Câu 1. Luật Bình đẳng giới quy định bao nhiêu thuật ngữ liên quan tới bình đẳng giới? Nêu các nội dung cụ thể của từng thuật ngữ và cho 2 ví dụ để minh họa cho 2 khái niệm bất kỳ (15 điểm)?
Theo Luật Bình đẳng giới của Quốc hội khóa XI, Kỳ họp thứ 10 số 73/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006, Điều 5 quy định 9 thuật ngữ liên quan tới bình đẳng giới là:
1. Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.
2. Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.
3. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
4. Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.
5. Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
6. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Bµi dù thi "TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI" NĂM 2012 Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Dung Chức vụ: Phó hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trêng TH Nguyễn Thị Tuyết Mai Xã Động Quan – Lục Yên – Yên Bái Th¸ng 9 n¨m 2012 BÀI DỰ THI "TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI" NĂM 2012 Câu 1. Luật Bình đẳng giới quy định bao nhiêu thuật ngữ liên quan tới bình đẳng giới? Nêu các nội dung cụ thể của từng thuật ngữ và cho 2 ví dụ để minh họa cho 2 khái niệm bất kỳ (15 điểm)? Theo Luật Bình đẳng giới của Quốc hội khóa XI, Kỳ họp thứ 10 số 73/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006, Điều 5 quy định 9 thuật ngữ liên quan tới bình đẳng giới là: 1. Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội. 2. Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ. 3. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. 4. Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ. 5. Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. 6. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được. 7. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác định vấn đề giới, dự báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh. 8. Hoạt động bình đẳng giới là hoạt động do cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân thực hiện nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới. 9. Chỉ số phát triển giới (GDI) là số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng giới, được tính trên cơ sở tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu người của nam và nữ. Ví dụ 1: Về định kiến giới với những quan niệm "Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô" định kiến giới Ông bà ngày xưa có câu “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, rõ ràng quan niệm này cho thấy việc xem trọng con trai: 1 con trai thì có, 10 con gái cũng như không. Mặc dù đó là quan niệm sai lầm nhưng còn nặng trong tư tưởng của mỗi người dân Á đông cả trong xã hội hiện đại. Chính vì lẽ đó mà áp lực về việc sinh con trai đối với các gia đình vẫn còn tồn tại, nhiều gia đình sinh quá số con theo khả năng nuôi dưỡng của mình và trái với chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình cũng vì muốn có thêm con trai. Ngay trong đội ngũ giáo viên là những người đi dạy người, tuyên truyền về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình nhưng cũng có không ít giáo viên vi phạm pháp lệnh dân số không phải vì vỡ kế hoạch mà vì định kiến giới, muốn sinh con trai. Ví dụ 2: Về giới tính Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2009, tỷ lệ sinh giảm từ 2,33 con/phụ nữ vào năm 1999 xuống còn 2,03 con/phụ nữ vào năm 2009. Với mỗi quốc gia, dự báo dân số trong tương lai có ý nghĩa quyết định tới mọi lĩnh vực, đặc biệt là việc hoạch định chính sách, chiến lược. Việt Nam vẫn là nước có qui mô dân số lớn thứ 13 trên thế giới, chất lượng dân số còn hạn chế, chỉ số phát triển con người vẫn ở mức thấp, tầm vóc, thể lực còn hạn chế... Đặc biệt, tỷ số chỉ số giới tính ở Việt Nam đang trải qua thời kỳ gia tăng bất thường, liên tục và ở mức đáng báo động, từ 106,2 bé trai vào năm 2000 lên tới 110,5 bé trai vào năm 2009. Việc lựa chọn giới tính thai nhi cho thấy sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, định kiến giới tính. Câu 2. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là gì? Nêu các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trên từng lĩnh vực (15 điểm)? Theo Luật Bình đẳng giới của Quốc hội khóa XI, Kỳ họp thứ 10 số 73/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006, khoản 6 Điều 5 giải thích rõ: Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được. Theo Luật Bình đẳng giới của Quốc hội khóa XI, Kỳ họp thứ 10 số 73/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006, các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được quy định tại khoản 5 Điều 11, khoản 2 Điều 12, khoản 3 Điều 13, khoản 5 Điều 14 và khoản 1 Điều 19 của Luật này, cụ thể như sau: Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm: a) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; b) Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm: a) Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật; b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm: a) Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động; b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ; c) Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm: a) Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo; b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật. Những biện pháp khác a) Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng; b) Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam; c) Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam; d) Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam; đ) Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam; e) Quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam; Câu 3. Anh/chị hãy nêu những quy định về nội dung và mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động? Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, chế độ nghỉ thai sản được quy định như thế nào? (15 điểm) Quy định về nội dung và mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động: Theo Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2009 của chính phủ, Điều 8 quy định như sau: 1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phân công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập hoặc chênh lệch về mức tiền lương, tiền công của những người lao động có cùng trình độ, năng lực vì lý do giới tính. 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới hoặc đối với các nghề nghiệp đặc thù theo quy định của pháp luật; b) Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động nam hoặc lao động nữ vì lý do giới tính, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp đã bị xâm hại đối với hành vi quy định tại khoản 1 Chế độ nghỉ thai sản hiện hành: Theo Bộ luật Lao động năm 1994 sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007 điều 114 quy định: 1- Người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con, cộng lại từ bốn đến sáu tháng do Chính phủ quy định, tuỳ theo điều kiện lao động, tính chất công việc nặng nhọc, độc hại và nơi xa xôi hẻo lánh. Nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày. Quyền lợi của người lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản được quy định tại Điều 141 và Điều 144 của Bộ luật này. 2- Hết thời gian nghỉ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, người lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động. Người lao động nữ có thể đi làm việc trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, nếu đã nghỉ ít nhất được hai tháng sau khi sinh và có giấy của thầy thuốc chứng nhận việc trở lại làm việc sớm không có hại cho sức khoẻ và phải báo cho người sử dụng lao động biết trước. Trong trường hợp này, người lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản, ngoài tiền lương của những ngày làm việc. Câu 4. Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đặt ra mục tiêu, chỉ tiêu nào nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị? Bằng hiểu biết của mình, anh/chị hãy nêu tên đầy đủ của các vị lãnh đạo nữ cấp cao hiện nay của Đảng, Nhà nước Việt Nam (gồm: Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch nước, Chính phủ, các Bộ trưởng)? (15 điểm) Theo quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2010 của thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020, Mục b) khoản 2, Điều 1 nêu rõ: Mục tiêu 1: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị. - Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đạt tỷ lệ ... an. Vở kịch này khi ra mắt lần đầu tiên ở Châu Âu đã gây "sốc" bởi tính chất "phản tỉnh" vai trò của người phụ nữ trong gia đình cũng như trong xã hội nó được coi như một dấu mốc khởi phát cho việc giải quyết các vấn đề về bình đẳng giới Câu 6. Theo anh/chị, bản thân anh/chị và cơ quan, tổ chức, địa phương nơi anh chị làm việc hoặc sinh sống nên làm gì để thực hiện bình đẳng giới được tốt hơn? (10 điểm) Trả lời: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước các cấp đối với công tác phụ nữ, nhằm phấn đấu đến năm 2015, phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt, thu hẹp khoảng cách giới và nâng vị thế của phụ nữ trong một số lĩnh vực có sự bất bình đẳng hoặc nguy cơ bất bình đẳng giới cao, tạo đà cho sự thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới đến năm 2020. Về cơ bản, bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội. Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị - Rà soát các quy định của Đảng và Nhà nước về độ tuổi đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm, nghỉ hưu. Xác định những bất hợp lý và bất lợi đối với phụ nữ khi thực hiện những quy định này để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Luật Bình đẳng giới. - Nâng cao vị thế của phụ nữ trong lĩnh vực của cuộc sống thông qua tăng cường sự tham gia lãnh đạo và quản lý của phụ nữ; thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ; lồng ghép cơ chế, chính sách cụ thể về độ tuổi trong quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nữ. Thực hiện công tác quy hoạch dài hạn cán bộ quản lý, lãnh đạo nữ với các chỉ tiêu cụ thể và giải pháp thực hiện. - Xây dựng cơ chế đảm bảo thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ vào các quá trình ra quyết định và tăng tỷ lệ nữ ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016. Quy định trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước từ tỉnh đến cơ sở và từng cơ quan, đơn vị trong việc bảo đảm cho nữ cán bộ, công chức tham gia quản lý nhà nước. - Tăng cường công tác tuyên truyền về bình đẳng giới trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức về công tác cán bộ nữ, góp phần xóa bỏ các định kiến, các quan niệm không phù hợp về vai trò của nam và nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Đa dạng hóa các hình ảnh của nữ giới với các vai trò và nghề nghiệp khác nhau. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về bình đẳng giới, trước hết là quy định về độ tuổi đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm. - Hỗ trợ việc nâng cao năng lực cho nữ lãnh đạo trẻ thông qua việc thực hiện các chương trình, dự án nâng cao năng lực. Giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động - Giảm chi phí tiếp cận việc làm và thời gian tìm việc của người lao động thông qua việc xây dựng hệ thống thông tin về thị trường lao động, tư vấn về việc làm và về cơ hội đầu tư. Xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường lao động và đào tạo nghề có tách biệt theo giới tính. Có các biện pháp cụ thể để khuyến khích đầu tư vào việc cung cấp thông tin về thị trường lao động. - Tiếp tục hoàn thiện chính sách và mở rộng đối tượng tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội, nhất là đối với nhóm lao động mới; thực hiện các biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của nữ giới và nam giới tham gia bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp, chú ý nhóm dễ bị tổn thương (như lao động di cư, lao động nghèo ở vùng nông thôn, vùng dân tộc). - Bảo đảm các điều kiện để phụ nữ được tiếp cận đầy đủ và bình đẳng giới các nguồn lực kinh tế (như đất canh tác, các nguồn vốn tín dụng, thông tin thị trường, thông tin về luật pháp, chính sách), bình đẳng về cơ hội tham gia sản xuất kinh doanh. - Các chính sách, chương trình đào tạo nghề cần tập trung vào khu vực nông thôn, vùng dân tộc; thu hút nhiều lao động nữ; nâng cao tay nghề, kỹ năng, cách quản lý, kinh doanh phát triển tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông sản, sản xuất hàng tiêu dùng cũng như phát triển các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống dân cư ở nông thôn. Có chính sách hỗ trợ các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là cơ sở thu hút nhiều lao động nữ. Tiếp tục đầu tư phát triển và mở rộng hệ thống cơ sở dạy nghề. - Bảo đảm các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm sử dụng ngân sách nhà nước thu hút nhiều học viên nữ. Xác định và bảo đảm thực hiện các chỉ tiêu về nữ trong việc bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo cho người dân ở khu vực nông thôn và ven đô thị, vùng dân tộc, hỗ trợ họ áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp và chế biến. - Có chính sách ưu đãi đối với phụ nữ nghèo vay vốn để phát triển sản xuất. Xây dựng chính sách nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ đối với phát triển kinh tế xã hội. Tăng cường các dự án kinh tế hỗ trợ cho các đối tượng phụ nữ ở những vùng khó khăn; phát triển các mô hình kinh tế trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và triển khai các biện pháp cần thiết để khắc phục tình trạng thiếu việc làm của phụ nữ ở nông thôn. - Xây dựng và thực hiện chính sách đặc thù đối với lao động nữ làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xã, biên giới và là người dân tộc thiểu số. - Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các chính sách đối với lao động nữ nhằm bảo đảm tính hiệu quả, công bằng trong chính sách đào tạo nghề, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động và chế độ nghỉ hưu. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo - Đưa nội dung về bình đẳng giới vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục, đặc biệt ở các cấp trung học phổ thông, trung học cơ sở và tiểu học. Đưa nội dung về giới vào các chương trình bồi dưỡng về quản lý nhà nước, đào tạo trung cấp, cao cấp lý luận chính trị nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ lãnh đạo chủ chốt. - Có những chính sách đặc thù cho một số nhóm đối tượng: chính sách, chương trình học bổng hỗ trợ trẻ em gái và phụ nữ tham gia học tập nâng cao trình độ, đặc biệt có chính sách khuyến khích đối với trẻ em gái, phụ nữ nông thôn và vùng dân tộc thiểu số; chính sách đặc thù cho giáo dục mầm non ở vùng sâu, vùng xa và vùng có điều kiện khó khăn; chính sách thu hút giáo viên tiểu học và mầm non là nam giới. - Vận động mọi gia đình động viên con em trong độ tuổi đi học, đặc biệt quan tâm giũp đỡ và tạo mọi điều kiện tới trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; củng cố và duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, THCS và xoá mù chữ, thực hiện tốt chính sách giáo dục đối với vùng cao, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn. - Rà soát để xóa bỏ các thông điệp và hình ảnh mang định kiến giới trong hệ thống sách giáo khoa hiện nay. - Thực hiện lồng ghép giới trong các chính sách, chương trình, kế hoạch của ngành giáo dục; xây dựng cơ sở dữ liệu có tách biệt theo giới tính, dân tộc ở các cấp học, bậc học. Bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe - Tăng cường cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho phụ nữ và nam giới. Đặc biệt, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản linh hoạt, dễ tiếp cận và miễn phí đối với phụ nữ và nam giới vùng dân tộc. - Mở rộng mạng lưới tư vấn về sức khỏe sinh sản cho nam giới. Tăng cường đào tạo bác sỹ chuyên khoa nam tại các bệnh viện đa khoa cấp tỉnh và cấp huyện. - Tăng cường các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho phụ nữ và nam giới. Tăng cường sự tham gia của nam giới vào việc thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Mở rộng các hoạt động truyền thông đối với người chưa thành niên về sức khỏe tình dục, tránh thai an toàn. - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị cho ngành y tế, nhất là các trạm y tế cơ sở nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân nói chung và phụ nữ nói riêng. Đặc biệt quan tâm bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em gái có hoàn cảnh khó khăn. - Yêu cầu các cơ quan, đơn vị hàng năm có kế hoạch tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công chức; Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người dân tại trạm y tế các xã, phường, thị trấn. - Tăng cường đào tạo nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và đặc biệt trong đào tạo sử dụng các trang thiết bị y tế hiện đại cho cán bộ làm công tác y tế. - Thực hiện lồng ghép giới trong các chính sách, chương trình, kế hoạch của ngành y tế. Bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa và thông tin - Nâng cao nhận thức về giới cho người sản xuất các sản phẩm văn hóa, thông tin. Xóa bỏ các thông điệp và hình ảnh mang định kiến giới trong các sản phẩm văn hóa, thông tin. - Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về giới trên các phương tiện thông tin đại chúng với các hình thức đa dạng, linh hoạt, phù hợp với từng nhóm đối tượng và từng khu vực. - Thường xuyên theo dõi, kiểm tra các hoạt động và sản phẩm văn hóa, thông tin từ góc độ giới. Bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới - Đẩy mạnh việc xây dựng gia đình văn hóa, trong đó chú trọng tiêu chí bình đẳng giới trong gia đình. - Chú trọng xây dựng mô hình các câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, bình đẳng và không có bạo lực, thu hút sự tham gia tích cực của nam giới vào các hoạt động này. - Xây dựng và thực hiện thí điểm mô hình tư vấn, hỗ trợ phòng chống bạo lực trên cơ sở giới và buôn bán người; nhân rộng các mô hình thành công. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới - Bố trí đủ cán bộ làm công tác bình đẳng giới ở các cấp; hình thành đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ, đặc biệt ở thôn, xóm, cụm dân cư. Xây dựng mạng lưới chuyên gia về giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. - Bồi dưỡng kỹ năng phân tích, đánh giá và lồng ghép giới cho đội ngũ cán bộ, công chức tham gia hoạch định chính sách và xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Tổ chức các đợt tập huấn kiến thức về giới, phân tích giới và lồng ghép giới cho thành viên ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp. Động Quan, ngày 17 tháng 9 năm 2012 Người viết Nguyễn Thị Kim Dung
Tài liệu đính kèm: