Giáo án các môn khối 4 - Lê Anh Quyền - Tuần 23

Giáo án các môn khối 4 - Lê Anh Quyền - Tuần 23

Tiếng việt

Kể chuyện

( Kiểm tra viết)

I. Mục tiêu:

- HS viết được một bài văn kể chuyện theo gợi ý sgk. Bài văn rõ cốt truyện, nhân vật ý nghĩa; lời kể tự nhiên.

- Biết trình bày bài văn bố cục cân đối hợp lý.

- Giáo dục hs quí tình bạn. Hiền lành, sống vì mọi người.

II. Chuẩn bị

- Gv: Bảng phụ 3 đề bài.

III. Các hoạt động :

Hoạt động 1 Hướng dẫn HS làm bài

- Một HS đọc 3 đề bài trong SGK. Giúp hs hiểu các đề bài.

- Đề 3 yêu cầu các em kể chuyện theo lời nhân vật trong chuyện cổ tích. Các em cần nhớ yêu cầu của kiểu bài này để thực hiện đúng.

- Một số HS tiếp nối nói tên đề bài các em chọn.

- GV giải đáp thắc mắc của HS.

 Hoạt động 2 : HS làm bài

- Nhắc nhở hs cách trình bày, Gv theo dõi và giúp đỡ hs yếu hoàn thành bài văn kiểm tra viết.

 

doc 16 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 383Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Lê Anh Quyền - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng Thứ hai ngày 13 tháng 2 năm 2012
Tiếng việt
Kể chuyện
( Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu:
- HS viết được một bài văn kể chuyện theo gợi ý sgk. Bài văn rõ cốt truyện, nhân vật ý nghĩa; lời kể tự nhiên.
- Biết trình bày bài văn bố cục cân đối hợp lý.
- Giáo dục hs quí tình bạn. Hiền lành, sống vì mọi người.
II. Chuẩn bị
- Gv: Bảng phụ 3 đề bài.
III. Các hoạt động :
Hoạt động 1 Hướng dẫn HS làm bài 
- Một HS đọc 3 đề bài trong SGK. Giúp hs hiểu các đề bài.
- Đề 3 yêu cầu các em kể chuyện theo lời nhân vật trong chuyện cổ tích. Các em cần nhớ yêu cầu của kiểu bài này để thực hiện đúng.
- Một số HS tiếp nối nói tên đề bài các em chọn.
- GV giải đáp thắc mắc của HS.
 Hoạt động 2 : HS làm bài 
- Nhắc nhở hs cách trình bày, Gv theo dõi và giúp đỡ hs yếu hoàn thành bài văn kiểm tra viết..
Hoạt động nối tiếp.
- Thu bài nhận xét sơ lược bài làm của hs 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS đọc trước đề bài, chuẩn bị nội dung cho tiết TLV tuần 23.
Đạo đức
Ủy ban nhân dân xã (phường) em (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Hs xử lí được các tình huống dược đặt ra trong bài tập 2
- Nêu được một số ý kiến và kiến nghị của bản thân đến UBND xã (phường) của mình về những nhu cầu cần thiết cho địa phương mình theo gợi ý SGK.
- Có ý thức tôn trọng Uỷ ban nhân dân xã ( phường).
II. Chuẩn bị.
- Gv: Phiếu thảo luận bt2, bảng phụ bt4/33
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: xử lí tình huống (bài tập 2)
- Cách tiến hành:
- Gv gọi 1hs đọc các tình huống, lớp đọc thầm sgk/33
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ xử lí tình huống cho từng nhóm HS.
- Các nhóm HS thảo luận (nhóm bàn)
- Đại diện nhóm báo cáo .Các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến.
- GV kết luận.
 Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến (bài tập 4 SGK)
Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm ghi bảng nhóm góp ý kiến cho UBND phường về các vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Các nhóm chuẩn bị
- Đại diện từng nhóm đính bảng trình bày . Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến. 
- GV nhận xét. Giáo dục hs
Củng cố, dặn dò:
- Để công việc của UBND phường đạt kết quả tốt, mọi người phải làm gì?
-Tuyên dương các HS tích cực xây dựng bài, nhắc nhở HS chưa cố gắng.
- Nhận xét tiết học
Chiều Luyện tiếng việt
+ Mục tiêu:
- Giúp hs củng cố lại cấu trúc của một chương trình hoạt động.
- Hs khá giỏi lập được một chương trình hoạt động theo yêu cầu gv.
- Hs trung bình yếu lập được chương trình thi nghi thức Đội..
+ Nội dung luyện:
- Gv nêu yếu cầu tiết học.
- Gv gợi ý hs lập chương trình.
- Gọi hs nhắc lại cấu trúc của một chương trình hoạt động.
- Hs thực hành lập chương trình hoạt động theo yêu cầu gv. Gv giúp đỡ hs TB- Yếu lập hoàn chỉnh chương trình.
- Hs trình bày, nhận xét bổ sung.
- Gv nhận xét chấm điểm vài hs.
Sáng Thứ ba ngày 14 tháng 2 năm 2012
Tiếng việt
Phân xử tài tình
I Mục đích:
- Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện .
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật. Hs trả lời được các câu hỏi sgk
- Giáo dục hs, phải biết yêu thương, giúp đỡ mọi người trong cuộc sống.
II Chuẩn bị:
- Gv: Bảng phụ chép đoạn 1.
III Các hoạt động:
 Hoạt động 1: Luyện đọc:
- Gv gọi 1 HS đọc toàn bài .
- Gv đọc mẫu, gợi ý hs giọng đọc.
- Hs chia đoạn
- HS nối tiếp đọc bài theo đoạn kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng.
+ Lần 1: rút từ luện đọc: vãn cảnh, biện lễ, chạy đàn,...
+ Lần 2: giải nghĩa từ (nếu hs có thắc mắc ngoài từ chú giải trong sgk).
+ Lần 3: cảm thụ bài văn, gọi 1 hs đọc phần chú giải sgk/47
- GV đọc mẫu toàn bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- Học sinh đọc thầm cá nhân, cặp trả lời câu hỏi:
- Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử điều gì?
- Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp?
- Vì sao quan án cho rằng không khóc chính là người lấy cắp?
- Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa?
- Hs phát biểu, nhận xét, gv kết luận.
- Gợi ý hs rút ra nội dung bài, phát biểu, nhận xét, gv ghi bảng, hs đọc lại.
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm.
- Bốn HS đọc diễn cảm theo cách phân vai.
- GV treo bảng phụ, gọi 1 hs đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Gv đọc mẫu, và gợi ý hs luyện đọc phân vai.
- HS luyện đọc theo nhóm. Gv theo dõi giúp đỡ hs yếu luyện đọc cùng bạn
- Đại diện các nhóm đọc thi đua, nhận xét tuyên dương. Giáo dục hs 
Củng cố, đặn dò::
- Nhắc lại ý chính của bài, nhận xét.
- Về nhà học bài
- Chuẩn bị bài: “ Chú đi tuần”
- GV nhận xét tiết học.
Tiếng việt 
Cao Bằng
(Nhớ – viết)
I. Mục tiêu:
- Nhớ-viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ.
- Nắm vững qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam và viết hoa đúng tên người, tên địa lí Việt Nam. ( BT 2,3).
- Giáo dục hs viết chữ đẹp, đúng chính tả khi viết tên người và tên địa lí Việt Nam..
II. Chuẩn bị:
- Gv: Bảng phụ chép bài tập 3/48sgk
III. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhớ-viết
- HS xung phong đọc thuộc lòng bài chính tả.Cả lớp lắng nghe nhận xét.
- Cả lớp đọc thầm 4 khổ thơ, ghi các từ khó dễ viết sai vở nháp, gv quan sát, ghi bảng, giúp hs ghi nhớ cách viết. GV nhắc các em cách trình bày các khổ thơ 5 chữ, chú ý những chữ cần viết hoa, những chữ dễ sai chính tả. Tư thế ngồi viết.
- HS nhớ lại 4 khổ thơ, tự viết bài.
- GV chấm chữa khoảng 10 bài.. GV nêu nhận xét chung.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
 Bài tập 2
- HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp theo dõi SGK.
- HS thảo luận cặp. 
- Hs trình bày trước lớp, bạn khác nhận xét
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Giáo dục hs.
 Bài tập 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Gv giúp hs phát hiện những từ viết chưa đúng và gạch chân.(gv đính bảng phụ lên)
- Cả lớp suy nghĩ, làm bài. 1 HS làm bảng phụ, nhận xét.
- Cả lớp và GV nhận xét, tuyên dương.
- Gọi hs khá giỏi đọc lại bài thơ.
Hoạt động nối tiếp: 
- Dặn HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
- GV nhận xét tiết học. 
Khoa học
Sử dụng năng lượng điện
I. Mục tiêu:
- Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện.
- HS biết kể một số ví dụ chứng tỏ dòng điện mang năng lượng.
- Giáo dục hs tiết kiệm điện, khi sử dụng những thiết bị tiêu thụ điện. (đèn pin, quạt gió,...)
II. Chuẩn bị:
Gv: Đèn pin,bàn là, máy tính, phiếu học tập
Phiếu học tập Nhóm:.
1/ Kể tên một số đồ dùng sử dụng điện mà bạn biết?................................................
2/Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng được lấy từ đâu ?.........................
III Các hoạt động:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm bàn
- Kể tên một số đồ dùng sử dụng điện mà bạn biết
- Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng được lấy từ đâu ?
- Hs phát biểu, nhận xét. GV kết luận. Gọi 2 Hs đọc mục bạn cần biết.
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
- HS quan sát theo nhóm: Tranh ảnh đồ dùng
- GV đặt câu hỏi
- Kể tên của chúng?
- Nêu nguồn điện chúng cần sử dụng.
- Nêu tác dụng của dòng điện trong các đồ dùng, máy móc đó? Gv giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Đại diện nhóm giới thiệu với cả lớp. 
- Gv nhận xét và giáo dục hs.
Hoạt động 3: Trò chơi “ Ai nhanh- ai đúng”
- Gv chia 2 đội tham gia trò chơi: phổ biến cách chơi. Gv đính bảng phụ các lĩnh vực . lần lượt nêu từng lĩnh vực nhóm nào biết đưa tay trả lời Đ 1 điểm, S trừ 1 Đ trong 1 phút, đội điểm cao thắng cuộc.
Hoạt động nối tiếp:
- Các dụng cụ và phương tiện sử dụng điện:
- Các dụng cụ và phương tiện không sử dụng điện : 
- Chuẩn bị: Lắp mạch điện đơn giản
- GV nhận xét tiết học.
Chiều Thể dục
Nhảy dây – Bật cao
Trò chơi: Qua cầu tiếp sức
I. Mục tiêu:
- Ôn di chuyển tung và bắt bóng, ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác. 
- Ôn bật cao. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
- Làm quen trò chơi “Qua cầu tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được. 
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị mỗi em một dây nhảy và đủ bóng để học sinh tập luyện. 
III. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Mở đầu 
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Cả lớp chạy chậm trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập.
- Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối.
- Chơi trò chơi “Lăn bóng” hoặc trò chơi do giáo viên chọn.
Hoạt động 2: Phần cơ bản
+ Ôn di chuyển tung và bắt bóng.
Các tổ tập theo khu vực quy định, dưới sự chỉ huy của tổ trưởng, tập di chuyển tung bắt bóng qua lại theo nhóm 2 người, không để bóng rơi. 
* Thi di chuyển và tung bắt bóng theo từng đôi: 1 lần, mỗi lần tung và bắt bóng qua lại được 3 lần trở lên.
+ Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau:
- Các tổ tập theo khu vực đã quy định. Phương pháp tổ chức tập luyện như bài trước. 
+ Tập bật cao:
- Các tổ tập theo khu vực đã quy định. Phương pháp tổ chức tập luyên như bài 43. 
* Thi bật nhảy cao với tay lên cao chạm vật chuẩn: 1- 2 lần
+ Làm quen trò chơi “Qua cầu tiếp sức”: 
- Giáo viên nêu tên trò chơi, phổ biết cách chơi và quy định chơi cho học sinh. Chia lớp thành các đội chơi đều nhau rồi chơi thử 1 lần trước khi chơi chính thức. Giáo viên chú ý nhắc học sinh không được đùa nghịch khi đang đi trên cầu để đảm bảo an toàn. 
Hoạt động 3: Kết thúc 
- Chạy chậm, thả lỏng, hít thở sâu tích cực. 
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài, nhận xét và đánh giá kết quả bài học.
- Giáo viên giao bài tập về nhà: Nhảy dây kiểu chân trước, chân sau để chuẩn bị kiểm tra.
Sáng Thứ tư ngày 15 tháng 2 năm 2012
Tiếng việt
Ôn luyện
(Điều chỉnh theo CV 5842/BGDĐT)
I. Mục tiêu:
- Giúp hs ôn lại cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ và cặp quan hệ từ đã học.
- Hs khá giỏi đặt được câu ghép có sử dụng qht.
- Hs trung bình yếu: thêm được vế câu để được câu ghép hoàn chỉnh.
- Giáo dục hs khi viết hoặc nói phải tròn câu rõ ý nghĩa và sử dụng dấu câu và qht thích hợp trong bài viết của mình.
II. Chuẩn bị:
- Gv: Bảng phụ Ghi các vế câu ghép để hs thêm vào cho hoàn chỉnh câu ghép.
 Bảng phụ: chép các qht đã học.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Các quan hệ từ và cặp qht.
- Gv gọi vài hs nêu lại một số quan hệ từ và cặp quan hệ từ đã học.
- Bạn khác nhận xét, gv nhận xét và đính bảng phụ lên gọi 2 hs đọc lại.
Hoạt động 2: Đặt câu, thêm vế câu.
- Gv chia lớp làm bài tập theo trình độ:
+ Hs khá giỏi đặt câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ vào vở, 2 hs làm bảng lớp.
+ Hs trung bình yếu: Thêm vế câu để được câu ghép hoàn chỉnh. (Gv đính bảng phụ lên). ... của 1 CTHĐ, 1 hs đọc lại.
Hoạt động 2:HS lập chương trình hoạt động.
- HS lập chương trình hoạt động vào vở .
- GV phát bảng phụ cho 4-5 HS. Chọn lập chương trình (tóm tắt ý chính), trình bày miệng nói thành câu, 1 số HS đọc kết quả.
- Lớp nhận xét từng chương trình hoạt động.
- HS chỉnh sửa chương trình hoạt động của mình.
- Lớp bình chọn người lập chương trình tốt nhất, người giỏi nhất trong tổ chức công việc, tổ chức các hoạt động tập thể.
Hoạt động nối tiếp:
- Gọi 1 hs nhắc lại 3 phần của 1 CTHĐ, giáo dục hs.
- Dặn học sinh về nhà hoàn chỉnh lại chương trình hoạt động đã viết ở lớp, viết lại vào vở.
- GV nhận xét tiết học.
Khoa học
Lắp mạch điện đơn giản (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Biết được cấu tạo của pin và bóng đèn và biết được dòng điện đi từ cực (+) sang cực (-).
- Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản: sử dụng pin, bóng đèn, dây điện.
- Giáo dục hs tiết kiệm điện, an toàn khi sử dụng điện 
II. Chuẩn bị:
- Gv, hs: Dây đồng bóng đèn, pin ,1 miếng nhựa.
III. Các hoạt động 
Hoạt động 1: làm việc nhóm 
- Gv nêu yêu cầu và giao nhiệm vụ cho hs
- Các nhóm làm thí nghiệm. sử dụng bóng đèn, pin, dây điện, hãy tìm cách thắp sáng bóng đèn. 
- Gv theo dõi và giúp đỡ các nhóm.
- Các nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét.
- Gv nhận xét và kết luận. 
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
- Gv yêu cầu hs quan sát H2-3sgk/Tr94,95: yêu cầu hs trao đổi theo nhóm trình bày cấu tạo của Pin và bóng đèn.
- Hs trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét. Gv nhận xét tuyên dương.
- Gv đính mạch điện (pin-bóng đèn-dây điện đã lắp sẵn) lên chỉ cho hs thấy hướng đi của dòng điện và một mạch điện kín.
- Gọi hs lên trình bày trước lớp. Nhận xét tuyên dương
Hoạt động 3: Lắp mạch điện để kiểm chứng
- Gv yêu cầu hs quan sát hình 5 và dự đoán, sau đó dùng pin, dây điện và bóng đèn để kiểm chứng.
- Hs làm việc theo nhóm, Hs trình bày và chỉ ra mạch hở
- GV nhận xét tuyên dương.
Củng cố dặn dò:
- Gọi hs nhắc lại cấu tạo của bóng đèn và pin
- Nhận xét tiết học.
- Dặn hs chuẩn bị tiết 2.
Chiều Luyện tiếng việt
( 2 tiết)
+ Mục tiêu:
- Giúp hs ôn lại các quan hệ từ đã học ở các tiết trước (quan hệ từ chỉ “Nguyên nhân – Kết quả; Giả thiết - Kết quả; Điều kiện – Kết quả”
- Hs khá giỏi đặt được câu ghép có chứa qht hoặc cặp qht và xác định đầy đủ các thành phần trong câu.
- Hs trung bình yếu hoàn thành vở bài tập tiếng việt.
+ Chuẩn bị:
- Gv: Bảng phụ ghi hệ thống lại các qht và cặp qht đã học
+ Nội dung luyện:
- Gv cho hs hát tập thể.
- Nêu yêu cầu giờ học.
- Gọi 3 hs đọc lại phần hệ thống các qht trên bảng phụ (Gv đính bảng phụ lên ).
- Gv chia nhóm theo trình độ
+ Hs khá giỏi: Làm bài tập theo yêu cầu gv
+ Hs trung bình yếu hoàn thành vở bài tập. Gv giúp đỡ hs yếu
- Gọi hs trình bày, bạn khác nhận xét.
- Gv chấm điểm, nhận xét bài làm của học sinh.
- Gv nhận xét tiết học.
Sáng Thứ sáu ngày 17 tháng 2 năm 2011 
Tiếng việt
Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng
I. Mục tiêu:
- Nắm được một số quan hệ từ mới được dùng trong câu ghép.
- Làm được BT 1,2 của mục III
- Giáo dục hs khi viết văn dùng từ ngữ phù hợp.
II. Chuẩn bị :
 - Bảng phụ bt1/Tr65, bảng nhóm bt2
III. Các hoạt động :
Hoạt động 1 : xác định quan hệ từ
+ Bài tập 1
- Một học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Gv yêu cầu hs làm vở, 1 hs làm bảng phụ. Gv giúp đỡ hs yếu làm bài hoàn chỉnh.
- Hs trình bày. Gv nhận xét và chấm điểm một số bài.
- Cả lớp đọc thầm lại các câu ghép ; phân tích cấu tạo : xác lập các vế câu của mỗi câu, bộ phận C – V của mỗi vế câu.
- GV mời 2 HS làm bảng phụ, cả lớp làm nháp, phân tích cấu tạo của 2 câu ghép. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng :
- Câu ghép a
Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi
 c v	c	v
- Câu b : Chiếc xe ngựa vừa đậu lại, / tôi đã nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra.g 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng vừađã
- Câu c : Trời càng nắng gắt,/ hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.g2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng càngcàng
Hoạt động 2: Điền từ
+ Bài tập 2
- 1 hs nêu yêu cầu bài, gv giúp hs hiểu bài. 
- HS làm bài tập thi đua trên bảng nhóm, gv giúp đỡ hs yếu. 
- Hs trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời đúng, tính điểm cao hơn cho những HS có nhiều phương án điền từ :
Câu a : Mưa càng to, gió càng thổi mạnh.
Câu b : Trời mới hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
 Trời chưa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
 Trời vừa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
Câu c : Thủy Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu.
Củng cố dặn dò:
- HS nêu lại các quan hệ từ đã dùng trong bài tập, nhận xét, giáo dục hs.
- Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học về cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng, chuẩn bị bài sau. 
- GV nhận xét tiết học.
.	
Thể dục
 Nhảy dây - Trò chơi qua cầu tiếp sức
I. Mục tiêu:
- Ôn tập hoặc kiểm tra nhảy dây kiểu chân trước, chân sau Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và đạt thành tích cao. 
- Chơi trò chơi “Qua cầu tiếp xúc”. Hs tham gi đúng luật chơi và an toàn
- Giáo dục hs an toàn khi tập luyện.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị bàn ghế giáo viên, đánh dấu 3 – 5 điểm thành một hàng ngang trước và cách lớp 3 -5m để quy định vị trí học sinh lên kiểm tra, điểm nọ cách điểm kia tối thiểu 2,5m, mỗi học sinh một dây nhảy. Chuẩn bị dụng cụ cho trò chơi. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Mở đầu
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu kiểm tra.
- Chạy chậm theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập, sau đó đi theo vòng tròn và hít thở sâu. 
- Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, cánh tay, khớp gối, hông
* Ôn các động tác tây, chân, vặn mình, toàn thân và bật nhảy của bài thể dục phát triển chung: Mỗi động tác 2 x 8 nhịp do giáo viên hoặc cán sự điều khiển.
Hoạt động 2: Phần cơ bản
+ Ôn tập hoặc kiểm tra nhảy dây kiểu chân trước, chân sau
- Ôn tập: Nội dung và phương pháp dạy như bài 45. 
- Kiểm tra nhảy dây
+ Nội dung kiểm tra: Kiểm tra kĩ thuật và thành tích nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. 
+ Tổ chức và phương pháp kiểm tra: Kiểm tra làm nhiều đợt, mỗi đợt 3 - 4 học sinh (giáo viên chọn và phân công sao cho mỗi học sinh tham gia kiểm tra có tối thiểu 1 người đếm số lần nhảy). Những học sinh được giáo viên gọi tên, lên cầm dây, đứng vào vị trí quy định, thực hiện tư thế chuẩn bị (so dây, chao dây sau đó đứng chuẩn bị chờ lệnh). Khi có lệnh, học sinh đồng loạt thực hiện động tác cho đến khi chân vướng dây thì dừng lại, giáo viên quan sát học sinh thực hiện kĩ thuật động tác, những học sinh đã phân công đếm số lần bạn nhảy được, sau đó lần lượt báo cáo kết quả cho giáo viên
+Cách đánh giá: Theo mức độ thực hiện kĩ thuật động tác và thành tích nhảy được của từng học sinh.
Hoàn thành tốt: Nhảy cơ bản đúng kĩ thuật động tác, thành tích đạt tối thiểu 12 lần (nữ), 10 lần (nam). 
Hoàn thành: Nhảy cơ bản đúng kĩ thuật động tác, thành tích đạt 6- 11 lần (nữ), 4-9 lần (nam). 
Chưa hoàn thành: Nhảy không đúng hoặc cơ bản đúng kĩ thuật động tác, thành tích dưới 6 lần (nữ), dưới 4 lần (nam). 
Chú ý: Những học sinh chưa hoàn thành, giáo viên có thể cho kiểm tra lần 2 ngay sau đó hoặc vào giờ học sau. 
+ Chơi trò chơi “Qua cầu tiếp sức” . 
- Giáo viên nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi và quy định chơi cho học sinh. Cho chơi thử l lần trước khi chơi chính thức. Giáo viên chú ý khâu bảo hiểm cho học sinh để đảm bảo an toàn. 
Hoạt động 3: Kết thúc
- Chạy chậm, thả lỏng, hít thở sâu tích cực. 
* Trò chơi để hồi tĩnh (do giáo viên chọn). 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, công bố kết quả kiểm tra và giao bào về nhà.
Lịch sử
Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta
I. Mục tiêu:
- HS biết hoàn cảnh ra đời của nhà máy cơ khí Hà Nội: tháng 12/1955 với sự giúp đỡ của Liên Xô nhà máy được kởi công xây dựng và tháng 4/ 1958 thì hoàn thành .
- Biết những đóng góp của nhà máy cơ khí Hà Nội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước: góp phần trang bị máy móc cho sản xuất ở miền Bắc, vũ khí cho bộ đội.
- Giáo dục hs cố gắng học tập để góp phần xây dựng đất nước.
II. Chuẩn bị:
- Gv: Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Nhiệm vụ của miền Bắc sau năm 1954 – hoàn cảnh ra đời của nhà máy cơ khí Hà Nội.
- Hs đọc sgk trả lời các câu hỏi:
- Sau Hiệp định Giơ- ne- vơ Đảng và chính phủ xác định nhiệm vụ của miền Bắc là gì?
- Tại sao Đảng và chính phủ lại quyết định và xây dựng 1 nhà máy cơ khí hiện đại? Đó là nhà máy nào?
- Lần lượt hs trình bày, nhận xét.- gv giảng HS quan sát hình sgk
Hoạt động 2: Quá trình xây dựng và những đóng góp của nhà máy cơ khí Hà Nội cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Hs thảo luận nhóm cùng đọc sgk điền phiếu học tập:
+ Điền thông tin thích hợp vào chỗ chấm: Nhà máy cơ khí Hà Nội
- Thời gian xây dựng:..
- Địa điểm:.
- Diện tích:..
- Quy mô:.
- Nước giúp đỡ:..
- Các sản phẩm:
+ Nhà máy cơ khí Hà Nội đã có đóng góp gì vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước?.............................................................................................................................
- Đính bảng, trình bày, nhận xét. Gv kết luận.
- Một hs kể lại quá trình xây dựng nhà máy cơ khí Hà Nội. Nhận xét.
- Hs phát biểu cảm nghĩ về câu; “Nhà máy cơ khí Hà Nội đồ sộ vươn cao trên vùng đất trước đây là 1 cánh đồng, có nhiều đồn, bốt và hàng rào, dây thép gai của thực dân xâm lược” ( tương lai tươi đẹp của đất nước).
+ Gv giảng , cho hs xem H2 nói lên điều gì? Hs phát biểu, nhận xét,. Giảng – rút ra bài học.
Củng cố dặn dò: 
- Trả lời câu hỏi nội dung bài, nhận xét, giáo dục hs. 
- Chuẩn bị bài: Đường Trường Sơn
- GV nhận xét tiết học.
Sinh hoạt chủ nhiệm
Nội dung:
- Cho hs hát tập thể
* Lớp trưởng báo cáo: 
- Những hs vi phạm nội quy trường lớp: 
	+ Nghỉ học không phép
	+ Đi học trễ
	+ Quên đeo khăn quàng
- Những hs không học bài, làm bài
- Những hs thực hiện tốt nội quy trường lớp, tích cực phát biểu bài:
* G.v nhận xét chung:
- Hs đi học đúng giờ, không vi phạm nội quy trường lớp. 
- Hs tích cực xây dựng bài, học bài và làm bài đầy đủ.
- Không còn tình trạng hs đi dép lê tới lớp. 
- Xếp hàng ra vào lớp không còn lộn xộn. 
- Tuyên dương hs có tiến bộ trong học tập.
- Nhắc nhở hs luôn giữ vệ sinh cá nhân để phòng bệnh tay chân miệng và giữ ấm cơ thể khi trời lạnh để phòng bệnh cảm cúm.
- Nêu phương hướng cho tuần sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 23.doc