Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh tiểu học

Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh tiểu học

 Trong những năm qua, đất nước ta chuyển mình trong công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện, từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Với công cuộc đổi mới, chúng ta có nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục.

 Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế mới cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn tác động đến đại đa số thanh học sinh như: có lối sống thực dụng, thiếu ước mơ và hoài bão, những tiêu cực trong thi cử, chạy theo thành tích. Thêm vào đó, sự du nhập văn hoá phẩm đồi truỵ thông qua các phương tiện như phim ảnh, games, mạng Internet làm ảnh hưởng đến những quan điểm về tình bạn, tình yêu trong lứa tuổi thanh thiếu niên và học sinh, nhất là các em khối tiểu học chưa được trang bị và thiếu kiến thức về vấn đề này.

 Đánh giá thực trạng giáo dục, đào tạo Nghị quyết TƯ 2 khóa VIII nhấn mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng. Trong những năm tới cần tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dục toàn diện”.

 Trường Tiểu học Gio Hoà, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị cũng không đứng ngoài thực trạng đó. Trong những năm qua, nhiều gia đình, cha mẹ mải làm ăn, lo kiếm tiền, không chăm lo đến sự học hành, đời sống của con trẻ. Hàng loạt các hàng quán mọc lên với với đủ loại các trò chơi như: games, chát để móc tiền học sinh. Số thanh niên đã ra trường không có việc làm thường xuyên tụ tập, lôi kéo học sinh bỏ học tham gia hút thuốc, uống rượu, trộm cắp, đánh nhau và nhiều tệ nạn khác, làm cho số học sinh yếu về rèn luyện đạo đức của trường ngày càng tăng.

 

doc 23 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 3801Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ LÊ DUẨN
KHOA LÝ LUẬN MÁC LÊ-NIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
BẢN THU HOẠCH NGHIÊN CỨU THỰC TẾ
ĐỀ TÀI: “ Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh tiểu học”
Học viên thực hiện: Lê Thị Nhật
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Gio Hoà
 Quảng Trị: Năm 2011
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
 Trong những năm qua, đất nước ta chuyển mình trong công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện, từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Với công cuộc đổi mới, chúng ta có nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục.
 Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế mới cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn tác động đến đại đa số thanh học sinh như: có lối sống thực dụng, thiếu ước mơ và hoài bão, những tiêu cực trong thi cử, chạy theo thành tích. Thêm vào đó, sự du nhập văn hoá phẩm đồi truỵ thông qua các phương tiện như phim ảnh, games, mạng Internet làm ảnh hưởng đến những quan điểm về tình bạn, tình yêu trong lứa tuổi thanh thiếu niên và học sinh, nhất là các em khối tiểu học chưa được trang bị và thiếu kiến thức về vấn đề này.
  Đánh giá thực trạng giáo dục, đào tạo Nghị quyết TƯ 2 khóa VIII nhấn mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng. Trong  những năm tới cần tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dục toàn diện”.
 Trường Tiểu học Gio Hoà, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị cũng không đứng ngoài thực trạng đó. Trong những năm qua, nhiều gia  đình, cha mẹ  mải làm ăn, lo kiếm tiền, không chăm lo đến sự học hành, đời sống của con trẻ. Hàng loạt các hàng quán mọc lên với với đủ loại các trò chơi như: games, chátđể móc tiền học sinh. Số thanh niên đã ra trường không có việc làm thường xuyên tụ tập, lôi kéo học sinh bỏ học tham gia hút thuốc, uống rượu, trộm cắp, đánh nhau và nhiều tệ nạn khác, làm cho số học sinh yếu về rèn luyện đạo đức của trường ngày càng tăng.
  Xuất phát từ những lý do khách quan, chủ quan như đã phân tích, là người làm công tác quản lý một trường Tiểu học, tôi mạnh dạn chọn đề tài: ““ Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh tiểu học”
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
          Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu, văn bản liên quan đến đề tài.
2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi; Phương pháp quan sát các hoạt động giáo dục đạo đức  của nhà trường; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp thống kê, xử  lý số liệu.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Xác định cơ sở khoa học của quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở trường Tiểu học Gio Hoà.
3.2. Khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng việc quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở trường Tiểu học Gio Hoà.
3.3. Đề  xuất và lý giải biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở trường Tiểu học Gio Hoà trong giai đoạn hiện nay.
NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC GIO HOÀ
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
 Ở phương Đông từ  thời cổ đại, Khổng Tử (551-479-TCN ) trong các tác phẩm: “Dịch, Thi, Thư, Lễ, Nhạc Xuân Thu” rất xem trọng việc giáo dục đạo đức.
 Ở phương Tây,  nhà  triết  học Socrat  (470-399-TCN) đã cho rằng đạo đức và sự hiểu biết quy định lẫn nhau. Có được đạo đức là nhờ ở sự hiểu biết, do vậy chỉ sau khi có hiểu biết mới trở thành có đạo đức.
 Aristoste (384-322-TCN) cho rằng không phải hy vọng vào Thượng đế áp đặt để có người công dân hoàn thiện về đạo đức, mà việc phát hiện nhu cầu trên trái đất mới tạo nên được con người hoàn thiện trong quan hệ đạo đức. .
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
 Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có tài mà không có đức thì là người vô dụng”. Người coi trọng mục tiêu, nội dung giáo dục đạo đức trong các nhà trường như: “Đoàn kết tốt”, “Kỷ luật tốt”, “Khiêm tốn, thật thà dũng cảm”, “Con người cần có bốn đức: cần - kiệm - liêm - chính, mà nếu thiếu một đức thì không thành người”.
          Kế thừa tư tưởng của Người, có rất nhiều tác giả nước ta đã nghiên cứu về vấn đề này như: Phạm Minh Hạc, Hà Thế Ngữ, Nguyễn Đức Minh, Phạm Hoàng Gia,  Phạm Tất Dong và nhiều tác giả khác.
1.2. Một số khái niệm lên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Khái niệm về quản lý
 Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm định hướng, tổ chức, sử dụng các nguồn lực và phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất.
1.2.1.1. Bản chất quản lý
 Đó chính là các hoạt động của chủ thể quản lý tác động lên các đối tượng quản lý để đạt mục tiêu đã xác định.
1.2.1.2. Chức năng quản lý
Gồm 4 chức năng cơ bản: Dự báo và lập kế hoạch; tổ chức thực hiện kế hoạch; lãnh đạo/chỉ đạo thực hiện kế hoạch; kiểm tra, đánh giá.
1.2.1.3. Các nguyên tắc quản lý
 Gồm các nguyên tắc sau: Nguyên tắc mục tiêu; thu hút sự tham gia của tập thể; kết hợp hài hoà giữa các lợi ích; tiết kiệm và hiệu quả cao; thích ứng linh hoạt; khoa học hợp lý; phối hợp hoạt động các bên có liên quan.
1.2.2. Khái niệm về quản lý giáo dục
 Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý, nhằm đưa hoạt động sư phạm của  hệ thống giáo dục đạt hiệu quả nhất.
1.2.3. Khái niệm về quản lý nhà trường phổ thông
 Quản lý nhà trường là quản lý giáo dục được thực hiện trong phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nhà trường, nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội.
1.2.4. Khái niệm về giáo dục
 Hoạt động hướng tới con người thông qua một hệ thống các biện pháp tác động nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội.
1.2.4.1. Các chức năng của giáo dục
Gồm 3 chức năng: Chức năng  văn hoá xã hội; chức năng kinh tế - sản xuất; chức năng chính trị - xã hội
1.2.4.2. Con đường giáo dục
 Giáo dục được  thực  hiện chủ yếu qua hai con đường: Hoạt động dạy  học  trên lớp; hoạt động ngoài giờ lên lớp. 
1.2.5. Khái niệm về đạo đức
 Đạo đức là một  hệ thống  những quy tắc, những chuẩn mực mà qua đó con người  tự nhận thức và điều  chỉnh  hành vi của mình vì hạnh phúc của cá nhân, lợi ích của tập thể và cộng đồng.
1.2.6. Giáo dục đạo đức
1.2.6.1. Mục tiêu giáo dục đạo đức
   Chuyển hóa những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức nhân cách cho học sinh, hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn trong giao tiếp, ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói quen chấp hành các quy định của pháp luật.
1.2.6.2. Chức năng giáo dục đạo đức
    Làm cho học sinh thấm nhuần sâu sắc thế giới quan Mác-Lênin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách của Đảng, sống và làm việc theo pháp luật, sống có kỷ cương, nền nếp, có văn hóa trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội và giữa con người với nhau.
1.2.6.3. Giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học.
- Mục đích: Giúp học sinh nhận thức được các chuẩn mực đạo đức của xã hội, rèn luyện kỹ năng, hành vi theo các chuẩn mực đó và hình thành thái độ, ý thức trong học sinh về đạo đức.
- Nội dung: Lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu hoà bình, có tinh thần cộng đồng và quốc  tế, có tinh thần lao động sáng tạo, có thái độ xây dựng  và bảo vệ môi trường...
- Phương pháp: Phương pháp tác động vào nhận thức tình cảm: đàm thoại, tranh luận, kể chuyện,  giảng giải, khuyên răn; phương pháp tổ chức hoạt  động  thực  tiễn: giao việc, rèn luyện, tập thói quen; phương pháp kích thích tình cảm và hành vi: thi đua, nêu gương, khen thưởng, trách phạt
1.2.7. Quản lý giáo dục đạo đức
1.2.7.1. Xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức
 Phân tích thực trạng  giáo dục đạo đức trong năm học của ngành, trường, địa phương; xác định điều kiện giáo dục như cơ sở vật chất,  tài chính, quỹ thời gian, sự  phối hợp với lực lượng giáo dục trong trường  và ngoài  trường.
1.2.7.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức
 Giải thích mục tiêu, yêu cầu, của kế hoạch giáo dục đạo đức; thảo luận biện pháp thực hiện kế hoạch; sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lý, huy động cơ sở vật chất, kinh tế; định rõ tiến trình, tiến độ thực  hiện, thời gian bắt đầu, thời hạn kết thúc.
1.2.7.3.Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức
 Là chỉ huy, ra lệnh cho các bộ phận  trong nhà trường  thực hiện những nhiệm vụ để bảo đảm việc giáo dục đạo đức diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp và phối hợp các lực lượng  giáo dục sao cho đạt hiệu quả.
1.2.7.4. Kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức
 Kiểm  tra định kỳ, thường xuyên, đột xuất, trực tiếp, hoặc  gián tiếp để giúp học sinh hiểu  rõ hơn về những hoạt động  của mình, khẳng định được mình, từ đó hoạt động tích cực hơn, tự giác hơn, biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu chung của xã hội.
1.3. Những đặc điểm cụ thể về rèn luyện đạo đức của học sinh ở trường Tiểu học.
 Có sự gắn kết chặt chẽ với quá trình dạy học trên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ; có định hướng thống nhất các yêu cầu, mục đích giáo dục giữa các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường; tính lâu dài của quá trình hình thành, phát triển nhân cách và các phẩm chất đạo đức của học sinh 
1.4. Những tác động cơ bản tới việc rèn luyện đạo đức của HS ở trường Tiểu học.
1.4.1. Về tâm sinh lý học sinh
   Là giai đoạn các em đang phát triển về thể chất, tinh thần và tình cảm, dễ bị kích động, lôi kéo... Có nhu cầu giao tiếp rất lớn đặc biệt là sự giao tiếp với bạn bè, từ đó mà hình thành lên các nhóm bạn cùng sở thích. Nếu không được giáo dục dễ bị sai lệch.
 ... tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ  học sinh.
3.2.6. Đa dạng hoá các hình thức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
3.2.6.1. Mục đích
 Giáo dục cho học sinh truyền thống yêu nước, tôn sư trọng đạo, có phẩm chất, năng lực, tư duy sáng tạo; biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, điều chỉnh các hành vi đạo đức, lối sống.
3.2.6.2. Nội dung
 Giáo dục thông qua giờ chào cờ đầu tuần, thông qua các giờ học, thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
3.2.6.3. Các bước tiến hành
 Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, họp liên tịch thảo luận, góp ý và phổ biến cho các đơn vị và các lớp thực hiện.
- Thông qua giờ chào cờ đầu tuần: Ban Giám hiệu nhận xét, tuyên dương khen thưởng hoặc phê bình các tập thể, cá nhân đã thực hiện tốt hoặc chưa tốt trong tuần. Rút kinh nghiệm những mặt làm được, những tồn tại, biện pháp giải quyết và phổ biến kế hoạch, nhiệm vụ của tuần tiếp theo.
- Thông qua các giờ học ở lớp: Tổ chức cho học sinh làm các bài kiểm tra nhận thức để đánh giá kết quả học tập, tu dưỡng và rèn luyện của các em.
- Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp: Sau mỗi buổi sinh hoạt hoặc tổ chức các hoạt động phải nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm, biểu dương những tập thể, cá nhân thực hiện tốt và phê bình, nhắc nhở các tập thể, cá nhân làm chưa tốt.
3.2.7. Phát huy hơn nữa vai trò của Liên Đội trong giáo dục đạo đức
3.2.7.1. Mục đích
 Tuyên truyền, giáo dục học sinh về tư tưởng, chính trị, hành vi, lối sống theo các chuẩn mực đạo đức. Giúp học sinh duy trì tốt nề nếp và thực hiện các nội quy, quy định của nhà trường.
3.2.7.2. Nội dung
 Tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, ý chí, hành vi, lối sống... cho học sinh. Tổ chức các hoạt động phong trào: văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, giao lưu, nhân đạo từ thiện...; các hội thi: cắm trại, cắm hoa, làm đồ dùng học tập, ...
3.2.7.3. Các bước tiến hành
 Chi đoàn xây dựng kế hoạch hoạt động tổng thể của từng hoạt động liên đội trong cả năm học, báo cáo với chi bộ Đảng nhà trường và Huyện đoàn để được phê duyệt thực hiện. Họp Ban chấp hành để thống nhất kế hoạch, phân công cụ thể từng phần việc cho từng cá nhân phụ trách; tổng hợp kết quả, nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm, biểu dương khen thưởng, phê bình, nhắc nhở
3.2.8. Phát huy vai trò tự quản của tập thể và tự  rèn luyện của học sinh
3.2.8.1. Mục đích
 Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục để các em tự thể hiện, tự đánh giá và điều chỉnh trong rèn luyện đạo đức.
3.2.8.2. Nội dung
 GVCN phải chọn ra được ban cán sự có năng lực, uy tín, có sức thuyết phục, có năng lực tổ chức, điều khiển hoạt động tập thể.
3.2.8.3. Các bước tiến hành
 Vận động học sinh thực hiện tốt tinh thần phê và tự phê bình để giúp bạn cùng tiến bộ. Phát động học sinh toàn trường tự giác bỏ phiếu kín phát giác những học sinh có hành vi vi phạm đạo đức nhưng chưa được phát hiện. Thực hiện đánh giá xếp loại theo đúng các tiêu chuẩn đã quy định công khai, công bằng trước tập thể học sinh hàng tuần, hàng tháng, học kỳ và năm học.
3.2.9. Tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của trường
3.2.9.1. Mục đích
          Giúp cho học sinh có môi trường thuận lợi để rèn luyện đạo đức. Ngăn chặn kịp thời các hành vi, thói quen, vi phạm, ảnh hưởng xấu từ bên ngoài thâm nhập vào học sinh.
3.2.9.2. Nội dung
Thống nhất với các lực lượng giáo dục về: mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục.
3.2.9.3. Các bước tiến hành
 Mời vị đại diện hội cha mẹ học sinh tham gia hội đồng khen thưởng, kỷ luật của nhà trường. Tham mưu với địa phương đưa kết quả xếp loại đạo đức học sinh làm một tiêu chuẩn để xét chọn gia đình văn hóa, xếp loại đảng viên, xếp loại hội viên của cha mẹ học sinh. Thông báo về địa phương những học sinh cá biệt vi phạm đạo đức, phối hợp với địa phương, gia đình cùng giáo dục. Phối kết hợp với công an ngăn chặn những hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật của học sinh. Bàn giao học sinh về sinh hoạt hè, sinh hoạt tối thứ Bảy tại các địa bàn dân cư do Đoàn thanh niên địa phương phụ trách, nhà trường cử giáo viên về thực tế phối hợp thực hiện.
3.2.10. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức học sinh
3.2.10.1. Mục đích
 Giúp cho CBQL các cấp, giáo viên, phụ huynh và bản thân HS thấy được những ưu điểm, nhược điểm, rút kinh nghiệm, tìm ra những nguyên nhân, biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh.
3.2.10.2. Nội dung
Xác định các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại đạo đức để HS thực hiện.
3.2.10.3. Các bước tiến hành
 Tổ chức tuyên truyền, quán triệt rõ mục tiêu đánh giá xếp loại giáo dục đạo đức cho các thành viên của nhà trường. Xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể rõ ràng làm cơ sở cho học sinh phấn đấu rèn luyện. Thường xuyên kiểm tra các thông tin, báo cáo qua các kênh phối hợp giáo dục. Kịp thời tuyên dương, khen thưởng, phê bình, nhắc nhở những tập thể, cá nhân thực hiện tốt và chưa tốt trước lớp, trước cờ hàng tuần. Tìm ra các nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, điều chỉnh kế hoạch.
3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp
 Các biện pháp trên đều có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, do vậy cần được phối kết hợp sử dụng thì mới nâng cao được chất lượng hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
3.4. Khảo sát mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
 Tác giả đề tài tiến hành khảo nghiệm nhằm mục đích khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học Gio Hoà
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm
 Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Gio Hoà mà đề tài đã đề xuất.
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm
 Chúng tôi sử dụng bảng hỏi, kết hợp trò chuyện với chuyên gia giáo dục, CBQL, GVCN và những giáo viên trực tiếp tham gia làm công tác giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm thu thập thông tin về đánh giá của họ đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm
Bảng 3.1: Đánh giá về tầm quan trọng và tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Gio Hoà.
TT
Biện pháp
Tính quan trọng
Tính khả thi
RQT
QT
KQT
RKT
KT
KKT
1
Tăng cường quán triệt đầy đủ quan điểm, đường lối giáo dục đạo đức của Đảng, Nhà nước
65,2
34,8
0
38,5
61,5
0
2
Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các thành viên, tổ chức trong nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
60,5
39,5
0
34.1
47.7
18.2
3
Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức
57
43
0
32
68
0
4
Nâng cao hiệu quả tổ chức và chỉ đạo thực hiện giáo dục đạo đức
61
32
7
36.4
63.6
0
5
Xây dựng môi trường sư phạm mẫu mực trong nhà trường
59.1
29.5
11.4
43
57
0
6
Đa dạng hoá các hình thức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
59,7
40.3
0
40.9
59.1
0
7
Phát huy hơn nữa vai trò của Đoàn thanh niên trong giáo dục đạo đức
52.3
43.2
4.5
34.1
61.4
4.5
8
Phát huy vai trò tự quản của tập thể và tự  rèn luyện của học sinh
68
32
0
46
49,5
4.5
9
Tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của trường
55
35,9
9.1
45.5
50.0
4.5
10
Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức học sinh
53
42,5
4.5
40.9
59.1
0
 Sau khi tổng hợp các phiếu xin ý kiến cho thấy về cơ bản cả 10 biện pháp mà chúng tôi đề xuất  đều đã được trên 90% các cán bộ quản lý đồng ý tán thành và đại đa số các ý kiến đều cho rằng 10 biện pháp trên đều mang tính khả thi.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận
 Từ kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn chúng tôi rút ra một số kết luận chủ yếu sau đây:
1.1. Đạo đức là gốc, là nền tảng của sự phát triển nhân cách con người. Ở mọi thời đại, mọi quốc gia, vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức là công việc quan trọng luôn được quan tâm và tạo mọi điều kiện. Ở nước ta, mục tiêu của nhà trường là đào tạo ra những con người phát triển toàn diện. Do đó, công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường phổ thông hiện nay.
1.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Gio Hoà cho thấy: Đại đa số học sinh nhà trường có nhận thức tốt về vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận học sinh chưa nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức, do đó còn thờ ơ xem thường kỷ cương nề nếp nhà trường dẫn tới vi phạm nội quy, quy chế  như: nghỉ học, trốn giờ, đánh nhau, quay cóp, hút thuốc, CBQL, giáo viên nhà trường đã có nhận thức khá cao về vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, đã tích cực thực hiện các biện pháp nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục đạo đức trong giai đoạn hiện nay.
1.3. Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích thực trạng ở trên chúng tôi đề xuất 10 biện pháp . Các biện pháp đã được tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi. Kết quả đa số cho rằng 10 biện pháp chúng tôi đề xuất đều có tính khả thi và cần thiết.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với  Sở Giáo dục & Đào tạo
- Chỉ đạo các trường cụ thể hoá kế hoạch giáo dục đạo đức truyền thống từng năm học. Hàng năm nên tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề về giáo dục đạo đức để các trường có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác quản lý
 - Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ năng vận dụng bài học vào giáo dục đạo đức. Đối với GVCN cần bồi dưỡng kỹ năng lập kế hoạch chủ nhiệm.
2.2. Đối với nhà trường 
- Tăng cường sự quan tâm chỉ đạo sát sao hơn nữa của chi bộ Đảng, Ban Giám hiệu, các tổ chức đoàn thể, các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức để giáo dục cho học sinh, nhằm thu hút người học tham gia học tập rèn luyện một cách tích cực.
- Việc kiểm tra đánh giá kết quả của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh phải đảm bảo công bằng, công khai, khen thưởng, phê bình, nhắc nhở kịp thời.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE TAI.doc