinh làm bài. Học sinh nhận xét.Học sinh sửa bài.
Giáo viên nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 3:Yêu cầu học sinh đọc đề. 1 học sinh đọc đề.
- Một học sinh phân tích các chữ.
Học sinh làm bài. Đại diện nhóm trình bày.
Học sinh sửa + Nhận xét.
Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng.
 3. Hoạt động cuối cùng Củng cố,dặn dò:
Học sinh thi đua 2 dãy.Thi tiếp sức.
Tìm và viết hoa tên các đơn vị, cơ quan tổ chức.
Chuẩn bị: Ôn thi.
Nhận xét tiết học. 	
IV/ Phần bổ sung	
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
 MỞ RỘNG VỐN TỪ: QUYỀN VÀ BỔN PHẬN 
SGK/155 	TGDK:35’
I. Mục tiêu:
- Hiểu nghĩa của tiếng quyền để thực hiện đúng BT1; tìm được những từ ngữ chỉ bổn phận trong BT2; hiểu nội dung Năm điều bác Hồ dạy thiếu nhi Việt Nam và làm đúng BT3.
- Viết được một đoạn văn khoảng 5 câu theo yêu cầu của BT4.
- Có ý thức về quyền con người và bổn phận của bản thân.
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV: Từ điển học sinh, bút dạ + 3 , 4 tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng sau để học sinh làm bài tập 1
+ HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động đầu tiên : Kiểm tra 2, 3 học sinh làm lại BT3, tiết Ôn tập về dấu ngoặc kép.
 Hoạt động 1: GV giới thiệu: Tiết học hôm nay sẽ giúp em mở rộng vốn từ về quyền và bổn phận. Để thực sự  trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, các em cần có những hiểu biết này.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1, 2, 3
 + Mục tiêu: Giúp HS Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, hiểu nghĩa các từ nói về quyền và bổn phận của con người nói chung, bổn phận của thiếu nhi nói riêng.
Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu của bài. Đọc thầm lại yêu cầu của bài, suy nghĩ, làm bài cá nhân, viết bài trên nháp. GV phát riêng bút dạ và phiếu đã kẻ bảng phân loại (những từ có tiếng quyền) cho 3, 4 học sinh.
3, 4 học sinh làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả.
Sửa lại bài theo lời giải đúng, viết lại vào vở.
Giáo viên nhận xét nhanh, chốt lại lời giải đúng.
GV khuyến khích và giúp đỡ các em giải nghĩa các từ trên sau khi phân chúng thành 2 nhóm.
Bài 2:1 học sinh đọc yêu cầu BT2, lớp đọc thầm.
Đọc lại yêu cầu của bài, suy nghĩ, làm bài cá nhân hoặc trao đổi theo cặp – viết ra nháp hoặc gạch dưới ( bằng bút chì ) những từ đồng nghĩa với từ bổn phận trong SGK.
2, 3 học sinh lên bảng viết bài.Làm bài vào vở theo lời giải đúng.
Giáo viên nhận xét nhanh, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: 1 học sinh đọc yêu cầu BT3, lớp đọc thầm.
Học sinh đọc lại Năm điều Bác dạy, suy nghĩ, xem lại bài Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ( tuần 32, tr.166, 167 ), trả lời câu hỏi.
Phát biểu ý kiến. Đọc thuộc lòng Năm điều Bác dạy.
Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 4.
+ Mục tiêu: Giúp HS Biết viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về nhân vật Út Vịnh
Bài 4: HS đọc yêu cầu của đề -Truyện Út Vịnh nói điều gì? Điều nào trong “Luật Bảo vệ, Chăm sóc và giáo dục trẻ em” nói về bổn phận của trẻ em phải thực hiện an toàn giao thông? Học sinh làm bài cá nhân, viết vào vở.
HS viết đọc văn - Nhiều HS đọc đoạn văn mình viết -Lớp bình chọn người viết bài hay nhất, cảm động nhất.
 3. Hoạt động cuối cùng :G V tuyên dương những học sinh, nhóm học sinh làm việc tốt.
Y/C HS hoàn chỉnh lại vào vở BT4. Chuẩn bị: “Ôn tập về dấu gạch ngang”. Nhận xét tiết học
IV/ Phần bổ sung	
 KỂ CHUYỆN 
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA 
SGK/156 	 TGDK:35’
I. Mục tiêu: 
- Kể được một câu chuyện về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi hoặc kể được câu chuyện một lần em cùng các bạn tham gia công tác xã hội.
- Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học: + GV và HS: Tranh, ảnh nói về thiếu nhi phát biểu ý kiến, trao đổi, tranh luận để bày tỏ quan điểm.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động đầu tiên 1 HS kể lại câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.
 2. Hoạt động dạy học bài mới 
 Hoạt động 1: GV giới thiệu: Các em đã từng phát biểu, trao đổi, tranh luận, bày tỏ ý kiến về một vấn đề chung ( liên quan đến gia đình, nhà trường , cộng đồng, đất nước ) chưa? 
- Trẻ em có quyền bày tỏ các quan điểm của mình – điều 13 của Công ước về quyền trẻ em khẳng định quyền đó. Trong giờ học hôm nay, các em sẽ kể về một lần em ( hặc bạn em) đã thực hiện quyền đó như thế nào? Chúng ta sẽ xem ai là HS thể hiện tốt khả năng của một chủ nhân tương lai.
 Hoạt động 1: Hướng dẫn hiểu yêu cầu của đề bài
GV yêu cầu HS phân tích đề – gạch chân những từ ngữ quan trọng: đã phát biểu hoặc trao đổi, tranh luận; ý thức của một chủ nhân tương lai;ghóp phần làm thay đổi. Giúp HS tìm được câu chuyện của mình bằng cách đọc kỹ gợi ý 1,2 trong SGK. 
- Qua gợi ý 1, các em đã thấy ý kiến phát biểu phải là những vấn đề được nhiều người quan tâm và liên quan đến một số người. Những vấn đề khuôn trong phạm vi gia đình như bổn phận của con cái, nghĩa vụ của HS cũng là những vấn đề nhiều người muốn trao đổi, tranh luận. VD: Hiện nay, có nhiều bạn là con một được bố mẹ cưng chiều như những hoàn tử, công chúa, không phải làm bất cứ việc gì trong nhà. Quen dần nếp như vậy, một số đã thành hư, biếng nhác, không có ý thức về bổn phận của con cái trong gia đình, không thương yêu, giúp đỡ cha me. Cần thay đổi thực tế này như thế nào?...
- GV nhấn mạnh: các hình thức bày tỏ ý kiến rất phong phú.
- GV nói với HS: có thể tưởng tượng một câu chuyện với hoàn cảnh, tình huống cụ thể để phát biểu, tranh luận, bày tỏ ý kiến nếu trong thực tế em chưa làm hoặc chưa thấy bạn mình làm điều đó.
 Hoạt động 2: Lập dàn ý câu chuyện- 1 HS đọc gợi ý 1. Cả lớp đọc thầm lại.
- Nhiều HS nói nội dung phát biểu ý kiến của mình.
- 1 HS đọc gợi ý 2. cả lớp đọc thầm lại.
- HS suy nghĩ, nhớ lại. - Nhiều HS tiếp nối nhau nói tên âu chuyện em sẽ kể.
- 1 HS đọc gợi ý 3 và đoạn văn mẫu. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS làm việc cá nhân – tự lập nhanh dàn ý câu chuyện trên nháp.
- 1 HS khá, giỏi trình bày dàn ý của mình trước lớp
 Hoạt động 3: Thực hành kể chuyện. - Từng học sinh nhìn dàn ý đã lập, kể câu chuyện của mình trong  nhóm. - GV tới Từng nhóm giúp đỡ uốn nắn. Các nhóm cử đại diện thi kể.
- Bình chọn người kể chuyện hay nhất trong tiết học.- GV nhận xét, tính điểm thi đua.
 3. Hoạt động cuối cùng : GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân .
IV/ Phần bổ sung	
 Thứ ngày tháng 5 năm 2012 
 TẬP ĐỌC 	 
 NẾU TRÁI ĐẤT THIẾU TRẺ CON 
SGK/157 	TGDK:35’ 
I. Mục tiêu:
- Đọc diễn cảm bài thơ, nhấn giọng được ở những chi tiết, hình ảnh thể hiện tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ thơ.
- Hiểu ý nghĩa: Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với trẻ em (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết những câu văn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động đầu tiên GV kiểm tra 2 HS đọc bài Lớp học trên đường, trả lời các câu hỏi.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
 2.Giới thiệu bài mới: Hôm nay, các em sẽ học bài thơ “Nếu trái đất thiếu trẻ em”. Với bài thơ này, các em sẽ hiểu trẻ em thông minh, ngộ nghĩnh, đáng yêu như thế nào, trẻ em quan trọng như thế nào đối với người lớn, đối với sự tồn tại của trái đất?
 Hoạt động 1: Luyện đọc.
- 1 học sinh đọc toàn bài.Giáo viên ghi bảng tên phi công vũ trụ Pô-pốp.HS đọc dồng thanh.GV chia đoạn.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc ngắt dòng, ngắt nhịp đúng – cho trọn ý một đoạn thơ.
- 2 nhóm, mỗi nhóm 3 học sinh tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ.Giúp HS hiểu từ chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp. Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, hồn nhiên, cảm hứng ca ngợi trẻ em.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu học sinh trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài theo các câu hỏi trong SGK.
- Yêu cầu 1 học sinh đọc thành tiếng các khổ thơ 1, 2.
+ Nhân vật “tôi” trong bài thơ là ai? Nhân vật “Anh” là ai? Vì sao viết hoa chữ “Anh”.
+ Nhà thơ và anh hùng Pô-pốt đi đâu?
+ Cảm giác thích thú của vị khác về phòng tranh được bộc lộ qua những chi tiết nào?
+ Tranh vẽ của các bạn nhỏ có gì ngộ nghĩnh?
+ Nét vẽ ngộ nghĩnh của các bạn chứa đựng những điều gì sâu sắc?
- Yêu cầu 1 học sinh đọc thành tiếng khổ thơ cuối.
+ Ba dòng thơ cuối là lời nói của ai?
+ Em hiểu ba dòng thơ này như thế nào?
 Hoạt động 3: Đọc diễn cảm + Học thuộc lòng bài thơ.
Giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách đọc diễn cảm bài thơ.
Giáo viên đọc mẫu đoạn thơ.HS luyện đọc theo cặp.Nhiều học sinh luyện đọc.
GV hướng dẫn học sinh học thuộc lòng. Học sinh thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài thơ.
Học sinh thi đọc thuộc lòng từng đoạn, cả bài thơ.
 3. Hoạt động cuối cùng 
Giáo viên hỏi học sinh về ý nghĩa của bài thơ.Giáo viên nhận xét, chốt ý.
Yêu cầu học sinh về nhà học thuộc lòng bài thơ.
Nhận xét tiết học.	
IV/ Phần bổ sung	
 TẬP LÀM VĂN 
 TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH 
SGK/158 	TGDK:35’
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết và sửa được lỗi trong bài văn; viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
II. Đdùng dạy học: Phiếu để HS thống kê các lỗi trong bài làm
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động đầu tiên: 1,2 HS đọc lại dàn ý bài văn tả cảnh.
 B/Bài mới: 1. Giới thiệu bài:
 GV nêu mục đích yêu cầu tiết dạy
 2. Nhận xét kết quả bài viết của học sinh:GV viết 4 đề bài.
a) Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp:
- Những ưu điểm chính ,những sai sót,hạn chế.
b) Thông báo điểm số cụ thể
3. Hướng dẫn HS chữa bài: GV trả bài cho từng HS-2 HS tiếp nối nhau đọc các nhiệm vụ 2,3,4của tiết trả bài văn tả cảnh.
a) HD HS chữa lỗi chung: GV chỉ các lỗi cần chữa.
- Một số HS lên bảng chữa.Cả lớp tự chữa trên nháp.
-HS cả lớp đổi về bài chữa-GV chữa lại cho đúng.
b) HD HS chữa lỗi trong bài:HS đọc bài –sửa lỗi- Đổi bài cho nhau trà soát lại.
-GV theo dõi ,kiểm tra HS làm việc.
c)HD HS học tập những đoạn văn ,bài văn hay
-GV đọc những đoạn văn hay,-HS trao đổi để tìm ra cái hay.
d) HS chọn viết lại 1 đoạn văn cho hay hơn.
-HS viết-HS tiếp nối nhau đọc-GV chấm điểm.
 3. Hoạt động cuối cùng : HS viết lại bài cho hay hơn.
-GV nhận xét tiết học
IV/ Phần bổ sung :	
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU	 
 ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU 
 (DẤU GẠCH NGANG) 
SGK/159	 TGDK:35’ 
I. Mục tiêu: 
- Lập được bảng tổng kết về tác dụng của dấu gạch ngang (BT1); tìm được các dấu gạch ngang và nêu được tác dụng của chúng (BT2).
- Giáo dục yêu mến Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động đầu tiên: MRVT: Quyền và bổn phận.
Giáo viên kiểm tra bài tập 4 của học sinh.Nhận xét bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới: Ôn tập về dấu câu _ Dấu gạch ngang.
 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
 Mục tiêu: Lập được bảng tổng kết về tác dụng của dấu gạch ngang (BT1); tìm được các dấu gạch ngang và nêu được tác dụng của chúng
Bài 1:1 học sinh đọc yêu cầu.2 – 3 em đọc lại. Giáo viên mời 2 học sinh nêu ghi nhớ về dấu gạch ngang.® Đưa bảng phụ nội dung ghi nhớ.
-Cả lớp đọc thầm nội dung bài tập ® suy nghĩ, thảo luận nhóm đôi.Học sinh phát biểu đại diện 1 vài nhóm. ® 2 nhóm nhanh dán phiếu bài làm bảng lớp. 
Giáo viên phát phiếu bảng tổng kết cho từng học sinh.
Giáo viên nhắc học sinh chú ý xếp câu có dấu gạch ngang vào ô thích hợp sao cho nói đúng tác dụng của dấu gạch ngang. ® Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2:1 học sinh đọc yêu cầu. Giáo viên giải thích yêu cầu của bài: đọc truyện ® tìm dấu gạch ngang ® nêu tác dụng trong từng trường hợp.Lớp làm bài theo nhóm bàn.
1 vài nhóm trình bày.Học sinh sửa bài.Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng.
3. Hoạt động cuối cùng 
Nêu tác dụng của dấu gạch ngang?
Thi đua đặt câu có sử dụng dấu gạch ngang.
® Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Chuẩn bị: Ôn tập.
Nhận xét tiết học. 	 
IV/ Phần bổ sung	
 Thứ ngày tháng 5 năm 2012 
 TẬP LÀM VĂN 
 TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI 
SGK/161 	TGDK:35’
I. Mục tiêu: 
- Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người; nhận biết và sửa được lỗi trong bài; viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi 3 đề.
III. Các hoạt động dạy học:
 Bài mới: Giới thiệu bài:
 GV nêu mục đích yêu cầu tiết dạy
 2. Nhận xét kết quả bài viết của học sinh: GV viết 3 đề bài.
a) Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp:
- Những ưu điểm chính ,những sai sót,hạn chế.
b) Thông báo điểm số cụ thể
3. Hướng dẫn HS chữa bài: GV trả bài cho từng HS
a) HD HS chữa lỗi chung: GV chỉ các lỗi cần chữa.
- Một số HS lên bảng chữa.Cả lớp tự chữa trên nháp.
- HS cả lớp đổi về bài chữa-GV chữa lại cho đúng.
b) HD HS chữa lỗi trong bài:HS đọc bài –sửa lỗi- Đổi bài cho nhau trà soát lại.
- GV theo dõi ,kiểm tra HS làm việc.
c)HD HS học tập những đoạn văn ,bài văn hay
- GV đọc những đoạn văn hay,-HS trao đổi để tìm ra cái hay.
d) HS chọn viết lại 1 đoạn văn cho hay hơn.
- HS viết-HS tiếp nối nhau đọc-GV chấm điểm.
 3. Hoạt động cuối cùng : HS viết lại bài cho hay hơn.
-GV nhận xét tiết học
IV/ Phần bổ sung :	
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU	 
 ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU 
 ( DẤU NGOẶC KÉP ) 
SGK/151	TGDK:40’ 
I. Mục tiêu: Củng cố cho HS 
- Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép và làm được BT thực hành về dấu ngoặc kép.
- Viết được đoạn văn khoảng 5 câu có dùng dấu ngoặc kép (BT3).
- Biết yêu thích Tiếng Việt, cách dùng dấu câu trong văn bản.
II. Đồ dùng dạy học 
+ GV: Bảng phụ, bút dạ, phiếu học tập.
+ HS: SGK và vở ghi
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động đầu tiên 
Giáo viên kiểm tra bài tập 
2. Hoạt động dạy học bài mới 
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: Ôn tập về dấu câu - Dấu ngoặc kép.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS ôn tập bài 1
 + Mục tiêu: Giúp HS Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép - Củng cố, khắc sâu kiến thức về dấu ngoặc kép
Bài 1: 1 học sinh đọc toàn văn yêu cầu bài tập.Cả lớp đọc thầm. Học sinh phát biểu ý kiến.
- Giáo viên mời 2 HS nhắc lại tác dụng của dấu ngoặc kép. ® Treo bảng phụ tác dụng dấu ngoặc kép.
Bảng tổng kết vừa thể hiện 2 tác dụng của dấu ngoặc kép vừa có ví dụ minh hoạ phải gồm mấy cột ?
Giáo viên nhận xét – chốt bài giải đúng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập 2,3,4
+ Mục tiêu: Giúp HS Làm đúng bài tập thực hành giúp nâng cao kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép 
- Bài 2: 1 học sinh đọc yêu cầu.Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm việc cá nhân: đọc thầm từng câu văn, điền bằng bút chì dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.
Giáo viên nêu lại yêu cầu, giúp học sinh hiểu yêu cầu đề bài.Giáo viên nhận xét và chốt bài đúng.
 Bài 3: 1 học sinh đọc yêu cầu.Học sinh đọc kĩ đoạn văn, phát hiện ra những từ dùng nghĩa đặc biệt, đặt vào dấu ngoặc kép. Học sinh làm việc cá nhân. Học sinh sửa bài.
Giáo viên lưu ý học sinh: Hai đoạn văn đã cho có những từ được dùng với nghĩa đặc biệt nhưng chưa đặt trong dấu ngoặc kép.Giáo viên nhận xét + chốt bài đúng.
 GV lưu ý học sinh viết đoạn văn có dùng dấu ngoặc kép. Đọc đoạn văn đã viết nối tiếp nhau.
Giáo viên nhận xét.
 3. Hoạt động cuối cùng Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép? Học sinh thi đua theo dãy cho ví dụ. Chuẩn bị: MRVT: “Quyền và bổn phận”.Nhận xét tiết học. 	
IV/ Phần bổ sung :	

Tài liệu đính kèm:

  • docGA T.VIET.doc