Giáo án Lớp 4 Tuần 23 - GV: Trần Thị Anh Thi

Giáo án Lớp 4 Tuần 23 - GV: Trần Thị Anh Thi

Tập đọc (Tiết 45) : HOA HỌC TRÒ

I/ Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

- Hiểu nội dung: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II/ Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài đọc hoặc ảnh về cây hoa phượng (nếu có)

III/ Hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 3 HS đọc thuộc long bài Chợ tết và trả lời trong SGK

- Nhận xét cho điểm HS

1. Bài mới

2.1 Giới thiệu bài:

- HS quan sát tranh minh hoạ Hỏi:

+ Bức tranh vẽ cảnh gì?

- GV giới thiệu bài

 

doc 29 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 552Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 23 - GV: Trần Thị Anh Thi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc (Tiết 45) : HOA HỌC TRÒ 
I/ Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu nội dung: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II/ Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc hoặc ảnh về cây hoa phượng (nếu có)
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 HS đọc thuộc long bài Chợ tết và trả lời trong SGK
- Nhận xét cho điểm HS
1. Bài mới
2.1 Giới thiệu bài: 
- HS quan sát tranh minh hoạ Hỏi:
+ Bức tranh vẽ cảnh gì?
- GV giới thiệu bài
2.2 Hướng dẫn luyên đọc và tìm hiểu bài: 
a. Luyện đọc 
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài ( 3 lược HS đọc). GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS 
- Y/c HS tìm nghĩa các từ khó được giới thiệu ở phần chú giải 
- Y/c HS đọc bài theo cặp
- Gọi 2 HS đọc toàn bài 
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc
b. Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi: 
+ Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “Hoa học trò”
+ Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?
+ Màu hoa phượng đổi ntn theo thời gian?
- GV y/c HS nói lên cảm nhận khi đọc bài văn
c. Đọc diễn cảm
- Y/c 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn. GV hướng dẫn các em đọc diễn cảm bài văn (theo gợi ý ở mục 2a)
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm từng đoạn 
- Gọi 1 HS đọc lại cả bài
3. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học
- Y/c HS về nhà tiếp tục luyện dọc bài văn, học nghệ thuật miêu tả hoa phượng tinh tế của tác giả ; tìm tranh, ảnh đẹp, những bài hát hay về hoa phượng
- Dặn HS HTL bài thơ chợ tết 
- 3 HS lên bảng nối tiếp nhau đọc thuộc long và trả lời câu hỏi
- Nhận xét 
+ Các bạn HS đang nói chuyện với nhau về những cành phượng đỏ rực hồng
- Lắng nghe
- HS đọc bài tiếp nối theo trình tự:
- 1 HS đọc thành tiếng phần chú giải
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc nối tiếp từng đoạn 
- 2 HS đọc toàn bài 
- Theo dõi GV đọc mẫu 
- Đọc thầm và trả lời câu hỏi 
+ Vì phượng là loài cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng thường trồng trên các sân trường và nở vào mùa thi của học trò. Thấy phượng học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghĩ hè
+ Hoa phượng đỏ rực, đẹp không phải là một đoá và cả loạt. Màu sắc như cả ngàn con con bướm thắm đậu khít nhau 
+ Hoa phượng gợi cảm giác buồn lại vừa vui 
+ Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ 
+ Lúc đầu màu hoa phượng là màu đỏ còn non. Có mưa hoa phượng càng tươi dịu. Dần dần số hoa tăng, màu cũng đậm dần, rồi hoà với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên
. Cảm nhận được số lượng hoa phượng rất lớn. Và vẻ đẹp đặc sắc của hoa phuợng 
- 3 HS nối tiếp đọc 
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm một đoạn, cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất 
- 1 HS đọc lại 
Chính tả (Tiết 23) : CHỢ TẾT
I/ Mục tiêu:
- Nhớ, viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn thơ trích.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt âm đầu, vần dễ lẫn (BT2).
II/ Đồ dùng dạy - học: 
- Một vài tờ phiếu viết sẵn nội dung BT2a (hoặc 2b)
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng đọc và viết các từ khó, dễ lẫn của tiết chính tả trước 
- Nhận xét 
2. Bài mới 
2.1 Giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu bài học
2.2 Hướng dẫn viết chính tả 
- Y/c HS đọc đoạn thơ 
- Y/c HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viét chính tả 
- Viết chính tả 
- Viết, chấm, chữa bài 
2.3 Hướng dẫn làm bài tập
- Gọi HS đọc y/c bài tập 
- Y/c HS tự làm bài 
- Gọi HS nhận xét chữa bài 
- Nhận xét kết luận lời giải đúng 
- Y/c HS đọc lại mẫu truyện, trao đổi và trả lời câu hỏi: Truyên đáng cười ở điểm nào?
- GV kết luận
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Y/c HS ghi nhớ những từ đã luyện tập để không viết sai chính tả, và kể lại chuyện vui Một ngày và một năm cho người thân 
- 1 HS đọc cho 2 HS lên bảng viết 
- Lắng nghe
- 2 HS đọc thành tiếng đoạn văn trong SGK 
- HS dọc và viết các từ sau: ôm ấp, viền, mép, lon xon, khom, yếm thắm, nép đầu, ngộ nghĩnh  
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp 
- 2 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp viết bằng bút chì vào SGK
- Nhận xét, chữa bài 
- Nhận xét chữa bài
- 2 HS đọc thành tiếng 
+ Người hoạ sĩ trẻ ngây thơ không hiểu rằng Men-xen là một hoạ sĩ nổi tiếng, ông dành nhiều tâm huyết, thời gian cho mỗi bức tranh nên ông được mọi người hâm mộ và tranh ảnh của ông được bán chạy 
Luyện từ và câu ( Tiết 45 ) : DẤU GẠCH NGANG
I/ Mục tiêu:
-Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang (nội dung ghi nhớ)
- Nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn ( BT1, mục III); viết được đoạn văn có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu lời đối thoại và đánh dấu phần chú thích (BT2). 
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Một từ phiếu viết lời giải BT1 (phần nhận xét)
-Một tờ phiếu viết lời giải BT1 (phần luyện tập)
-Bút dạ, 3 – 4 tờ giấy trắng khổ rộng để HS làm BT2 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng y/c mỗi HS đặc 1 câu có sử dụng các từ ngữ thuộc chủ điểm cái đẹp. 
- 1 HS làm lại BT2, 3
- 1 HS đọc thuộc 3 thành ngữ trong BT4
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng 
- Nhận xét cho điểm HS 
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu
2.2 Phần nhận xét:
Bài 1:- 3 HS đọc nội dung BT1 
- Y/c HS tìm những câu văn có chứa dấu gạch ngang
- Nhận xét kết luận lời giải đúng 
Bài 2:- Y/c HS đọc y/c của bài
- GV giữ tờ phiếu viết lời giải BT1.
2.3 phần ghi nhớ:
- Y/c HS đọc nội dung phần ghi nhớ 
2.4 Luyện tập:
Bài 1:- Gọi HS đọc y/c của bài. Cả lớp theo dõi trong SGK
- Y/c HS tự làm bài 
- Gọi HS phát biểu
- Dán phiếu HS làm lên bảng. Gọi HS nhận xét 
- Nhận xét kết luận lời giải đúng 
Bài 2:- Gọi HS đọc yêu cầu BT
+ Trong đoạn văn em viết, dấu gạch ngang được sử dụng có tác dụng gì?
- Y/c HS tự làm bài. GV chú ý phát giấy cho 3 HS với trình độ khác nhau để chữa bài 
- Y/c 3 HS đã làm bài vào giấy khổ to dán bài lên bảng 
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Y/c HS ghi nhớ nội dung bài học
- Dặn những HS làm BT2 chưa đạt về nhà sửa bài, viết lại vào vở 
- 2 HS lên bảng làm theo y/c 
- Lắng nghe 
- 1 HS đọc thành tiếng. 
- HS phát biểu 
- 3 – 4 HS đọc nội dung phần ghi nhớ trong SGK
- 2 HS đọc 
- 1 HS khá làm bài vào giấy khổ to. HS cả lớp làm miệng 
- HS tiếp nối nhau phát biểu 
- Nhận xét 
- 2 HS đọc thành tiếng y/c trong SGK 
+ Đánh dấu các câu đối thoại
+ Đánh dấu phần ghi chú 
- HS thực hành viết đoạn văn 
- HS lên bảng thực hiện y/c 
Kể chuyện ( Tiết 23 ) : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ HỌC 
I/ Mục tiêu:
- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác.
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể.Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn. 
II/ Đồ dùng dạy học:
-Một số truyện thuộc đề tài của bài KC: Truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện tranh truyện cười. Có thể tìm các truyện này ở các sách báo dành cho thiếu nhi, ở sách truyện đọc lớp 4 (nếu có)
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS kể lại chuyện Con vịt xấu xí, 1 HS nói ý nghĩa câu chuyện
- Gọi HS nhận xét nội dung truyện 
- Nhận xét cho điểm HS
2. Bài mới
2.1 Giới thiệu bài:- Nêu mục tiêu của bài 
2.2 Hướng dẫn HS kể chuyện:
a) Hướng dẫn HS hiểu y/c của BT 
- Y/c HS đọc y/c của bài tập. Dùng phấn gạch dưới các từ: được nghe, được đọc, ca ngợi cái đẹp, cuộc đấu tranh, đẹp xấu, thiện, ác
- Gọi HS nối nối nhau đọc phần gợi ý 
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ: Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Cây tre trăm đốt trong SGK
- Y/c HS tiếp nối nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình, nhân vật trong truyện
Tích hợp giáo dục TTĐĐHCM: Giáo viên có thể hướng học sinh kể các câu chuyện về lòng nhân hậu, giàu tình thương yêu của Bác Hồ. GD cho HS: Bác Hồ là vị lãnh tụ giàu lòng nhân ái, hết lòng vì dân, vì nước.
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
Kể chuyện trong nhóm 
- Chia HS thành nhóm nhỏ mỗi nhóm gồm 4 HS 
- GV đi giúp đỡ từng nhóm. Y/c HS chú ý lắng nghe bạn kể và cho điểm từng bạn trong nhóm
Thi kể trước lớp 
- GV tổ chức cho HS thi kể trước lớp 
- GV tổ chức cho HS bình chọn: HS có câu chuyện hay nhất, HS kể chuyện hấp dẫn nhất
3. Củng cố đặn dò:
- Nhận xét tiết học- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Bài sau: KC được chứng kiến hoặc tham gia 
- 2 HS lên bảng thực hiện y/c 
- Lắng nghe
- 2 HS đọc thành tiếng đề bài 
- 2 HS nối tiếp nhau đọc từng mục của phần gợi ý 
- 4 HS ngồi bàn trên dưới cùng kể chuyện trao đổi, nhận xét và cho điểm tứng bạn 
- HS thi kể, cả lớp theo dõi để hỏi lại bạn của bạn, tạo không khí sôi nổi, hào hứng 
- HS cả lớp tham gia bình chọn 
- HS thi kể, HS khác lắng nghe để hỏi lại bạn 
- Gọi bạn khác nhận xét
Tập đọc(Tiết 46): KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN
 LƯNG MẸ 
I/ Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng nhẹ nhàng, có cảm xúc.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (trả lời được các câu hỏi; thuộc một khổ thơ trong bài)
3. HTL bài thơ 
II/ Đồ dung dạy học: Tranh minh hoạ bài thơ
 III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn bài Hoa học trò và trả lời câu hỏi về nội dung bài 
2. Bài mới 
2.1 Giới thiệu bài :- Nêu mục tiêu bài học 
2.2 Hướng dẫn luyên đọc 
- Y/c 4 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ trước lớp (4 lượt). GV sữa lỗi phát âm ngắt giọng cho HS 
- Y/c HS tìm hiểu về nghĩa các từ khó được giới thiệu ở phần chú giải 
- Y/c HS đọc bài theo cặp
- Gọi HS đọc toàn bài - GV đọc mẫu. 
2.3 Tìm hiểu bài 
+ Em hiểu thế nào là “những em bé lớn lên trên lưng mẹ”?
+ Người mẹ làm những công việc gì? Những công đó có ý nghĩa ntn?
- Tìm những hình ảnh nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con 
+ Theo em cái đẹp thể hiện trong bài thơ là gì?
* Đọc diễn cảm và HTL
- GV gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ
- HS cả lớp đọc thầm để tìm ra giọng đọc hay 
- Treo bảng phụ có đoạn thơ hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn thơ 
- Y/c HS luyện đọc theo cặp
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng 
- Gọi HS đọc thuộc lòng
- Nhận xét 
3. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét lớp học. 
- Y/c HS tiếp tục HTL 1 khổ th ...  bong tối trong một số trường hợp đơn giản 
* Cách tiến hành:
- Y/c HS đọc thí nghiệm trang 93 SGK
- Tổ chức cho HS dự đoán 
- GV ghi bảng phần HS dự đoán để đối chiếu kết quả sau khi làm thí nghiệm
- Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm
- Y/c HS so sánh dự đoán ban đầu và kết quả thí nghiệm
- Gọi HS trình bày
+ Hỏi: Ánh sang có truyền qua quyển sách hay vỏ hộp được không?+ Khi nào bóng tối xuất hiện?
- Kết luận: Khi gặp vật cản sáng, ánh sáng không truyền qua được nên phía sau vật có một vùng không nhận được ánh sáng 
- GV có thể cho HS làm thí nghiệm chiếu ánh đèn vào chiếc bút bi được dựng thẳng trên mặt bìa 
- GV đi hướng dẫn các nhóm 
- Các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm
+ Bóng của vật thay đổi khi nào?
+ Làm thế nào để bóng của vật to hơn?
- Kết luận:Do áng sang truyền qua đường thẳng nên bóng của vật phụ thuộc vào vật chiếu sang hay vị trí của vật chiếu sáng
HĐ2: Trò chơi hoạt hình
* Mục tiêu: Củng cố vận dụng kiến thức đã học về bóng tối
* Cách tiến hành:
- Chơi trò chơi xem bóng đoán vật
- Chia lớp thành 2 đội 
- Sử dụng tất cả những đồ chơi mà HS chuẩn bị 
- Di chuyển HS sang một nửa phía của lớp 
- Mỗi đội cử 2 HS làm trọng tài ghi điểm 
- GV căng tấm vải trắng lên phía bảng, sau đó đứng ở phía dưới HS dung đèn chiếu chiếu lên các đồ chơi. HS nhìn bong, giơ cờ báo hiệu đoán tên vật. Nhóm vào phất cờ trước, đuợc quyền trả lời.
- tổng kết trò chơi
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và chuẩn bị bài sau
+ 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi cô nêu
- Lắng nghe
- HS đọc 
+ Bóng tối xuất khiện ở đâu
+ Bóng tối có hình dạng ntn
- 2 nhóm lên trình bày kết quả thí nghiệm
- 2 HS trình bày kết quả thí nghiệm 
+ Không 
+ Khi vật cản sáng được chiếu sáng
- Tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm với 3 vị trí của đèn pin: phía trên, bên phải, bên trái chiếc bút bi
+ Khi vị trí của vật chiếu sang đối với vật đó thay đổi 
+ Ta nên đặt vật gần với vật chiếu sang 
- Lắng nghe
Địa lý (Tiết 23) :	HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ (tt)
I/ Mục tiêu: 
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
+ Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất trong cả nước.
+ Những ngành công nghiệp nổi tiếng là khai thác dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may.
* Học sinh khá, giỏi: Giải thích được vì sao đồng bằng Nam Bộ là nơi có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất trong cả nước: do có nguồn nhiên liệu và lao động dồi dào, được đầu tư phát triển.
II/ Đồ dùng dạy học:Bản đồ nông nghiệp Việt Nam 
- Tranh, ảnh về sản xuất nông nghiệp, chợ nổi ở đồng bằng Nam Bộ (do HS và GV sưu tầm)
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV y/c 2 HS lên bảng, trả lời câu hỏi của bài 19 - Nhận xét 
2. Bài mới: 
HĐ1: Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta 
* Cho HS làm việc theo nhóm 
- Dựa vào SGK, tranh, ảnh, bản đồ Việt Nam và vốn hiểu biết của bản thân, trả lời các câu hỏi:
+ Nguyên nhân nào làm cho đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh ?
+ Nêu dẫn chứng thể hiện đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta 
+ Kể tên các nganh công nghiệp nỏi tiếng của đồng bằng Nam bộ?
- Y/c HS các nhóm trình bày kết quả 
- Nhận xét câu trả lời của HS 
HĐ2: Chợ nổi trên sông
* Làm việc theo nhóm
- HS các nhóm dựa vào SGK, tranh, ảnh và vốn hiểu biết của bản thân chuẩn bị cho cuộc thi kể chuyện về chợ nổi trên sông ở đồng bằng Nam Bộ thảo luận theo gợi ý:
+ Mô tả chợ nổi trên sông 
Tích hợp GDBVMT: Việc họp chợ trên sông có ảnh hưởng gì đến môi trường ở các con sông? Để môi trường ở đây được đảm bảo thì mọi người nơi đây phải làm gì?
+ Kể tên các chợ nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ?
- GV tổ chức cho HS thi kể chuyện (mô tả) về chợ nổi ở đồng bằng Nam Bộ 
3. Củng cố dặn dò:- GV nhận xét
-Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau
- Dựa vào và vốn hiểu biết của mình trả lời câu hỏi
- Đại diện 2 nhóm lên trình bày trên bảng 
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung 
- HS dựa vào SGK, tranh. ảnh và vốn hiểu biết của bản thân trả lời câu hỏi
+ Họp ở những đoạn sông thuận tiện,
+ bằng xuồng ghe
+ Mãng cầu, sầu riêng, chôm chôm 
Toán Tự học (Tuần 23) : LUYỆN TẬP VỀ SO SÁNH HAI PHÂN SỐ.
I/ Mục tiêu:
- Củng cố về so sánh 2 phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số 
- Một số đặc điểm về hình chữ nhật, hình bình hành 
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* HĐ1: - Hoàn thành bài tập còn lại của buổi sáng (nếu chưa xong)
* HĐ2:Luyện tập
Bài 1: - Trò chơi: Ai nhanh hơn?
Với ba số tự nhiên: 4; 7; 3. Hãy viết 
a) Các phân số bé hơn 1 
b) Các phân số lớn hơn 1
* Củng cố cho học sinh về cách so sánh phân số với 1
Bài 2: Viết các phân số theo thứ tự bé dần 
Bài 3: Tính 
a) 
b) 
Bài 4: Dành cho học sinh khá, giỏi
Cho hình chữ nhật ABCD có chiều dài 12cm. Chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Chia hình chữ nhật ABCD thành 3 hình vuông (như hình vẽ) nối A với N; Q với M. Cho biết tứ giác AMQN là hình bình hành có chiều cao là MN
a) Tính diện tích của hình bình hành AMQN?
b) Diện tích hình chữ nhật ABCD gấp mấy diện tích hình bình hành AMQN?
* HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tuyên dương
- HS làm VBT
- Làm bài 1
a) Các phân số bé hơn 1: 
b) Các phân số lớn hơn 1: 
- Làm VBT
 A M P B
D N Q C
Diện tích hình bình hành AMQN là:
 4 x 4 = 16 (cm)
Diện tích hình chữ nhật ABCD gấp 3 lần diện tích hình bình hành AMQN 
- Nhận xét - chữa bài 
Toán Tăng cường (Tuần 23) : LUYỆN TẬP VỀ CỘNG HAI PHÂN SỐ 
 CÙNG MẪU SỐ	
I/ Mục tiêu: Củng cố về 
- Quy dồng mẫu số hai phân số. 
- So sánh phân số khác mẫu số.
- Phép cộng 2 phân số cùng mẫu số 
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Ôn tập
H: Muốn quy đồng hai phân số ta làm như thế nào?
H: Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào?
H: Nêu cách cộng hai phân số cùng mẫu số?
* Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Tính 
a) b) c) 
Bài 2: Cho số 279a Hãy tìm a sao cho:
a) 279a chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 
b) Chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 
c) Chia hết cho cả 2, 3, 5, 9 
Bài 3: So sánh hai phân số sau:
a) và 
b) và 
Bài 4: Một cửa hàng ngày đầu bán được số gạo trong kho. Ngày thứ hai bán được số gạo. Ngày thứ ba bán được Hỏi 3 ngày cửa hàng đã bán được bao nhiêu phần số gạo trong kho?
Bài 5: Dành cho học sinh khá, giỏi:
So sánh các phân số sau bằng cách hợp lí nhất
a) và 
b) và 
* HĐ3: Củng cố
- Nhận xét tuyên dương
- Học sinh trả lời
- HS làm VBT
- Bảng con 
a) = 1 b)= c) = 1
a = 2 ; 4 ; 6 ; 8 
a = 3 
a = 0
Cả ba ngày cửa hang đã bán 
 (Số gạo)
- Nhận xét - chữa bài 
- Làm bài 5:
a)Vì ,
 Mà nên 
b) nên 
Toán Tự học (Tuần 23) : LUYỆN TẬP VỀ CỘNG HAI PHÂN SỐ 
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về cộng phân số
- Học sinh làm được các bài toán về công phân số.
- Giáo dục HS tính cẩn thận trong khi làm bài.
II. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Ôn tập
H: Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số ta làm như thế nào?
* Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Tính
- Nhắc lại cách cộng hai phân số cùng mẫu số
Bài 2: Tính 
Bài 3: Tính
 Bài 4: Tính và so sánh kết quả.
 và 
Giáo viên nhắc học sinh làm trong dấu ngoặc đơn trước.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
- Nhận x ét tiết học
- Thực hiện trong vở
- Làm bài tập 2 bảng con
Tiếng Việt Tự học (Tuần 23) :	ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
I. Mục tiêu : 
- Ôn luyện về câu dùng dấu gạch ngang.
- Ôn luyện MRVT: Cái đẹp.
-Luyện nói trôi chảy.
II. Hoạt động dạy và học:
 Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
* Hoạt động1:Giới thiệu:Nêu mục tiêu y/c và ghi bài học 
* Hoạt độgn 2:Hướng dẫn ôn tập:
H: Dấu gạch ngang có tác dụng gì?
H: Cho ví dụ về mộtcâu có dùng dấu gạch ngang.
* Hoạt động 3: Luyện tập:
 Câu 1: Em hãy nối từng đoạn văn dưới đây với tác dụng của dấu gạch ngang có trong đoạn văn đó.
1-Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật .
2-Đánh dấu phần chú thích trong câu.
3-Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
a-Dế Choắc- người hàng xóm của Dế Mèn- đã là thanh niên mà cánh còn ngắn ngủn đến giữa lưng.
b- Nhà bác học vẫn loay hoay tìm vé và nói:
 -Nhưng tôi vẫn phải tìm bằng được vé để biết phải xuống xe nào chứ!.
c- Hà Nội có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như:
 -Hồ Tây.
 -Hồ Hoàn Kiếm.
 -Văn Miếu - uốc Tử Giám.
 - Đền Quán Thánh.
d- Câu kể là những câu dùng để:
 -Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật , sự việc.
 -Nói lên ý kiến , tâm sự hoặc tình cảm của mỗi con người.
e- Một bữa Pa-Xcan đi đâu về khuya ,thấy bố mình - một viên chức tài chính- vẫn cặm cui làm việc trước bàn làm việc .
g- Các em tới chỗ ông cụ , lễ phép hỏi:
 -Thưa cụ , chúng cháu có thể giúp gì cụ được không ạ?
Câu 2: Thêm dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp trong mỗi đoạn văn sau:
 a- Chú hề lại hỏi :
 Công chúa có biết mặt trăng treo ở đâu không?
 Công chúa đáp:
 Tôi thấy đôi khi nó đi ngang qua ngọn cây trước cửa sổ.
b- Chúng ta đã học nhiều câu chuyện nói về cái đẹp như:
 Chim hoạ mi hót.
 Con vịt xấu xí.
 Cô bé lọ lem.
 Sọ dừa.
c- Những con ngan nhỏ mới nở được ba hôm ,chỉ to hơn cái trứng một ít.Chúng có bộ lông vàng óng một màu vàng đáng yêu như màu những con tơ non mới guồng.
Câu 3: Đánh dấu x vào ô trống trước câu tục ngữ ca ngợi vẻ đẹp của phẩm chất bên trong:
□ a) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
□ b) Đẹp như tiên.
□ c) Cái nết đánh chết cái đẹp.
□ d) Đẹp như tranh.
Câu 4: Chọn các thành ngữ , tục ngữ sau điền vào chỗ trống:
(đẹp người đẹp nết, tốt gỗ hơn tốt nước sơn, đẹp trời, đẹp, xinh đẹp như tiên, đẹp lòng)
 1-Chíêc áo này trông thật 
 2-Hôm nay là một ngày..
 3-Càng lớn chị càng..
 4-Cô Tấm nhân vật chính trong truyện Tấm Cám là một cô gái.
 5-Bà thường dạy chúng em .
 6- Những điểm 10 của bé đã làm.cha mẹ. 
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: 
-Thu một số vở chấm . 
-Nhận xét tiết học
-Hs đọc câu lệnh , y/c hoạt động nhóm 6.
Đáp án:
- 1 nối với b , g.
-2 nối với a , e .
-3 nối với c , d.
-Làm bài 2
+ a: - Công chúa ở đâu không?
-Tôi thấy đôi khi trước cửa sổ.
+ b: 
 -Chim hoạ mi.
 -Con vịt xấu xí.
 - Cô bé lọ lem.
 -Sọ Dừa.
+ c: 
 -Màu vàng đáng yêu mới guồng.
-Hs đọc thầm và tìm hiểu câu lệnh, làm vào vở.
Đáp án:
-Câu a.
-Câu c.
- Làm bài 4
1-đẹp.
2- đẹp trời.
3- xinh đẹp như tiên.
4- đẹp người đẹp nết.
5- tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
6- đẹp lòng.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 4 tuan 23.doc