Bài dự thi Chính sách pháp luật về bình đẳng giới

Bài dự thi Chính sách pháp luật về bình đẳng giới

Câu 1. Luật Bình đẳng giới quy định bao nhiêu thuật ngữ liên quan tới bình đẳng giới? Nêu các nội dung cụ thể của từng thuật ngữ và cho 2 ví dụ để minh họa cho 2 khái niệm bất kỳ (15 điểm)?

Theo Luật Bình đẳng giới của Quốc hội khóa XI, Kỳ họp thứ 10 số 73/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006, Điều 5 quy định 9 thuật ngữ liên quan tới bình đẳng giới là:

1. Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.

2. Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.

3. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

4. Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.

5. Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

 

doc 7 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 399Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài dự thi Chính sách pháp luật về bình đẳng giới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI DỰ THI CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT 
VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
Câu 1. Luật Bình đẳng giới quy định bao nhiêu thuật ngữ liên quan tới bình đẳng giới? Nêu các nội dung cụ thể của từng thuật ngữ và cho 2 ví dụ để minh họa cho 2 khái niệm bất kỳ (15 điểm)?
Theo Luật Bình đẳng giới của Quốc hội khóa XI, Kỳ họp thứ 10 số 73/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006, Điều 5 quy định 9 thuật ngữ liên quan tới bình đẳng giới là:
1. Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.
2. Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.
3. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
4. Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.
5. Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
6. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.
7. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác định vấn đề giới, dự báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.
8. Hoạt động bình đẳng giới là hoạt động do cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân thực hiện nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới.
9. Chỉ số phát triển giới (GDI) là số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng giới, được tính trên cơ sở tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu người của nam và nữ. 
 Ví dụ: Về định kiến giới
Ông bà ngày xưa có câu “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, rõ ràng quan niệm này cho thấy việc xem trọng con trai: 1 con trai thì có, 10 con gái cũng như không. Mặc dù đó là quan niệm sai lầm nhưng còn nặng trong tư tưởng của mỗi người dân Á đông cả trong xã hội hiện đại. Chính vì lẽ đó mà áp lực về việc sinh con trai đối với các gia đình vẫn còn tồn tại, nhiều gia đình sinh quá số con theo khả năng nuôi dưỡng của mình và trái với chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình cũng vì muốn có thêm con trai. Ngay trong đội ngũ giáo viên là những người đi dạy người, tuyên truyền về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình nhưng cũng có không ít giáo viên vi phạm pháp lệnh dân số không phải vì vỡ kế hoạch mà vì định kiến giới, muốn sinh con trai. 
Ví dụ: Về giới tính
Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2009, tỷ lệ sinh giảm từ 2,33 con/phụ nữ vào năm 1999 xuống còn 2,03 con/phụ nữ vào năm 2009. Với mỗi quốc gia, dự báo dân số trong tương lai có ý nghĩa quyết định tới mọi lĩnh vực, đặc biệt là việc hoạch định chính sách, chiến lược. Việt Nam vẫn là nước có qui mô dân số lớn thứ 13 trên thế giới, chất lượng dân số còn hạn chế, chỉ số phát triển con người vẫn ở mức thấp, tầm vóc, thể lực còn hạn chế... Đặc biệt, tỷ số chỉ số giới tính ở Việt Nam đang trải qua thời kỳ gia tăng bất thường, liên tục và ở mức đáng báo động, từ 106,2 bé trai vào năm 2000 lên tới 110,5 bé trai vào năm 2009. Việc lựa chọn giới tính thai nhi cho thấy sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, định kiến giới tính. 
Câu 2. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là gì? Nêu các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trên từng lĩnh vực (15 điểm)?
Theo Luật Bình đẳng giới của Quốc hội khóa XI, Kỳ họp thứ 10 số 73/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006, khoản 6 Điều 5 giải thích rõ:
Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.
Theo Luật Bình đẳng giới của Quốc hội khóa XI, Kỳ họp thứ 10 số 73/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006, các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được quy định tại khoản 5 Điều 11, khoản 2 Điều 12, khoản 3 Điều 13, khoản 5 Điều 14 và khoản 1 Điều 19 của Luật này, cụ thể như sau:
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:
a) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;
b) Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:
a) Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật;
b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;
b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;
c) Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo;
b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật.
 Những biện pháp khác
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng;
b) Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam;
c) Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam;
d) Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam;
đ) Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;
e) Quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam; 
Việt Nam phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2016 - 2020 từ 25% trở lên; tỷ số giới tính khi sinh không vượt quá 113 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái vào năm 2015 và 115/100 vào năm 2020.  
 	Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 2351/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 với mục tiêu giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị.
Theo đó, hàng năm, trong tổng số người được tạo việc làm mới, bảo đảm ít nhất 40% cho mỗi giới (nam và nữ). Tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp đạt 30% vào năm 2015 và từ 35% trở lên vào năm 2020. Lao động nữ nông thôn dưới 45 tuổi được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật chiếm 1/4 vào năm 2015 và chiếm 1 nửa vào năm 2020. Tỷ lệ nữ ở vùng nông thôn nghèo, vùng dân tộc thiểu số có nhu cầu được vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức đạt 80% vào năm 2015.
 	Với mục tiêu này, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới đặt chỉ tiêu phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2016 - 2020 từ 25% trở lên; nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011- 2015 đạt tỷ lệ từ 30% trở lên và nhiệm kỳ 2016 - 2020 trên 35%. Bên cạnh đó, phấn đấu đến năm 2015 đạt 80% và đến năm 2020 đạt trên 95% Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ.
 	Cũng theo Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, một mục tiêu cơ bản khác là bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Cụ thể, tỷ số giới tính khi sinh không vượt quá 113 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái vào năm 2015 và 115/100 vào năm 2020. Đến năm 2015, mục tiêu sẽ giảm 60% và đến năm 2020 giảm 80% sản phẩm văn hóa, thông tin mang định kiến giới. Tăng thời lượng phát sóng các chương trình, chuyên mục và số lượng các sản phẩm tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới.
 	Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới cũng đặt chỉ tiêu đến năm 2015 và duy trì đến năm 2020 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí đủ cán bộ làm công tác bình đẳng giới; hình thành đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ.
3. Anh/chị hãy nêu những quy định về nội dung và mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động? Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, chế độ nghỉ thai sản được quy định như thế nào? (15 điểm)
Quy định về nội dung và mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động: Theo Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2009 của chính phủ, Điều 8 quy định như sau:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phân công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập hoặc chênh lệch về mức tiền lương, tiền công của những người lao động có cùng trình độ, năng lực vì lý do giới tính.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới hoặc đối với các nghề nghiệp đặc thù theo quy định của pháp luật;
b) Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động nam hoặc lao động nữ vì lý do giới tính, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp đã bị xâm hại đối với hành vi quy định tại khoản 1 
Chế độ nghỉ thai sản hiện hành: Theo Bộ luật Lao động năm 1994 sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007 điểu 114 quy định:
1- Người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con, cộng lại từ bốn đến sáu tháng do Chính phủ quy định, tuỳ theo điều kiện lao động, tính chất công việc nặng nhọc, độc hại và nơi xa xôi hẻo lánh. Nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày. Quyền lợi của người lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản được quy định tại Điều 141 và Điều 144 của Bộ luật này.
2- Hết thời gian nghỉ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, người lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động. Người lao động nữ có thể đi làm việc trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, nếu đã nghỉ ít nhất được hai tháng sau khi sinh và có giấy của thầy thuốc chứng nhận việc trở lại làm việc sớm không có hại cho sức khoẻ và phải báo cho người sử dụng lao động biết trước. Trong trường hợp này, người lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản, ngoài tiền lương của những ngày làm việc.
Câu 4. Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đặt ra mục tiêu, chỉ tiêu nào nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị? Bằng hiểu biết của mình, anh/chị hãy nêu tên đầy đủ của các vị lãnh đạo nữ cấp cao hiện nay của Đảng, Nhà nước Việt Nam (gồm: Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch nước, Chính phủ, các Bộ trưởng)? (15 điểm)
Theo quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2010 của thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020, Mục b) khoản 2, Điều 1 nêu rõ:
Mục tiêu 1: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị.
- Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2016 – 2020 từ 25% trở lên; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2015 từ 30% trở lên và nhiệm kỳ 2016 – 2020 trên 35%.
- Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 80% và đến năm 2020 đạt trên 95% Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ.
- Chỉ tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 70% và đến năm 2020 đạt 100% cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có lãnh đạo chủ chốt là nữ nếu ở cơ quan, tổ chức có tỷ lệ 30% trở lên nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. 
Các vị lãnh đạo nữ cấp cao hiện nay của Đảng, Nhà nước Việt Nam:
Bộ Chính trị: Đồng chí Tòng Thị Phóng
Ban Bí thư: 	Đồng chí Hà Thị Khiết
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân
Quốc hội: 	Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân - Phó Chủ tịch QH
Đồng chí Tòng Thị Phóng - Phó Chủ tịch QH
UBTVQH: 	Bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội
Bà Nguyễn Thị Nương - Trưởng Ban Công tác đại biểu
Phó Chủ tịch nước: Đồng chí Nguyễn Thị Doan
Chính phủ: Phạm Thị Hải Chuyền - Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
 Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế 
Bà: Hà Thị Khiết
Bà: Tòng Thị Phóng
* Dưới đây là hình ảnh của các vị lãnh đạo nữ cấp cao hiện nay của Đảng, Nhà nước Việt Nam
Bà: Nguyễn Thị Kim Ngân
Bà: Nguyễn Thị Nương
Bà: Phạm Thị Hải Chuyền
Bà: Trương Thị Mai
Bà: Nguyễn Thị Doan
Bà: Nguyễn Thị Kim Tiến
Câu 5. Từ những tình huống/câu chuyện thực tế trong cuộc sống xung quanh mình, anh/chị hãy viết một bài (tối đa khoảng 1.500 từ) về tấm gương của cá nhân hoặc tập thể điển hình hoặc chia sẻ câu chuyện/sự kiện ấn tượng trong việc thực hiện bình đẳng giới (20 điểm)
Chuyện anh trưởng ấp giặt đồ cho gia đình
 Tôi có dịp được xem đoạn phim tại ấp Bắc tại  huyện Thanh Bình thuộc tỉnh Đồng Tháp, anh Sơn được xem là người đầu tiên trong ấp đem đồ ra bờ sông để giặt mà không chỉ giặt đồ cho anh mà cho cả gia đình anh nữa.
Theo câu chuyện trên đoạn video đó, lần đầu tiên anh rất ngại, mỗi lần đi giặt đồ như thế anh thường làm lén lén có thể đi vào sáng sớm tinh mơ hoặc vào lúc trưa mọi người không ai để ý vì rất ngại và rất mắc cỡ vì sợ mọi người nhìn thấy.
Anh cho biết về quá trình trở thành người đàn ông đầu tiên trong ấp giặt đồ cho gia đình như sau: “Trước khi anh chưa giặt đồ cho gia đình thì một mình vợ anh là người phải đảm đương hết tất cả công việc gọi là nội trợ trong gia đình chẳng hạn như: phải thức sớm giặt đồ, đi chợ, nấu ăn, dọn dẹp trong nhà, chở con đi học, dạy con học và làm suốt đến tối khi đi ngủ với công việc nhà. Điều trớ trêu là anh xem tất cả công việc đó mặc nhiên là của người phụ nữ. Còn người chồng chỉ làm việc ngoài đồng và chiều về chỉ việc đi chơi và lai rai vài ly rượu với mấy anh em hàng xóm thôi. Nhiệm vụ của chồng và vợ khác nhau. Nhưng từ lúc vợ anh tham gia hội phụ nữ, được đi đây đi đó, học hỏi thêm kiến thức kinh nghiệm, từ năm 2008 khi anh Sơn tham gia vào dự án tuyên truyền bình đẳng giới và phòng chống thiên tai tại địa phương với vai trò là tình nguyện viên tuyên truyền về bình đằng giới, phòng chống thiên tai. Được đào tạo bồi dưỡng thêm kiến thức về giới và các kiến thức liên quan đến dự án và đời sống hàng ngày nên mỗi khi về nhà thấy vợ nấu ăn cũng phụ tiếp và chia sẽ công việc với nhau không còn phân biệt công việc nặng nhẹ gì hết, cùng vợ cùng chồng làm cùng nhau tốt hơn và đỡ mất thời gian. Và anh  cho biết nhờ có vợ chồng cùng phụ như thế thì có thời gian rảnh rỗi hơn nên tâm sự về chăm sóc con cái và về công việc, có thời gian tham gia công tác xã hội bên ngoài. Điều quan trọng hơn nữa là chị có thời gian học thêm tin học và một số chuyên môn khác không chỉ phục vụ cho công việc mà cho cả gia đình. Anh Sơn còn đi nói chuyện với mấy ông bạn nhậu về bình đẳng giới từ những kinh nghiệm thực tế của gia đình anh và những hình ảnh từ các gia đình khác đã thực hiện bình đẳng giới từ sự thay đổi định kiến, từ người đàn ông cụ thể như trường hợp anh Sơn là trưởng ấp mà đi giặt đồ cho vợ. Lúc đầu thì sợ mọi người cười, nhưng anh Sơn chẳng sợ đều đó và anh đã phá bỏ được định kiến về phân chia công việc theo giới để phụ tiếp công việc của vợ và gia đình. Từ đó vợ chồng anh Sơn là cặp vợ chồng đi đầu trong phong trào bình đẳng giới tại địa phương và anh Sơn là người đầu tiên tại Ấp làm công việc mà định kiến xã hội thường cho là của phụ nữ tại ấp mình.
Điều quan trọng nhất anh rút ra được kinh nghiệm là sau một thời gian làm việc như thế vợ chồng anh cảm thấy được vui vẻ hơn và có thời gian trao đổi bàn bạc với nhau nhiều hơn những công việc trong gia đình có thời gian bên nhau nhiều hơn và có thời gian chăm sóc và dạy dỗ con cái được tốt hơn.
Câu 6. Theo anh/chị, bản thân anh/chị và cơ quan, tổ chức, địa phương nơi anh chị làm việc hoặc sinh sống nên làm gì để thực hiện bình đẳng giới được tốt hơn? (10 điểm)
* Cơ quan tổ chức cần phải làm những việc sau:
Phải đảm bảo cho nam nữ bình đẳng trong tham gia và thụ hưởng
Báo cáo hoặc cung cấp kịp thời thông tin về bình đẳng giới trong cơ quan tổ chức theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền
Xây dựng chính sách pháp luật về bình đẳng giới liên quan đến hoạt động của cơ quan tổ chức mình
Tổ chức hoạt động tuyên truyền kiến thức về giới và pháp luật về bình đẳng giới cho các thành viên của cơ quan tổ chức và người lao động
Bố trí cán bộ hoạt động về bình đẳng giới
Tạo điều kiện cho lao động nam nghi hưởng nguyên lương và phụ cấp khi vợ sinh con
* Bản thân tôi cần làm những việc sau:
Học tập nâng cao hiểu biết nhận thức về giới và bình đẳng giới
Thực hiện và hướng dẫn người khác thực hiện các hành vi đúng mực về bình đẳng giới
Phê phán và ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử về giới
Giám sát việc thực hiện bình đẳng giới của cơ quan,tổ chức mà mình sinh sống, làm việc
----------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_du_thi_chinh_sach_phap_luat_ve_binh_dang_gioi.doc