Thiết kế bài soạn lớp 4 - Tuần 1 năm học 2009

Thiết kế bài soạn lớp 4 - Tuần 1 năm học 2009

 Tiết 1 : Toán:

Ôn tập về các số đến 100 000

Dạy lớp 4A

I.Mục tiêu: Giúp HS:

 - Ôn tập cách đọc,viết các số đến 100 000

 - Ôn tập phân tích cấu tạo số

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ

III. Họat động dạy học chủ yếu

 

doc 19 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 687Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài soạn lớp 4 - Tuần 1 năm học 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 1
Thứ hai ngày 17 tháng 8 năm 2009
Buổi sáng : 
 Tiết 1 : Toán:
Ôn tập về các số đến 100 000
Dạy lớp 4A
I.Mục tiêu: Giúp HS:
 - Ôn tập cách đọc,viết các số đến 100 000
 - Ôn tập phân tích cấu tạo số
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ 
III. Họat động dạy học chủ yếu
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
A - Mở đầu:
Giới thiệu sơ lược về chương trình toán 4
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
 Để giúp các em tiếp thu tốt kiến thức lớp 4, hôm nay chúng ta cùng nhau ôn tập về cách đọc viết các số, cấu tạo số đến 100 000 .
2. Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng
- GV viết số: 83 251
- Yêu cầu HS đọc số.
 Yêu cầu HS chỉ rõ các chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng trăm, chữ số hàng nghìn, chữ số hàng chục nghìn.
b) Các số:83 001 , 80 201, 80 001
c) Quan hệ giữa 2 hàng liền kề:
 1 chục bằng 10 đơn vị, 1 trăm bằng 10 chục,
- Nêu một số số tròn chục, số tròn trăm, số tròn nghìn, số tròn chục nghìn.
3. Luyện tập
 - GV vẽ tia số.
 (?) Các đoạn thẳng bằng nhau trên tia số biểu thị giá trị như thế nào?
 (?) Các số tương ứng trên mỗi vạch là những số nào?
 (?) Hai số tròn chục nghìn liên tiếp hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
(?) 100 000 có phải là số tròn chục nghìn không?
 (?) Số tròn chục nghìn có ít nhất mấy chữ số 0 tận cùng?
Kết luận:
Hai số tròn chục nghìn liên tiếp hơn kém nhau 10 000 đơn vị; số tròn chục nghìn có ít
- HS mở SGK.
a)Số : 83 251 
- Đọc số: tám mươi ba nghìn hai trăm năm mươi mốt.
Chữ số hàngchục nghìn: 8
Chữ số hàng nghìn: 3
Chữ số hàng trăm: 2
Chữ số hàng chục: 5
Chữ số hàng đơn vị: 1
- HS nhận xét.
- HS nêu mối quan hệ giữa các hàng liền kề .
- HS nêu các số.
 10, 20, 30,., 100, 200, 300, ., 1000, 2000, 3000, , 10000, 20 000
Bài 1:a) Viết số thích hợp vào dưới mỗi vạch của tia số
 0 10000 30000 40000 .
 - HS nhận xét, tìm quy luật.
- Trả lời: Các đoạn thẳng biểu thị giá trị bằng nhau và bằng 10 000
- Trả lời: các số tròn chục nghìn.
0 10 000 20 000 30 000 40 000 50 000 60 000
- Trả lời: 10 000 đơn vị
- Trả lời: phải.
Trả lời: 4 chữ số O tận cùng
- HS làm bài vào vở.
- HS lên bảng điền số vào tia số.
- HS nhận xét, chữa bài.
- 1HS đọc yêu cầu bài tập 1 phần (b) 
- HS tự quan sát, tìm ra qui luật và làm.
- HS chữa bài và nêu qui luật.
- HS nhận xét.
- 2 số đứng liền nhau hơn kém nhau 1 000 đơn vị.
- Các số ở phần (a) là số tròn chục nghìn còn các số ở phàn (b) là các số tròn nghìn.
Bài 2: *Luyện tập - thực hành
Viết theo mẫu	
- 1HS đọc yêu cầu BT2.
- 1HS đọc mẫu.
- 1 HS lên bảng làm , cả lớp làm vào vở.
 - Hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
*Với học sinh hoà nhập : GV cho làm những phép tính đơn giản
 Tiết 3: Khoa học ( chi tiết )
Con người cần gì để sống?
Dạy lớp 4B
I. Mục tiêu: 
 - HS nêu được những yếu tố mà con người cũng như những sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình.
 - HS kể được một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ con người mới cần trong cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học:
 - 12 phiếu học tập.
 - 12 bộ phiếu dùng cho trò chơi " Cuộc hành trình đến hành tinh khác".
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
NDC
TG
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
I. Kiểm tra bài cũ
II. Bài mới:
1. GV giới thiệu bài
2. Bài mới
III. Củng cố dặn dò
2’
30’
5’
 * Trực tiếp
* Hoạt động 1: 
• Mục tiêu: HS liệt kê tất cả những gì con người cần có cho cuộc sống của mình.
• Cách tiến hành:
- GV hỏi, HS lần lượt trả lời. GV ghi các ý kiến của HS vào cột "Những yếu tố cần cho sự sống".
- Con người cần những gì để duy trì sự sống của mình?
- GV khái quát lại: Chúng ta có thể xếp những điều kiện cần cho sự sống và phát triển vào hai nhóm: điều kiện vật chất và điều kiện tinh thần.
- GV chỉnh sửa, kết luận.
- Gọi HS nêu lại kết luận.
* Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập và SGK
• Mục tiêu: HS phân biệt được những yếu tố mà con người cũng
như nnhững sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình với những yếu tố mà chỉ có con người mới cần.
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm( 4 người/ nhóm) và hướng dẫn HS làm việc với phiếu học tập theo nhóm.
- Yêu cầu HS các nhóm thảo luận và trình bày kết quả, bổ sung, tranh luận. 
- GV kết luận:
 Con người, động vật, thực vật đều cần thức ăn, nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp để duy trì sự sống.
 Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống của con người còn cần nhà ở, quần áo và những tiện nghi khác. Ngoài những điều kiện vật chất, con người còn cần những điều kiện về tinh thần, văn hoá, xã hội.
*Hoạt động 3. Trò chơi:
•Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học về những điều kiện cần để duy trì sự sống của con người.
GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn chơi
- Hãy nêu những yếu tố cần thiết đối với sự sống con người?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau
- HS mở SGK.
1. Con người cần gì để sống
- Cơm, rau, nước, không khí, ánh sáng, quần áo, máy vi tính, âm nhạc, trò chơi điện tử, cặp tóc, xe máy, vô tuyến, nhà ở, tình yêu
- HS xếp những điều kiện mình vừa kể vào 2 nhóm: điều kiện vật chất và điều kiện tinh thần.
Kết luận: Những điều kiện cần để con người sống và phát triển là:
- Điều kiện vật chất: thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở, các đồ dùng trong gia đình, các phương tiện đi lại
- Điều kiện tinh thần, văn hoá, xã hội: tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm, các phương tiện học tập, vui chơi, giải trí
2. Những yếu tố cần cho cuộc sống mà chỉ có con người cần
 Phiếu học tập
Hãy đánh dấu X vào cột tương ứng với những yếu tố cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật.
Nhữngyếu tốcần cho sự sống
Con người
Động vật
Thực vật
1.Không khí
x
x
x
2. Nước
x
x
x
3.Anhsáng
x
x
x
4Nhiệt độ thích hợp
x
x
x
5.Thức ăn phù hợp
x
x
x
6. Nhà ở
x
7Tìnhcảm gia đình
x
8.Phương tiện giao thông
x
9.Tìnhcảm bạn bè
x
10.Quần áo
x
11.Trường học
x
12.Sách báo
x
13.Đồ chơi
x
14.Máy vi tính
x
15.Đồ trang sức
x
- HS nêu lại kết luận.
3. Trò chơi " Hành trình đến hành tinh khác".
- HS chơi:
+ Lần 1: chọn 10 đồ vật
+ Lần 2: chọn 6 đồ vật.
- HS các nhóm so sánh kết quả lựa chọn của mình và người khác và giải thích tại sao lại lựa chọn như vậy. 
- HS nêu lên những yếu tố cần thiết với sự sống của con người.
 Tiết 5: Đạo đức: 
 Trung thực trong học tập (tiết 1)
Dạy lớp 4B
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: HS nhận thức được: cần phải trung thực trong học tập, giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng.
2. Kỹ năng:Biết trung thực trong học tập 
3. Thái độ: Đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập
II. Đồ dùng dạy học
- SGK đạo đức 4.
- Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Giới thiệu bài: giới thiệu chương trình môn học 
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1: 
* Mục tiêu: HS biết sử lí trung thực theo tình huống cho trước.
* Tiến hành:Bước 1 HS xem tranh trong SGK và đọc nội dung tình huống.
Bước 2: Cho HS liệt kê các cách giải quyết có thể có của bạn Long trong tình huống.
Bước 3 : GV tóm tắt thành mấy cách giải quyết chính:
Mượn tranh ảnh của bạn để đưa cô giáo xem.
 Nói dối cô đã sưu tầm nhưng quên ở nhà.
 Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm, nộp sau.
Bước 4: GV hỏi: Nếu em là Long em sẽ giải quyết theo cách nào?
- GV sử dụng thẻ màu để HS chọn cách sử lí sau đó sẽ chia thành các nhóm. Từng nhóm thảo luận xem vì sao lại chọn cách giải quyết ấy.
Bước 5: Cho các nhóm thảo luận.
Bước 6: Gọi đại diện từng nhóm trình bày.
* Kết luận: Cách giải quyết ( c) là phù hợp, thể hiện tính trung thực trong học tập.
- Cho một số HS đọc phần ghi nhớ SGK
Hoạt động 2: 
* Mục tiêu: Nhận biết việc làm trung thực, việc làm không trung thực.
* Tiến hành:Bước 1: Gv nêu yêu cầu bài tập 
Bước 2 : Cho HS làm việc cá nhân.
Bước 3: Cho HS trình bày ý kiến trao đổi chất vấn lẫn nhau. 
* GV kết luận: - Việc ( c ) là trung thực trong học tập.
- Các việc (a), ( b), ( d ) là thiếu trung thực trong học tập
Hoạt động 3: 
* Mục tiêu: Biết bày tỏ thái độ của bản thân trước các hành động
* Tiến hành:GV nêu từng ý của bài tập và yêu cầu mỗi HS tự lựa chọn và đứng vào một trong ba vị trí, quy ước theo ba thái độ:
+ tán thành.
+ Phân vân
+ Không tán thành.
Bước 2: GV yêu cầu các nhóm HS có cùng sự lựa chọn thảo luận, giải thích lí do lựa chọn của mình.
Bước 3: cả lớp trao đổi bổ sung
*GV kết luận: ý kiến ( b), (c) là đúng. ý kiến (a) là sai.
* GV yêu cầu một số em đọc ghi nhớ SGK
Hoạt động tiếp nối
 1. HS về sưu tầm những mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
2. Tự liên hệ bài tập 6 SGK.
3. Các nhóm chuẩn bị tiểu phẩm theo chủ đề bài học ( bài tập 5 SGK
* Xử lí tình huống
- HS xem tranh trong SGK và đọc nội dung tình huống.
- HS liệt kê các cách giải quyết có thể có của bạn Long trong tình huống.
-HS chọn cách sử lí sau đó sẽ chia thành các nhóm. Từng nhóm thảo luận xem vì sao lại chọn cách giải quyết ấy.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- Cả lớp trao đổi, bổ sung vè mặt tích cực, hạn chế cảu mỗi cách giải quyết 
-Một số HS đọc phần ghi nhớ SGK
*Làm việc cá nhân bài tập 1 SGK
- HS làm việc cá nhân.
 - HS trình bày ý kiến trao đổi chất
* Thảo luận nhóm bài tập 2 SGK
Thứ ba ngày 18 tháng 8 năm 2009
Buổi sáng 
 Tiết1: Toán
Ôn tập các số đến 100 000 ( chi tiết)
Dạy lớp 4A
I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập về:
- Học sinh ôn tập các kiến thức có liên quan đến cộng, trừ, nhân, chia số có năm chữ số với số có 1 chữ số. 
- Tính nhẩm, so sánh các số đến 100 000.
- Tiếp tục củng cố kỹ năng đọc bảng số liệu thống kê, nêu nhận xét
II. Đồ dùng dạy học
- Phấn màu, bảng phụ
III.Hoạt động dạy học chủ yếu
NDC
TG
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
A.Kiểm tra
B.Bài ôn tập
 1. Giới thiệu bài. 
2. Hướng dẫn ôn tập
C. Củng cố, dặn dò:
2’
30’
3’
- Gọi HS yếu làm lại bài tập số 3.
- GV nhận xét, cho điểm.
*Trực tiếp
Bài 1
- Gọi HS nêu Y/C bài tập.
- Y/C học sinh làm bài.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét, cho điểm
Bài 2.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 3:
- 1HS nêu yêu cầu bài tập 3.
- 2HS lên bảng. HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét bài bạn.
Bài 4
- Gọi 2 HS nêu yêu cầu. Lớp đọc thầm.
- GV chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm làm một phần của bài tập.
-Cho 2 HS lên bảng chữa.
- Gọi HS các nhóm nhận xét.
Gọi HS nhận xét bài bạn.
- GV hỏi, HS trả lời.
- GV  ... 
- Học sinh tự tính nhẩm.
- 2- 3 học sinh đọc kết quả, lớp thống nhất cách tính và kết quả tính.
- HS tự đặt tính, làm vào vở.
- Học sinh lên bảng làm.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
(3705; 11692; 13008;...)
- HS tự tính giá trị của biểu thức.
- HS nêu thứ tự thực hiện tính giá trị của biểu thức.
- Học sinh lên bảng làm, lớp nhận xét.
 (9061; 8984; 9652; 4596.)
- HS nêu cách tìm X với X là: số hạng, số bị trừ, thừa số, số bị chia.
- HS lên bảng làm, lớp nhận xét.
- Học sinh làm vào vở.
- Học sinh lên bảng làm, lớp nhận xét.
Bài giải
1 ngày sản xuất được số ti vi:
 680 : 4 = 170 (chiếc)
7 ngàysản xuất được số ti vi: 
170 x 7 = 1190 (chiếc)
Đáp số: 1190 chiếc.
- Học sinh chơi trò chơi: “Truyền điện” thi tính nhẩm.
*Với học sinh hoà nhập : Gv khuyến khích trả lời những câu đơn giản
Thứ năm ngày 20 tháng 8 năm 2009
 Buổi sáng 
 Tiết1 : Toán:
Biểu thức có chứa một chữ
 Dạy lớp 4A
I. Mục tiêu: 	Giúp HS: 
- Học sinh bước đầu nhận biết biểu thức có chứa một chữ.
- Tính được giá trị của biểu thức khi thay chữ bằng số cụ thể
II. Đồ dùng dạy học
- Phấn màu
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS yếu làm lại bài tập 4 tiết trước.
– GV nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài. Trực tiếp
2. Giới thiệu biểu thức có chứ 1 chữ:
PP:Vấn đáp
 - Gọi HS nêu đề bài cần tìm hiểu.
 - GV đưa bảng tính (như bên).
- GV hỏi, học sinh trả lời, GV kết hợp điền.
- Muốn tìm số vở Lan có ta làm thế nào?
- Nếu gọi số vở thêm là a thì số vở Lan có là bao nhiêu?
- GV giới thiệu:Biểu thức:3 + a có 1 số cụ thể và một chữ.
=> 3 + a được gọi là Biểu thức chứa một chữ
- GV ghi lại các ví dụ HS tự lấy phần cho thêm.
- Nếu số vở đó là a quyển thì Lan có
tất cả bao nhiêu vở?
- Nếu thêm 1 quyển vở thì Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở ?
 - Nếu thêm 23 thì Lan có tất cả bao nhiêu ?
* 4 được gọi là giá trị của biểu thức 3 + a khi a = 1.
* 26 được gọi là giá trị của biểu thức 3+a khi a = 23.
- Vậy muốn tính giá trị của BT 3+ a ta làm thế nào ?
- Yêu cầu HS lấy VD.
3. Luyện tập. 
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài 1.
- Gọi 2 HS lên bảng làm.
- Gọi HS nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài 2. 
- HS làm bài .
- HS đọc chữa.
- GV lưu ý cách đọc.
Bài 3
- Gọi 1HS nêu yêu cầu .
-Gọi 1HS làm mẫu cách trình bày.
- Yêu cầu HS làm vở.
- Gọi HS chữa.
- Gọi HS nhận xét.
C - Củng cố –dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
2HS lên bảng, HS làm nháp.
- HS nhận xét bài trên bảng
- HS giở vở và SGK.
I. biểu thức có chứ 1 chữ:
1.Bài toán: HS nêu bài toán
- Cộng số vở Lan đang có với số vở thêm.
- Lan có 3 + a quyển vở.
- Bài giải: Số vở của Lan là : 3 + a
Có
Thêm
Có tất cả
3
1
3 + 1
3
5
3 + 5
3
5
 3 + 45
...
...
...
3
a
3 + a
HS đọc và xác định cách tìm đáp số.
2.Giá trị của BT có chứa một chữ.
*3+ a
 *3 + 1 = 4
* 3 + 23 = 26
- Thay cho a một giá trị số cụ thể.
Kết luận: Muốn tính giá trị của BT 3 + a ta thay cho a một giá trị số cụ thể.
VD: Nếu a = 7 thì 3 + a = 3 +7 = 10
II. Luyện tập 
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức:
M: Nếu b = 4 thì 6 – b = 6 – 4 = 2
Nếu c = 7 thì 115 – b = 115 – 7 = 108
Nếu a = 15 thì a + 80 = 15 + 80 = 95
Bài 2:
- Viết vào ô trống theo mâũ:
x
8
30
100
125+x
125+8=133
125+30=155
125+100 = 225
y
200
960
1350
y-20
200 - 20 =180
960 - 20 =940
1350 - 20 =1330
- Giá trị củaBT 125 + x với x = 8 là 125 +8=133.
Bài 3: Tính giá trị của biểu thức:
a) 250 + m với m = 0; m = 80; m =30
Nếu m = 0 thì 250 + m = 250 + 0 = 250
Nếu m = 80 thì 250 + m = 250 + 80 = 330
- Các phép còn lại làm tương tự.
*Với học sinh hoà nhập : GV cho làm những phép tính 
 Tiết2: Mĩ thuật 
Vẽ trang trí : Màu sắc và cách pha màu
Dạy lớp 4A
I. Mục tiêu 
 - HS biết cách pha màu: da cam, xanh lục, và tím.
 - HS nhận biết được các màu bổ túc và các màu nóng, màu lạnh. HS pha màu theo hướng dẫn cách pha các màu: da cam , xanh lục , tím.
 - Bảng màu giới thiệu các màu nóng, màu lạnh và màu bổ túc .
II.Đồ dùng dạy học
 GV:- SGV, SGK 
 - Hộp màu, bút vẽ, bảng pha màu.
 - Hình giới thiệu ba màu cơ bản và hình hướng dẫn cách pha màu: da cam, xanh lục, tím.
 - Bảng màu giới thiệu các màu nóng, màu lạnh và màu bổ túc. 
 HS:- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
 - Hộp màu, bút vẽ hoặc sáp màu, bút chì màu, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
*HĐ1:GV giới thiệu cách pha màu
 - Y/ C HS nhắc lại tên ba màu cơ bản.
- GV giới thiệu hình 2 trang 3SGK , giải thích cách pha màu từ ba màu cơ bản. 
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ về màu sắc ở đồ dùng dạy học.
 GV giới thiệu các cặp màu bổ túc
- GV : Các cặp màu được pha từ hai màu cơ bản đặt cạnh màu cơ bản còn lại thành những các màu bổ túc. Hai màu trong cặp màu bổ túc khi đứng cạnh nhau tạo ra sắc độ tương phản, tôn nhau lên rực rỡ hơn: 
- GV y/c HS xem 3, trang 4 SGK để nhận ra các cặp màu bổ túc. 
GV giới thiệu màu nóng, màu lạnh 
- GV cho HS xem các màu nóng màu lạnh ở hình 4,5 trang 4 SGKđể HS nhận biết .
- GV nhấn mạnh phần nội dung chính ở phần quan sát nhận xét.
*HĐ 2: 
- GV pha màu bột , màu sáp, màu nước lên giấy khổ lớn để HS thấy rõ. - GV vừa thao tác vừa giải thích về cách pha màu để HS nhận ra hiệu quả pha màu.
- GVcó thể màu ở hộp sáp, chì dạ, để các em nhận ra: các màu da cam, xanh lục, tím ở các loại màu trên đã được pha chế sẵn như cách pha màu vừa giới thiệu.
* HĐ 3:
- GV yêu cầu HS tự pha màu : da cam, xanh lục, tím trên giấy nháp bằng màu vẽ của mình.
- GV quan sát trực tiếp HS để hướng dẫn HS cách sử dụng chất liệu và cách pha màu.
- GV hướng dẫn HS pha màu để vẽ vào phần vở bài tập.
HĐ4: 
C Củng cố, dặn dò
1. Quan sát nhận xét
* Cách pha màu:
- Ba màu cơ bản là: đỏ , vàng, da cam.
+ Màu đỏ pha với màu vàng được màu xanh lục.
 + Màu xanh lam pha với màu vàng được màu xanh lục .
 + Màu đỏ pha với màu xanh lam được màu tím .
* Các cặp màu bổ túc:
+ Đỏ bổ túc cho xanh lục và ngược lại.
+ Lam bổ túc da cam và ngượclại.
+Vàng bổ túc tím và ngựơc lại.
* Màu nóng, lạnh.
+ Màu nóng là những màu gây cảm giác ấm , nóng .
+ Màu lạnh là những màu gây cảm giác mát, lạnh.
2. Cách pha màu
- HS chú ý nghe.
3.Thực hành
- HS thực hiện y/c.
4. Nhận xét đánh giá
* Với học sinh hoà nhập : GVkhuyến khích các em học và quan sát cùng các bạn 
 Thứ sáu ngày 21 tháng 8 năm 2009
 Buổi sáng 
 Tiết1: Khoa học 
Trao đổi chất ở người
Dạy lớp 4A
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Kể ra được những gì hằng ngày cơ thể lấy vào và thải ra trong quá trình sống.
- Nêu được quá trình trao đổi chất.
- Viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. 
 II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Bài cũ:(5’).- Nêu những nhu cầu tối thiểu để con người sống được ?
 - Thầy củng cố ghi điểm.
2. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
* HĐ1: Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người(15’):
- Quan sát hình 1 và thảo luận theo cặp. 
- Kể tên những gì được vẽ trong H1?
- Nêu những thứ đóng vai trò quan trọng đối với sự sống con người được thể hiện trong hình?
- Tìm thêm những thứ khác đóng vai trò cần thiết trong sự sống con người?
- Cơ thể con người trong quá trình sống thải ra môi trường những gì và lấy vào cơ thể những gì .
- Gọi một HS đọc mục bạn cần biết và nêu được: Trao đổi chất là gì? Nêu vai trò của sự TĐC đối với con người, ĐV, TV?
- GV kết luận.
* HĐ2: Thực hành vẽ sơ đồ sự trao đổi chất của con người với môi trường(15’):
- T. y/c học sinh vẽ sơ đồ vào giấy A4.
- T. theo dõi hướng dẫn bổ sung.
- T. giảng sơ đồ.
3. Củng cố, dặn dò:
- Thế nào là sự trao đổi chất?
- Nhận xét, đánh giá giờ học về học bài , chuẩn bị bài sau .
HS nêu: ánh sáng, nhiệt độ, không khí, thức ăn.
Theo dõi, mở SGK
- HS quan sát thảo luận theo cặp.
- Cây xanh, mặt trời, nước...
- ánh sáng, nước, thức ăn.
- Không khí.
- Trong quá trình sống con người thu vào khí ô xi, thức ăn, nước uống; thải ra nước tiểu, phân các bô níc.
- HS đọc mục: Bạn cần biết và trả lời theo câu hỏi.
- HS vẽ sơ đồ vào giấy.
 Lấy vào	 Thải ra
Cơ
thể
người
Khí ô xi Khí Các- bô- nic 
	 Phân
Thức ăn Nước tiểu
Nước	 Mồ hôi
- 2- 3 HS trình bày, lớp theo dõi, nhận xét.
- Vài HS nêu
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài tiếp theo
*Với học sinh hoà nhập : GV cho làm những bài toán đơn giản
 Tiết 2 : Toán:
Biểu thức có chứa một chữ
 Dạy lớp 4A
I. Mục tiêu: 	Giúp HS: 
- Học sinh bước đầu nhận biết biểu thức có chứa một chữ.
- Tính được giá trị của biểu thức khi thay chữ bằng số cụ thể
II. Đồ dùng dạy học
- Phấn màu
- SGK-SGV
III.Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: Gọi hs chữa bài tập 5 sgk, T. theo dõi hướng dẫn bổ sung -T. củng cố cách tính giá trị biểu thức.
2. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
* HĐ1: Củng cố cách tính giá trị biểu thức chứa một chữ (5’).
- T. yêu cầu học sinh làm bài tập 1, 2, 3, 4 Trong SGK.
Bài 1. Củng cố tính giá trị biểu thức dạng có 1 chữ.
- GV gọi HS lên bảng làm.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 2. GV yêu cầu học sinh tự làm.
- GV gọi HS lên bảng làm.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 3. GV yêu cầu học sinh tự làm.
- GV gọi HS lên bảng làm.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
HĐ2: Làm quen với công thức tính chu vi hình chữ nhật có độ dài cạnh a. (10’)
Bài 4. GV vẽ HV (độ dài cạnh là a)
- GV lưu ý cách tính chu vi hình vuông sau đó cho học sinh tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là: a = 3cm, 5dm, 8m.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
3. Củng cố, dặn dò(3’)
- T. hệ thống lại nội dung bài học.
- Nhận xét, đánh giá giờ học
- - HS chữa bài.
- Lớp theo dõi nhận xét.
Theo dõi, mở SGK
- HS làm bài vào vở.
- 3 4 HS đọc kết quả: a = 5, 7, 10.
 6 x a = 6 x 5 = 30
 6 x a = 6 x 7 = 42
	6 x a=6x 10=60
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- HS làm vào vở, 2 HS lên bảng làm, lớp nhận xét.
 35 + 3 x n (n = 7) => 35 + 3 x 7
 = 35 + 21 = 56
 237-( 3 + X ) với X = 34 
 => 237- 3 + 34 ) = 237 - 37
	= 200
- HS tự làm vào vở. 2 HS lên bảng làm.
C = 5, 7, 6, 0.
8 x C = 8 x 5 = 40.
8 x C = 8 x 7 = 56.
 HS quan sát.
- 2 HS nhắc lại cách tính chu vi HCN.
- HS làm và đọc kết quả:
+ Với a = 3cm.
 => PHCN = a x 4 = 3 x 4 = 12 (cm).
+ Với a = 5 dm.
 => PHCN = a x 4 = 5 x 4 = 20 (dm).
- Lớp theo dõi, nhận xét
* Với học sinh hoà nhập : GVkhuyến khích trả lời những câu hỏi dễ

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan1 phan mon toan k4.doc