Tiểu phẩm hài An toàn giao thông

Tiểu phẩm hài An toàn giao thông

Nghe nói bây giờ quê tôi “đưa Internet về làng” rất hiệu quả. Ai cũng thấy “đã” lắm, nhất là bà con nông dân, thông tin luôn cập nhật nên đỡ bị tư thương (đôi khi cả các nhà máy chế biến) ép giá mía, dứa, lúa, hải sản.

Mọi người vui hết cỡ, mặc dù tỉ lệ hộ gia đình có Internet vẫn còn rất thấp. Và xung quanh việc sử dụng Internet cũng có nhiều chuyện cười ra nước mắt. Ví dụ như câu chuyện sau đây ở xã tôi.

Những năm gần đây dân số cả huyện tôi lại tăng mạnh. Người bảo vì có cái nghị quyết gì đó quy định về việc sinh con không chặt chẽ, người lại nói cuộc sống khá hơn nên thiên hạ mới đẻ thêm. Đầu năm nay, huyện tổ chức hội nghị về vấn đề này, thật không may đó lại là ngày xã tôi họp rút kinh nghiệm việc tuyên truyền “kế hoạch hoá gia đình” cho các tuyên truyền viên. Vì vậy chỉ cử được một cán bộ dân số làm đại diện lên huyện để họp.

Tại cuộc họp các tuyên truyền viên ở xã, giữa buổi nói chuyện có người đưa lên bàn chủ tịch xã tờ giấy A4 in từ máy vi tính ra, ông không kịp đeo kính lão vào, chỉ nhìn qua rồi nói luôn:

- Đồng chí N. vừa meo cho tôi, sáng nay huyện họp về vấn đề này và đã cơ bản thống nhất việc tăng dân số là do chúng ta vẫn dê làm khổ bò trong công tác kế hoạch hoá gia đình.

Thấy mọi người ngơ ngác, ông nhanh trí giải thích:

 

doc 15 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 662Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu phẩm hài An toàn giao thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghe nói bây giờ quê tôi “đưa Internet về làng” rất hiệu quả. Ai cũng thấy “đã” lắm, nhất là bà con nông dân, thông tin luôn cập nhật nên đỡ bị tư thương (đôi khi cả các nhà máy chế biến) ép giá mía, dứa, lúa, hải sản... 
Mọi người vui hết cỡ, mặc dù tỉ lệ hộ gia đình có Internet vẫn còn rất thấp. Và xung quanh việc sử dụng Internet cũng có nhiều chuyện cười ra nước mắt. Ví dụ như câu chuyện sau đây ở xã tôi.
Những năm gần đây dân số cả huyện tôi lại tăng mạnh. Người bảo vì có cái nghị quyết gì đó quy định về việc sinh con không chặt chẽ, người lại nói cuộc sống khá hơn nên thiên hạ mới đẻ thêm. Đầu năm nay, huyện tổ chức hội nghị về vấn đề này, thật không may đó lại là ngày xã tôi họp rút kinh nghiệm việc tuyên truyền “kế hoạch hoá gia đình” cho các tuyên truyền viên. Vì vậy chỉ cử được một cán bộ dân số làm đại diện lên huyện để họp.
Tại cuộc họp các tuyên truyền viên ở xã, giữa buổi nói chuyện có người đưa lên bàn chủ tịch xã tờ giấy A4 in từ máy vi tính ra, ông không kịp đeo kính lão vào, chỉ nhìn qua rồi nói luôn: 
- Đồng chí N. vừa meo cho tôi, sáng nay huyện họp về vấn đề này và đã cơ bản thống nhất việc tăng dân số là do chúng ta vẫn dê làm khổ bò trong công tác kế hoạch hoá gia đình...
Thấy mọi người ngơ ngác, ông nhanh trí giải thích:
- Nghĩa là những người sinh con nhiều làm ảnh hưởng đến kinh tế của xã, khổ lây đến những người chỉ sinh từ 1 đến 2 con...
Hình như ông càng giải thích mọi người... càng.. không hiểu! 
Buổi chiều, khi anh N. trên huyện về thì mới rõ: Lúc hội nghị nghỉ giải lao, anh tranh thủ gửi mail về xã, nhưng “meo” không dấu nên ông chủ tịch đã “dịch” nhầm câu “de lam kho bo” (tức là “dễ làm khó bỏ”) thành “dê làm khổ bò”.
Biết chuyện, ông chủ tịch xấu hổ cằn nhằn: In-tơ-nét với chả In-tơ... niếc, đúng là... dê làm khổ bò! Kiểu này phải tổ chức cho cán bộ học vi tính thật tốt mới được, thời đại toàn cầu kia mà!
Tiểu phẩm vui: Diêm Vương phán xử linh hồn 
Hồn của một con chó kêu oan tới Diêm Vương: "Bẩm, con kiện lão chủ nhà tội... ngu ạ!". Diêm Vương nổi giận: "Hừ, ngu không phải là một tội, đừng kiện cáo lung tung. Người ta bảo: “Chó khôn chớ cắn càn”, biết chưa?"...
- Dạ, tiểu nhân biết. Nhưng vì ngu nên lão ta phản bội con. 
- Xưa nay ta chỉ nghe nói chó phản bội chủ nhà chứ có nghe ai nói chủ nhà phản bội chó đâu?
- Bẩm, vì câu nói đó do loài người “sáng tác”, nếu loài chó chúng con biết nói thì sẽ khác ngay ạ!
- Thôi được rồi, vậy lão chủ nhà phản bội ngươi như thế nào? 
- Bẩm đại nhân, lão ta mua tiểu nhân ngoài chợ từ ngày tiểu nhân mới ra đời. Kể từ đó tiểu nhân phục vụ cho lão ta thật là khổ như... chó. Coi nhà, trông trộm, canh chừng trẻ con ngã, trước thì đuổi gà, sau vụ H5N1 người ta không nuôi gà nữa thì đuổi trâu bò không cho vào phá vườn... Ôi thôi là việc! 
- Đó cũng là công việc thường ngày của kiếp chó thôi, có vậy mới được người ta cho ăn chứ?
- Bẩm, lão ta chỉ cho tiểu nhân cơm thừa, canh cặn. Viện cớ loài chó chỉ thích gặm xương nên bữa ăn chỉ có xương trộn... xương chứ thực ra loài người biết thừa là loài chó chúng con cũng khoái thịt lắm chứ. Thôi thì cái đó tiểu nhân cho qua, nhưng cái tội lão đem tiểu nhân ra làm thịt thì không thể tha thứ được.
- Làm thịt? Làm thịt thế nào? 
- Bẩm, đầu tiên lão ta cắt tiết tiểu nhân, sau đó đem thui bằng rơm. Thui xong thì rút xương chặt thành từng miếng nhỏ, rồi cho nước nghệ cùng mẻ, xì dầu để ướp thịt tiểu nhân khoảng 15 phút.
- Ngươi nói ướp với cái gì? 
- Dạ, nước nghệ cùng mẻ và xì dầu. 
- Vậy là lão ta định làm món thịt chó nấu nhựa mận rồi.
- Sao đại nhân biết? 
Diêm Vương đỏ mặt ngó lơ sang chỗ khác rồi gắt:
- Kể thì kể cho xong đi, còn bày đặt hỏi này nọ?
- Vâng, lão ta cho mỡ vào chảo để nóng, đổ thịt tiểu nhân vào xào săn, sau đó múc nước luộc thịt đổ vào chảo cho xăm xắp thịt rồi đậy vung lại, đun nhỏ lửa cho đến khi cạn nước...
Một con quỷ mặt đen đứng sau lưng Diêm Vương nuốt nước bọt cái “ực”, nói: 
- Đừng kể nữa kẻo đại nhân và ta lại thấy... thèm!
Diêm Vương cáu: 
- Im ngay, trên công đường còn loạng quạng xía ngang là ta sai nhà bếp đem ngươi làm món... giả cầy đấy - Quay sang con chó - Kể tiếp đi. 
Hồn con chó nghe đến “giả cầy” thì run như cầy sấy: 
- Dạ, thịt chín... nêm mì chính... ăn kèm rau ngổ... dạ bẩm...
Diêm Vương đập bàn cáu: 
- Đúng là lão chủ nhà của ngươi ngu thật!
Con chó mừng quýnh, vẫy đuôi rối rít:
- Vậy xin đại nhân cho gọi hồn lão ta xuống đây để...
- Không được. Sống chết đã có số rồi, ta không làm bừa được. Nhưng để khỏi thiệt thòi cho ngươi, ta sẽ xem xét cho ngươi kiếp sau được làm... 
- Kiếp người ạ?
- Sao ngươi hí hửng vậy? Kiếp người đã chắc gì hay ho? Thôi để ta cho người làm kiếp chó nhưng được ở một “nhà giàu mới”, được ăn uống sung sướng, được chủ nhà chăm sóc còn hơn cả con cái họ, nếu ngươi có chết đi không chừng còn được làm đám ma to nữa... 
- Đa tạ đại nhân... Tiểu nhân từng nghe người ta kể về nhiều “đám ma chó” còn long trọng hơn đám ma một người nghèo. 
- Thôi, bãi đường. 
Lúc đi ra, con quỷ mặt đen thắc mắc với Diêm Vương:
- Đại nhân, làm thịt chó để ăn cũng là chuyện thường ngày ở... dương gian, sao đại nhân lại nói lão chủ nhà của con chó ấy là ngu? 
- Sao không ngu. Ngươi xem, con chó có nhắc đến hai chữ “mắm tôm” trong lúc kể chuyện không?
- Không, nhưng... sao ạ? 
- Hừ, làm món nhựa mận mà không có mắm tôm thì ngon thế... chó nào được. Đúng là thằng ngu! 
Tiểu phẩm vui: Diêm Vương phán xử linh hồn 
Hồn của một con chó kêu oan tới Diêm Vương: "Bẩm, con kiện lão chủ nhà tội... ngu ạ!". Diêm Vương nổi giận: "Hừ, ngu không phải là một tội, đừng kiện cáo lung tung. Người ta bảo: “Chó khôn chớ cắn càn”, biết chưa?"...
- Dạ, tiểu nhân biết. Nhưng vì ngu nên lão ta phản bội con. 
- Xưa nay ta chỉ nghe nói chó phản bội chủ nhà chứ có nghe ai nói chủ nhà phản bội chó đâu?
- Bẩm, vì câu nói đó do loài người “sáng tác”, nếu loài chó chúng con biết nói thì sẽ khác ngay ạ!
- Thôi được rồi, vậy lão chủ nhà phản bội ngươi như thế nào? 
- Bẩm đại nhân, lão ta mua tiểu nhân ngoài chợ từ ngày tiểu nhân mới ra đời. Kể từ đó tiểu nhân phục vụ cho lão ta thật là khổ như... chó. Coi nhà, trông trộm, canh chừng trẻ con ngã, trước thì đuổi gà, sau vụ H5N1 người ta không nuôi gà nữa thì đuổi trâu bò không cho vào phá vườn... Ôi thôi là việc! 
- Đó cũng là công việc thường ngày của kiếp chó thôi, có vậy mới được người ta cho ăn chứ?
- Bẩm, lão ta chỉ cho tiểu nhân cơm thừa, canh cặn. Viện cớ loài chó chỉ thích gặm xương nên bữa ăn chỉ có xương trộn... xương chứ thực ra loài người biết thừa là loài chó chúng con cũng khoái thịt lắm chứ. Thôi thì cái đó tiểu nhân cho qua, nhưng cái tội lão đem tiểu nhân ra làm thịt thì không thể tha thứ được.
- Làm thịt? Làm thịt thế nào? 
- Bẩm, đầu tiên lão ta cắt tiết tiểu nhân, sau đó đem thui bằng rơm. Thui xong thì rút xương chặt thành từng miếng nhỏ, rồi cho nước nghệ cùng mẻ, xì dầu để ướp thịt tiểu nhân khoảng 15 phút.
- Ngươi nói ướp với cái gì? 
- Dạ, nước nghệ cùng mẻ và xì dầu. 
- Vậy là lão ta định làm món thịt chó nấu nhựa mận rồi.
- Sao đại nhân biết? 
Diêm Vương đỏ mặt ngó lơ sang chỗ khác rồi gắt:
- Kể thì kể cho xong đi, còn bày đặt hỏi này nọ?
- Vâng, lão ta cho mỡ vào chảo để nóng, đổ thịt tiểu nhân vào xào săn, sau đó múc nước luộc thịt đổ vào chảo cho xăm xắp thịt rồi đậy vung lại, đun nhỏ lửa cho đến khi cạn nước...
Một con quỷ mặt đen đứng sau lưng Diêm Vương nuốt nước bọt cái “ực”, nói: 
- Đừng kể nữa kẻo đại nhân và ta lại thấy... thèm!
Diêm Vương cáu: 
- Im ngay, trên công đường còn loạng quạng xía ngang là ta sai nhà bếp đem ngươi làm món... giả cầy đấy - Quay sang con chó - Kể tiếp đi. 
Hồn con chó nghe đến “giả cầy” thì run như cầy sấy: 
- Dạ, thịt chín... nêm mì chính... ăn kèm rau ngổ... dạ bẩm...
Diêm Vương đập bàn cáu: 
- Đúng là lão chủ nhà của ngươi ngu thật!
Con chó mừng quýnh, vẫy đuôi rối rít:
- Vậy xin đại nhân cho gọi hồn lão ta xuống đây để...
- Không được. Sống chết đã có số rồi, ta không làm bừa được. Nhưng để khỏi thiệt thòi cho ngươi, ta sẽ xem xét cho ngươi kiếp sau được làm... 
- Kiếp người ạ?
- Sao ngươi hí hửng vậy? Kiếp người đã chắc gì hay ho? Thôi để ta cho người làm kiếp chó nhưng được ở một “nhà giàu mới”, được ăn uống sung sướng, được chủ nhà chăm sóc còn hơn cả con cái họ, nếu ngươi có chết đi không chừng còn được làm đám ma to nữa... 
- Đa tạ đại nhân... Tiểu nhân từng nghe người ta kể về nhiều “đám ma chó” còn long trọng hơn đám ma một người nghèo. 
- Thôi, bãi đường. 
Lúc đi ra, con quỷ mặt đen thắc mắc với Diêm Vương:
- Đại nhân, làm thịt chó để ăn cũng là chuyện thường ngày ở... dương gian, sao đại nhân lại nói lão chủ nhà của con chó ấy là ngu? 
- Sao không ngu. Ngươi xem, con chó có nhắc đến hai chữ “mắm tôm” trong lúc kể chuyện không?
- Không, nhưng... sao ạ? 
- Hừ, làm món nhựa mận mà không có mắm tôm thì ngon thế... chó nào được. Đúng là thằng ngu! 
Tiểu phẩm hài: BỜM HIỆN ĐẠI 
Nhân vật
1. Thằng Bờm
2. Phú ông
3. Phú bà
4. Thằng Nô
Cảnh 1 - Trên đường làng
Thằng Bờm (vừa đi, vừa cầm quạt, vừa hát): Thằng Bờm có cái quạt mo, phú ông xin đổi(cười hi hí).
Phú bà (đi theo sau thằng Bờm từ lúc trước): Quái lạ ! Thằng Bờm kiếm đâu được cái quạt đẹp thế nhỉ ? Đẹp hơn cả cái quạt của mình. Đường đường là một phú bà, mình ngọc thân ngà. lại thua một cái thằng nhãi nhép. 
( Phú bà tức giận đi về nhà nghĩ cách chiếm đoạt cái quạt).
Cảnh 2 - Tại phòng khách nhà phú ông
Phú ông: Bà nó này, bà nó ơi !
Phú bà (đang đăm chiêu suy nghĩ rồi nhăn nhó gắt ): Cái gì ?
Phú ông: Có chuyện gì phật lòng mà giận dữ ghê vậy, hỡi phu nhân yêu quý của tôi ơi ? (Rồi nói nhỏ: “Quỷ dạ xoa thì có”).
Phú bà: Chả là thế này, vừa nãy trên đường đi mua sắm ở Big C về, tôi gặp thằng Bờm có cái quạt đẹp lắm ông ạ... Hay... là ông tìm cách nào đó chiếm lấy cái quạt đấy cho tôi đi ông.
Phú ông: Cái gì cũng thích, cái gì cũng thích, thế bà có biết một tháng bà tiêu hết bao nhiêu tiền của tôi không ?
Phú bà: Bao nhiêu ?
Phú ông: 1000 đô, đấy là chưa tính tiền ăn uống may mặc, lại còn "chát chít" nhảy "au", già rồi còn nhảy ! 
Phú bà: Còn ông thì sao ?
Phú ông: Sao ?
Phú bà: Suốt ngày đột kích, cái bang, FIFA, ngủ thì chảy cả rớt ra... Thế tóm lại là ông có đi không ?
Phú ông: Không !
Phú bà (rít dài, xoắn tai phú ông): Có đi không thì bảo ... - Ôn gì được với ông, suốt ngày ông cứ say xỉn, ông còn trách nó là bắt ông nuôi ăn học tốn tiền nên nó đòi đi làm chớ sao ?
Anh Hai: Bà nghen, đừng có bêu riếu tui à, tui say kệ tui chớ liên quan gì đến nó ?
Chị Hai: -Sao không liên quan, nếu ông làm ăn ngon lành thì nó đã ở nhà rồi chứ đâu có đi làm mà xảy ra chuyện.
Anh Hai: - Do bà, không phải do tui.
Chị Hai:  - Do ông, không phải do tui, đừng có đổ thừa.
Lúc này chú Năm ở ngoài đi vào (chú 5 là hàng xóm và cũng là anh em chú bác với anh Hai).
Chú Năm: - Chú Hai, thím Hai à, đừng cãi nhau nữa, tui qua hỏi thăm cháu, nãy giờ ở ngoài tui nghe chú thím cãi nhau không đâu vào đâu cả, cãi nhau không giải quyết được gì đâu.
Chị Hai: - Anh Năm à, tui cũng không biết sống sao nữa, chồng thì say xỉn con thì té xe, chắc tui chết quá anh Năm ơi.
Chú Năm: - Tui biết rồi, việc hôm nay cháu nó bị tai nạn là do cả 2 vợ chồng chú thím, không phải riêng ai đâu.
Anh Hai: - Anh nói vậy tui không chịu đâu, do bả chịu mua xe cho nó nên nó mới bị vậy chớ, tui đâu có liên quan gì.
Chú Năm: - Chú nói vậy chưa được, cháu nó bị tai nạn không phải do đi làm mà do chở bạn đi chơi, do không có bằng lái với chưa đủ tuổi đi xe nên khi gặp công an đã bỏ chạy dẫn đến tai nạn. Nếu đủ tuổi và có bằng lái thì liệu có sao không ?
Anh Hai, chị Hai không nói gì.
Chú Năm nói tiếp: - Việc xảy ra hôm nay là do chú cứ bữa làm bữa sỉn không quan tâm đến con cái, thím thì quá nghe lời con mà chiều ý nó. Nếu chú thím biết nó chưa đủ tuổi và không có bằng lái xe đừng có mua xe cho nó đi thì ổn rồi. Chú thím thấy tai hại chưa ?
Chị Hai: - Vậy giờ phải làm sao đây anh Năm ?
Chú Năm: - Làm gì nữa ? Lo cho cháu nó lành lặn rồi nộp phạt chứ làm gì nữa. Mà tui nhắc cho chú thím biết: làm cha làm mẹ ngoài chuyện làm ăn ra còn phải quan tâm tìm hiểu pháp luật để chấp hành rồi còn dạy con nữa, không phải là nông dân thì sống lụi sao cũng được đâu.
Anh Hai: - Tui hiểu rồi anh Năm à, cho dù có làm nông dân thì cũng phải chấp hành pháp luật để còn làm gương cho con cái nữa phải không anh, bà nó thấy tui nói đúng không ?
Chị Hai: - Ời, tui cũng sai nữa, thương con nhưng không được chiều con quá đáng mới đúng là thương con phải không ông ?
Chú Năm: - Chú thím hiểu ra vậy là tốt. Nhân đây tui cũng muốn nhắn đến tất cả bà con cô bác rằng cho dù chúng ta là nông dân có bận rộn làm ăn đến mấy thì cũng nên quan tâm tìm hiểu và chấp hành nghiêm pháp luật để làm gương cho con cái, đặc biệt là luật giao thông đường bộ trong giai đoạn hiện nay.
Anh Hai: - Anh Năm à, tui biết rồi, tui nghĩ nước mình có gần 80% dân số là nông dân mà ai cũng gương mẫu chấp hành tốt luật giao thông thì tình hình tai nạn sẽ giảm đáng kể phải không anh Năm ? 
Chú Năm: - Chú hiểu vậy là tốt rồi đấy, mỗi người hãy nâng cao trách nhiệm một chút nữa thì mọi việc sẽ tốt lên nhiều. Thôi, cháu nó nằm chỗ nào đâu để tui còn vào thăm nó nữa.
Chị Hai: - Đi, mình đi luôn ông ơi.
Cả 3 đứng dậy, chào khán giả.
Hết.
A. Tiểu phẩm 2.
Cốt truyện: Trong thời gian vừa qua các cấp hội nông dân vận động hội viên, nông dân tham gia thi bằng lái xe máy. Tuy nhiên có một số người kém hiểu biết choằng điều ấy không cần thiết, và điều gì sẽ xảy ra.
Các vai: Ông Sáu, bà Sáu, chú Ba.
B. Kịch bản:
Buổi tối ở nhà ông Sáu, ông Sáu đang ở nhà xem TV chương trình nói về An toàn giao thông.
Ông Sáu: - Bà nó ơi, ra mà coi nè, chỉ tính riêng ngày hôm nay cả nước đã có mấy trăm vụ tai nạn giao thông rồi, khiếp quá.
Bà Sáu: - Ông toàn lo chuyện đâu đâu, tui đang rầu rĩ với việc buôn bán ế ẩm đây nè.
Ông Sáu: - Bà nói sao không lo, biết đâu trong mấy vụ đó có cả người than của mình thì sao, hay ít ra đó cũng là đồng bào của mình mà.
Bà Sáu: - Thì ông cứ coi đi, ngày nào cũng có hết, sống chết có số cả, có lo cũng vậy thôi.
Lúc này thì ở bên ngoài có tiếng gọi: Anh Sáu, chị Sáu ơi, có ai ở nhà không ?
Ông Sáu: - Ai đó ? tui đây, vào nhà rồi nói.
Chú Ba đi vào. 
Ông Sáu: - Ủa chú Ba, có chuyện gì mà đi đêm đi hôm vậy ?
Chú Ba: - Chào anh chị, tui đến để tìm anh chị có chút chuyện ấy mà.
Ông Sáu: - Có chuyện gì chú nói đi, tui nghe đây.
Chú Ba: - Chuyện này anh Sáu à, mấy bữa này hội nông dân xã có phổ biến chuyện vận động hội viên nông dân tham gia thi bằng lái, tui đến để hỏi anh chị nếu chưa có bằng lái thì đăng ký thi đợt này luôn.
Bà Sáu: - Tưởng chuyện gì chứ chuyện này sáng nay tui nghe ở ngoài chợ rồi.
Chú Ba: - Vậy thì anh chị đăng ký thi đi, đây là chủ trương lớn của cả nước đấy, mấy bữa nay cũng có nhiều người đăng ký thi nè.
Ông Sáu: - Bà nhà có thi thì đi chớ tui làm nông mà có mấy khi đi xa mà cần bằng lái hả chú ? 
Chú Ba: - Đi gần cũng cần bằng lái chứ anh, mà không phải chỉ có bằng lái, cái quan trọng là anh hiểu luật giao thông để chấp hành cho tốt, nếu không đến lúc bị phạt thì không hay.
Bà Sáu: - Chú Ba à, tụi tui già rồi, lo làm ăn chứ có đi đâu mà lo bị phạt, thôi để người khác thi đi, tui với ổng không có đi đâu.
Chú Ba: - Vậy ý anh sao anh Sáu ?
Ông Sáu: - Bả nói vậy chắc tui cũng không đi đâu, chú thông cảm nghen.
Chú Ba: - Anh chị nói vậy thôi tui đi nghen, nếu có đổi ý thì đến nhà tui đăng ký nghen anh Sáu, tui về đây.
Chú Ba vừa đi bà Sáu nói: - Đúng là nhiều chuyện, hồi giờ mấy bằng lái mà tui cũng chở hàng đi chợ hàng ngày,có ai nói gì đâu, nếu có bị bắt thì thằng cháu tui nó xin giùm, nó làm cảnh sát giao thông mà, ông yên tâm đi.
Nửa tháng sau, một hôm ông Sáu chở bà Sáu đi đám cưới, trên đường về bị CSGT kiểm tra, phát hiện ông Sáu không có bằng lái nên lập biên bản giữ xe 30 ngày, ông bà Sáu phải đi xe buýt về.
Ông Sáu: - Bà thấy chưa ? xe bị giam rồi, không biết phạt bao nhiêu tiền, thật là nhục nhã mà.
Bà Sáu: - Tui đâu có ngờ, thằng cháu tui xin cũng không được, giờ phải làm sao đây hả ông ?
Ông Sáu: - Thì bữa nào nộp phạt, lấy xe ra rồi thi bằng lái chớ làm gì nữa, chẳng lẽ suốt đời bà muốn trốn chui trốn nhủi vì không có bằng lái xe hả ? 
Bà Sáu: - Ừ, tui nghĩ người ta sao thì mình vậy, không thể nhờ thằng cháu nữa, ngại lắm. Với lại tui buôn bán nên hay đi xe máy, nếu không có bằng lái chắc phải bỏ nghề quá.
Ông Sáu: - Còn tui thì nghĩ khác, phần tui là nông dân thì càng phải chất phác thật thà, phải chấp hành nghiêm luật pháp, mình già rồi nếu chấp hành không nghiêm thì làm gương cho con cháu sao được. Ngoài ra còn góp phần làm giảm tai nạn giao thông để còn xây dựng đất nước nữa chứ không phải sợ bị phạt.
Bà Sáu: - Sao bữa nay ông nói chuyện hay quá vậy ? tui với ông cùng đi thi nghen, tui cũng là nông dân mà.
Ông Sáu: - Vậy thì đi đăng ký thôi còn chần chừ gì nữa.
Cả 2 cùng đi ra, sau đó cả 3 nhân vật cùng quay vào chào khán giả.
Hết.
A. Tiểu phẩm 3.
Cốt truyện: Thời buổi kinh tế thị trường phát triển, nông dân tìm cách làm giàu, có người mua máy cày, máy kéo, có người buôn bán nông sản Nhà ông Bình có mua một cái xe máy kéo nhưng vì nhà ở trong hẻm nên ông phải đi ngang qua nhà bà Lài, nhà bà Lài lại mua sắn tươi về xắt phơi lan cả ra đường nên xe ông Bình dậm nát một số sắn của bà Lài, giữa hai người xảy ra mâu thuẫn.
Các vai: Ông Bình, bà Lài, ông An.
B. Kịch bản:
Ông Bình đang ở trong nhà thì bà Lài xông vào, nói.
Bà Lài: - Ông Bình kia, sao ông ăn ở ác quá vậy ? sao tui phơi sắn mà ông chạy xe dậm nát hết vậy là sao ? nghĩ sao mà ông làm vậy hả ? 
Ông Bình: - Tui mới dậm là may cho bà đó, tui mà báo thôn, báo xã là người ta phạt bà bây giờ, đừng có mà ồn ào.
Bà Lài: - Ông nói gì ? ông báo đi sắn tui mua chớ ăn cắp ăn trộm của ai mà hốt, có giỏi thì bào đi.
Ông Bình: - Tui không nói bà ăn trộm mà tui nói bà vi phạm luật giao thông đường bộ, bà nghe rõ chưa ?
Bà Lài: - Giao thông với giao thiết gì ? tui không cần biết luật nào hết, luật nào cấm tui phơi sắn, đừng ỷ biết luật là muốn gì muốn nghen.
Ông Bình: - Đúng là đồ  đồ  con buôn. Về mà học luật đi, luật giao thông đường bộ đấy, nếu không tin thì đi kiện đi, coi thử ai sai thì biết.
Bà Lài: - Tui rảnh đâu mà đi kiện, xe ông dậm hư sắn tui thì phải đền sắn cho tui.
Ông Bình: - Tui không đền, bà giỏi làm gì tui.
Bà Lài: - Ông tưởng ông có chiếc xe là ngon hả. Được rồi, tui qua báo thôn để người ta giam xe ông luôn.
Lúc này ông An đi vào. 
Ông An: - Khỏi báo, tui đây, nãy giờ tui đứng ngoài kia nghe hết rồi.
Bà Lài: - Anh 5, anh xử giùm tôi, ông Bình làm hư sắn tui mà không chịu đền.
Ông An: - Chị 3 à, chị bình tĩnh đi, tui thấy rồi, đúng là sắn chị hư nhưng đó là do chị.
Bà Lài: - Sao lại do tui, tui có làm gì đâu.
Ông An: - Anh Bình nói đúng đó, trong luật giao thông đường bộ có qui định không được sử dụng lòng lề đường để phục vụ mục đích cá nhân, chị làm vậy là sai rồi, nếu làm căng thì chị còn bị phạt nữa kia.
Ông Bình: - Thấy chưa ? tui nói rồi mà.
Ông An: - Anh Bình à, nói vậy chớ anh cũng có trách nhiệm. Tình làng nghĩa xóm với nhau mà anh làm vậy là không được rồi. Xe anh đi đúng luật là được nhưng khi thấy chị 3 phơi sắn ngoài đường ít ra anh cũng nói một tiếng để người ta dọn dẹp chớ sao dậm luôn vậy.
Ông Bình: - Tui tui  tui tưởng bả biết mà cố tình.
Ông An: - Anh Bình à, đâu phải ai cũng hiểu biết luật pháp,có người biết, có người không mà. Nếu anh biết anh phải có trách nhiệm tuyên truyền nhắc nhở cho người khác làm theo mới đúng. Mình cùng là nông dân cả mà, cái gì cũng căn kè theo luật thì còn gì tình làng nghĩa xóm tối lửa tắt đèn có nhau nữa.
Ông Bình: - Nghe anh 5 nói vậy tui hiểu ra rồi, thôi để tui đền cho chị 3 một nửa số sắn đó nghen.
Bà Lài: - Sao một nửa, đền hết cho tui chớ ?
Ông An: - Chị 3 à, vậy là được rồi đó, chị đừng quá tham lam. Thôi coi như đã giải quyết xong, đừng có vì mấy củ sắn mà làm mất tình làng nghĩa xóm. Nhân đây tui cũng nói với bà con thế này: cho dù chúng ta là nông dân thì cũng phải cố gắng học tập tìm hiểu luật pháp, đặc biệt là luật giao thông đường bộ, có chấp hành nghiêm pháp luật, phải sống có tình có nghĩa với xóm làm thì làm ăn mới tốt được.   Có như vậy chúng ta mới có thể hát câu: nông dân ta hát ca vang lừng được chứ, phải không bà con.
Tất cả ra phía trước chào khán giả.
Hết.
Kế hoạch hóa gia đình
>> Cười tiếp nào 
Chú Hoàng hăng hái xung phong làm tuyên truyền viên tình nguyện cho chương trình Kế Hoạch Hóa Dân Số ngay tại quê nhà Thái Bình.
Chú khệ nệ vác một tấm bảng đen ra đầu thôn, hì hục viết bằng phấn trắng, chữ to bằng con gà mái, như sau :
Gia đình có hai con vợ (đến đây chú phải xuống hàng vì hết bảng)
chồng hạnh phúc 

Tài liệu đính kèm:

  • doctieu pham hai ATGT.doc