Công nghệ thông tin (CNTT), là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin. CNTT là sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để sử dụng, chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông tin. Ở Việt Nam, khái niệm CNTT được hiểu là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.
CNTT mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường CNTT và truyền thông.
Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động.
Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Nhờ sự phát triển của CNTT và truyền thông mà mọi người đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng. Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà học sinh trung bình, thậm chí học sinh trung bình yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập. Phần mềm dạy học được sử dụng ở nhà cũng sẽ nối dài cánh tay của giáo viên tới từng gia đình học sinh thông qua hệ thống mạng. Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống, chỉ cần “bấm chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của CNTT và truyền thông đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người.
MỤC LỤC Mục lục 1. Lí do chọn chủ đề 2. Tình hình thực tế về việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy tại trường Tiểu học Phú Nhiêu, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình” 2.1. Tình hình chung của nhà trường. 2.2. Thực trạng của việc ứng dụng CNTT trong quản lí và dạy học ở trường Tiểu học Phú Nhiêu. 2.3. Thống kê quá trình ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học từ năm 2009 đến nay, tại trường Tiểu học phú Nhiêu. 2.4. Những điểm mạnh, yếu, khó khăn, thuận lợi trong ứng dụng CNTT vào giảng dạy tại trường Tiểu học Phú Nhiêu. 2.5. Ứng dụng CNTT vào dạy học và vai trò của CBQL và giáo viên: 3. Kế hoạch hành động để ứng dụng CNTT vào quản lí và dạy học có hiệu quả. 3.1. Kế hoạch thực hiện trong vòng 1 tháng tới. 3.2. Kế hoạch thực hiện trong vòng 3 tháng tới. 3.3. Kế hoạch thực hiện trong vòng 1 năm tới. 3.4. Những lưu ý của giáo viên với giáo án điện tử 3.5. Các giải pháp thực hiện 4. Kết luận và kiến nghị 4.1. Kết luận. 4.2. Kiến nghị 1 2 4 4 4 4 6 12 13 13 13 14 14 14 16 16 17 1. Lý do chọn chủ đề tiểu luận Công nghệ thông tin (CNTT), là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin. CNTT là sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để sử dụng, chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông tin. Ở Việt Nam, khái niệm CNTT được hiểu là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. CNTT mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường CNTT và truyền thông. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nhờ sự phát triển của CNTT và truyền thông mà mọi người đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng. Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà học sinh trung bình, thậm chí học sinh trung bình yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập. Phần mềm dạy học được sử dụng ở nhà cũng sẽ nối dài cánh tay của giáo viên tới từng gia đình học sinh thông qua hệ thống mạng. Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống, chỉ cần “bấm chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của CNTT và truyền thông đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người. Trong những năm gần đây, ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học và quản lý giáo dục nói chung và trường Tiểu học Phú Nhiêu, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình (Sau này chỉ viết: trường tiểu học Phú Nhiêu) không còn là vấn đề mới mẻ. Mỗi giáo viên trường Tiểu học Phú Nhiêu đều thấy rõ và khẳng định được tầm quan trọng của CNTT trong việc hỗ trợ công tác giảng dạy, quản lý học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng CNTT vào dạy học là yêu cầu trọng tâm của ngành giáo dục nói chung và của nhà trường nói riêng. Để nâng cao chất lượng giáo dục người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng sử dụng các phương pháp tích cực kết hợp với các thành tựu của CNTT, để trong một tiết dạy học sinh được hoạt động, thực hành, thảo luận và suy nghĩ nhiều hơn. Việc sử dụng máy tính làm phương tiện dạy học có tác dụng làm tăng hiệu quả sư phạm của nội dung và phương pháp dạy học lên rất nhiều. Nhưng làm thế nào để việc ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả cao và đồng đều ở mỗi giáo viên. Làm thế nào để tất cả thầy cô biết sử dụng và sử dụng có hiệu quả là một yêu cầu đặt ra đối với người làm công tác quản lí chuyên môn trong nhà trường. Đó là lí do tôi chọn đề tài “Chỉ đạo và quản lý ứng dụng CNTT trong giảng dạy tại trường Tiểu học Phú Nhiêu, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình” 2. Tình hình thực tế về việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy tại trường Tiểu học Phú Nhiêu, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình” 2.1. Tình hình chung của nhà trường. Trường Tiểu học Phú Nhiêu đóng trên địa bàn xã Thượng Hóa, một xã biên giới của huyện Minh Hóa, nơi miền tây của tỉnh Quảng Bình. Là một trong những xã khó khăn của huyện, địa bàn xa trung tâm, dân cư thưa thớt, 100% là sản xuất nông nghiệp với canh tác chính là cây ngô, lạc mỗi năm chỉ có một vụ. một bộ phận nhân dân ở đây là người dân tộc nên trình độ tiếp thu, tiếp cận cái mới còn rất hạn chế. Từ trước năm 2004 đường giao thông đến nơi đây rất khó khăn, gần như không có đường cho xe ô tô, xe máy cũng chỉ đi được vào mùa khô, không có điện, những phương tiện nghe nhìn phổ thông nhất cũng không có, người dân gần như cô lập trong một địa bàn nhỏ hẹp: thôn Phú Nhiêu. Trường Tiểu học Phú Nhiêu nằm dưới chân đồi, cách một con suối nhỏ đó là một trở ngại lớn cho quá trình dạy học ở nơi đây. Bởi hằng năm vào mùa mưa (tháng 9 - 11) thì gần như cả thôn ngập chìm trong nước (người dân thì đã quen “sống chung với lũ”). Và học sinh phải nghỉ học, thầy cô cũng không thể đến được trường. Từ năm 2004 đến nay, thôn Phú Nhiêu đã có sự đổi thay đáng kể khi có đường mòn Hồ Chí Minh đi ngang qua, giao thông thuận tiện cùng với sự phát triển của các phương tiện nghe nhìn (tivi dùng chảo DTH thu sóng vệ tinh, điện thoại di động) làm cho người dân có cơ hội tiếp thu công nghệ và đặc biệt là nhận thức được “mở mang”. Internet bước đầu đã đến địa bàn. Mặc dù chưa có cáp quang, Internet băng thông rộng nhưng sóng 3G đã đến được những khu vực xa nhất, khó khăn nhất. Cùng với sự chuyển đổi của địa phương, thì trường Tiểu học Phú Nhiêu là đơn vị đi đầu trong việc tiếp thu và ứng dụng các thiết bị công nghệ trong dạy học và quản lý. Thế nhưng mãi đến năm 2009 thì việc ứng dụng các phương tiện khoa học kĩ thuật vào dạy học mới thực sự bắt đầu khi có một số giáo viên trẻ được phân công đến giảng dạy tại trường. 2.2. Thực trạng của việc ứng dụng CNTT trong quản lí và dạy học ở trường Tiểu học Phú Nhiêu. Trường Tiểu học Phú Nhiêu chỉ có 8 lớp, trong đó có 3 lớp ghép hai độ tuổi, với 68 học sinh và 15 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Thiết bị công nghệ hiện đại nhất vào thời điểm năm học 2009 - 2010 là một chiếc máy vi tính được trang cấp mà cũng chỉ dùng vào mục đích duy nhất là đánh văn bản. Nhận thấy CNTT là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Đến năm học 2010 - 2011nhà trường đã đầu tư mua một máy chiếu Projecter và một số máy tính cho một số bộ phận làm việc, riêng máy tính phòng P.Hiệu trưởng được kết nối Internet. Nhiều giáo viên cũng đã tự mua được máy tính cho riêng mình. Thế nhưng việc sử dụng máy tính như là công cụ hỗ trợ quản lý và giảng dạy của cán bộ Quản lý và giáo viên trường Tiểu học Phú Nhiêu còn quá nhiều hạn chế. Máy tính chỉ sử dụng vào đánh văn bản, Internet bỏ không vì không biết sử dụng và khai thác. Soạn bài, thiết kế bài giảng điện tử chỉ có một người duy nhất làm được và cũng chỉ có lớp của thầy giáo đó là học sinh thỉnh thoảng được học những tiết có “máy chiếu”. Và những tiết có sử dụng máy chiếu học sinh thích thú với cái máy hơn là nội dung bài học. Thấy được những hạn chế đó, lãnh đạo nhà trường đã tổ chức nhiều đợt tập huấn, nhiều buổi học để giáo viên làm quen và biết được cách sọan bài cũng như tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong dạy học. Từ chỗ chỉ một giáo viên soạn được giáo án điện tử (tính từ năm học 2009 - 2010) thì đến nay đa phần giáo viên của trường đã thiết kế và soạn được bài giảng điện tử. Trong các kì thi GVDG cấp trường có hơn 50% các tiết dạy bằng giáo án điện tử có chất lượng khá tốt. Đội ngũ giáo viên của trường ngày càng tỏ ra thành thạo hơn trong việc thiết kế, chỉnh sửa và trình chiếu. Chất lượng giáo án điện tử ngày càng được nâng cao. 2.3. Thống kê quá trình ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học từ năm 2009 đến nay, tại trường Tiểu học phú Nhiêu. - Trong quản lí: TT Năm học Những ứng dụng 1 2009 - 2010 Gửi và nhận thư điện tử (Email) Làm đề thi và kiểm tra. Biểu mẫu báo cáo, tập hợp. 2 2010 - 2011 Gửi và nhận thư điện tử (Email) Làm đề thi và kiểm tra Biểu mẫu báo cáo, tập hợp. 3 2011 - 2012 Gửi và nhận thư điện tử (Email) Làm đề thi và kiểm tra Biểu mẫu báo cáo, tập hợp. Quản lý thư viện (phần mềm) 4 2012 - 2013 Gửi và nhận thư điện tử (Email) Làm đề thi và kiểm tra Biểu mẫu báo cáo, tập hợp. Quản lý thư viện (phần mềm) Bỗi dưỡng thường xuyên qua mạng. 5 2013 - 2014 Gửi và nhận thư điện tử (Email) Làm đề thi và kiểm tra Biểu mẫu báo cáo, tập hợp. Quản lý thư viện (phần mềm) Bỗi dưỡng thường xuyên qua mạng. Quản lý nhân sự (PMIC) Phổ cập giáo dục (phần mềm) - Đối với giáo viên TT Năm học Những ứng dụng 1 2009 - 2010 Soạn giáo án (in) 2 2010 - 2011 Soạn giáo án (in) 3 2011 - 2012 Soạn giáo án (in) Thiết kế bài giảng điện tử 4 2012 - 2013 Gửi và nhận thư điện tử (Email) Biểu mẫu báo cáo, tập hợp. Soạn giáo án (in) Thiết kế bài giảng điện tử Bỗi dưỡng thường xuyên qua mạng. Tổ chức Rung chuông vàng (HDDNGLL) 5 2013 - 2014 Gửi và nhận thư điện tử (Email) Biểu mẫu báo cáo, tập hợp. Soạn giáo án (in) Thiết kế bài giảng điện tử Bỗi dưỡng thường xuyên qua mạng. Tổ chức Rung chuông vàng (HDDNGLL) Thiết kế bài giảng E. learning - S ... ỗ trợ khác Điều tra lại số lượng máy tính cá nhân của mỗi giáo viên, đề xuất Hiệu trưởng khảo sát lại khả năng soạn bài, thiết kế bài giảng và quá trình giảng dạy bằng giáo án điện tử của mỗi giáo viên. Khảo sát nhu cầu ứng dụng CNTT trong dạy học đối với giáo viên trong trường. 3.2. Kế hoạch thực hiện trong vòng 3 tháng tới. Tham mưu, đề nghị các cấp quản lí giáo dục tạo điều kiện trang bị những thiết bị cần thiết cho việc thực hiện giáo án điện tử như máy tính, máy chiếu đa năng, camera Tổ chức các chuyên đề, tập huấn học tập về cách sử dụng máy chiếu, thiết lập các hiệu ứng trong PowerPoint, khai thác mạng internet cho giáo viên để họ có thể tự thiết kế giáo án điện tử cho mình, theo ý mình. Tránh việc phải nhờ soạn hộ hoặc chỉ biết nhấn chuột cho chạy các trang slide, không thể tự xử lí khi có sự cố. Tìm hiểu và nghiên cứu thêm những kỹ năng cơ bản và nâng cao trong việc sử dụng giáo án điện tử, khai thác mạng internet để làm phong phú thêm những dạng bài tập khác nhau. 3.3. Kế hoạch thực hiện trong vòng 1 năm tới. Tham gia các buổi hội giảng, chuyên đề, tập huấn để thu nhận những góp ý chân thành từ đồng nghiệp, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy theo phương pháp mới. Thăm dò và đánh giá chất lượng học sinh sau giờ học để nắm bắt được thực chất chất lượng của các em. Kịp thời điều chỉnh những bất cập trong quá trình giảng dạy với máy chiếu. 3.4. Những lưu ý của giáo viên với giáo án điện tử Tránh các quan điểm tiêu cực như cự tuyệt giáo án điện tử, chỉ dạy theo lối cổ điển “đọc chép” hoặc tuyệt đối hóa máy chiếu, học sinh thụ động tiếp thu “nhìn chép”. Chỉ nên coi máy chiếu là một trong những công cụ, phương tiện dạy học và cần được phối hợp với các công cụ phương tiện khác để làm cho giờ học phong phú và đạt hiệu quả cao hơn. 3.5. Các giải pháp thực hiện Biện pháp 1: Ngoài kiến thức chuyên môn cần phải trang bị những kiến thức tin học cơ bản nhất: Mặc dù giáo án điện tử chưa thực sự phổ biến trong tất cả đội ngũ nhưng bước đầu nó đã tạo ra một không khí học tập và làm việc khác hẳn cách học và cách giảng dạy truyền thống. Việc dạy bằng giáo án điện tử sẽ giúp người thầy đỡ vất vả và tiết dạy thực sự hiệu quả hơn. Để làm được điều này người giáo viên cần: - Có kiến thức cơ bản về sử dụng máy tính - Biết sử dụng phần mềm trình diễn PowerPoint hoặc các phần mềm tương tự. - Biết cách truy cập và khai thác tài nguyên Internet. - Có khả năng sử dụng một phần mềm chỉnh sửa ảnh, làm các ảnh động, cắt các file âm thanh đơn giản. - Biết cách kết nối và sử dụng máy chiếu projecter. Biện pháp 2: Khai thác và xử lý thông tin, tư liệu phục vụ cho bài giảng: Từ những giáo án được soạn sẵn trên giấy và được trình bày lại trên bảng đen làm thế nào để chúng trở thành các giáo án điện tử được trình bày trên máy chiếu? Điều này đòi hỏi người thầy phải biết sử dụng PowerPoint. Đây là một phần mềm nằm trong bộ Office dùng để tạo các trình diễn đa dạng trên máy tính. Nếu chỉ dừng ở mức độ gõ những nội dung cần thiết cộng thêm một ít định dạng về màu sắc, font chữ, thiết nghĩ giáo viên nào cũng có thể làm được. Tuy nhiên nếu chỉ có thế thì chúng ta chưa thực sự khai thác hết sức mạnh của PowerPoint cũng như chưa phát huy hiệu quả của phương pháp giảng dạy mới này. Những tư liệu minh họa cho các nội dung bài học tương đối nhiều trên Internet. Thiết nghĩ, nếu chỉ cần bỏ chút thời gian mà có được những nội dung, hình ảnh cần minh họa cho bài giảng thì đó là điều rất nên làm bởi lẽ nó vừa cung cấp cho chúng ta tư liệu bài giảng lại vừa giúp ta nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giáo viên cần biết cách thức truy cập Internet để lấy thông tin. Tuy nhiên, không phải hình ảnh nào chúng ta lấy từ Internet đều thỏa mãn ý muốn. Điều quan trọng là biết cách chọn lọc tư liệu, tiết kiệm được thời gian mà vẫn mang lại hiệu quả cao. Biện pháp 3: Đưa các tư liệu cần thiết vào bài dạy: Khi đã sưu tập được những tư liệu cần thiết cần phải có sự chọn lọc cần thiết để đưa vào bài giảng của mình. Không nên sử dụng quá nhiều hình ảnh tư liệu mà chỉ sử dụng ở mức độ vừa phải để tránh làm phân tán sự tập trung của học sinh. Sau khi đưa hình ảnh minh họa vào bài giảng, thao tác cơ bản nhất đòi hỏi người thầy phải nắm được là cách thiết lập các hiệu ứng để làm cho bài giảng sinh động, mang lại không khí học tập, giảng dạy mới mẻ. Các hiệu ứng cần được sử dụng một cách vừa phải để không làm ảnh hưởng đến sự tiếp thu kiến thức của học sinh. Bên cạnh đó nếu giáo viên có thể sử dụng thành thạo PowerPoint thì còn có thể thiết kế được nhiều kiểu bài tập khác nhau rất phong phú và hấp dẫn như trò chơi ô chữ, lựa chọn đáp ánbằng việc sử dụng các hiệu ứng. Ngoài ra, việc làm này còn giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian viết nội dung lên bảng, nội dung hiển thị đến đâu, giáo viên giảng đến đó, làm cho thời gian giảng bài nhiều hơn, các em học sinh hiểu bài sâu hơn. Biện pháp 4: Làm phong phú thêm hệ thống bài tập: Khi đã biết cách sử dụng PowerPoint, Violet một cách thành thạo, giáo viên có thể dễ dàng tạo ra được rất nhiều các dạng bài tập khác nhau nhờ việc sử dụng các hiệu ứng ví dụ như dạng bài tập trắc nghiệm lựa chọn, trò chơi ô chữ Biện pháp 5: Linh hoạt khi hướng dẫn học sinh học tập Bài giảng sau khi thiết kế sẽ được trình chiếu lên màn hình thông qua máy chiếu. Nghĩa là giáo viên buộc phải biết cách sử dụng nó. Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc, chỉ cần một vài thao tác lắp máy chiếu với máy tính. chắc hẳn giáo viên sẽ có một bài giảng chất lượng, học trò sẽ có không khí học thoải mái hơn. Thực tế cho thấy nhờ giáo án điện tử mà giáo viên đã tạo ra một không khí khác hẳn so với giờ dạy truyền thống. Học sinh sẽ tập trung cao để nghe giảng và tư duy nhiều hơn trong các giờ học. Biện pháp 6: Sử dụng giáo án điện tử không có nghĩa giáo án truyền thống bị lãng quên. Trong giáo án truyền thống chúng ta trình bày tất cả nội dung bài giảng. Vậy thì đối với giáo án điện tử chỉ gồm một số slide, các slide chỉ chứa từ khóa, hình ảnh thì làm thế nào mà GV có thể quan sát hết các vấn đề cần được giảng? Để giải quyết việc này, tốt nhất giáo viên phải xây dựng cho mình một đề cương bài giảng. Đề cương ghi rõ số tiết dạy của môn học, tên bài giảng tương ứng với các tiết học nội dung cụ thể sẽ được trình bày trong mỗi tiết học là gì? Vấn đề nào trình bày trước, vấn đề nào trình bày sau? Vấn đề nào cần được trọng tâm và nhấn mạnh? Dành thời gian cho từng vấn đề là bao nhiêu? Sở dĩ cần chuẩn bị kỹ lưỡng như vậy là vì nếu tiết giảng dạy đó giáo viên chưa nói hết nội dung các slide hay đã trình bày hết nhưng thời gian còn thừa là đồng nghĩa với việc “cháy giáo án” và không đảm bảo được yêu cầu của bài dạy. Kết hợp đề cương này cùng một bản in cầm tay một cách hợp lý chắc chắn sẽ không mắc phải sự cố này. Biện pháp 7: Kết hợp giữa trình chiếu và ghi bảng: Mặc dù những nội dung cơ bản đã được giáo viên tóm lược và trình chiếu trên màn chiếu, tuy nhiên nó lại không thể lưu lại được bố cục của bài dạy bởi trong quá trình giảng dạy các slide phải được trình chiếu nối tiếp nhau, do đó sau khi kết thúc bài học học sinh có thể sẽ chưa hình dung lại được hệ thống kiến thức của bài học. Do vậy, song song với quá trình trình chiếu, giáo viên nên ghi lên bảng đen những tiêu đề, đề mục của bài học để cuối tiết học, học sinh dễ hình dung lại nội dung kiến thức vừa lĩnh hội. Đồng thời giáo viên có thể sử dụng phần ghi bảng tóm tắt này để yêu cầu học sinh trình bày cụ thể lại nội dung của từng ý. Biện pháp 8: Soạn giáo án đánh máy một cách tích cực, chi tiết và có sự chỉnh sửa cần thiết hợp lý trước và sau mỗi tiết dạy để giáo án đánh máy có tác dụng tốt nhất nâng cao hiệu quả giờ dạy cũng như cất lượng dạy học. Có kế hoạch lưu trữ cẩn thận khoa học để sử dụng cho những năm học sau đồng trao đổi giáo án với đồng nghiệp để có được những bộ giáo án tốt nhất cho công tác giảng dạy. Biện pháp 9: Cần tham gia tích cực vào các câu lạc bộ, diễn đàn, các trung tâm tài nguyên giáo dục trên mạng để khai thác hiệu quả mạng internet nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đồng thời nâng cao chất lượng dạy học. 4. Kết luận và kiến nghị 4.1. Kết luận. Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, việc hiểu biết và vận dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy là một việc làm cần thiết và đem lại hiệu quả thiết thực. hơn lúc nào, chúng ta cần chuẩn bị cho bản thân và tập thể một tinh thần cầu tiến và nhạy bén với cái mới. vận dụng linh hoạt, kích thích sự năng động, sáng tạo, bồi dưỡng nhận thức đúng đắn cho đội ngũ trong việc ứng dụng CNTT vào công tác là một thử thách và nhiệm vụ của người CBQL. Thực hiện tốt công tác này, chắc chắn sẽ mang lại những hiệu quả tích cực, góp phần thúc đẩy tiến trình đổi mới nhà trường theo hướng hội nhập đồng thời củng cố và phát triển bền vững giáo dục Tiểu học trong tương lai. Những năm gần đây, việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là một quá trình đổi mới từ mục tiêu, nội dung, phương pháp đến đổi mới về phương tiện, các thiết bị dạy học ngày càng phong phú về số lượng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao. Việc xây dựng và ứng dụng các phần mềm vào dạy học hiện nay đang được nhiều trường, nhiều giáo viên thực hiện để thiết kế bài giảng nhằm đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Đây là một trong những hướng đổi mới phương pháp dạy học đạt hiệu quả. 4.2. Kiến nghị CNTT có vai trò rất quan trọng trong dạy học, nó mang lại hiệu quả cao, tiết học sinh động, học sinh hứng thú học tập và tích cực tham gia xây dựng bài. Dạy học với CNTT đòi hỏi người giáo viên phải biết định hướng, điều khiển quá trình học tập, giúp học sinh tự mình lĩnh hội tối đa kiến thức. Vì vậy, giáo viên cần phải tích cực bồi dưỡng kiến thức tin học, sẵn sàng đổi mới phương pháp giảng dạy và ứng dụng CNTT vào dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn. Nhà trường cần tạo điều kiện đầy đủ về cơ sơ vật chất, thiết bị, có chế độ khen thưởng hợp lí đối với những cá nhân tích cực, xuất sắc trong ứng dụng CNTT vào dạy học. Phòng Giáo dục và các tổ chức quản lí cần thường xuyên mở các lớp tập huấn về CNTT cho giáo viên, có kiểm tra kiến thức, năng lực, trình độ tin học của giáo viên. Đánh giá giáo việc ứng dụng CNTT của cán bộ, giáo viên thông qua khả năng thực hiện mà không phải kiểm tra đánh giá trên hồ sơ, bằng cấp. ___________________________
Tài liệu đính kèm: