Bài dự thi Luật bình đẳng giới - Phạm Thanh Hảo

Bài dự thi Luật bình đẳng giới - Phạm Thanh Hảo

 Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới là người sớm quan tâm đến vai trò, vị thế của phụ nữ, là một trong những người đi đầu, giương cao tư tưởng chống áp bức và nô dịch phụ nữ, Người đã luôn luôn nói về quyền bình đẳng của phụ nữ hay gọi theo cách khác đó chính là bình đẳng giới.

 Còn với chúng ta - những người dân Việt Nam, những người phụ nữ Việt Nam- hơn ai hết, chúng ta hiểu sâu sắc rằng trong suốt quá trình tìm đường cứu nước và lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh cho độc lập tự do, xây dựng chế độ mới, có một tư tưởng xuyên suốt, có một điều luôn thường trực trong tâm khảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu là làm thế nào, làm gì để giải phóng phụ nữ nước ta, để thực hiện nam nữ bình quyền, để quyền lợi của phụ nữ thật sự được tôn trọng, thật sự được bảo đảm. Vì lẽ đó, cho đến trước lúc đi xa, Người vẫn luôn tâm niệm, dành một phần trong Di chúc thiêng liêng để nói về một vấn đề quan trọng là quyền bình đẳng của phụ nữ : "Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cân nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ phải cố gắng vươn lên. Đó là cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ ".

 

doc 59 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 409Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài dự thi Luật bình đẳng giới - Phạm Thanh Hảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Điểm Lời nhận xét của Ban giám khảo
 Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới là người sớm quan tâm đến vai trò, vị thế của phụ nữ, là một trong những người đi đầu, giương cao tư tưởng chống áp bức và nô dịch phụ nữ, Người đã luôn luôn nói về quyền bình đẳng của phụ nữ hay gọi theo cách khác đó chính là bình đẳng giới.
 Còn với chúng ta - những người dân Việt Nam, những người phụ nữ Việt Nam- hơn ai hết, chúng ta hiểu sâu sắc rằng trong suốt quá trình tìm đường cứu nước và lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh cho độc lập tự do, xây dựng chế độ mới, có một tư tưởng xuyên suốt, có một điều luôn thường trực trong tâm khảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu là làm thế nào, làm gì để giải phóng phụ nữ nước ta, để thực hiện nam nữ bình quyền, để quyền lợi của phụ nữ thật sự được tôn trọng, thật sự được bảo đảm. Vì lẽ đó, cho đến trước lúc đi xa, Người vẫn luôn tâm niệm, dành một phần trong Di chúc thiêng liêng để nói về một vấn đề quan trọng là quyền bình đẳng của phụ nữ : "Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cân nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ phải cố gắng vươn lên. Đó là cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ ". 
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, phụ nữ có vai trò rất to lớn trong sự nghiệp cách 
mạng, giải phóng phụ nữ và thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ là một nội dung quan trọng của quyền con người, một nhiệm vụ của cách mạng. Ngay từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong bản tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định : "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. " Với lực lượng một nửa nhân loại, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao những đóng góp to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp Cách mạng, Người khẳng định :
"Trong lịch sử phát triển của đất nước, ở bất cứ thời kỳ nào, phụ nữ Việt Nam cũng giữ một vai trò rất quan trọng "; "Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ " Như vậy, cả về hai mặt pháp lý và đạo đức, quyền bình đẳng của phụ nữ là một nội dung quan trọng của quyền con người. Trong suốt cuộc đời làm cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn canh cánh một nỗi niềm, một nhiệm vụ : giải phóng phụ nữ và thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ. Người ý thức sâu sắc rằng giải phóng phụ nữ thuộc địa phải gắn liền với giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Là một vị lãnh tụ nói và làm luôn đi đôi với nhau, tư tưởng thống nhất với hành động, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấu hiểu nỗi thống khổ và sự ràng buộc xã hội đối với người phụ nữ; qua đó thức tỉnh họ đứng lên đấu tranh để giành lấy sự bình đẳng, trong công tác phụ nữ Người luôn đòi hỏi ở cả hai phía : Tổ chức Đảng và bản thân người phụ nữ. Thấu hiểu và thông cảm với phụ nữ, Người luôn quan tâm thức tỉnh, xây dựng cho họ lòng tự tin, niềm tự hào. Người chỉ rõ : "Dưới Chủ nghĩa Xã hội, Chủ nghĩa Cộng sản, người phụ nữ dũng cảm có thể hoàn thành mọi nhiệm vụ của người đàn ông dũng cảm có thể làm, dù nhiệm vụ đó đòi hỏi rất nhiều tài năng và nghị lực". Là một lãnh tụ nói đi đôi với làm, Người đã biến sức mạnh tiềm tàng to lớn của phụ nữ thành động lực mạnh mẽ, thành mục tiêu của cách mạng Việt Nam. Theo Người, một vấn đề cực kỳ quan trọng là phụ nữ phải được tham gia bình đẳng vào quá trình xây dựng nền kinh tế, văn hoá, xã hội là tiền đề đi tới giải phóng phụ nữ triệt để.Không chỉ quan tâm đến quyền bình đẳng của nữ giới trong mọi quan 
hệ xã hội mà Bác Hồ còn lo cho hạnh phúc của nữ giới trong quan hệ vợ chồng, Bác khuyên chị em ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình để tự đấu tranh giải phóng mình khỏi những ràng buộc phi lý kiểu "chồng chúa vợ tôi". Bác phê phán tình trạng chồng đánh vợ và khẳng định đây là tệ nạn về mặt đạo đức và vi phạm pháp luật : "Đàn ông là người công dân, đàn bà cũng là người công dân, dù là vợ chồng, người công dân này đánh người công dân khác tức là phạm pháp". Trong quá trình lãnh đạo cách mạng cũng như trong cuộc sống đời thường, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm động viên phụ nữ. 
Bác từng nói : "Có người nghĩ rằng Bác không có gia đình, chắc không hiểu gì mấy về vấn đề này. Bác tuy không có gia đình riêng, nhưng Bác có một đại gia đình rất lớn, đó là giai cấp công nhân trên toàn thế giới, là nhân dân Việt Nam. Từ gia đình lớn đó, Bác có thể suy đoán được gia đình nhỏ....Muốn sản xuất nhiều thì phải có nhiều sức lao động. Muốn có nhiều sức lao động thì phải giải phóng sức lao động của phụ nữ. Nói phụ nữ là nói phần nửa của xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phống phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa". Có thể nói Chủ tịch Hồ Chí Minh có quan niệm về vấn đề giải phóng phụ nữ rất sâu sắc, thể hiện tính nhân văn, lòng yêu thương con người nói chung và sự quan tâm đặc biệt với phụ nữ nói riêng. Vấn đề phụ nữ trong gia đình luôn được Người coi trọng. Bác cho rằng : "Rất quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng Chủ nghĩa Xã hội mà phải chú ý đến hạt nhân cho tốt. Tục ngữ ta có câu : Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn". Bác cũng chỉ rõ : "Luật lấy vợ lấy chồng nhằm giải phóng phụ nữ, tức là giải phóng phần nửa xã hội. Giải phóng người đàn bà", đồng thời "phải tiêu diệt tư tưởng phong kiến, tư tưởng tư sản trong người đàn ông". Đối với người
phụ nữ cũng cần phải có trách nhiệm, Bác nêu : "Về phần mình, chị em phụ nữ 
không nên ngồi chờ Chính phủ, chờ Đảng ra chỉ thị giải phóng cho mình, mà tự mình phải tự cường, phải đấu tranh..." Bác Hồ đã khái quát những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam qua tám chữ vàng: "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang". Những phẩm chất ấy được thể hiện ở sự đảm đang, cần cù, chịu khó, hết lòng vì chồng con, gia đình và xã hội. Trong những thời kỳ khác nhau, dù ở nơi đâu và hoàn cảnh nào, phẩm chất đảm đang của người phụ nữ Việt Nam cũng được phát huy mạnh mẽ. Năm 1956, Bác căn dặn các cán bộ phụ nữ toàn miền Bắc "đoàn kết chặt chẽ, ra sức xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà và giữ gìn hoà bình thế giới. Là con cháu xứng đáng của Bà Trưng, Bà Triệu, chắc chắn các cô sẽ hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ vẻ vang ấy". 
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ, suốt 40 năm qua, thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng và phát triển một cách toàn diện tư tưởng của Người trong công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; các tầng lớp phụ nữ đã có nhiều cố gắng nỗ lực để hướng tới sự bình đẳng thực chất cho phụ nữ. Xuyên suốt từ Cương lĩnh chính trị năm 1930 đến Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, thực hiện Di chúc thiêng liêng của Người, vấn đề quyền bình đẳng của phụ nữ tiếp tục được thể chế hoá trong nhiều văn bản Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt Đảng và Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản quan trọng về bình đẳng nam nữ và công tác phụ nữ. Năm 1981, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ. Ngày 12 tháng 7 năm 1993, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 04/NQ - TW về "Đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới". tiếp tục phát triển các 
quan điểm của Đảng và Bác Hồ, Nghị quyết xác định phụ nữ là "người thầy đầu 
tiên " của mỗi đời người; phụ nữ có "những đặc điểm riêng ....."; để phát huy vai 
trò của phụ nữ, Đảng ta đã xác định những nhiệm vụ cơ bản : "phát huy trí tuệ phụ nữ", "tránh khắt khe, hẹp hòi", cần "thông cảm, giúp đỡ phụ nữ", "nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ là thật sự thực hiện quyền bình đẳng và nâng cao địa vị xã hội của phụ nữ".... Về phần mình: "phụ nữ cần kết hợp hài hoà công việc gia đình với công tác xã hội"....Quan điểm ấy tiếp tục được thể hiện trong Chỉ thị 37/CT - TW của Ban Bí thư ngày 16 tháng 5 năm 1994 về công tác cán bộ nữ; được cụ thể hoá trong "Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010" do Chính phủ công bố ngày 4 tháng 10 năm 1997. 
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ cụ thể : "Đối với phụ nữ, nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng giới. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp". Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng X, tiếp tục cụ thể hoá quan điểm của Đảng đối với việc thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong thời kỳ mới. Ngày 27 tháng 4 năm 2007, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 11/NQ - TW "Về công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". Ngày 29 tháng 11 năm 2006 Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 đã thông qua Luật bình đẳng giới; ngày 21 tháng 11 năm 2007 Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 2 thông qua Luật Phòng chống bạo lực gia đình. Đây là những văn bản pháp lý có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội, góp phần hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về bình đẳng giới, là công cụ pháp lý thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình phấn đấu thực hiện mục tiêu bình đẳng giới ở nước ta. Bên cạnh những thành tựu về chủ trương, đường lối và luật pháp; về tổ chức bộ máy, lần đầu tiên trong lịch sử chúng ta có một cơ quan quản lý nhà nước về bình 
đẳng giới, có văn bản chính thức giao cho Uỷ Ban các vấn đề xã hội của Quốc Hội phụ trách về Bình đẳng giới; hằng năm Chính phủ có báo cáo Quốc Hội về thực 
hiện các mục tiêu quốc gia về Bình đẳng giới. Những thành tựu đó đã ngày càng tạo điều kện cho phụ nữ bình đẳng về quyền và cơ hội phát triển; phát huy vai trò, khả năng của lực lượng phụ nữ, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới của đất nước. Cùng với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, pháp luật của đất nước, sự nghiệp "giải phóng phụ nữ", "nam, nữ bình quyền", vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam ngày càng thu được nhiều thành tựu. 
Văn bản chính thức đó chính là : Luật bình đẳng giới được Quốc Hội khoá XI nước Cộng hoà Xã ...  sâu, lượng tài liệu và chi phí hoạt động còn hạn chế. 
 Khó khăn thứ ba là: Vấn đề thiếu kinh phí để duy trì liên tục và trên diện rộng các hoạt động để tăng cường bình đẳng giới cũng như để phụ cấp thêm cho cán bộ công đoàn thực hiện hoạt động này.Từ những vấn đề trên và qua thực tế 17 năm trực tiếp làm công tác giáo dục tại một trường vùng sâu, vùng xa của huyện Võ Nhai mà bản thân tôi lại là người địa phương hoá ở đây nên phần nào cũng hiểu được phong tục, tập quán của đồng bào nơi đây mà chị em giáo viên trong trường của tôi chiếm đa số là người địa phương gốc bản địa. Chính vì lẽ đó mà tôi mạnh dạn đưa ra một 
số kiến nghị của công đoàn đơn vị mình cũng như trách nhiệm của bản thân tôi như sau: 
 Hội phụ nữ các cấp cần tổ chức nhiều hơn nữa các buổi chuyên đề, bồi dưỡng kiến thức về giới và bình đẳng giới cho cán bộ công đoàn cơ sở. Cung cấp thêm các tài liệu có liên quan như: "Hỏi đáp về Luật bình đẳng giới", các bản tin pháp luật về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình, các tờ gấp như: "Bình đẳng giới trong các lĩnh vực đời sống xã hội và gia đình", "Hãy hành động vì bình đẳng giới". Xúc tiến đào tạo, bồi dưỡng báo cáo viên, tuyên truyền pháp luật về bình đẳng giới cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở. Chúng tôi cũng rất mong nhận được sự hỗ trợ về kinh phí tổ chức hoạt động và phụ cấp cho cán bộ công đoàn, ban nữ công để có thể thuận lợi trong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Để có sự bình đẳng giới thực chất thì đòi hỏi phải có sự thừa nhận và tôn trọng sự khác biệt về giới tính giữa nam và nữ. Bình đẳng giới không có nghĩa là thủ tiêu những phẩm chất tốt đẹp vốn có của người phụ nữ Việt Nam: Đó là đức hy sinh, là sự cần cù, chịu thương, chịu khó, một lòng thương chồng, thương con, chăm lo vun vén cho gia đình. Tôi nhớ ngày tôi mới về làm dâu khi tôi đang tranh luận với chồng tôi về vấn đề bình đẳng giới trong xã hội hiện nay thì mẹ chồng tôi nói luôn : "Dù có bình đẳng đến đâu thì phụ nữ vẫn là người rửa bát". Tưởng như chỉ là một câu nói bông đùa nhưng ngẫm ra mới thấy cái thâm thuý của câu nói ấy. 
 Chúng ta, những người đang ngày ngày cần mẫn và tận tuỵ thực hiện sự nghiệp "trồng người" cao cả, chúng ta hãy giáo dục và bảo đảm việc thực hiện bình đẳng giới ngay từ giai đoạn trẻ em do chính học sinh của mình, để xây dựng một xã hội trong thế hệ tương lai thực sự bình đẳng giới. 
 Trong những năm tháng đất nước còn chiến tranh ác liệt, trên mặt trận nông nghiệp, người phụ nữ Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong tăng gia sản xuất, là hậu phương vững chắc cho tuyền tuyến. Chị em phụ nữ đã góp phần công sức to lớn của mình trong việc nuôi quân và dân "Ăn no đánh thắng" đế quốc Mỹ. Hiện 
nay, trong công cuộc đổi mới, người phụ nữ Việt Nam đã đóng góp hết sức to lớn về nhiều mặt trong đời sống xã hội. Để thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ kính yêu, hàng vạn phụ nữ vươn lên vượt qua khó khăn trong công cuộc chuyển đổi cơ chế quản lý của Đảng và Nhà nước. Trên bình diện chung, phụ nữ đã đạt nhiều thành quả trong lao động cho mình, cho gia đình và toàn xã hội. Nhiều tấm gương phụ nữ lao động giỏi, làm kinh tế gia đình đạt được kết quả đáng khen ngợi. Có cả những chị em là những nhà quản lý, nhà kinh doanh và những nhà khoa học có triển vọng...góp phần đắc lực vào công cuộc đổi mới đất nước. Người phụ nữ Việt Nam luôn có tinh thần cầu thị, ham học hỏi, mạnh dạn trong công việc, trong lao động luôn có sự sáng tạo. Trong điều kiện xã hội hiện nay, Đảng và Nhà nước ta tạo mọi điều kiện để phát huy vai trò của người phụ nữ. Bởi vậy, để làm tròn trách nhiệm và bổn phận của mình, người phụ nữ Việt Nam đã không ngừng đấu tranh khắc phục hậu quả, những hạn chế do chế độ cũ để lại như tư tưởng phong kiến, gia trưởng trong gia đình, trọng nam kinh nữ,.....Có thể khẳng định rằng trong điều kiện hiện nay người phụ nữ Việt Nam đã có những sự nỗ lực vượt bậc, khắc phục nhiều khó khăn để tiếp cận tri thức, thành tựu tiên tiến của nhân loại. Trong công cuộc đổi mới, phát triển đã có nhiều phụ nữ có khả năng toàn diện và có nhiều mặt mạnh. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đang thực sự cần những người phụ nữ có đủ tư chất để đảm nhiệm những công việc mới, nhiệm vụ mới trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội. Nhà nước ta luôn coi trọng và khẳng định thực hiện bình đẳng giới là mục tiêu trong yếu trong chiến lược phát triển. Năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn Luật bình đẳng giới. Đây là một bước tiến mới thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Vấn đề bình đẳng giới được đánh giá là một trong những thành tựu nổi bật của Việt Nam trong hơn hai mươi năm đổi mới. Trên thực tế hiện nay, người phụ nữ Việt Nam đang ngày được quan tâm, cải thiện đáng kể. Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ X đã xác định mục tiêu: "Phụ nữ Việt Nam đoàn kết, sáng tạo, bình đẳng, phát triển, góp 
phần đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước". Nhằm phát huy vai trò của phụ nữ, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam luôn phấn đấu giữ vững và phát huy vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ, vận dụng sáng tạo các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước để tổ chức triển khai thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ vì mục tiêu bình đẳng, phát triển, chăm lo, bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ. Trong xu thế phát triển của đất nước, bối cảnh nền kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội hiện nay, cùng với những thuận lợi, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đã và đang tạo điều kiện cho phụ nữ có thể phát huy toàn diện thế mạnh, tiềm năng của mình để cống hiến nhiều hơn và hiệu quả hơn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hiện nay, người phụ nữ ngày càng có một vai trò và địa vị quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước với những ưu điểm và phẩm chất vốn có của mình, cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, họ có thể thực hiện thắng lợi con đường mà Đảng đã chỉ lối. Người phụ nữ Việt Nam trong thế kỷ XXI sẽ có một vị trí và tầm cao mới. Họ sẽ chung tay góp sức vào sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng nên một Việt Nam mang diện mạo mới "sánh vai với các cường quốc năm châu" như mong muốn thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã căn dặn.
 Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, thực hiện lời giáo huấn trong Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ kính yêu, với lòng biết ơn vô hạn, các tầng lớp phụ nữ trên khắp mọi miền của đất nước đã đoàn kết phấn đấu, năng động, sáng tạo phát huy sức mạnh nội lực, giá trị truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, chủ động, tự tin, đóng góp quan trọng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong vai trò người vợ, người mẹ, với tấm lòng thuỷ chung, nhân hậu, phụ nữ đã cùng nam giới xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Phụ nữ Việt Nam ngày càng trưởng thành về mọi mặt. Trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, địa vị của phụ nữ trong 
gia đình và xã hội được nâng lên. Quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng được thực hiện đầy đủ hơn. Đời sống vật chất, tinh thần và sức khoẻ của đại bộ phận chị em được cải thiện. Là tổ chức đại diện, chăm lo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã giữ vững vai trò nòng cốt trong phong trào phụ nữ. Bám sát chức năng của Hội, nhiệm vụ chính trị của đất nước, cácc cấp Hội đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thực hiện tốt hơn vai trò đại diện quyền làm chủ của phụ nữ; chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước ban hành một số chính sách, luật pháp có ý nghĩa chiến lược về công tác phụ nữ, cán bộ nữ và bình đẳng giới. Các cấp Hội đã tích cực vận động phụ nữ và các tầng lớp phụ nữ sôi nổi hưởng ứng thực hiện phong trào thi đua yêu nước "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc". Đặc biệt, đối với Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", hơn hai năm qua, cán bộ, hội viên phụ nữ cả nước đã nỗ lực thực hiện không chỉ bằng trách nhiệm mà bằng cả tấm lòng yêu thương và biết ơn vô hạn đối với Bác. Cuộc vận động đã trở thành một đợt sinh hoạt chính trị, văn hoá, bước đầu đã tạo được những chuyển biến tích cực trong việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức trong cán bộ, hội viên, xây dựng được phong trào "làm theo" tấm gương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bác bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.
 Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát, quan niệm bất bình đẳng, tư tưởng trọng nam hơn nữ vẫn còn tồn tại trong xã hội nói chung và địa phương cơ sở vùng sâu, vùng xa nơi tôi đang công tác nói riêng vẫn còn xảy ra dưới nhiều hình thức, ở nhiều nhóm xã hội khác nhau, kể cả đội ngũ cán bộ, công chức, thậm chí cả những nữ giới. Giữa chủ trương, chính sách và pháp luật với thực tiễn còn khoảng cách lớn, để đạt được sự bình đẳng thực sự giữa nam và nữ, để Luật bình đẳng giới thật sự đi vào cuộc sống của mỗi người dân còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.Trong thực tế, phụ nữ đang phải đối mặt với đói nghèo, lạc hậu, thiếu việc làm, sự bất cập về trình độ học vấn, chuyên môn chính là những bước cản trở đến sự phát triển và 
tiến bộ của phụ nữ. Ngay tại các Bộ, Ngành và những đơn vị hành chính, kinh tế lớn, vấn đề bình đẳng giới vẫn còn gặp những khó khăn nhất định. Việc bồi dương, phát triển cán bộ nữ còn hạn chế. tỷ lệ thất nghiệp trong nữ giới có xu hướng cao dần lên trong cả khu vực công và tư; tình trạng bạo lực gia đình mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ vẫn còn cao; tình trạng thất học, bỏ học của các cháu gái ở vùng sâu, vùng xa còn khá phổ biến; khoảng cách giàu nghèo giữa đô thị với nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn khá lớn...
 Để tiếp tục thực hiện nội dung quan trọng trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quyền bình đẳng của phụ nữ, đồng thời thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, trong thời gian tới, cần tiếp tục có sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức hoạt động trên lĩnh vực xã hội và bình đẳng giới. tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao hơn nữa nhận thức của toàn xã hội về bình đẳng giới. Tăng cường sự tham gia của cán bộ nữ vào bộ máy các cơ quan lãnh đạo các cấp; định kỳ hằng năm kiểm tra việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, xứng đáng với niềm tin yêu và lòng mong muốn của Bác Hồ.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai thi Tim hieu Luat Binh dang gioi.doc