Giáo án Lớp 4 Tuần 6 - Trường Tiểu Học Cái Keo

Giáo án Lớp 4 Tuần 6 - Trường Tiểu Học Cái Keo

Tiết 2:

Môn : Toán

Tiết 26: LUYỆN TẬP

 TCT 26

I. MỤC TIÊU:

- Đọc được một số thông tin thông tin trên biểu đồ.

- BT3 HS khá giỏi làm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- Các biểu đồ trong bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

1.Kiểm tra bài cũ: (5phút)

 - GV gọi 2HS lên sửa bài tập luyện tập thêm ở tiết trước, đồng thời kiểm tra VBT của HS.

 - GV sửa bài, nhận xét và cho điểm HS.

2.Dạy – học bài mới: (30phút)

2.1.Giới thiệu bài:

- Nêu mục tiêu bài học và ghi đề bài.

2.2.Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1:

- GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- Hỏi:

 + Đây là biểu đồ biễu diễn gì?

 

doc 46 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 558Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 6 - Trường Tiểu Học Cái Keo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Thứ hai ngày 24 tháng 09 năm 2012.
Tiết 2:
Môn : Toán
Tiết 26: LUYỆN TẬP
 TCT 26
I. MỤC TIÊU:
- Đọc được một số thông tin thông tin trên biểu đồ.
- BT3 HS khá giỏi làm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Các biểu đồ trong bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ: (5phút)
 - GV gọi 2HS lên sửa bài tập luyện tập thêm ở tiết trước, đồng thời kiểm tra VBT của HS.
 - GV sửa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2.Dạy – học bài mới: (30phút)
2.1.Giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu bài học và ghi đề bài.
2.2.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Hỏi: 
 + Đây là biểu đồ biễu diễn gì? 
- Yêu cầu HS đọc kĩ biểu đồ và tự làm bài. lên bảng điền vào ô trống. 
 - GV nhận xét.
Bài 2:
 - GV đọc yêu cầu đề bài và HS quan sát biểu đồ trong SGK và hỏi:
 + Biểu đồ biễu diễn gì? 
 + Các tháng được biểu diễn là những tháng nào?
 -Yêu cầu HS tiếp tục làm bài,cả lớp làm vào vở 
- GV nhận xét và cho HS củng cố cách “đọc” biểu đồ cột
Bài 3: HS khá, giỏi làm.
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV gọi học sinh lên kẻ tiếp vào biểu đồ 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh kẻ biểu đồ. 
3.Củng cố - Dặn dò: (5phút)
So sánh ưu và khuyết điểm của hai loại biểu đồ?
GV chốt lại:
+Biểu đồ tranh: dễ nhìn, khó thực 
hiện (do phải vẽ hình), chỉ làm với số lượng nội dung ít
 +Biểu đồ cột: dễ thực hiện, chính xác, 
có thể làm với số lượng nội dung nhiều
Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
GV nhận xét. 
- 2HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét bài làm của bạn.
- HS lắng nghe và nhắc lại đề bài.
- 1HS đọc yêu cầu đề bài. 
+ Biểu đồ biễu diễn số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9.
S
- HS đọc kĩ biểu đồ, tự làm bài và lên bảng điền vào ô trống. 
Đ
+Tuần 1 cửa hàng bán được 2m vải trắng
+ Tuần 3 cửa hàng bán được 400m vải 
S
+ Tuần 3 cửa hàng đó bán được nhiều vải nhất . 
Đ
 +Số mét vải hoa tuần 2 cửa hàng đó bán được nhiều hơn tuần một là 100m . 
S
- Số mét vải hoa mà tuần 4 cửa hàng đã bán được ít hơn tuần 2 là 100m 
 + Biểu đồ biểu diễn số ngày có mưa trong ba tháng của năm 2004.
+ Là các tháng 7, 8, 9.
- HS làm bài vào vở.
a. Tháng 7 có 18 ngày mưa.
b. Tháng 8 mưa nhiều hơn tháng 9 là 12 ngày. 
c. Số ngày mưa trung bình mỗi tháng 
 ( 18 + 15 +3 ) : 3 = 12 ( ngày)
- HS đọc yêu cầu đề bài. 
- Tháng 2 : 2 tấn 
- Tháng 3 : 6 tấn 
2 HS nêu lại.
Tiết 3:
Môn : Lịch sử
Tiết 6: KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (Năm 40)
TCT 6
I. MỤC TIÊU:
- Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ( chú ý nguyên nhân khởi nghĩa, người lãnh đạo, ý nghĩa).
- Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa.
II. CHUẨN BỊ:
- Lược đồ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Em hãy nêu tên phố, ,tên đường – bỏ theo công văn 896.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động dạy
1.Kiểm tra bài cũ: (5phút)
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
 + Nêu thời nước ta bị đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc? 
 +Nhân dân ta đã bị chính quyền đô hộ phương Bắc cai trị như thế nào?
+ Hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta?
GV nhận xét và cho điểm HS.
2.Dạy –học bài mới: ( 30 phút )
a.Giới thiệu bài:
 Trong bài học trước các em đã biết để chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc, nhân dân ta đã liên tục nổi dậy khởi nghĩa. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về một trong các cuộc khởi nghĩa ấy, đó là khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
b.Tìm hiểu bài:
 * Hoạt động1: Nguyên nhân của khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Yêu cầu HS đọc SGK từ Đầu thế kỉ thứ I ... đền nợ nước, trả thù nhà.
- Trước khi thảo luận nhóm, GV giải thích khái niệm quận Giao Chỉ và Thái thú:
 + Quận Giao Chỉ: Thời nhà Hán đô hộ nước ta, vùng đất Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chúng đặt là quận Giao Chỉ.
 + Thái thú: Là một chức quan cai trị một quận thời nhà Hán đô hộ nước ta.
- GV nêu yêu cầu để các nhóm thảo luận: Tìm nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
“Khi tìm nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, có hai ý kiến sau:
+ Do nhân dân ta căm thù quân xâm lược, đặc biệt là Thái thú Tô Định.
+ Do Thi Sách, chồng của bà Trưng Trắc, bị Tô Định giết hại.
 - Theo em, ý kiến nào đúng? Tại sao?
- GV hướng dẫn HS kết luận sau khi các nhóm báo cáo kết quả làm việc: Thi Sách bị giết hại chỉ là cái cớ để cuộc khởi nghĩa nổ ra, nguyên nhân sâu xa là do lòng yêu nước, căm thù giặc của Hai Bà Trưng. ( trả thù nước, thù nhà).
 * Hoạt động 2: Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
 - GV treo lược đồ và giải thích: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra trên phạm vi rất rộng, lược đồ chỉ phản ánh khu vực chính nổ ra cuộc khởi nghĩa.
 - GV yêu cầu HS nêu lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa?
- GV nhận xét.
 * Hoạt động 3: Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- GV yêu cầu HS đọc SGK, sau đó lần lượt hỏi: 
 + Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã đạt kết quả như thế nào?
+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử của dân tộc?
+ Sự thắng lợi của khởi nghĩa Hai Bà Trưng nói lên điều gì về tinh thần yêu nước của nhân dân?
 - GV giáo dục tư tưởng: Những người đầu tiên giành lại được độc lập cho dân tộc chính là những người phụ nữ Việt Nam. Như vậy, ngay từ những ngày đầu dựng nước, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp rất lớn vì vậy cần phải có thái độ coi trọng và nâng cao vai trò của phụ nữ trong cuộc sống.
2.3.Ghi nhớ:
- GV gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. 
3.Củng cố - Dặn dò: ( 5phuùt)
Hỏi:
 + Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng do ai lãnh đạo?
 + Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
 - Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng
- HS trả lời
+ Từ năm 179 TCN đến năm 938.
+ Nước ta bị các triều đại phong kiến phương bắc đô hộ: 
- Nhân dân ta phải cống nạp sản vật quí.
- Bọn đô hộ đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt nhân dân ta phải học chữ Hán, sống theo phong tục của người Hán. 
- HS trả lời. 
- 9 cuộc khởi nghĩa.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc,cả lớp theo dõi.
- HS nghe giải thích.
- Các nhóm thảo luận, sau đó nêu kết quả.
- Ý kiến hai đúng ( việc Thi Sách bị giết hại chỉ là cái cớ để cuộc khởi nghĩa nổ ra. Nguyên nhân sâu xa do lòng yêu nước, căm thù của Hai Bà Trưng. 
- HS quan sát lược đồ và dựa vào nội dung của bài để kể lại nét chính về diễn biến của cuộc khởi nghĩa.
- Cả lớp thảo luận để đi đến thống nhất.
+ Diễn biến: Mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ... Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ. 
- HS nêu
+Trong vòng không đầy một tháng, cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi. Quân Hán bỏ của, bỏ vũ khí lo chạy thoát thân. Tô Định phải cải trang thành dân thường lẫn vào đám tàn quân trốn về nước.
 + Sau hơn 200 năm bị phong kiến nước ngoài đô hộ, lần đầu tiên nhân dân ta giành được quyền độc lập. Sự kiện đó chứng tỏ nhân dân ta vẫn duy trì được truyền thống bất khuất chống ngoại xâm.
+ Nhân dân ta rất yêu nước và có truyền thống bất khuất chống ngoại xâm.
- 3 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. 
- HS trả lời.
+ Hai Bà Trưng.
+ Do căm thù quân xâm lược, Thi Sách bị Tô Định giết hại. ( trả nợ nước, thù nhà).
Tiết 4 :
Môn: Khoa học
Tiết 11: MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN
TCT 11
I. MỤC TIÊU:
- Kể tên một cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp, ...
- Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 24,25, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động dạy
1.Kiểm tra bài cũ: ( 5phút)
 - GV gọi HS trả lời câu hỏi.
 + Vì sao cần ăn nhiều rau và quả chín hằng ngày?
 + Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?
 + Làm thế nào để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm?
* GV nhận xét, chấm điểm.
2.Dạy – học bài mới: ( 30 phút)
a.Giới thiệu bài
 Muốn giữ thức ăn lâu và không bị hỏng chúng ta có nhiều cách để bảo quản thức ăn. Nhưng ta cần chú ý điều gì trước khi bảo quản, các em cùng học bài hôm nay để biết điều đó.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu các cách bảo quản thức ăn.
 HS kể tên được các cách bảo quản thức ăn.
- Cho HS làm việc theo nhóm.
- GV hướng dẫn HS quan sát các hình trang 24,25 SGK thảo luận và trả lời các câu hỏi: 
+ Hãy kể tên được các cách bảo quản thức ăn ? chỉ và nói các cách bảo quản thức ăn trong từng hình.
 + Gia đình các em thường sử dụng những cách nào để bảo quản thức ăn ?
 + Các cách bảo quản thức ăn đó có lợi ích gì?
- GV nhận xét các ý kiến của HS và kết luận: Có nhiều cách giữ thức ăn được lâu, không bị mất chất ding dưỡng và ôi thiu. Các cách thông thường có thể làm ở gia đình là: giữ thức ăn ở nhiệt độ thấp bằng cách cho vào tủ lạnh, phơi sấy khô hoặc ướp muối.
 *Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn.
 HS giải thích được cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn
- GV giảng: Các loại thức ăn tươi có nhiều nước và các chất dinh dưỡng, đó là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển. 
- Vì vậy chúng dễ bị hư hỏng, ôi, thiu. Muốn bảo quản thức ăn được lâu, chúng ta phải làm thế nào?
GV cho cả lớp thảo luận nhóm đôi câu hỏi: Nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì?
- GV giúp HS rút ra được nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn. 
- GV sửa, nhận xét.
 * Hoạt động 3: Tìm hiểu một số cách bảo quản thức ăn ở nhà .
 HS liên hệ thực tế về cách bảo quản một số thức ăn mà gia đình áp dụng
- GV cho HS làm việc cả lớp liên hệ thực tế về cách bảo quản một số thức ăn mà gia đình áp dụng.
- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, chốt ý 
- Kết thúc tiết học,GV cần nêu rõ: Những cách làm trên chỉ giữ được thức ăn trong một thời gian nhất định. Vì vậy, khi mua những thức ăn đã được bảo quản cần xem kĩ hạn sử dụng được in trên vỏ hộp hoặc bao gói.
3.Củng cố – Dặn dò: ( 5 phút)
- Hỏi:
 + Muốn bảo quản thức ăn được lâu, chúng ta phải làm thế nào?
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
- Chuẩn bị bài: Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
+ Vì ăn nhiều rau quả chín đầy đủ các chất vi ta min, chất khoáng và chất xơ.
+ Thực phẩm sạch và an toàn là thực phẩm giữ được chất dinh dưỡng; được nuôi trồng, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh, khoomg bị nhiễm khuẩn, ...
+ Để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Chọn thức ăn tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng.
- Dùng nước sạch để rửa thực phẩm.
- Thức ăn được nấu chín. 
- Thức ăn phải bảo quản đúng. 
- Lắng nghe.
- HS quan sát và trả  ...  có sáng tạo.
Bài 2:
 - Phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện.
 - Gọi HS đọc yêu cầu.
 - Cần quan sát kĩ từng bức tranh, hình dung nhân vật trong tranh đang làm gì, nói gì, ngoại hình của nhân vật...
 - Hướng dẫn HS làm mẫu tranh 1.
 + Chàng tiều phu làm gì ?
+ Chàng tiều phu nói gì?
 + Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào?
 + Lưỡi rìu của chàng trai như thế nào ?
 - Gọi HS xây đựng đoạn 1 của truyện dựa vào các câu trả lời.
 - GV nhận xét .
 - Yêu cầu HS hoạt động nhóm với 5 tranh còn lại.
 - Gọi cho HS đại diện nhóm trình bày kết quả. GV nhận xét ghi những ý chính lên bảng.
- 1 HS lên bảng nêu ghi nhớ.
- HS lắng nghe.
-1 HS đọc lại đề.
- Quan sát tranh, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
+ Truyện có hai nhân vật (chàng tiều phu và một cụ già (ông tiên).
+ Chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu.
- 6 HS nối tiếp nhau đọc lời gợi ý dưới mỗi tranh.
- 2 đến 4 HS kể cốt truyện.
- 1HS đọc nội dung bài tập2, cả lớp đọc thầm.
- Cả lớp quan sát kĩ tranh 1, đọc gợi ý dưới tranh suy nghĩ, trả lời các câu hỏi.
+Chàng tiều phu đang đốn củi thì lưỡi rìu văng xuống sông.
+ Chàng buồn bả nói: “Cả nhà ta chỉ trông vào lưỡi rìu này. nay mất rìu thì sống thế nào đây”.
+ Chàng tiều phu nghèo, ở trần, đóng khố, người nhễ nhãi mồ hôi, đầu quấn một chiếc khăn màu nâu.
+ Lưỡi rìu sắt bóng loáng.
- 2 HS kể đoạn 1.
- Hoạt động trong nhóm.
- Đọc phần trả lời câu hỏi.
Đoạn
Nhân vật làm gì?
Nhân vật nói gì?
Ngoại hình nhân vật
Lưỡi rìu 
1
Chàng tiều phu đang đốn củi thì lưỡi rìu bị văng xuống sông.
“ Cả gia tài nhà ta chỉ có lưỡi rìu này. Nay mất rìu không biết làm gì để sống đây?”.
Chàng ở trần đóng khố, người nhễ nhại mồ hôi.
Lưỡi rìu sắt bóng loáng.
2
Cụ già hiện lên
Cụ hứa vớt rìu giúp chàng trai.Chàng chắp tay cảm ơn.
Cụ già râu ,tóc bạc phơ,vẻ mặt hiền từ.
3
Cụ già vớt dưới sông lên một lưỡi rìu,đưa cho chàng trai. Chàng ngồi trên bờ xua tay.
Cụ bảo: “ Lưỡi rìu của con đây”. Chàng trai nói: “Đây không phải rìu của con”.
Chàng trai vẻ mặt thật thà.
Lưỡi rìu vàng sáng lóa.
4
Cụ già vớt lên một lưỡi rìu thứ hai. Chàng trai vẫn xua tay.
Cụ hỏi: “ Lưỡi rìu này là của con chứ?” Chàng trai đáp: “Lưỡi rìu này cũng không phải của con”.
Lưỡi rìu 
bạc sáng
 lấp lánh.
5
Cụ già vớt lên lưỡi rìu thứ ba, chỉ tay vào lưỡi rìu. Chàng trai giơ hai tay lên trời.
Cụ hỏi: “ Lưỡi rìu này có phải của con không?” Chàng trai mừng rỡ: “Đây mới đúng là rìu của con”.
Chàng trai vẻ mặt hớn hở.
Lưỡi rìu 
sắt.
6
Cụ già tặng chàng trai cả ba lưỡi rìu. Chàng chắp tay tạ ơn.
Cụ khen: “Con là người trung thực, thật thà.Ta tặng con cả ba lưỡi rìu”. Chàng trai mừng rỡ nói: “ Cháu cám ơn cụ”.
Cụ già vẻ mặt hài lòng.Chàng trai vẻ mặt vui sướng.
- Tổ chức cho HS thi kể kể từng đoạn. Sau đó gọi 2 HS kể toàn truyện.
 - Nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố, dăn dò: (5 phút)
 - Hỏi:
 + Câu chuyện nói lên điều gì?
 - Nhận xét tiết học.
 - Về nhà tiếp tục viết thành sáu đoạn của câu chuyện.
 - Xem bài tiết sau: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện.
- Mỗi nhóm cử 1 HS thi kể một đoạn. Sau đó 2 HS kể toàn truyện.
- 1 HS nêu lai:
+ Câu chuyện kể lại chàng tiều phu được ông tiên thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu.
Tiết 5
Môn: Kể chuyện
Tiết 6 : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
TCT 6
I.MỤC TIÊU:
- Dựa vào gợi ý ( SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc, nói về lòng tự trọng.
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Bảng lớp viết sẵn đề bài.
III. CÁC ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy 
Hoạt động dạy
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 - Gọi HS kể lại câu chuyện về tính trung thực và nói ý nghĩa của câu truyện.
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
 2. Dạy – học bài mới: (30 phút)
2.1.Giới thiệu bài:
 - Kiểm tra việc chuẩn bị truyện của HS.
- GV : Những đức tính trung thực,tự trọng, không tham lam, ... của con người đều rất đáng quy. Hôm nay lớp ta sẽ thi nhau xem bạn nào kể truyện về lòng tự trọng mới lạ và hấp dẫn nhất.
2.2.Hướng dẫn kể chuyện:
a. Tìm hiểu đề bài:
 - Gọi HS đọc đề bài và phân tích đề.
 - Gv gạch chân những từ quan trọng bằng phấn màu: lòng tự trọng, được nghe, được đọc.
- Gv gọi HS tiếp nối nhau đọc gợi ý.
 - Hỏi:
 + Thế nào là lòng tự trọng?
 + Em đã đọc những câu chuyện nào nói về lòng tự trọng?
+ Em đã đọc những câu chuyện đó ở đâu?
 - Những câu truyện các em vừa nêu trên rất bổ ích. Chúng đem lại cho ta lời khuyên chân thành về lòng tự trọng của con người.
 - Yêu cầu HS đọc kĩ phần 3.
 - GV ghi tiêu chí đánh giá lên bảng:
 + Nội dung câu chuyện đúng chủ đề. (4 đ)
 + Câu chuyện ngoài SGK.(1đ)
 + Cách kể hay, hấp dẫn, phối hợp điệu bộ, cử chỉ.(3đ).
 + Nêu đúng ý nghĩa câu chuyện. (2đ)
 + Trả lời được câu hỏi của bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn.(1đ)
b. Kể chuyện trong nhóm:
 - Chia nhóm 4 HS. GV đi giúp đỡ từng nhóm. Yêu cầu HS kể lại truyện theo đúng trình tự ở mục 3.
 c. Thi kể chuyện:
 - Tổ chức cho HS thi kể.
 - Gọi HS nhận xét bạn kể theo tiêu chí đã nêu.
 - GV cho điểm HS và bình chọn HS có câu chuyện hay hoặc kể chuyện hấp dẫn.
 3. Củng cố - Dặn dò: (5 phút)
 - Nhận xét tiết học.
 - Khuyến khích HS nên đọc truyện và dặn HS về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể, kể cho người thân nghe.
 - Chuẩn bị bài sau: Lời ước dưới trăng.
- 2 HS kể chuyện và nêu ý nghĩa.
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các bạn.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc đề bài.
 - 4 HS tiếp nối nhau đọc gợi ý.
+ HS nối tiếp nêu: 
+ Tự trọng là tự tôn trọng bản thân mình,giữ gìn phẩm giá, không để ai coi thường.
- Truyện kể về Mai An Tiêm trong truyện cổ tích Sự tích dưa hấu.
- Truyện kể về anh Quốc trong truyện Sự tích con Cuốc.
+ Em đã đọc những câu chuyện đó trong truyện cổ tích Việt Nam, trong truyện đọc lớp 4, SGK Tiếng Việt lớp 4, xem ti vi, đọc trên báo, ...
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc.
- HS hoạt động kể chuyện trong nhóm 4, nhận xét, bổ sung cho nhau.
- HS thi kể, HS khác lắng nghe để hỏi bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn.
Tiết 
SINH HOẠT TUẦN 6
TCT 6
I.DỰ KIẾN ĐÁNH GIÁ:
- Lớp trưởng báo cáo việc chuyên cần và tình hình chung lớp của các bạn.
- Lớp phó học tập báo cáo việc học tập của các bạn.
- Lớp phó lao động báo cáo việc vệ sinh trong, ngoài lớp học.
*Ưu điểm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 * Tồn tại:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 II.KẾ HOẠCH TUẦN 7: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KÍ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
KÍ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
Cái Keo, ngày .../09/2012
TỔ TRƯỞNG
Tổng số : . . . tiết, đã soạn : . . . tiết.
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
Cái Keo, ngày .../09/2012
P.HIỆU TRƯỞNG

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4 TUAN 6 NAM 2012.doc