Bài dạy Tuần 20 - Lớp 4

Bài dạy Tuần 20 - Lớp 4

TẬP ĐỌC

Bốn anh tài ( tiếp )

I. MỤC TIÊU

- Hiểu các từ ngữ trong bài .

- Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi sức khoẻ , tài năng , lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây .

- Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh .Đọc đúng câu đoạn trong bài. Đọc liền mạch các tên riêng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài tập đọc .

- Bảng phụ ghi các câu văn cần luyện đọc .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 33 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 468Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài dạy Tuần 20 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn 2/ 10. Tuần 20
 	 .......*.*.*........
 Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2010
Tập đọc
Bốn anh tài ( tiếp ) 
i. Mục tiêu 
- Hiểu các từ ngữ trong bài .
- Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi sức khoẻ , tài năng , lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây .
- Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh .Đọc đúng câu đoạn trong bài. Đọc liền mạch các tên riêng.
ii. Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc .
- Bảng phụ ghi các câu văn cần luyện đọc .
iii. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Bài cũ: 5’
- Gọi 2 HS đọc bài Bốn anh tài, trả lời câu hỏi trong SGK 
b. Bài mới 32’
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài 
a. Luyện đọc 
* GV chia đoạn, yêu cầu HS đọc nối tiếp
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài .
- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài .
* Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp .
* Một , hai HS đọc cả bài .
* GV đọc diễn cảm toàn bài .
b. Tìm hiểu bài 
- GV chỉ định 1 HS điều khiển lớp trao đổi về bài học dựa theo câu hỏi trong SGK .
? Tới nơi yêu tinh ở , anh em Cẩu Khây gặp ai và đã được giúp đỡ như thế nào ? 
- ? Thấy yêu tinh về bà cụ đã làm gì?
- Nêu nội dung chính đoạn 1?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và trả lời:
? Yêu tinh có thuật phép gì ? 
? Thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em chống yêu tinh ?
? Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh ?
- Đoạn 2 cho ta biết điều gì?
? ý nghĩa câu chuyện này là gì ? 
Nội dung bài : Ca ngợi sức khoẻ , tài năng , tinh thần đoàn kết , hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh , cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây .
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- Gọi HS đọc nối tiếp và tìm đúng giọng đọc của bài văn và thể hiện diễn cảm .
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn văn .
- GV đọc diễn cảm đoạn văn để làm mẫu cho HS 
- Luyện đọc diễn cảm đoạn văn 
3. Củng cố , dặn dò :3’
? Câu chuyện muốn ca ngợi điều gì ?
- GV nhận xét tiết học 
- GV dặn HS chuẩn bị bài sau 
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài 
+ Lượt 1 : kết hợp phát âm từ sai.
+ Lượt2 : giải nghĩa từ khó, đọc trong SGK
- HS đọc theo cặp.
- HS đọc đoạn 1 và TLCH.
- ..anh em Cẩu Khây chỉ gặp bà cụ đựoc yêu tinh cho sống sót để chăn bò cho nó. Bốn anh em được bà cụ nấu cơm cho ăn.
- ...bà cụ liền giục bốn anh em chạy chốn.
- Bốn anh em đến nơi yêu tinh ở được bà cụ giúp đỡ.
- Yêu tinh có thể phun nước như mưa làm nước ngập cả cánh đồng, làng mạc.
- 2-3 nhóm thuật lại, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Vì anh em Cẩu Khây có sức khoẻ và tài năng phi thường.
- Ta thấy anh em Cẩu Khây đã chiến thắng được yêu tinh vì họ có sức mạnh phi thường và biết đoàn kết...
- HS nêu nội dung chính.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn, tìm cách đọc hay.
- Đọc diễn cảm đoạn:" Cẩu Khây hé cửa ......đất trời tối sầm lại."
- Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp 
 ..
Toán
Phân số 
i. Mục tiêu
 - Bước đầu nhận biết về phân số , về tử số và mẫu số .
 - Biết đọc , biết viết phân số .
ii. Đồ dùng dạy học
 - VBT Toán.
 - Các hình minh hoạ như trong SGK
iii. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ :5’
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài 3, 4 giờ 
trước
- KT vở bài tập của HS
b. Bài mới :32’
1. Giới thiệu phân số 
- GV hướng dẫn HS quan sát hình tròn 
để HS nhận biết được : 
? Hình tròn được chia thành mấy phần 
bằng nhau
? Có mấy phần được tô màu
- Gv nêu : Chia hình tròn thành 6 phần bằng 
nhau , tô màu 5 phần . Ta nói đã tô màu 5 
phần 6 hình tròn .
+ Năm phần sáu viết thành :5/6 .
- Yêu cầu HS đọc 
- GV : Ta gọi 5/ 6 là phân số . Phân số 5/6 có tử số là 5 , mẫu số là 6 .
- GV hướng dẫn HS nhận ra : 
+ Mẫu số được viết dưới dấu gạch ngang . Mẫu số cho biết hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau . 6 là số tự nhiên khác 0 
( mẫu số phải là số tự nhien khác 0 ) 
+ Tử số viết trên gạch ngang . Tử số cho biết đã tô màu 5 phần bằng nhau đó . 5 là số tự nhiên .
2. Thực hành 
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu
- HS làm trong vở bài tập và nêu kết quả.
- GV nhận xét .
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu sau đó làm bài 
- Khi HS chữa bài có thể cho HS dựa vào bảng trong SGK để nêu trên bảng 
Bài 3: Viết vào ô trống.( theo mẫu)
2 HS lên bảng làm bài.
Viết
 Đọc
5/12
năm phần mười hai
15
bốn phần mườinăm
- GV nhận xét chốt bài.
Bài 4: 
- GV chuyển thành trò chơi .
- GV nêu luật chơi 
- Tổ chức cho HS chơi 
- Tuyên dương những HS có ý thức chơi , tập trung .
3. Củng cố , dặn dò :3’
? Lấy VD một phân số bất kì , nêu tử số và mẫu số của phân số đó?
- GV nhận xét tiết học . Chuẩn bị bài sau 
- 2 HS lên bảng làm bài 
- HS quan sát và nhận xét.
+ Hình tròn đã được chia thành 6 phần
 bằng nhau .
+ 5 phần đã được tô màu .
- HS nối tiếp đọc và viết trên bảng.
- HS nêu yêu cầu 
- HS làm bài 
- HS báo cáo kết quả 
- HS đọc yêu cầu
- 4/6 : Đọc bốn phần sáu
- 7/10: Bảy phần mười
- 5/8 : Năm phần tám.
- 9/12 : Chín phần mười hai
- HS đọc đề bài .
- HS làm bài vào vở .
 Viết
 Đọc
7/9
bảy phần chín
6/11
Sáu phần mười hai
- Viết các phân số có mẫu số bằng 5, có tử số lớn hơn 0 và bé hơn mẫu số:
- HS tổ chức chơi.
- Nhận xét.
 .
Chính tả
Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp 
i. Mục tiêu 
- Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng bài Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp .
- Làm đúng các bài tập phân biệt những từ ngữ có âm vần dễ lẫn : ch/ tr- uôt / uôc.
- Rèn chữ đẹp , giữ vở sạch.
ii. Đồ dùng dạy học 
- VBT Tiếng Việt 
- Bảng phụ.
iii. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 5’
GV gọi 2 HS lên làm bài tập 3 .
b. Dạy bài mới : 30’
1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của giờ học cần đạt.
2. Hướng dẫn HS nghe- viết 
* GV đọc chính tả bài Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp .
? Đoạn văn nói điều gì ?
*) Yêu cầu học sinh nêu các từ khó dễ lẫn.
- Gọi HS đọc các từ đó và lên bảng viết.
* Viết bài : 
- GV nhắc HS cách ghi bài 
- GV đọc cho HS viết bài 
- GV đọc lại một lượt 
- Gv chấm và chữa một số bài .
- GV nêu nhận xét chung .
3. Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả .
Bài tập 2 ( lựa chọn )
- GV nêu yêu cầu của bài tập .
- GV dán bảng phụ đã viết sẵn nội dung của bài , phát bút dạ mời 3 HS lên bảng làm bài thi tiếp sức .
- GV cùng cả lớp nhận xét . Tuyên 
dương nhóm thắng cuộc .
Bài tập 3 ( lựa chọn ) 
- GV nêu yêu cầu của bài tập .
- GV chọn bài tập cho HS .
- Gọi một số HS chơi Tìm từ nhanh 
+ Cách chơi : Mõi HS được phát hai băng giấy . HS ghi vào mỗi băng giấy từ tìm được ứng với một nghĩa đã cho . Sau đó từng em dán nhanh băng giấy vào cuối mỗi dòng trên bảng ( mặt chữ quay vào trong )
+ Khi tất cả làm bài song , các băng giấy 
được lật lại. Cả lớp và GV nhận xét 
4. Củng cố , dặn dò : 3’
- GV nhận xét tiết học 
- Yêu cầu HS về nhà xem lại bài tập 3 
- Hai học sinh lên bảng làm bài 
- Lớp nhận xét bổ sung.
- HS đọc thầm lại bài văn .
- Đoạn văn nói về Đân-lớp người đã phát minh ra chiếc lốp xe đạp bằng cao su.
- HS tìm từ và nêu 
- Dưới lớp viết ra nháp
- HS gấp SGK .Nghe GV đọc viết bài vào vở.
.- HS soát lỗi .
- HS đọc yêu cầu
- HS đọc thầm khổ thơ rồi làm vào vở
- Đại diện từng nhóm đọc lại những từ nhóm mình vừa tìm được .
- HS đọc yêu cầu.
- HS tổ chức chơi.
- HS nhận xét.
Đạo đức
Kính trọng và biết ơn người 
lao động ( tiết 2)
I. Mục tiêu
 - HS nhận thức được vai trò quan trọng của người lao động.
 - Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với người lao động.
II . Đồ dùng dạy học 
- SGK đạo đức 4.
- Đồ dùng để chơi đóng vai.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Bài cũ: 5’
 - Gọi HS đọc ghi nhớ của bài.
B.Bài mới :32’
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2. Hoạt động 1: Đóng vai 
- GV chia lớp thành các nhóm , mỗi nhóm có nhiệm vụ thảo luận và chuẩn bị đóng vai một tình huống .
- Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai .
- Gv phỏng vấn các HS đóng vai .
- Thảo luận cả lớp :
+ Cách cư xử với người lao động trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp
 chưa ? Vì sao ? 
+ Em cảm thấy như thế nào khi xử lí như vậy ?
3. Hoạt động 1: Trình bày sản phẩm.
- Yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm 
- Cả lớp nhận xét 
- GV nhận xét chung 
* Kết luận chung 
- GV mời 1, 2 HS đọc to phần ghi nhớ .
4. Hoạt động nối tiếp: 3’
- GV nhận xét tiết học.
- Thực hiện nội dung học vào cuộc sống 
- 2 - 3 HS đọc ghi nhớ.
* Đóng vai ( bài tập 4 sgk)
- HS đọc yêu cầu bài 4 sgk
- Suy nghĩ thảo luận để đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai .
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS trình bày sản phẩm theo nhóm 
- Nhóm khác nhận xét 
- 2 - 3 HS đọc lại nội dung ghi nhớ.
 .
Soạn 2/ 10. 
 Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2010
Toán
Phân số và phép chia số tự nhiên 
i. Mục tiêu 
- Phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên ( khác 0 ) không phải bao giờ cũng có thương là một số tự nhiên .
- Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên ( khác 0 ) có thể viết thành một phân số , tử số là số bị chia và mẫu số là số chia .
- Biết thực hiện phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên mà viết thương dưới dạng phân số .
ii. Đồ dùng dạy học 
- Các hình minh hoạ trong SGK( Mô hình bằng bìa hoặc vẽ bảng) .
iii. Các hoạt động dạy học 
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Bài cũ : 5’
- GV kiểm tra VBT của HS 
- Gọi HS làm bài 2 trong sgk
B. Bài mới : 30’
1. Giới thiệu bài : trực tiếp 
2. Phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0
a, GV nêu : Có 8 quả cam , chia đều cho 4 em . Mỗi em được mấy quả ?
+ Các số 8, 4, 2 được gọi là các số gì?
b, GV nêu : Có 3 cái bánh chia đều cho 4 em . Hỏi mỗi em được bao nhiêu phần của cái bánh ?
+ Hãy tìm cách chia đều 3 cái bánh cho 4 bạn?
- GV nêu lại và hỏi 3 : 4 = ?
- Yêu cầu HS nhận xét 2 thương trong 2 phép chia trên ( a , b)
=> Vậy ta có thể viết thương của phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên ta có thể tìm được thương là một phân số.
- Yêu cầu HS nhận xét:
? Mẫu số được viết bằng số nào ?
? Tử số được viết bằng số nào ?
- HS nêu VD 
3. Thực hành 
Bài 1 : Viết thương dưới dạng phân số
- GV nhận xét chốt bài.
Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS làm bài theo mẫu rồi chữa bài 
- GV nhận xét chốt bài đúng.
Bài 3 : 
Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng một phân số có mẫu số bằng 1 ( theo mẫu )
Bài 4 : Bài toán cho biết gì?
 Bài toán ... - Chia băng giấy thứ nhất ra làm 4 phần bằng nhau. và tô màu 3 phần.
- Chia băng giấy thứ 2 thành 8 phần bằng nhau và tô màu 6 phần.
- Cắt phần tô màu ra và đo vào nhau, yc hs so sánh.
-KL: 
- Giới thiệu: và là hai phân số bằng nhau. HD hs rút ra và tự viết được:
và .
? Hai phân số ntn thì được gọi là hai phân số bằng nhau.
-- Rút ra kl sgk.
* Thực hành:
Bài 1: Cho hs đọc yc và tự làm bài chữa bài.
- Gọi hs đọc kết quả - nhận xét.
Bài 2:
- Cho hs tự làm bài rồi nhận xét từng phần a,b.
Bài 3: 
- Gọi hs nêu yc.
- Cho hs tự làm bài rồi chữa bài.
- Nhận xét.
c. Củng cố- Dặn dò.3’
- Hệ thống ND bài.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò hs về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Thực hiện yc của gv.
- Quan sát 2 băng giấy.
- Bằng nhau.
- Tức là tô màu băng giấy.
- Tức là tô màu băng giấy.
- Bằng nhau.
- Nêu kl;
- Nêu.
- Đọc lại kl sgk.
- Nêu yc bài tập.
- Hs làm bài vào vở.
Chẳng hạn: .
- Nêu yc bài tập.
- Hs làm bài vào VBT.
2 hs lên bảng làm bài.
- Nêu yc bài tập.
- Hs làm bài vào VBT.
Chẳng hạn phần a.
.
Vậy: .
- Nắm ND học ở nhà.
.
Tập làm văn
Luyện tập giới thiệu địa phương
I. Mục tiêu
1. Hs nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn mẫu Nét mới ở Vĩnh Sơn.
2. Bước đầu quan sát và trình bày được những đổi mới nơi các em sinh sống.
3. Có ý thức đối với công việc xây dựng quê hương.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ- Tranh minh họa một số nét đổi mới ở địa phương em.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ.5’
- YC hs đọc lại bài tiết trước 
- Nhận xét cho điểm.
2. Bài mới.32’
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b. Bài giảng:HD hs làm bài.
Bài tập 1:- Gọi 1 hs đọc nd bài tập1:
Cho hs làm bài cá nhân.
? Bài văn giới thiệu những đổi mới của địa phương nào?
? Kể lại những nét đổi mới trên?
- Lưu ý hs: Đây là một bài giới thiệu. Dựa vào bài văn mẫu đó, các em lập một dàn ý vắn tắt của 1 bài giới thiệu về địa phương mình.
- Dùng bảng phụ đã viết dàn ý đưa lên cho hs đọc:
- Mở bài: Giới thiệu chung về địa phương em sống.
-Thân bài: Giới thiệu những nét đổi mới ở địa phương.
- Kết luận: Nêu kết quả đổi mới của địa phương em, cảm nghĩ của em về sự đổi mới đó.
Bài 2:
- Xác định yc đề.
- GV phân tích đề, giúp hs hiểu đề bài. Nhắc hs chú ý:
+ Đổi mới của làng xóm.
+ Chọn hoạt động đổi mới mà em thích nhất.
+ Nêu hiện trạng và ước mơ của mình.
- Gọi hs nói về nd em giới thiệu.
- Bình chọn người giới thiệu chân thực nhất.
c. Củng cố- Dặn dò.3’
- Hệ thống ND bài.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò hs về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Thực hiện yc của gv.
- Nêu yc bài tập.
- Hs làm bài vào VBT.
- Vĩnh Sơn- một xã miền núi thuộc huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, là xã vốn có nhiều khó khăn nhất huyện, đói nghèo đeo đẳng quanh năm.
- Nay đã biết trồng lúa nước..
- Nghề nuôi cá phát triển.
- Đời sống của nhân dân được cải thiện
 Nhìn bảng đọc lại dàn ý.
- Đọc đề bài.
- Nắm yc đề bài.
- Viết bài.
- Một số hs thực hành giới thiệu về những đổi mới của địa phương.
+ Thực hành giới thiệu trong nhóm.
+ Thi giới thiệu trước lớp.
- Bình chọn người giới thiệu hay nhất.
- Nắm ND học ở nhà.
Địa lý
Người dân ở đồng bằng Nam bộ
I. Mục tiêu
Giúp hs học xong bài này biết:
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về dân tộc, nhà ở, làng xóm, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng NB.
- Sự thích ứng của con người với thiên nhiên ở ĐBNB.Có ý thức bảo vệ môi trường để đảm bảo cho cuộc sống của con người tốt hơn.
- Dựa vào tranh tìm ra kiến thức.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ phân bố dân cư VN.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ.5’
? ĐBNB có đặc điểm gì về diện tích, địa hình, đất đai.
- Nhận xét cho điểm.
2. Bài mới.32’
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b. Bài giảng:
* Nhà cửa của người dân:
Hoạt động 1:
? Người dân ở ĐBNB thuộc những dân tộc nào?
? Người dân thường làm nhà ở đâu?Vì sao?
? Phương tiện đi lại phổ biến của người dân ở đây là gì?
? Ngày nay làng quê của ĐBNB có gì thay đổi?
* ở ĐBNB có hệ thống sông ngòi chằng chịt nên người dân thường làm nhà dọc theo các con sông.Vậy theo chúng ta có cần phải bảo vệ môi trường để đảm bảo cuộc sống của người dân không ?
- Chốt lại:
* Trang phục và lễ hội:
Hoạt động 2:
? Trang phục thường ngày của người dân ĐBNB trước đây có gì đặc biệt?
? Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì?
? Kể tên 1 số lễ hội ở ĐBNB?
* Tóm tắt:- Ghi nhớ;
- Gọi 2 hs đọc phần ghi nhớ.
- Trao đổi KQ.
- Giúp hs hoàn thiện bài học.
c. Củng cố- Dặn dò.3’
- Hệ thống ND bài.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Thực hiện yc của gv.
* Làm việc cả lớp:
- Chủ yếu là người Kinh, Khơ-me,Chăm, Hoa.
- Người dân thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch, nhà cửa đơn sơ vì khí hậu nơi đây nóng, nắng quanh năm, ít có gió bão lớn.
- Phương tiện đi lại chủ yếu là xuồng.
- Nhiều ngôi nhà kiên cố khang trang được xây dựng.
- Đời sống nhân dân được nâng cao.
- Chúng ta cần có ý thức bảo vệ môi trường, khi mà người dân ở ĐBNB chỉ sống dọc ven các sông ngòi , kênh rạch 
thì việc đảm bảo vệ sinh ở đâyẩât quan trong, nếu vứt rác thải bừa bãi,... xuống sông ngòi, môi trường sống ở đây sẽ bị ô nhiễm một cách nặng nề.
* Làm việc nhóm.
- Trang phục quần áo bà ba, chiếc khăn rằn.
- Cầu được mùa và những điều may mắn trong cuộc sống.
- Lễ hội: Bà chúa Xứ ở Châu Đốc - An Giang. Hội Núi Bà ở Tây Ninh, Lễ cúng Trang của đồng bào Khơ-me.
- Lễ tế thần Cá ông (cá Voi) của đồng bào Khơ- me
- Nắm ND học ở nhà.
Khoa học
Bảo vệ bầu không khí trong sạch
I. Mục tiêu
Giúp hs biết:
- Nêu những việc nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Không đồng tình với những hành vi làm ô nhiễm bầu không khí.
- Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ bầu không khí trong sạch.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ- VBT.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ.5’
? Nguyên nhân và cách phòng tránh ô nhiễm không khí?
- Nhận xét cho điểm.
2. Bài mới.32’
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b. Bài giảng:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch.
Mục tiêu: Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
Cách tiến hành:
B1: Làm việc theo cặp.
- YC hs quan sát các h trang 80,81 và TLCH.
B2: Làm việc cả lớp.
- Gọi hs trình bày kq làm việc.
? Những việc cần làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
? Những việc không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
KL: Chống ô nhiễm không khí bằng cách:
- Thu gom và xử lí rác, phân hợp lý.
- Giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ chạy bằng xăng, dầu và của nhà máy, giảm khói đun bếp
- Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh để giữ bầu không khí trong lành
 ? Việc bảo vệ bầu không khí trong sạch có liên quan đến môi trường không ?
* Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong sạch.
Mục tiêu: Bản thân hs cam kết tham gia bảo vệ bầu không khí trong sạch và tuyên truyền, cổ động người khác cùng bảo vệ bầu không khí trong sạch.
Cách tiến hành:
B1: Tổ chức hướng dẫn.
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
B2: Thực hành:
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc như gv hd.
- Đi đến các nhóm kiểm tra giúp đỡ, đảm bảo rằng mọi hs đều được tham gia.
B3: Trình bày và đánh giá.
- Nhận xét đánh giá, tuyên dương sáng kiến tuyên truyền cổ động của hs.
* GVKL : Chúng ta đã biết một số cách phòng chống ô nhiễm không khí và tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia cũng chính là biết cách bảo vệ môi trường luôn luôn trong sạch để đảm bảo cho cuộc sống của chúng ta...
c. Củng cố- Dặn dò.3’
- Hệ thống ND bài.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò hs ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Thực hiện yc của gv.
- Hai hs quay mặt vào nhau, chỉ vào hình vẽ và nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Trình bày kq làm việc.
+ Những việc nên làm: H1,2,3,5, 6, 7.
+ Những việc không nên làm: H4.
- Liên hệ bản thân, gia đình và nhân dân địa phương đã làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Nếu ta biết những việc nên và không nên là để bảo vệ bầu không khí luôn trong sạch thì đó cũng là biết bảo vệ môi trường để con người sống trong bầu không khí luôn trong lành và giảm được sự ảnh hưởng tới động vật và thực vật.
- Làm việc theo nhóm.
Các nhóm:
- Xây dựng bản cam kết BVBKK trong sạch.
- Thảo luận để tìm ý cho nd tranh tuyên truyền.
- Phân công từng thành viên của nhóm viết, vẽ từng phần của nd bức tranh.
- Các nhóm treo tranh và cử đại diện phát biểu và nêu ý tưởng của bức tranh nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nắm ND học ở nhà.
 .
Sinh hoạt tuần 20
Nội dung sinh hoạt
Tổ trưởng nhận xét các thành viên trong tổ.
2. Lớp trưởng lên nhận xét chung nề nếp của lớp
GV căn cứ vào nhận xét của các tổ, xếp thi đua giữa các tổ trong lớp
3. GV nhận xét chung:
- GV nhận xét, đánh giá nề nếp của từng tổ, của lớp, có khen – phê tổ, cá nhân.
a. Ưu điểm
+ Đi học chuyên cần, đúng giờ. Hạn chế hiện tượng đi học muộn
+ Truy bài nghiêm túc, chất lượng chưa cao. Tình trạng ngồi nói chuyện trong giờ TB còn xảy ra : Hào , Phương , Thanh Hà , Hoàng,....
+ Nề nếp TD & MHTT tương đối tốt. Tập trung xếp hàng nhanh nhẹn; múa & tập các ĐT thể dục tương đối đều, đẹp
+ Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Các tổ trưởng, cán bộ lớp đã phát huy tinh thần trách nhiệm cao, tự quản tương đối có hiệu quả.
+ Trong lớp, nhiều bạn hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài
+ Một số bạn ý thức học tập cao, đạt nhiều điểm 9, 10. Tiêu biểu như:N.Hà, Thảo, Quang, Phương,...
b. Nhược điểm
- Còn một vài cá nhân nói chuyện riêng.
- Xếp hàng ra vào lớp còn chậm . Tập thể dục & MHTT chưa đều, đẹp. Cuối các hàng còn 1 vài bạn lộn xộn. Việc dàn hàng còn lúng túng, chậm.
- Trong lớp, còn 1 vài cá nhân chưa chú ý nghe giảng .còn nói chuyện riêng.
( Hào, Hiếu, Phúc, M.Hiếu, Hiền, Khiêm,.....)
4. Phương hướng hoạt động tuần tới
- Khắc phục những mặt còn hạn chế , phát huy những ưu điểm đã đạt được .
- Tập trung cao độ vào học tập , phát huy tinh thần học nhóm , giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập .
5. Văn nghệ: GV tổ chức cho HS lên biểu diễn một số tiết mục văn nghệ.
 Xét duyệt của tổ chuyên môn
 Ngày tháng năm 2010
Nguyễn Thị Kiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tuan 20.doc