Giáo án Lớp 4 Tuần 5 - GV: Nguyễn Thị Hồng

Giáo án Lớp 4 Tuần 5 - GV: Nguyễn Thị Hồng

TẬP ĐỌC:

NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG

I. MỤC TIÊU:

 - Biết đọc với giọng kể chậm rãi,phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện.

 - Hiểu ND câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật(Trả lời được câu hỏi2,3)

 * Trả lời được câu hỏi 4(SGK).

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG:

- Tranh minh họa trong SGK . Bảng phụ viết sẵn câu dài hướng dẫn học sinh đọc

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 44 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 781Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 5 - GV: Nguyễn Thị Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5:
Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2009
Tập đọc:
Những hạt thóc giống
I. Mục tiêu:	
	- Biết đọc với giọng kể chậm rãi,phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện.	
	- Hiểu ND câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật(Trả lời được câu hỏi2,3)
 * Trả lời được câu hỏi 4(SGK).
II. Chuẩn bị đồ dùng:
- Tranh minh họa trong SGK . Bảng phụ viết sẵn câu dài hướng dẫn học sinh đọc
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của thầy
A. Bài cũ:
Gọi HS đọc “Tre Việt Nam ” kết hợp hỏi nội dung bài .
B. Bài mới:
 Giới thiệu và ghi đầu bài
 HĐ1: Hướng dẫn đọc:
- Đọc cả bài
- Gọi 4 HS đọc từng đoạn
Khi HS đọc GV có thể kết hợp khen những HS đọc đúng. GV sửa lỗi phát âm sai.
- GV giải nghĩa từ ngữ: bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh .
- GV Y/C HS đọc theo cặp
- GV gọi 1 ,2 em đọc bài
- GV đọc diễn cảm lại bài
 HĐ2: Tìm hiểu bài:
- Nhà vua đã chọn người như thế nào để truyền ngôi ?
- Nhà vua làm cách nào để chọn được người trung thực ?
- Thóc đã luộc kĩ còn có thể nảy mầm được không?
- Theo lệnh vua chú bé Chôm đã làm gì? kết quả ra sao?
- Đến khi phải nộp thóc cho nhà vua thì Chôm đã làm gì ?
- Hành động của Chôm có gì khác mọi người?
- Thái độ của mọi người thế nào khi nghe Chôm nói thật là không có thóc ?
*Theo em , vì sao người trung thực là người đáng quý? 
- Nêu ND bài
- GV bổ sung, ghi bảng.
 HĐ3: Luyện đọc diễn cảm:
- GV theo dõi HD về giọng đọc.
- GV HD HS đọc diễn cảm đoạn 3,4
- GV đọc mẫu, lưu ý nhấn giọng.
C. Củng cố, dặn dò:
- Qua bài tập đọc muốn nói với chúng ta điều gì ?
- Nhận xét, đánh giá giờ học
HĐ của trò
- HS đọc và nêu nội dung như mục I.2 .
- Theo dõi, mở SGK
- 1 HS khá đọc bài
- 4 HS đọc nối tiếp 2 lượt 4 đoạn của bài.
- HS giải nghĩa từ
- HS đọc theo cặp
- 2 em đọc lại bài
- HS theo dõi
- HS đọc thầm toàn truyện nêu : Vua muốn chọn một người trung thực để truyền ngôi .
- Phát cho mỗi người dân một thúng thóc giống đã luộc kĩ về gieo và hẹn ai thu được nhiều thóc nhất thì nhà vua sẽ truyền ngôi cho, ai không có thóc sẽ bị chừng phạt.
- Thóc này không thể nảy mầm được .
- HS đọc thầm đoạn 2, trả lời: Chôm đã gieo trồng, dốc công sức chăm sóc nhưng không nảy mầm .
- Mọi người nô nức đến nộp thóc còn Chôm không có thóc, lo lắng đến trước nhà vua quỳ tâu
- Chôm dũng cảm dám nói sự thật, không sợ bị trừng phạt.
- Mọi người sững cả người, ngạc nhiên, sợ hãi cho Chôm vì Chôm dám nói ra sự thật .
- HS trả lời .
- HS nêu
- HS nêu giọng đọc .
- 4em đọc 4 đoạn (đọc 2 lần)
- HS luyện đọc theo cặp
- Vài HS thi đọc diễn cảm.
- Vài HS nêu
- Về nhà đọc diễn cảm lại cả bài văn, chuẩn bị phần tiếp theo.
Toán:
Luyện tập
I. Mục tiêu:	
 - Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận vànăm không nhuận.
Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây .
Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào
II. Chuẩn bị đồ dùng:
	Bảng phụ kẻ sẵn .
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của thầy
A. Bài cũ: - GV Y/C HS đổi: 
 1phút = .giây 1 thế kỉ = .năm
 2phút = .giây 3 thế kỉ = .năm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu và ghi đầu bài
2.HDHS luyện tập:
HS khá, giỏi: BT1,2,3,4,5
HS đại trà: BT1,2,3
- Cho HS nêu các Y/C bài tập
- HDHS nắm Y/C đề bài
- Cho HS làm bài
- Quan sát, giúp đỡ thêm 1 số HS
- Chấm bài, HDHS chữa bài.
Bài 1: Gọi HS nêu miệng
- GV củng cố cách xác định số ngày các tháng trong năm bằng cách nắm hai nắm tay.
- HD cách tính năm nhuận, năm không nhuận.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- GV củng cố về cách chuyển đổi các đơn vị đo thời gian.
Bài 3: 
- GV củng cố cách xác định năm đó thuộc thế kỉ nào? từ đó đến nay là bao nhiêu năm?
Bài 4:
Bài 5: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
C. Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống lại nội dung bài học .
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
- Giao việc về nhà.
HĐ của trò
-HS chữa bài , lớp nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK
- HS đọc và tìm hiểu Y/C bài tập .
- HS làm bài rồi chữa bài, lớp theo dõi nhận xét.
- HS nêu miệng:
a) Kể tên những tháng có:
+ 30 ngày: tháng tư, tháng sáu, tháng chín, tháng mười một.
+ 31 ngày: tháng một,tháng ba, tháng năm, thángbảy, tháng tám, tháng mười, tháng mười hai. 
+ 28( hoặc 29) ngày: tháng hai
b) Năm nhuận có 366 ngày; Năm không nhuận có 365 ngày.
- 3 HS lên bảng làm 3 cột:
3ngày = 72 giờ ngày = 8 giờ
4 giờ = 240 phút giờ = 15 phút
8 phút = 480 giây phút = 30 giây
3giờ 10phút = 190phút
2phút 5giây = 125giây
4phút 20giây = 260giây
- HS nêu miệng:
a) Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm 1789. Năm đó thuộc thế kỉ 18
b) Lễ kỉ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi được tổ chức vào năm 1980. Như vậy, nguyễn Trãi sinh vào năm: 1980 – 600 = 1380.
Năm đó thuộc thế kỉ 14
- 1 HS lên bảng giải:
 phút = 15 giây; phút = 12giây
Vậy, Bình chạy nhanh hơn Nam và nhanh hơn: 15 – 12 = 3 (giây).
Đáp số: Bình chạy nhanh hơn Nam 3giây.
- 1 HS lên bảng làm
Đáp án: a) B b) C
- HS lắng nghe
- HS học bài ở nhà.
Đạo đức:
Biết bày tỏ ý kiến
I. Mục tiêu:	
	- Biết được:Trẻ em cần phải bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em .
	- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
 * Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em .
	* Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
II. Chuẩn bị đồ dùng: 
	- Mỗi HS chuẩn bị ba tấm bìa xanh, đỏ, tím, vàng; - Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của thầy
A. Bài cũ: 
Tại sao cần phải biết vượt khó trong học tập ? Liên hệ bản thân .
B. Bài mới:
 Giới thiệu và ghi đầu bài
 HĐ1: Trò chơi “ Diễn tả” :
- GV chia lớp thành bốn nhóm. 
- GV Y/C HS các nhóm quan sát vật do GV đưa cho để nhận xét về ý kiến của bản thân.
- GVKL: Khi đứng trước một vấn đề trong cuộc sống chúng ta cần có ý kiến riêng 
 HĐ2: Tác dụng của việc bày tỏ ý kiến:
- GV yêu cầu học sinh thảo luận câu hỏi 1,2.
- Điều gì xảy ra nếu em không được tham gia ý kiến ? 
 HĐ3: Bày tỏ ý kiến :
- Gọi HS nêu Y/C bài tập 2 .
- GV đọc nội dung câu hỏi để HS bày tỏ ý kiến bằng cách giơ thẻ.
- GV kết luận , khuyến khích HS tích cực bày tỏ ý kiến của bản thân.
* Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em không?
* Có cần mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác không?
 C. Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống lại nội dung bài học .
- Nhắc HS thực hành như ND bài học
HĐ của trò
HS nêu và liên hệ thực tế bản thân ; lớp theo dõi và nhận xét .
Theo dõi, mở SGK
- HS thảo luận theo nhóm .
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận . Lớp theo dõi nhận xét .
- HS phát biểu ý kiến của bản thân . 
- HS thảo luận nhóm .
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp .
- HS theo dõi sửa chữa .
- Nếu không được tham gia ý kiến của bản thân thì mọi người sẽ không biết được ý kiến của mình.
- HS đọc nội dung bài tập .
- HS theo dõi và giơ thẻ theo Y/C của GV 
- HS giải thích lí do chọn thẻ .
 - HS theo dõi .
- Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em .
- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
HS về thực hành như ND bài học	
Chính tả :
Tuần 5
I. Mục tiêu:	
 - Nghe – viết đúng, trình bày bài chính tả sạch sẽ, biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật.
	- Làm đúng các bài tập(2) a/b.
 * Tự giải được câu đố ở BT3.
 II. Chuẩn bị đồ dùng:
	Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập .
 III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của thầy
A.Bài cũ: 
- Gọi hai HS lên bảng viết : rõ ràng, dẻo dai, rắn rỏi.
- GV nhận xét , ghi điểm .
B. Bài mới:
 Giới thiệu và ghi đầu bài
 HĐ1: HD viết chính tả :
- GV đọc đoạn viết chính tả .
- GV Y/C đọc thầm lại đoạn viết chính tả để tìm tiếng khó trong bài .
- Khi trình bày bài viết chữ đầu đoạn viết như thế nào?
- GV Y/C HS gấp SGK rồi GV đọc chậm cho HS chép bài.
- GV đọc lại cho học sinh soát lỗi .
- GV chấm khoảng 10 bài , nhận xét .
 HĐ2: Luyện tập:
- GV yêu cầu HS làm bài tập 2SGK:
- GV ở bài tập này khi chữa bài GV treo 4 bài viết sẵn vào giấy lớn Y/C mỗi nhóm cử một người thi .
* BT3: HS tự giải
C. Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống lại nội dung bài học .
- Nhận xét, đánh giá giờ học , giao bài tập về nhà .
HĐ của trò
- 2HS viết bảng lớp, HS còn lại viết nháp , lớp theo dõi nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK
- HS theo dõi .
- HS đọc thầm lại đoạn viết chính tả .
- HS luyện viết từ khó .
- Chữ đầu đoạn ta viết lùi vào một ô.
- HS nghe GV đọc cho viết bài .
- HS đổi vở soát lỗi lẫn nhau .
- HS làm bài rồi chữa bài , lớp theo dõi nhận xét .
- HS các nhóm cử người lên bảng thi .
a. nòng nọc
b. chim én
- HS thực hiện theo nội dung bài học
Thứ 3 ngày 22 tháng 9 năm 2009
Toán
Tìm số trung bình cộng
I. Mục tiêu:	
 - Bước đầu biết về số trung bình cộng của nhiều số.
 - Biết tìm số trung bình cộng của 2,3,4 số .
II. Các hoạt động dạy học:
HĐ của thầy
A. Bài cũ : 
Gọi HS chữa bài tập5 tiết trước.
 B. Bài mới:
 Giới thiệu và ghi đầu bài
 HĐ1: Giới thiệu số trung bình cộng :
- GV Y/C HS đọc ví dụ .
- Bài cho ta biết gì và hỏi ta gì? 
- Nếu rót đều số dầu đó vào mỗi can thì số dầu trong mỗi can là bao nhiêu?
- Ta gọi số 5 là trung bình cộng của 6 và 4 .
- GV hướng dẫn ví dụ 2 tương tự.
 HĐ2: Cách tìm số trung bình cộng :
- GV Y/C HS nêu lại số trung bình cộng ở ví dụ 2 .
- Vậy, muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm như thế nào? 
- Gọi HS tìm ví dụ và thực hiện ví dụ.
 HĐ3:Luyện tập :
HS khá, giỏi: BT 1,2,3SGK.
HS đại trà : BT1(a,b,c); 2.
- Cho HS nêu các Y/C bài tập
- HDHS nắm Y/C đề bài
- Cho HS làm bài
- Quan sát, giúp đỡ thêm 1 số HS
- Chấm bài, HDHS chữa bài.
Bài1: 
- GV tổ chức cho HS chữa bài.
Bài 2: 
Gọi HS chữa bài
Lớp nhận xét
Bài 3:
- GV gợi ý HS tìm ra số trung bình cộng của dãy số cách đều chính là số chính giữa của dãy.
C. Củng cố, dặn dò:
- Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm thế nào ? 
- Nhận xét, đánh giá giờ học , giao bài tập về nhà .
HĐ của trò
- HS chữa bài, lớp nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK
- HS tìm hiểu Y/C bài .
- HS nêu và nêu cách giải.
- Số dầu trong mỗi can là : 
 ( 6 + 4 ): 2 = 5 ( lít )
- HS nêu lại vài lần .
- HS thực hiện như ví dụ 1.
- HS nêu số trung bình cộng ở ví dụ .
-  ta tính tổng các số hạng rồi chia cho số các số hạng. 
- HS tìm ví dụ và làm bài.
- HS nêu Y/C bài tập .
- HS làm bài độc lập rồi c ... é
Số bé là: 132 : 3 = 44
Số lớn là: 44 2 = 88
 Đáp số: 44; 88.
- 1 HS lên bảng giải:
Tổng của 5 số là:
162 5 = 810
Số thứ tư bằng TBC của 3 số đầu tiên nên tổng của 3 số đầu tiên gấp 3 lần số thứ tư. Ta có sơ đồ: 
 Số thứ năm: ? 
 Số thứ tư: ? 810 
Tổng của 3 số đầu tiên:
Theo sơ đồ, 810 gấp 6 lần số thứ tư.
Vậy, số thứ tư là: 810 : 6 = 135
Số thứ năm là: 135 2 = 270
 Đáp số: 135; 270
- Ta tính tổng các số hạng rồi chia cho số các số hạng.
- HS lắng nghe, học bài ở nhà.
Thứ 4 ngày 24 tháng 9 năm 2008
Toán:
 Tìm số trung bình công, giải toán.
I. Mục tiêu:	 Tiếp tục củng cố và nâng cao cho HS:
 - Cách tìm số trung bình cộng .
 - Vận dụng để giải tốt các bài toán về trung bình cộng có lời văn.
II. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Bài cũ: 
- Y/C HS nhắc lại cách tìm số TBC của nhiều số.
- GV củng cố cách tìm số trung bình cộng.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu và ghi đầu bài:
2. HDHS luyện tập:
- GV giao BT, ghi bảng
- Gọi HS nêu các Y/C bài tập
- HDHS nắm Y/C đề bài
- Cho HS làm bài
- Quan sát, giúp đỡ thêm 1 số HS
- Chấm bài, HDHS chữa bài.
Bài 1: Tìm số trung bình cộng của các số sau:
a) 45; 47 và 55
b) 15; 21; 32; 12; 35
- GV củng cố cách tìm số trung bình cộng.
Bài 2: Tìm số trung bình cộng của các số sau: 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18.
Em có cách nào tính nhanh số trung bình cộng của các số trên không?
Bài 3: Có 4 thùng dầu, trung bình mỗi thùng chứa 17 lít dầu, nếu không tính thùng thứ nhất thì trung bình mỗi thùng còn lại chứa 15 lít dầu. Hỏi thùng thứ nhất chứa bao nhiêu lít dầu
Gợi ý để HS có cách giải khác
Bài 4: Một ô tô ngày thứ nhất đi được 450km, ngày thứ hai đi được hơn ngày thứ nhất 30km, ngày thứ ba đi được bằng quãng đường của ngày thứ hai. Hỏi trung bình mỗi ngày ô tô đi được bao nhiêu km?
Bài 5:Có 3 tổ lao động đắp đê đắp đê, trung bình mỗi tổ đắp được 35 mét đê. Biết tổ một đắp được 28 mét đê, tổ hai đắp được hơn tổ một 4 mét đê. Hỏi tổ ba đắp được bao nhiêu mét đê?
Bài 6: Hai người đi xe gắn máy khởi hành cùng một lúc từ hai địa điểm cách nhau 216km và đi ngược chiều nhau, họ đi sau 3 giờ thì gặp nhau. Hỏi trung bình một giờ mỗi người đi được bao nhiêu ki- lô- mét?
Bài 7: Trung bình cộng tuổi Ba, Mẹ, Bình và Lan là 24, trung bình cộng tuổi Ba, Mẹ và Lan là 28. Tìm tuổi của mỗi người, biết tuổi Bình gấp đôi tuổi Lan, tuổi Lan bằng tuổi Mẹ.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống lại nội dung bài học .
- Nhận xét, đánh giá giờ học
- Giao việc về nhà.
- HS nêu , lớp nhận xét .
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm
HS nêu các Y/C bài tập
 - HS làm bài
- HS chữa bài , lớp theo dõi nhận xét .
- 2 HS lên bảng làm: 
a) Số trung bình cộng của 45; 47 và 55 là: ( 45 + 47 + 55) : 3 = 49
b)Số trung bình cộng của 15; 21; 32; 12; 35 là: 
(15 + 21 + 32 + 12 + 35) : 5 = 23
- 1 HS lên bảng giải:
Trung bình cộng của các số: 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18 là:
(4+6 +8 +10 +12+14 +16 +18): 8 = 11
Cách khác: Các số đã cho là 1 dãy số cách đều nhau, TBC của chúng sẽ bằng trung bình cộng của 2 số cách đều 2 đầu dãy số.
Vậy, TBC của chúng là:
(4 + 18 ) : 2 = 11
- 1 HS lên bảng giải:
Tổng số dầu của 4 thùng là:
17 4 = 68 (lít)
Nếu không tính thùng thứ nhất thì tổng số lít dầu của 3 thùng còn lại là:
15 3 = 45(lít)
Số lít dầu của thùng thứ nhất là:
68 – 45 = 23( lít)
 Đáp số: 23 lít. 
- 1 HS lên bảng giải
Ngày thứ hai ô tô đi được số km là:
450 + 30 = 480(km)
Ngày thứ ba ô tô đi được số km là:
480 : 2 = 240(km)
Trung bình mỗi ngày ô tô đi được số km là:
(450 + 480 + 240) : 3 = 390(km)
 Đáp số: 390 km
- 1 HS lên bảng làm:
Cả ba tổ đắp được số mét đê là:
35 3 = 105(m)
Tổ hai đắp được số mét đê là:
28 + 4 = 32(m)
Số mét đê tổ ba đắp được là:
105 – ( 28 + 32) = 45(m)
Đáp số: 45 m đê
- 1 HS lên bảng làm:
Tổng số thời gian hai người đã đi từ lúc bắt đầu đi đến lúc gặp nhau là:
3 + 3 = 6(giờ)
Trung bình một giờ, mỗi người đi được: 216 : 6 = 36(km)
 Đáp số: 36 km
- 1 HS lên bảng làm:
Tổng số tuổi của Ba, Mẹ, Bình và Lan là: 24 4 = 96(tuổi)
Tổng số tuổi của Ba, Mẹ và Lan là: 
 28 3 = 84(tuổi)
Tuổi của Bình là: 96 – 84 = 12(tuổi)
Tuổi của lan là: 12 : 2 = 6(tuổi)
Tuổi của Mẹ là: 6 6 = 36(tuổi)
Tuổi của Ba là: 84 – (36 +6) = 42(tuổi)
Đáp số: Ba : 42tuổi, Mẹ:36 tuổi, Bình : 12 tuổi, Lan 6 tuổi
- HS lắng nghe
- HS học bài ở nhà.
Thứ 5 ngày 25 tháng 9 năm 2008
Toán:
 Luyện tập
I. Mục tiêu:	 Củng cố và nâng cao cho học sinh :
 - Cách đọc và phân tích trên biểu đồ .
- Luyện tập về số trung bình cộng, giải toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Bài cũ: 
- HS nhìn vào biểu đồ BT2, trả lời các câu hỏi trong SGK
B. Bài mới:
1. Củng cố cách đọc biểu đồ.
2.Luyện tập:
- GV giao BT, ghi bảng
- HDHS làm bài
- GV giúp đỡ thêm HS yếu
- Chấm bài, HDHS chữa bài
Bài 1: Biểu đồ dưới đây nói về số hình của bốn bạn đã vẽ được.
 Cúc
Mai
Đào
Hồng
 Dựa vào biểu đồ hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Bạn Đào vẽ được bao nhiêu hình? Trong đó bao nhiêu hình tam giác? bao nhiêu hình vuông? bao nhiêu hình tròn? 
b) Bạn Hồng vẽ được bao nhiêu hình? Trong đó bao nhiêu hình tam giác? bao nhiêu hình vuông? bao nhiêu hình tròn? 
c) Cả bốn bạn vẽ được bao nhiêu hình. Trong đó bạn nào vẽ được nhiều hình nhất? Bạn nào vẽ được ít hình nhất?
Bài 2: Tìm ba số khác 0, biết rằng trong 3 số đó có một số có ba chữ số, một số có hai chữ số, một số có một chữ số và trung bình cộng của chúng bằng 37.
Bài 3: Tìm số trung bình cộng của các số sau:
a) 13; 15; 17; 19; 21.
b) 123; 135; 205; 216; 136.
Gợi ý để HS có cách tìm nhanh hơn ở câu a: TBC của một số lẻ các số “ cách đều nhau” chính là số ở chính giữa dãy số.
Bài 4: Biết khối lượng trung bình của con chó và con gà kém khối lượng con chó 6kg. Em hãy cho biết con chó nặng hơn con gà bao nhiêu kg?
Bài 5: Số trung bình cộng của hai số là 30, nếu một trong hai số là 25 thì số còn lại là bao nhiêu?
Bài 6: Tính giá trị của biểu thức sau:
3 48 + 48 : 6 – 123 : 3
(Củng cố về thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức)
C. Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống lại nội dung bài học .
- Nhận xét, đánh giá giờ học
- Giao việc về nhà.
- HS quan sát biểu đồ, trả lời; lớp nhận xét.
- HS đọc biểu đồ, lớp theo dõi nhận xét.
- HS làm bài dưới sự HD của GV
- Hs chữa bài, lớp nhận xét.
- HS quan sát biểu đồ, trả lời câu hỏi vào vở và trình bày kết quả: 
a) Bạn Đào vẽ được 7 hình.Trong đó 3 hình tam giác, 2 hình vuông, 2 hình tròn
b) Bạn Hồng vẽ được 8 hình.Trong đó 3 hình tam giác, 4 hình vuông,1 hình tròn.
c) Cả bốn bạn vẽ được 28 hình. Trong đó bạn Hồng vẽ được nhiều hình nhất, bạn Cúc vẽ được ít hình nhất.
- 1 HS lên bảng giải:
Tổng của ba số cần tìm là:
37 3 = 111
Ta có: 111= 100 + 10 + 1
Vậy ba số cần tìm là: 1; 10; 100.
- 1 HS lên bảng làm:
a) (13 + 15 + 17 + 19 + 21) : 5 = 17
b) (123+135+205+216+136) : 5 = 165
- 1 HS lên bảng giải:
 Khối lượng trung bình
Con gà: 
 6kg
Con chó:
Khối lượng con chó hơn khối lượng con gà là: 6 + 6 = 12(kg)
 Đáp số: 12kg
Số gạo nếp là:
324 : 3 = 108(kg)
- 1 HS lên bảng làm:
Tổng của hai số là:
30 2 = 60
Số còn lại là:
60 – 25 = 35
 Đáp số: 35
- 1 HS lên bảng tính:
 32 48 + 48 : 6 – 123 : 3
= 144 + 8 – 41
= 152 – 41
= 111
- HS lắng nghe
- HS học bài ở nhà.
Thứ 6 ngày 26 tháng 9 năm 2008
Toán:
Biểu đồ + giải toán
I. Mục tiêu:	 Tiếp tục củng cố cho HS:
- Cách đọc và phân tích, xử lí số liệu trên biểu đồ .
- Luyện tập giải toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Bài cũ: - Kiểm tra bài tập tiết trước của HS làm ở nhà. 
B. Bài mới:
1.Giới thiệu và ghi đầu bài
2. HDHS Luyện tập: 
- GV ghi đề bài lên bảng
- Gọi HS đọc các Y/C BT
- HDHS nắm Y/C từng bài
- Cho HS làm bài
- Quan sát, giúp đỡ thêm
- Chấm bài, HDHS chữa bài
Bài1: Nhìn vào biểu đồ sau để trả lời các câu hỏi:
Cái êke
Cái khăn
Hộp bánh
An mua
Cường 
mua
a) An mua bao nhiêu cái khăn? Cường mua bao nhiêu cái khăn?
b)Cả hai bạn mua bao nhiêu cái ê ke, bao nhiêu hộp bánh?
Bài 2: Một cửa hàng bán vải, ngày thứ nhất bán 514m vải. Ngày thứ hai bán nhiều hơn ngày thứ nhất 36m. Ngày thứ ba bán ít hơn ngày thứ nhất 216m vải. Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng đó bán bao nhiêu mét vải?
Bài 3: 
a) Tìm ba số liền nhau có số trung bình cộng bằng 16.
b) Tìm ba số có trung bình cộng bằng 35 và số sau gấp hai lần số trước. 
Bài 4 : Tìm ba số lẻ khác nhau biết trung bình cộng của chúng bằng 5
Bài 5: Trung bình cộng của hai số là 37. Nếu một số hạng tăng 15 đơn vị thì tổng của hai số đó là bao nhiêu?
Bài 6: Để ghi số trang của một cuốn sách, trung bình mỗi trang phải dùng 2 chữ số. Hỏi quyển sách đó có bao nhiêu trang?
C. Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống lại nội dung bài học .
- Nhận xét, đánh giá giờ học
- Giao việc về nhà.
- HS chữa bài , lớp theo dõi nhận xét .
- HS theo dõi và nêu .
- HS làm bài
- HS chữa bài; Lớp theo dõi nhận xét .
- HS nêu miệng KQ:
a) 1 HS lên bảng điền
a) An mua 2 cái khăn, Cường mua 3 cái khăn.
b)Cả hai bạn mua 3 cái ê ke, 5 hộp bánh.
- 1HS lên bảng làm:
Ngày thứ hai bán được số m vải là:
514 + 36 = 550(m)
Ngày thứ ba bán được số m vải là:
514 - 216 = 298(m)
Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số mét vải là:
(514 + 550 + 298) : 3 = 454(m)
 Đáp số: 454 m
- 2 HS lên bảng làm:
a) tổng của ba số liền nhau thì số ở giữa là số trung bình cộng của hai số kia. Vậy, 16 là số chính giữa của ba số liền nhau nên ba số liền nhau phải tìm là: 15; 16; 17.
b) Tổng ba số phải tìm là:
35 3 = 105
Vì số sau gấp hai lần số trước nên ta có sơ đồ:
Số1:
Số 2: 105
Số 3:
Nhìn vào sơ đồ ta thấy: 105 gấp 7 lần số thứ nhất Vậy, số thứ nhất là:
105 : 7 = 15
Số thứ hai là: 15 2 = 30
Số thứ ba là: 30 2 = 60
Ba số phải tìm là: 15; 30; 60.
Tổng của ba số lẻ phải tìm là:
5 3 = 15
Viết 15 dưới dạng tổng của ba số lẻ:
Ta có: 15 = 1 + 5 + 9 ; 15 = 3 + 5 + 7
Vậy, ba số lẻ phải tìm là: 1; 5; 9 hoặc
3; 5;7. 
- 1 HS lên bảng giải:
Tổng của hai số đó là:
37 2 = 74
Nếu một số hạng tăng 15 đơn vị thì tổng của hai số đó tăng 15 đơn vị và bằng: 74 + 15 = 89
- 1 HS lên bảng giải:
Vì 9 trang đầu của cuốn sách (từ trang 1 đến trang9) mỗi trang dùng một chữ số, nên để trung bình mỗi trang có hai chữ số thì số trang có ba chữ số của cuốn sách phải là 9. số trang của cuốn sách đó là: 
99 + 9 = 108 (trang)
 Đáp số: 108 trang
- HS lắng nghe
- HS học bài ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 5.doc