Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 31

Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 31

Toán: THỰC HÀNH (tt)

A/Mục tiêu:

- Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào vẽ hình.

- Cả lớp làm được bài tập 1; HS khá giỏi làm được bài tập 2

B.Đồ dùng dạy học:

Thước có chia vạch xăng-ti-mét.

C/Hoạt động dạy học

1. KTBC: Gọi 3HS lên thực hành đo chiều dài cái bàn học.

 -Nhận xét ghi điểm - Nhận xét bài cũ.

2. Dạy bài mới.

 a.Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học bài “Thực hành”

 -Gv ghi bảng .

b.Giới thiệu vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ (ví dụ trong SGK)

 -Gv nêu bài toán : như SGK.

 -Gv gợi ý cách thực hiện :

 +Trước hết tính độ dài thu nhỏ của đoạn thẳng AB (theo xăng-ti-mét).

 +Vẽ vào giấy đoạn thẳng AB có độ dài 5cm.

 -HS thực hiện theo hướng dẫn .

 -Gv nhận xét, chốt lại ý đúng:

 Đổi 20m = 2000cm.

 Độ dài thu nhỏ : 2000 : 400 = 5 (cm).

 

doc 23 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 824Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
Ngày soạn: 9/4/2011
Ngày giảng: Thứ hai ngày 11 tháng 4 năm 2011
Toán:	Thực hành (tt)
A/Mục tiêu:
- Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào vẽ hình.
- Cả lớp làm được bài tập 1; HS khá giỏi làm được bài tập 2
B.Đồ dùng dạy học:
Thước có chia vạch xăng-ti-mét.
C/Hoạt động dạy học
KTBC: Gọi 3HS lên thực hành đo chiều dài cái bàn học.
	-Nhận xét ghi điểm - Nhận xét bài cũ.
2. Dạy bài mới.
 a.Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học bài “Thực hành”
	-Gv ghi bảng .
b.Giới thiệu vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ (ví dụ trong SGK)
	-Gv nêu bài toán : như SGK.
	-Gv gợi ý cách thực hiện :
	+Trước hết tính độ dài thu nhỏ của đoạn thẳng AB (theo xăng-ti-mét).
	+Vẽ vào giấy đoạn thẳng AB có độ dài 5cm.
	-HS thực hiện theo hướng dẫn .
	-Gv nhận xét, chốt lại ý đúng:
	Đổi 20m = 2000cm.
	Độ dài thu nhỏ : 2000 : 400 = 5 (cm).
c.Thực hành
 Bài 1: ( VBT ) , HS làm vào VBT.
	-Một HS lên bảng làm.HS nêu kết quả.
	-Gv nhận xét , chốt lời giải đúng:
3m = 300cm
Chiều dài bảng của lớp học trên bản đồ là :
300 : 50 = 6 (cm).
 Bài 2 : HS đọc yêu cầu bài .
	-HS tự làm vào VBT , 2HS lên bảng làm.
-Lớp + giáo viên nhận xét , chốt lời giải đúng :
8m = 800cm
6m = 600cm
Chiều dài hình chữ nhật trên bản đồ là :
800 : 200 = 4 (cm)
Chiều rộng hình chữ nhật trên bản đồ là :
600 : 200 = 3 (cm).
 4cm
 3cm
3.Củng cố , dặn dò:
	-Về nhà xem lại bài và tập vẽ hình thêm.
	-Giáo viên nhận xét tiết học 
Tập Đọc:	Ăng - co Vát
A. Mục đích yêu cầu:
-Hs đọc lưu loát bài văn .Đọc đúng các tên riêng , chữ số La Mã.
-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc chậm rãi, tình cảm kính phục.
-Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi Ăng - co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam - pu - chia.
B. Đồ dùng dạy học:
-ảnh khu đền Ăng - co Vát trong SGK.
C. Hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh đọc thuộc lòng bài “Dòng sông mặc áo ” và trả lời câu hỏi sgk
Nhận xét ghi điểm. 
 2. Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: Gv ghi tên bài lên bảng.
 b.Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài
 *Luyện đọc
-1 học sinh đọc toàn bài. Giáo viên nhận xét, chia 6 đoạn.
-Gv viết lên bảng các tên riêng, các chữ La Mã. Gv giúp HS đọc đúng, không vấp các tên riêng, các chữ số.
-Học sinh nối tiếp nhau đọc 3đoạn - 2,3 lượt. Giáo viên kết hợp cho học sinh xem tranh .
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai; giúp hs hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài .
-HS luyện đọc theo cặp.
-1HS đọc cả bài .
 -Giáo viên đọc diễm cảm toàn bài 
 *Tìm hiểu bài.
-HS đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi :
+Ăng – co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ ?
+Khu đền chính đồ sộ như thế nào ?
+Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào ?
+Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp ?
- Giáo viên chốt lại nội dung 
 *Hướng dẫn học sinh đọc diển cảm .
-Ba học sinh nối tiếp nhau đọc bài văn, giáo viên nhận xét và hướng dẫn đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung của bài.
-Giáo viên hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn văn trong bài : " Lúc hoàng hôn, Ăng ... co Vát....khi đàn dơi bay toả ra từ các ngách".
-HS thi đọc diễn cảm đoạn văn .
-Gv nhận xét , bình chọn em đọc hay nhất. 
 3. Củng cố dặn dò:
-Học sinh nêu ý nghĩa của bài
-Nhận xét tiết học
Chính tả: (Nghe- viết) Nghe lời chim nói
A.Mục tiêu:
 	-Nghe- viết đúng chính tả , trình bày đúng bài thơ Nghe lời chim nói .
 	-Tiếp tục luyện tập phân biệt đúng những tiếng có âm đầu là l / n hoặc thanh hỏi/ngã.
B.Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2a,3b.
C.Các hoạt động dạy học:
 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS đọc lại thông tin BT3a tiết trước.
-Gv nhận xét.
 2.Bài mới:
 a.GTB: Hôm nay các em nghe- viết bài thơ Nghe lời chim nói.
 	-Gv ghi bảng.
 b.Hướng dẫn học sinh nghe- viết :
 -Gv đọc bài chính tả , Hs theo dõi Sgk.
-HS đọc thầm lại bài thơ.
-Gv nhắc HS chú ý cách trình bày bài thơ 5 chữ; khoảng cách giữa các khổ thơ, những từ ngữ dễ sai.
-HS nói về nội dung bài thơ.
-Gv đọc từng câu cho HS viết.
	-HS đổi vở kiểm tra chéo.
 -Thu bài chấm ( 5 – 7 HS ).
 c.Hướng dẫn học sinh làm bài chính tả
 Bài 2: Chọn cho HS làm câu a.
 -HS làm bài theo nhóm 4.
 -Đại diện nhóm báo cáo .
 -Gv nhận xét , chốt lại .
Bài 3: HS đọc yêu cầu câu b.
 -HS làm vào VBT - 2HS lên bảng làm bài .
 -Gv chốt lại lời giải đúng: ở nước Nga - cũng - cảm giác - cả thế giới.
 3. Củng cố - dặn dò :
 -Giáo viên nhận xét tiết học.
 - Xem lại các phần bài tập đã làm.
Ngày soạn: 10/4/2011
Ngày giảng: Thứ ba ngày 12 tháng 4 năm 2011
(Day bù vào các ngày 13,14,15/4/2011)
Luyện từ và câu: 	Thêm trạng ngữ cho câu.
A.Mục tiêu:
-Hiểu được thế nào là trạng ngữ.
-Biết nhận diện trạng ngữ trong câu; bước đầu viết được một đoạn văn ngắn trong đó có ít nhất 1 câu sử dụng trạng ngữ.
- HS khá giỏi viết được đoạn văn có ít nhất 2 câu sử dụng trạng ngữ.
B.Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết các câu văn ở BT1 (phần luyện tập).
C.Các hoạt động dạy học:
 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2HS nhắc lại ghi nhớ của tiết trướcvà đặt hai câu cảm.
-Gv nhận xét.
 2.Bài mới:
 a Giới thiệu bài mới: Trong tiết học trước, các em đã biết câu có hai thành phần là CN và VN. Đó là những thành phần chính của câu.Tiết học hôm nay giúp các em biết thành phần phụ của câu là Trạng ngữ.
 b.Phần nhận xét
-Ba HS tiếp nối nhau đọc nội dung các yêu cầu 1,2,3.
-HS suy nghĩ và thảo luận nhóm đôi thực hiện từng yêu cầu.
-HS nêu kết quả - Gv nhận xét, chốt ý đúng.
-Gv nói thêm : Trạng ngữ có thể đứng trước C - V của câu, đứng giữa CN và VN hoặc đứng sau nòng cốt câu.
c.Phần ghi nhớ
-Ba HS đọc nội dung ghi nhớ SGK.
 d.Phần luyện tập
Bt1: 1 Học sinh đọc yêu cầu bài. 
-HS suy nghĩ và làm bài vào VBT - 1HS làm vào bảng phụ.
-HS đọc bài làm, Gv nhận xét, chốt lời giải đúng :
 Ngày xưa, rùa có một cái mai láng bóng.
 Trong vườn, muôn loài hoa đua nở.
 Từ tờ mờ sáng, cô Thảo đã dậy sắm sửa đi về làng.
BT2: Học sinh đọc yêu cầu của bài.
-HS tự viết một đoạn văn ngắn về một lần đi chơi xa, trong đó có ít nhất một câu dùng trạng ngữ.
-HS viết xong, đổi bài theo cặp để sửa lỗi.
-HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn, nói rõ câu văn có dùng trạng ngữ.
-Gv nhận xét, chấm điểm.
3.Củng cố - dặn dò.
-Về nhà tập viết lại đoạn văn cho hoàn chỉnh và hay hơn.
 	-Giáo viên nhận xét tiết học
Lịch sử: 	 Nhà Nguyễn thành lập.
A.Mục tiêu:
- Nắm được đôi nét về sự thành lập nhà Nguyễn:
+ Sau khi Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn suy yếu dần. Lợi dụng thời cơ đó Nguyễn ánh đã huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn. Năm 1802 triều đại Tây Sơn bị lật đỏ, Nguyễn ánh lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, định đô ở Phú Xuân (Huế).
- Nêu một vài chính sách cụ thể của vua nhà Nguyễn để củng cố sự thống trị.
+ Các vua Nguyễn không đặt ngôi Hoàng Hậu, bỏ chức tể tướng, tự mình điều hành mọi việc hệ trọng của đất nước.
+ Tăng cường lực lượng quân đội với nhiều thứ quân, các nơi đều có thànhtrì vững chắc.
+ Ban hành bộ luật Gia Long nhằm bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua.
B.Đồ dùng dạy học:
-Một số điều luật của Bộ luật Gia Long.
C.Hoạt động dạy học:
 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên nêu ý nghĩa lịch sử của bài Những chính sách về kinh tế và văn hoá của Vua Quang Trung.
-Gv nhận xét ghi điểm - Nhận xét bài cũ.
 2.Bài mới:
 a.GTB: Gv ghi tên bài lên bảng.
 b.Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
 	-Gv tổ chức cho HS thảo luận theo câu hỏi :
+Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào ? Và đi đến kết luận : Sau khi Vua Quang Trung mất, lợi dụng bối cảnh triều đình đang suy yếu, Nguyễn ánh đã đem quân tấn công, lật đổ nhà Tây Sơn.
-Gv nói thêm về sự tàn sát của Nguyễn ánh đối với những người tham gia khởi nghĩa Tây Sơn.
-Gv thông báo : Nguyễn ánh lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, chọn Huế làm kinh đô. Từ năm 1802 đến năm 1858, nhà Nguyễn trải qua các đời vua : Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.
-Gv chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận : Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế ? Nội dung và tác dụng của các chính sách đó.
c.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
	-Gv yêu cầu các nhóm đọc SGK và cung cấp cho các em một số điểm trong Bộ luật Gia Long để HS chọn dẫn chứng minh hoạ cho lời nhận xét : Nhà Nguyễn đã dùng nhiều chính sách hà khắc để bảo vệ ngai vàng của Vua.
	-Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm.
	-Gv hướng dẫn HS đi đến kết luận : Các Vua ngà Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách để tập trung quyền hành trong tay và bảo vệ ngai vàng của mình.
 3.Củng cố và dặn dò:
-Học bài và chuẩn bị bài sau 
-Giáo viên nhận xét tiết học
Toán: 	Ôn tập về số tự nhiên
A/Mục tiêu:
- Đọc, viết được số tự nhiên trong hệ thập phân.
- Nắm được Hàng và lớp, giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể
-Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó.
- Cả lớp làm bài tập 1,3(a), 4; HS khá giỏi làm được bài tập 2, 5
B.Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ cho HS làm bài.
C/Hoạt động dạy học
KTBC: Gọi 3HS lên thực hành vẽ hình có tỉ lệ 1 : 300, độ dài là 9m.
	-Nhận xét ghi điểm - Nhận xét bài cũ.
2. Dạy bài mới.
 a.Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ Ôn tập về số tự nhiên.
	-Gv ghi bảng .
b.Thực hành
 Bài 1: HS làm vào VBT.
	-Hai HS lên làm vào bảng phụ.
	-Gv nhận xét , chốt lời giải đúng:
 Bài 2 : HS đọc yêu cầu bài .
	-HS tự làm vào VBT , 2HS lên bảng làm.
-Lớp + giáo viên nhận xét ,chốt ý đúng : ý C. 
 Bài 3 : HS đọc yêu cầu .
	-HS làm bài vào VBT, 2HS làm vào giấy.
	-Gv nhận xét , chốt ý đúng .
 Bài 4: HS nêu yêu cầu của bài.
	-HS làm vào VBT, HS đọc bài làm.
 	-Gv nhận xét, chốt ý đúng.
Bài 5: Viết số thích hợp vào ô trống.
	-HS tự làm vào VBT – HS đọc bài làm.
	-Gv nhận xét, chốt ý đúng : 
a). 99 ; 300.
 b).100 ; 198.
 c). 99 ; 101.
3. Củng cố , dặn dò:
	-Giáo viên nhận xét tiết học 
	-BTVN: Bài 4,5 SGK / 160.
Ngày soạn: 11/4/2011
Ngày giảng: Thứ tư ngày 13 tháng 4 năm 2011
Toán: 	Ôn tập về số tự nhiên (tt)
A.Mục tiêu:
- So sánh được các số tự nhiên có đến sáu chữ số.
- Biết sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn.
- Cả lớp làm được các bài tập 1,2,3. HS khá giỏi làm được các bài tập 4.
B.Đồ dùng dạy học: 
-Phiếu cho Hs làm bài tập.
C.Hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1.Kiểm tra bài cũ.
-Gọi 2HS lên bảng làm bài 4,5/160, SGK.
-Gv nhận xét ghi điểm - Nhận xét bài cũ.
 2.Hoạt động 2: Bài mới
 a.GTB: .- Hôm nay các em sẽ Ôn tập về số tự nhiên. ...  và phát triển bình thường? Thiếu một trong các điều kiện cần thì nó sẽ ra sao ? Chúng ta cùng phân tích để biết.
 ỉHoạt động 2: Điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường
-Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS.
-Yêu cầu: Quan sát tiếp các con chuột và dự đoán xem các con chuột nào sẽ chết trước ? Vì sao ?
GV đi giúp đỡ các nhóm.
-Gọi các nhóm trình bày. Yêu cầu mỗi nhóm về 1 con chuột, các nhóm khác bổ sung. GV kẻ thêm cột và ghi nhanh lên bảng.
-Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
+Con chuột số 1 sẽ bị chết sau con chuột số 2 và số 4. Vì con chuột này không có thức ăn, chỉ có nước uống nên nó chỉ sống được một thời gian nhất định.
+Con chuột số 2 sẽ chết sau con chuột số 4, vì nó không có nước uống. Khi thức ăn hết, lượng nước trong thức ăn không đủ để nuôi dưỡng cơ thể, nó sẽ chết.
+Con chuột số 3 sống và phát triển bình thường.
+Con chuột số 4 sẽ chết trước tiên vì bị ngạt thở, đó là do chiếc hộp của nó bịt kín, không khí không thể vào được.
+Con chuột số 5 vẫn sống nhưng không khỏe mạnh, không có sức đề kháng vì nó không được tiếp xúc với ánh sáng.
+Để động vật sống và phát triển bình thường cần phải có đủ: không khí, nước uống, thức ăn, ánh sáng.
+Động vật sống và phát triển bình thường cần phải có những điều kiện nào ?
-GV giảng: Động vật cần có đủ không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng thì mới tồn tại, phát triển bình thường. Không có không khí để thực hiện trao đổi khí, động vật sẽ chết ngay. Nước uống cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với động vật. Nó chiếm tới 80 – 95% khối lượng cơ thể của sinh vật. Không có thức ăn động vật sẽ chết vì không có các chất hữu cơ lấy từ thức ăn để đi nuôi cơ thể. Thiếu ánh sáng động vật sẽ sống yếu ớt, mất dần một số khả năng có thể thích nghi với môi trường.
3.Củng cố
-Hỏi: Động vật cần gì để sống ?
4.Dặn dò
-Nhận xét câu trả lời của HS.
-Dặn HS về nhà sưu tầm tranh, ảnh về những con vật khác nhau.
-Nhận xét tiết học.
Ngày soạn: 13/4/2011
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 15 tháng 4 năm 2011
Toán: 	Ôn tập về các phép tính với
 số tự nhiên.
A.Mục tiêu:
- Biết đặt tính và cộng trừ các số tự nhiên.
- Vận dụng các tính chất của phép cộng để tính thuận tiện.
- Giải được bài toán có liên quan đến phép cộng và phép trừ.
- Cả lớp làm được bài tập 1(dòng 1,2),2,4(dòng 1),5. HS khá giỏi làm được các bài tập 3.
B.Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ cho HS làm BT.
C. Các hoạt động DH
 1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 hs lên bảng làm BT5 / 162, Sgk.
- Gv kiểm tra một số vở của hs 
- Gv nhận xét
 2.Bài mới:
 a.GTB : Gv ghi tên bài lên bảng.
 b.Thực hành
Bài 1 : HS đọc yêu cầu bài.
-HS tự làm bài vào VBT, 2HS làm vào bảng phụ.
-Gv nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2: Tìm x.
-HS nêu quy tắc tìm số hạng chưa biết và tìm số bị trừ chưa biết.
-HS làm vào VBT, 2HS làm vào bảng phụ.
-Gv nhận xét, chốt ý đúng :
 x + 216 = 570 x - 129 = 427
 x = 570 - 216 x = 427 + 129
 x = 354 x = 556
Bài 3: Viết chữ hoặc số thích hợp vào chỗ trống.
-HS tự làm vào VBT - HS đọc bài làm.
-Gv nhận xét.
Bài 4 : Tính bằng cách thuận tiện nhất.
-HS thảo luận nhóm đôi và làm vào VBT.
-2HS làm vào bảng phụ.
-Gv nhận xét, bổ sung.
Bài 5: HS đọc đề bài.
-HS thảo luận nhóm 4 tìm cách giải rồi ghi ra bảng phụ.
-Các nhóm trình bày bài làm.
-Gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
Bài giải:
Số tiền tiết kiệm của em là :
135 000 - 28 000 = 107 000 (đồng)
Cả hai người tiết kiệm số tiền là :
135 000 + 107 000 = 241 000 (đồng)
Đáp số : 241 000 đồng.
3.Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò
-Về nhà làm bài 5 / 162, SGK.
-Nhận xét tiết học
Luyện từ và câu: 	Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn
 cho câu.
A.Mục tiêu:
-Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (trả lời câu hỏi ở đâu ?).
-Nhận diện được trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu.
- Bước đầu biết thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu chưa có trạng ngữ.
- Biết thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh câu có trạng ngữ cho trước.
B.Đồ dùng dạy học:
-Giấy viết BT1(phần nhận xét)
-Giấy viết ba câu văn BT1 (phần luyện tập).
C. Các hoạt động dạy học
 1.KT bài cũ.
-Gọi 2HS đọc đoạn văn kể về một lần em đi chơi xa.
- Gv nhận xét, đánh giá
 2.Bài mới.
 a.GTB: Giáo viên ghi bảng
 b.Phần nhận xét:
-Hai HS tiếp nối nhau đọc các bài tập 1,2.
-Gv nhắc HS : Trước hết, cần tìm thành phần CN, VN của câu. Sau đó tìm thành phần trạng.
-HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến, 1HS lên bảng gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong câu.
-Gv nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng:
Bài 1: a. Trước nhà, mấy cây hoa giấy nở tưng bừng.
b. Trên các lề phố, trước cổng các cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô đổ vào.Hoa Sấu vẫn nở , vẫn vương vãi khắp thủ đô.
Bài 2: a. Mấy cây hoa giấy nở tưng bừng ở đâu ?
b. Hoa Sấu vẫn nở, vẫn vương vãi ở đâu ?
 c. Phần ghi nhớ:
-Ba, bốn HS đọc ghi nhớ SGK.
-Gv yêu cầu HS học thuộc nội dung cần ghi nhớ.
 d.Phần luyện tập:
 Bài 1:HS đọc yêu cầu bài .
-Hs làm bài vào VBT, 2HS làm vào giấy.
-Gv nhận xét, chốt ý đúng.
Trước rạp, người ta dọn dẹp sạch sẽ, sắp một hàng ghế dài.
Trên bờ, tiếng trống càng thúc giữ dội.
Dưới những mái nhà ẩm nước, mọi người vẫn...
 Bài 2: HS đọc yêu cầu bài.
-Gv nhắc HS : Phải thêm đúng là trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu.
-HS tự làm bài vào VBT, 3HS làm bài vào giấy.
-Gv nhận xét, chốt ý đúng:
Câu a : ở nhà, em giúp bố mẹ làm những công việc gia đình.
Câu b : ở lớp, em rất chăm chú nghe giảng và hăng hái phát biểu.
Câu c : Ngoài vườn, hoa đã nở.
Bài 3 : HS đọc yêu cầu bài 
-HS đọc nội dung bài và trả lời câu hỏi : Bộ phận cần điền để hoàn thiện các câu văn là bộ phận nào ? ( Đó là thành phần chính CN, VN trong câu).
-HS tự làm bài vào VBT, 2HS làm vào giấy.
-Gv nhận xét, chốt ý đúng.
3.Củng cố,dặn dò:
-Nêu lại bài học sgk
	-Học và chuẩn bị bài 
-Nhận xét tiết học
Tập làm văn : 	Luyện tập xây dựng đoạn văn 
miêu tả con vật.
A.Mục tiêu:
- Nhận biết được đoạn văn và ý chính của từng đoạn văn trong bài Con chuồn chuồn nước.
- Biết sắp xếp câu cho trước thành một đoạn văn.
- Bước đầu viết được đoạn văn có câu mở đầu cho sẳn.
B.Đồ dùng dạy học:
-Phiếu ghi các câu văn BT2.
C.Các hoạt đông dạy học
 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS đọc lại bài làm của bài tập 3 tiết trước.
-Gv nhận xét.
2.Bài mới :
 a.GTB: Tiết này, các em sẽ học cách xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả con vật.
-GV ghi bảng.
 b.Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu bài .
-Một HS đọc bài Con chuồn chuồn nước trong SGK.
-HS suy nghĩ và xác định các đoạn văn trong bài , tìm ý chính từng đoạn.
-HS phát biểu ý kiến - Gv nhận xét bổ sung.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu bài.
-HS làm bài vào VBT, 1HS làm vào phiếu.
-Gv nhận xét, chốt ý : Con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc. Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quang cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp.
Bài tập 3: HS đọc nội dung bài.
-Gv yêu cầu HS dựa vào gợi ý và đoạn văn Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp.
-Mỗi em tự viết vào VBT một đoạn văn theo gợi ý.
-Vài HS tiếp nối đọc đoạn văn của mình.
-Gv nhận xét, chữa mẫu, cho điểm.
4.Củng cố - dặn dò
-Về nhà tập viết lại đoạn văn BT3.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
Địa lý: 	THàNH PHố Đà NẵNG
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẵng:
+ Vị tris ven biển đồng bằng duyên hải miền Trung.
+ Đà Nẵng là thành phố cảng lớn, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông.
+ Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp, địa điểm du lịch.
+ Chỉ được thành phố Đà nẳng trên bản đồ (lược đồ)
- HS khá giỏi biết các loại đường giao thông từ thành phố Đà Nẵng đi các tỉnh khác.
II. Đồ dùng dạy học:
- BĐ hành chính VN.
- Một số ảnh về thành phố Đà Nẵng.
- Lược đồ hình 1 bài 24.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định:
2. Bài cũ:
? Vì sao thành phố Huế được gọi là cố đô và ở Huế du lịch lại phát triển ?
GV nhận xét, đánh giá 
3. Bài mới: Giới thiệu, ghi đề
GV cho HS quan sát lược đồ hình 1 của bài 24 để biết được thành phố Đà Nẵng.
Đà Nẵng - thành phố cảng
*Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
GV yêu cầu HS quan sát lược đồ và nêu được:
? Cho biết vị trí của thành phố Đà Nẵng ? ( ... nằm ở phía nam đèo Hải Vân, bên sông Hàn và vịnh Đà Nẵng , bán đảo Sơn Trà.
? Đà Nẵng có cảng nào ? ( ... có cảng biển Tiên Sa, cảng sông Hàn gần nhau. )
-Một vài HS báo cáo kết quả làm việc của mình
-HS nhận xét tàu đỗ ở cảng biển Tiên Sa ? ( tàu lớn hiện đại ).
-GV yêu cầu HS quan sát hình 1 của bài và nêu : 
? Cho biết những phương tiện giao thông nào có thể đến Đà Nẵng?
GV chốt lại : Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở duyên hải miền Trung ...
Đà Nẵng - trung tâm công nghiệp
*Hoạt động 2: HS làm việc theo nhóm.
-GV cho nhóm HS dựa vào bảng kê tên các mặt hàng chuyên chở bằng đường biển ở Đà Nẵng đề trả lời câu hỏi trong SGK:
? Kể tên một số loại hàng hoá được đưa đến Đà Nẵng và hàng từ Đà Nẵng đưa đi các nơi khác bằng tàu biển ?
Gv nhận xét và bổ sung thêm.
Đà Nẵng - địa điểm du lịch
*Hoạt động 3: HS làm việc cá nhân
GV yêu cầu HS tìm trên hình 1 và cho biết: 
? Những địa điểm nào của Đà Nẵng có thể thu hút khách du lịch, những địa điểm đố thường nằm ở đâu ?
? Vì sao Đà Nẵng lại thu hút khách du lịch ?
HS trả lời, GV bổ sung.
-GV cho HS lên chỉ vị trí thành phố Đà Nẵng trên bản đồ VN và nhắc lại vị trí này.
4. Củng cố, dặn dò: 
? Giải thích vì sao Đà Nẵng vừa là thành phố cảng, vừa trở thành thành phố du lịch ?
GV nhận xét tiết học. Dặn HS xem bài tiếp theo.
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
- H thấy được ưu, khuyết điểm của tuần qua để phát huy và khắc phục
- Đề ra phương hướng tuần tới.
II. Sinh hoạt
1. Nhận xét ưu, khuyết điểm tuần qua.
a. Lớp tự nhận xét:
- Tổ trưởng nhận xét các bạn trong tổ của mình.
- Mỗi cá nhân tự kiểm điểm.
- Khen những bạn có tiến bộ và nhắc nhỡ những bạn chưa tiến bộ.
b. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá:
- Phát huy việc làm công trình măng non đã được phân công.
- Nhắc nhở các bạn chưa nộp đủ tiền học tiếp tục đóng góp.
- Phê bình một số bạn hay vắng học.
- Triển khai bồi dường học sinh giỏi.
- Nhắc nhở học sinh ôn tập tốt chuẩn bị thi học kỳ 2. 
2. Phương hướng tuần tới
- Duy trì sỉ số trên lớp.
- Phát huy những việc tốt
- Khắc phục những tồn tại.
- Chuẩn bị bài để học tuần 30.
*************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 31.doc