Bài soạn các môn lớp 4, kì I - Tuần học 18

Bài soạn các môn lớp 4, kì I - Tuần học 18

Thứ hai:

TOÁN: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9

 I.MỤC TIÊU

- Biết dấu hiệu chia hết cho 9.

-Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản.Làm bài tập 1,2

- Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán.

 II . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 17 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 716Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn các môn lớp 4, kì I - Tuần học 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 ˜&™ 
Thứ hai: 
TOÁN: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9
 I.MỤC TIÊU
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9.
-Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản.Làm bài tập 1,2
- Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
 II . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: + Nêu dẫu hiệu chia hết cho 2 và ... chia hết cho 5.
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài 
Giáo viên giới thiệu trực tiếp.
HĐ2: HD HS phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9.
? Tự tìm vài số chia hết cho 9 và vài số không chia hết cho 9.
- GV cho HS nhận xét về dấu hiệu chia hết cho 9 và không chia hết cho 9.
? GV cho HS nêu dấu hiệu chia hết cho 9 in đậm trong SGK.
+ Bây giờ ta xem dấu hiệu không chia hết cho 9 có đặc điểm gì?
Cho HS tính nhẩm tổng của các chữ số ghi ở cột bên phải và nêu nhận xét .
GV nhận xét và chốt
? Vậy muốn biết một số chia hết cho 9 hay không ta căn cứ vào đâu?
HĐ3: Luyện tập: 
Bài1: Cho HS nêu yêu cầu.
Cho HS dựa vào công thức đã học để làm bài tập.
GV thu bài chấm nhận xét.
Bài 2: Cho HS làm vào phiếu học tập 
Bài3 : ( Làm thêm) Tổ chức trò chơi tiếp sức
- Mỗi dãy 3 em thi đua nhau tìm viết hai số có ba chữ số và chia hết cho 9.
GV nhận xét và tuyên dương.
Bài 4: (Làm thêm ) GV hướng dẫn HS Lần lượt thử với chữ số 0 ; 1 ; 2 ; , 9 vào ô trống nếu có được tổng các số đó chia hết cho 9 thì số đó thích hợp . Kết quả ta thấy chữ số 5 thích hợp vì 3 + 1 + 5 = 9 mà 9 chia hết cho 9.. Ngoài ra ta không tìm được chữ số nào thích hợp khác 5 . Vậy viết vào ô trống chữ số 5.
Tiếp tục cho HS làm các ô trống còn lại.
 3.Củng cố : ? Dấu hiệu chia hết cho 9 và không chia hết cho 9.
-GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài dấu hiệu chia hết cho 3.
2 HS lên bảng nêu.
Thảo luận nhóm bắng cách nhẩm bảng nhân 9.
HS nhận xét và rút ra kết luận.
HS tính nhẩm và nêu.
Bạn nhận xét bổ sung.
Vào tổng của các chữ số đó.
1 HS nêu.
1 HS lên bảng làm lớp làm vào vở.
Học sinh thực hiện.
Các em thực hiện.
HS lắng nghe.
HS làm bài vào vở.
3 em nêu.
HS lắng nghe.
TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP (TIẾT 1)
 I.MỤC TIÊU:
 -Đọcrành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học ( tốc độ đọc khoảng 80 tiếng /phút ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn , đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kỳ 1.
-Hiểu nội dung chính của từng đoạn , nội dung của cá bài ; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc 2 chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.
- Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
 - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 17 tuần học sách Tiếng việt 4, tập một (gồm cả văn bản thông thường) : 
- Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: Hai học sinh đọc bài “ Rất nhiều mặt trăng”. 
Nêu nội dung chính của bài.
- Nhận xét và ghi điểm. 
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài :
- Trong tuần 18 này, chúng ta sẽ được ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt trong 17 tuần của HKI. 
HĐ2: Kiểm tra TĐ và HTL ( khoảng 1/6 số HS lớp) - GV kiểm tra như sau :
 + Từng HS lên bốc thăm chọn bài ( sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1- 2 phút).
+ GV đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời.
+ GV cho điểm .
HĐ3: Luyện tập:
Bài tập 2 
Yêu cầu HS đọc đề bài. 
Cả lớp đọc thầm bài.
+Đề bài yêu cầu gì?
+ Những bài tập đọc nào là truyện kể trong 2 chủ điểm trên?
- GV nhắc các em lưu ý : chỉ ghi lại những điều cần nhớ về các bài TĐ là truyện kể ( có 1 chuỗi sự việc, liên quan đến 1 hay 1 số sự vật, nói lên 1 điều có ý nghĩa).
- GV phát bút dạ và phiếu cho các nhóm( mỗi nhóm 4 HS). HS các nhóm đọc thầm các truyện kể trong 2 chủ điểm, điền nội dung vào bảng. 
- GV yêu cầu HS điền cho hoàn chỉnh nội dung vào bảng tổng kết trong phiếu .
3.Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn những em chưa có điểm kiểm tra đọc hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
2 học sinh thực hiện theo yêu cầu của GV
HS lắng nghe
HS nhắc lại tựabài
HS lên bốc thăm bài thi trước 1- 2 phút.
+ HS đọc trong SGK ( hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
HS trả lời câu hỏi.
HS đọc đề bài.
Lập bảng tổng kết 
học sinh kể tên cá bài tập đọc là truyện kể.
HS lắng nghe.
HS đọc thầm theo nhóm và làm bài.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
Các nhóm điền hoàn chỉnh nội dung 
HS lắng nghe
Thứ ba: 
TOÁN: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3
 I .MỤC TIÊU
- Biết dấu hiệu chia hết cho 3.
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản. Làm bài tập 1,2
- Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: + Muốn biết một số chia hết cho 9 ta căn cứ vào đâu?
+ Muốn biết một số có chia hết cho 2 hay cho 5 , ta căn cứ vào chữ số nào?
Gv nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài 
Giáo viên giới thiệu trực tiếp.
HĐ2: HD HS phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 3.
? Tìm vài số chia hết cho 3 và vài số không chia hết cho 3.
Cho HS thảo luận nhóm bắng cách nhẩm bảng nhân chia cho 3.
Nếu chia hết cho 3 thì xếp vào 1 cột bên trái đó.
Không chia hết cho 3 xếp vào một cột bên phải.
GV cho HS nhận xét về dấu hiệu chia hết cho 3 và không chia hết cho 3.
Gv ghi bảng cách xét tổng các chữ số của một vài số.
? Qua sự phân tích trên em có nhận xét gì về đặc điểm của cột bên trái này? 
- GV cho hS nêu dấu hiệu chia hết cho 3 Trong SGK.
+ Tiếp tục cho HS nhận xét ở cột bên phải
? Qua sự phân tích trên em có nhận xét gì về đặc điểm của cột bên phải này? 
HĐ3: Luyện tập:
Bài 1:
GV gọi hS đọc bài và nêu cách làm , sau đó cả lớp tự làm vào vở .
Gọi 1 em lên bảng làm.
GV thu bài chấm nhận xét.
Bài 2: Gọi HS đọc đề và nêu cách làm sau đó cả lớp làm vào PHT .
Gọi 1 Hs lên bảng làm.
GV thu PHT chấm nhận xét.
Bài 3: (Làm thêm) Tổ chức trò chơi tiếp sức.
Mỗi dãy 3 em lên thi đua nhau viết ba số có ba chữ số và chia hết cho 3.
Tổ nào viết xong mà đúng trước thì nhóm đó thắng.
GV nhận xét tuyên dương.
Bài 4 : Dành cho học sinh K- G
+ Tìm chữ số thích hợp viết vào ô trống để được các số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.
56Š ; 79Š ; 2Š35.
GV nhận xét tuyên dương.
3.Củng cố: ? Nêu dấu hiệu chia hết cho 3 và không chia hết cho 3.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài Luyện tập.
2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
Các nhóm làm việc theo yêu cầu của GV.
HS theo dõi.
- Đều có tổng các chữ số chia hết cho 3.
- 3 HS nêu
HS theo dõi.
Đều có tổng các chữ số không chia hết cho 3.
1 HS đọc đề .
1 HS nêu cách làm .
1 HS đọc đề .
1 HS nêu cách làm
Ba dãy thi đua nhau .
Lớp cổ vũ .
Làm việc theo yêu cầu của GV .
trình bày .
2 em nêu.
HS lắng nghe.
TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP (TIẾT 2 )
 I.MỤC TIÊU
 -Đọcrành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học ( tốc độ đọc khoảng 80 tiếng /phút ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn , đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kỳ 1.
- Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học( BT2) ; bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với các tình huống cho trước ( BT3).
- Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt.
 II . ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
 Phiếu ghi sẵn tên các bài TĐ và HTL( như tiết 1).
 Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung bài 3.
 III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: - Chấm một số vở bài tập của học sinh.
- Nhận xét và ghi điểm. 
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài :
Giới thiệu trực tiếp.
HĐ2: Kiểm tra TĐ và HTL ( khoảng 1/6 số HS lớp) - GV kiểm tra như sau :
+ Từng HS lên bốc thăm chọn bài ( sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1- 2 phút).
+ GV đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời.
 + GV cho điểm .
HĐ3: Luyện tập:
* Ôn về kĩ năng đặt câu.
Gọi HS đọc Y/c và mẫu.
+Đề bài yêu cầu gì?
Gọi HS trình bày bài. GV sửa lỗi.
Nhận xét, khen ngợi. 
* Sử dụng thành ngữ, tục ngữ.
Gọi HS đọc Y/c BT3.
+Đề bài yêu cầu gì?
HS trao đổi nhóm đôi và viết vào vở.
Gọi HS trình bày và nhận xét.
Nhận xét chung, kết luận lời giải đúng.
Nhận xét, ghi điểm.
3.Củng cố dặn dò:. - Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ các thành ngữ, tục ngữ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau. 
HS lên bốc thăm bài thi trước 1- 2 phút.
+ HS đọc trong SGK ( hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
Trả lời câu hỏi .
1 HS đọc.
Đặt câu với từ ngữ thích hợp để nhân xét về các nhân vật.
Tiếp nối nhau đọc câu văn đã đặt.
1 HS đọc .
Chọn thành ngữ để khuyến khích hoặc khuyên nhủ bạn .
2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và viết các thành ngữ, tục ngữ.
 HS trình bày, nhận xét.
Hs nghe.
HS nghe.
TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP (TIẾT 3 )
 I.MỤC TIÊU
 -Đọcrành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học( tốc độ đọc khoảng 80 tiếng /phút ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn , đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kỳ 1.
-Nắm được các kiểu mở bài , kết bài trong bài văn kể chuyện ; bước đầu viét được mở bài gián tiếp , kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện ông Nguyễn Hiền( BT2) 
- Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt.
 II . ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
Phiếu ghi sẵn tên các bài TĐ, HTL như tiết 1; Bảng phụ ghi sẵn ND cần ghi nhớ về 2 cách mở bài trang 113 và 2 cách kết bài trang 122, SGK.
 III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ: - Chấm một số vở bài tập của học sinh.
- Nhận xét và ghi điểm. 
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài :
Giới thiệu trực tiếp.
HĐ2: Kiểm tra TĐ và HTL ( khoảng 1/6 số HS lớp) - GV kiểm tra như sau :
+ Từng HS lên bốc thăm chọn bài ( sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1- 2 phút).
+ GV đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời.
 + GV cho điểm .
HĐ3: Luyện tập
* Ôn luyện về các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện.
Gọi HS đọc Y/c bài.
+Đề bài yêu cầu gì?
- Y/c HS đọc truyện Ông trạng thả diều.
Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc phần ghi nhớ.
Y/c HS làm vở .
 ... chia hết cho 2 , 3 , 5 , 9 trong một số tình huống đơn giản.
-Rèn kỹ năng nhận biết dấu hiệu chia hết nhanh. Làm bài tập 1, 2, 3.
- Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
 II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: + Em hãy nêu các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9 ?
+ Mỗi dấu hiệu chia hết cho 2 ,3; 5; 9 lấy một ví dụ ?
– GV nhận xét kiểm tra bài cũ.
2.Bài mới : HĐ1: Giới thiệu bài 
Giáo viên giới thiệu trực tiếp.
HĐ2: Luyện tập:
Bài 1,2
– GV cho HS tự làm bài , sau đó chữa bài.
Bài 3 – 1 HS nêu yêu cầu.
– GV cho HS nêu cách làm.
– HS làm bài vào vở.
Bài 5 : Làm thêm 
– 1 HS đọc bài.
– GV hướng dẫn HS phân tích bài toán: Nếu xếp thành 3 hàng không thừa không thiếu thì số bạn chia hết cho3. Nếu xếp thành 5 hàng không thừa không thiếu thì số bạn chia hết cho 5. Các số vừa chia hết cho 3 và 5 là : 0; 15; 20; 25; 30; 35; 40Từ đó HS tìm được đáp số của bài toán.
– Cả lớp làm bài vào vở.
3.Củng cố dặn dò:
 - GV dặn dò về nhà 
 - Nhận xét tiết học.
HS nêu.
HS lấy ví dụ.
HS nghe.
Cả lớp làm bài vào vở.
HS nêu.
HS thực hiện.
HS đọc.
HS nghe giảng.
HS làm bài.
TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP (TIẾT 6 )
 I.MỤC TIÊU
-Đọcrành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học( tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn , đoạn thơ phù hợp với nội dung . Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kỳ 1.
-Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập đã quan sát ; viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp , kết bài theo kiểu mở rộng (BT2)
- Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
 Phiếu ghi sẵn tên các bài TĐ, HTL như tiết 1.
 Bảng phụ ghi sẵn phần ghi nhớ trang 145 và 170, SGK.
 III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ: - Chấm một số vở bài tập của học sinh.
- Nhận xét và ghi điểm. 
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài : 
Giới thiệu trực tiếp.
HĐ2: Kiểm tra TĐ và HTL: Kiểm tra số học sinh còn lại - GV kiểm tra như sau :
+ Từng HS lên bốc thăm chọn bài ( sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1- 2 phút).
+ GV đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời.
+ GV nhận xét và ch ấm điểm .
HĐ3: Thực hành: Ôn luyện về văn miêu tả. 
Gọi HS đọc Y/c 
- Y/c HS đọc phần ghi nhớ trên bảng phụ.
- Y/c HS tự làm bài, Gv nhắc:
+ Đây là bài văn miêu tả đồ vật.+ Hãy quan sát kĩ chiếc bút, tìm những đặc điểm riêng mà không thể lẫn với bút bạn khác.
+ Không thể tả quá chi tiết, rườm rà.
Gọi HS trình bày. Gv ghi nhanh ý chính:
a. Mở bài: Giới thiệu cây bút: Được tặng nhân dịp năm học mới.
b.Thân bài: - Tả bao quát bên ngoài.
+ Hình dáng thon, mảnh, ,.
 + Chất liệu: bằng nhựa, gỗ,
 + Màu sắc: đen. Xanh,
 + Nắp bút: bằng sắt, nhựa,
 + Hoa văn trang trí: 
 - Tả bên trong: Ngòi bút ; Nét 
c. Kết bài: Tình cảm của mình với chiếc bút.
- Gọi HS đọc phần mở bài và kết bài. Gv sửa lỗi.
- Y/c viết phần mở bài kiểu gián tiếp- Mở bài kiểu mở rộng.
3.Củng cố dặn dò: 
Nhận xét tiết học – Nhận xét giờ học.
4 học sinh nộp vở.
HS lên bốc thăm bài thi trước 1- 2 phút.
+ HS đọc trong SGK ( hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
Trả lời câu hỏi .
1 Hs đọc Y/c trong SGK.
1 HS đọc ghi nhớ.
Tự lập dàn ý, viết mở bài, kết thúc.
- 2 đến 4 HS trình bày.
* (ví dụ về một dàn ý)
+ Hình dáng thon, mảnh, tròn,.vát lên ở cuối như đuôi máy bay.
+ Chất liệu: bằng gỗ, rất thơm chắc tay.
+ Màu nâu đen. Không lẫn với chiếc bút của ai.
+ Nắp bút: bằng nhựa,đậy rất kín
+ Hoa văn trang trí: chiếc lá, gấu,
+ Ngòi bút thanh, sáng,
+ Nét trơn.
Em giữ gìn cây bút rất cẩn thận ,không bao giờ quên đậy nắp, không bao giờ bỏ quên bút .Em luôn cảm thấy có ông em bên mình mỗi khi dùng cây bút.
Học sinh viết mở bài.
TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP (TIẾT 7 )
 I.MỤC TIÊU
-Kiểm tra (đọc) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề KT
-Rèn kỹ năng đọc cho học sinh.
-Giáo dục cho các em ý thức tự giác trong học tập.
 II.HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠ CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức: GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới. HĐ1:Giới thiệu bài. 
– GV giới thiệu trực tiếp theo mục tiêu bài học.
HĐ2: Kiểm tra:
- Yêu cầu học sinh tự làm các bài tập ôn tập tiết 7 ở VBT TV4.
- GV theo dõi và nhắc nhở học sinh trong lúc làm bài.
HĐ3: Thu bài:
GV thu bài khi hết thời gian làm bài.
3.Củng cố- Dặn dò:
- Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh làm bài vào vở bài tập.
Học sinh ghi nhớ.
Thứ sáu: 
TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP (TIẾT8)
 I.MỤC TIÊU
-Kiểm tra ( Viết) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề KTĐK
-Rèn kỹ năng làm bài cho học sinh.
-Giáo dục cho các em ý thức tự giác trong làm bài.
 II.HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠ CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức: GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới. HĐ1:Giới thiệu bài. 
– GV giới thiệu trực tiếp theo mục tiêu bài học.
HĐ2: Kiểm tra:
*Chính tả: Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn văn Mùa đông trên rẻo cao.
GV đọc cho học sinh soát lỗi.
* Tập làm văn: GV chép đề bài lên bảng: 
 Hãy tả một một đồ dùng học tập mà em thích.
- Học sinh làm bài GV theo dõi.
HĐ3: Thu bài:
GV thu bài khi hết thời gian làm bài.
3.Củng cố- Dặn dò:
- Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh viết bài vào vở.
Học sinh soát lỗi.
Học sinh làm bài.
Học sinh ghi nhớ.
TOÁN: KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI KỲ I 
 (ÔN LUYỆN TOÁN)
I.MỤC TIÊU
- Củng cố cho học sinh một số nội dung cơ bản đã học.
-Rèn kỹ năng làm tính và giải toán cho học sinh.
- Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
 II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ: Chấm một số vở bài tập của học sinh.
? Nêu dấu hiệu chia hết cho 2;5;3;9?
2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài lên bảng.
HĐ2: Luyện tập:
GV hướng dẫn học sinh làm các bài tập ở tiết 90 ở vở bài tập toán tập 1.
Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu của bài.
Yêu cầu các em làm bài vào vở, gọi 2 em lên bảng làm bài.
? Nêu dấu hiệu chia hết cho 3?
Bài 2: Gọi học sinh đọc đề toán.
Yêu cầu học sinh tự làm bài.
Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc đề bài và giải vào vở.
GV cùng cả lớp nhận xét và chốt lời giải đúng.
Bài 4: Gọi HS đọc đề bài.
Yêu cầu học sinh làm bài.
HĐ3: Chấm chữa:
GV chấm một số bài và HD chữa bài sai
3.Củng cố – Dặn dò:
- Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học.
5 em nộp vở.
4 học sinh trả lời.
Học sinh sử dụng VBT toán.
Học sinh đọc.
2 học sinh làm bài ở bảng.
2 học sinh đọc.
Học sinh làm bài vào vở 1 em lên bảng làm.
Học sinh tóm tắt và giải vào vở, 1 em giải bài vào phiếu.
HS trình bày phiếu .
Học sinh đọc bài.
Tự giải bài vào vở, 1 em lên bảng giải.
Học sinh chữa bài của mình.
Học sinh ghi nhớ.
ĐẠO ĐỨC: THỰC HÀNH KỸ NĂNG CUỐI HỌC KỲ I
 I.MỤC TIÊU
- Ôn tập các kiến thức đã học từ bài 5 đến bài 9.
- Rèn cho các học sinh vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
- Giáo dục cho các em có ý thức học tập tốt.
 II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: ? Vì sao phải yêu lao động?
 ? Nêu các biểu hiện về yêu lao động?
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu trực tiếp.
HĐ2: Ôn tập kiến thức đã học:
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm với các nội dung sau:
? Nêu các bài đạo đức đã học (từ bài 5 đến bài 9)
? Nêu bài học của từng bài cụ thể?
? Liên hệ cho từng bài?
GV chốt lại các ý đúng.
HĐ2: Thực hành luyện kỹ năng:
? Kể những việc làm hiếu thảo với ông bà cha mẹ?
? Nêu những việc làm để tỏ lòng biết ơn và kính trọng các thầy cô giáo?
? Vì sao phải biết ơn thầy cô giáo?
? Nêu những biểu hiện yêu lao động (lười lao động)?
? Nêu ước mơ về nghề nghiệp của mình sau này?
-Giáo viên tuyên dương những câu trả lời hay.
HĐ3: Trò chơi:
HD cho các em chơi trò chơi Đóng vai.
GV đưa ra các tình huống.
3.Củng cố dặn dò: 
- Liên hệ thực tế.
 - Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học.
Hai học sinh trả lời.
Học sinh lắng nghe giới thiệu.
Học sinh thảo luận theo nhóm thực hiện theo các yêu cầu.
Đại diện các nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung.
Học sinh xung phong trình bày các em khác bổ sung góp ý thêm cho bạn.
HS đóng vai giải quyết các tình huống đó
SINH HOẠT: SINH HOẠT ĐỘI
 I.MỤC TIÊU
- Học sinh nắm được ưu khuyết điểm của cá nhân và của chi đội trong tuần vừa qua.
- Nắm được kế hoạch hoạt động trong thời gian tới.
- Giáo dục cho các em có ý thức tự giác và trách nhiệm cao trong các hoạt động của chi đội.
 II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức: 
- Tổ chức cho các em ôn lại các bài múa hát của Đội.
2.Sinh hoạt: 
HĐ1: Đánh giá hoạt động trong tuần qua
- Giáo viên yêu cầu chi đội trưởng và các phân đội đánh giá nhận xét và xếp loại thi đua.
-Yêu cầu cá nhân hcọ sinh phát biểu ý kiến
- Giáo viên nhận xét chung về các mặt:
 * Học tập: Đa số các em có ý thức học tập và làm bài khá tốt. Song có một số em chưa chịu khó trong học tập: Thành, Hoàng, Tùng, Hằng, Hiếu,
Một số em còn quá trầm trong giờ học:Hoàng, Tùng, Đạt, Tình,
- Việc rèn luyện chữ viết ở một số em chưa kiên trì và chưa được thường xuyên: Hoàng, Thành,
* Nề nếp: Thực hiện tốt các hoạt động của chi đội, liên đội đề ra.
Song trình trạng thiếu khăn quàng và mũ ca lô ở một số em vẫn còn .
 * Lao động: Thực hiện tốt theo kế hoạch. Song tổ trực chưa chú ý việc quét mạng nhện ở lớp.
HĐ2: Kế hoạch hoạt động tuần sau:
- Tiếp tục ôn tập các kiến thức đã học, chú ý hơn về việc rèn luyện chữ viết chuẩn bị cho việc kiểm tra vở sạch chữ đẹp cuối kỳ I sắp tới.
- Thực hiện có hiệu quả các hoạt động do chi đội, liên đội và nhà trường đề ra.
- Mua bổ sung sách vở học kỳ 2 cũng như dụng cụ học tập.
- Tiếp tục các khoản thu nộp trong năm. Tổng kết các khoản thu nộp trong đợt 1 đã quy định
- Khắc phục những tồn tại và phát huy những ưu điểm đã đạt được trong tuần.
3.Củng cố:
- Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học.
Học sinh thực hiện.
- Phân đội trưởng đánh giá, nhận xét và xếp loại thi đua cho các thành viên trong phân đội.
- Chi đội trưởng nhận xét chung và xếp loại thi đua cho các phân đội.
- Học sinh nêu ý kiến của mình.
Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét.
Học sinh lắng nghe giáo viên phổ biến kế hoạch hoạt động tuần sau.
---------------------------------------********----------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4 Tuan 18.doc