Bài soạn môn học khối 4 - Trường Tiểu học Số 1 Nam Phước - Tuần 4

Bài soạn môn học khối 4 - Trường Tiểu học Số 1 Nam Phước - Tuần 4

TẬP ĐỌC: MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC

(Tiết 7)

I. MỤC TIÊU

 - Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.

 - Hiểu nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành- vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa( trả lời được các CH trong SGK).

II. ĐÔ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ viết câu: Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá do bận nhiều công việc nên không mấy khi tới thăm Tô Hiến Thành được.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 30 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 651Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn học khối 4 - Trường Tiểu học Số 1 Nam Phước - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 : Cách ngôn : Ăn vóc học hay
Ngày soạn:11-9-2010
Ngày giảng:13-9-2010
 TẬP ĐỌC: MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
(Tiết 7)
I. MỤC TIÊU
 - Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
 - Hiểu nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành- vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa( trả lời được các CH trong SGK).
II. ĐÔ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ viết câu: Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá do bận nhiều công việc nên không mấy khi tới thăm Tô Hiến Thành được.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc truyện Người ăn xin và trả lời câu hỏi 
Nhận xét cho điểm HS
2. Bài mới
2.1 Giới thiệu bài: Giới thiệu chủ điểm Măng mọc thẳng và đề bài tập đọc
2.2 Hướng dẫn luyên đọc và tìm hiểu bài: 
a. Luyện đọc
- Yêu cầu HS mở SGK trang 36, gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc
- Gọi 2 HS đọc toàn bài. GV lưu ý sửa chữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS nếu có
- Gọi HS đọc phần chú giải trong SGK 
- GV đọc mẫu lần 1: Chú ý giọng đọc 
b. Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: 
+ Tô Hiến Thành làm quan thời nào ?
+ Mọi người đánh giá ông là người ntn?
+ Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện ntn?
+ Đoạn 1 kể chuyện gì?
- Ghi ý chính đoạn 1
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+ Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông?
+ Còn gián nghị Trần Trung Tá thì sao?
+ Đoạn 2 ý nói đến ai?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lờicâu hỏi:
+ Tô Hiến Thành đã tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình?
+ Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện ntn?
+ Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?
* HSG : Phân tích từ đơn, từ phức trong 2 câu đầu của bài
+ Đoạn 3 nói ý gì?
- Ghi nội dung của bài 
c. Đọc diễn cảm
- Gọi HS đọc toàn bài 
- Gọi HS phát biểu 
- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc 
GV đọc mẫu
- Y/c HS luyện đọc và tìm ra cách đọc hay
- Y/c HS đọc phân vai
- Nhận xét, cho điểm HS
3. Củngcố dặn dò 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài và nêu đại ý
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài 
3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu
+Luân đọc: co cà, có cá 
Nhận xét bài đọc của bạn
- 3 HS đọc theo trình tự
- 2 HS nối tiếp đọc toàn bài 
- 1 HS đọc thành tiếng
- Lắng nghe
- Đọc thầm nối tiếp nhau trả lời câu hỏi:
+ Làm quan triều Lý
Ông là người nổi tiếng chính trực
- Tô Hiến Thành không chịu nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua. Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long Cán
- 2 HS nhắc lại 
- 1 HS đọc thành tiếng 
+ Quan tham tri chính sự ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh
+ Do bận quá nhiều việc nên không đến thăm ông được
+ Ông tiến cử quan gián nghị Trần Trung Tá 
+ Ông cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình 
+ Vì ông quan tâm đến triều đình, tìm người tài giỏi để giúp nước, giúp dân
+ Vì ông không màng danh lợi, vì tình riêng mà giúp đỡ, tiến cử Trần Trung Tá 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc 
- Cách đọc (như đã nêu)
- Lắng nghe
- Luyện đọc để tìm ra cách đọc hay
- 1 lượt 3 HS tham gia thi đọc
Ngày soạn:11-9-2010
Ngày giảng:13-9-2010
TOÁN: SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰCÁC SỐ TỰ NHIÊN (Tiết 16)
I/ Mục tiêu: Bước đầu hệ thống hóa 1 số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên.
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu làm các bài tập 
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS 
2. Bài mới:
a Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu
b So sánh các số tự nhiên:
a) Luôn thực hiện được phép so sánh 2 số tự nhiên bất kì
- GV Nêu các cặp số tự nhiên như 100 và 89, 456 và 231 Rồi y/c HS so sánh xem trong mỗi cặp số, số nào bé hơn, số nào lớn hơn
- Như vậy 2 số tự nhiên bất kì chúng ta luôn xác định được điều gì?
- Vậy bao giờ cũng so sánh được 2 số tự nhiên
b) Cách so sánh hai số tự nhiên bất kì 
- GV: Hãy so sánh hai số 100 và 99
- Vậy khi so sánh 2 số tự nhiên với nhau, căn cứ vào số các chữ số của chúng ta có thể rút ra được kết luận gì?
- GV y/c HS rút ra kết luận 
- GV viết lên bảng các cặp số:
 123 và 456 ; 1891 và 7578
- GV y/c HS so sánh các số trong từng cặp số với nhau
- Có nhận xét gì về số các chữ số của các số trong mỗi cặp số trên
- Hãy nêu cách so sánh 123 với 456
- GV y/c HS nêu lại kết luận về cách so sánh 2 số tự nhiên với nhau
c) So sánh hai số trong dãy số tự nhiên và trên tia số:
- GV: Hãy nêu dãy số tự nhiên 
- Hãy so sánh 5 và 7
- Trong dãy số tự nhiên 5 đứng trước 7 hay 7 đứng trước 5?
- Trong dãy số tự nhiên, số đứng trước lớn hơn hay bé hơn số đứng sau
- Y/c HS vẽ tia số biểu diễn các số tự nhiên
- Y/c HS so sánh 4 và 10
c Xếp thứ tự các số tự nhiên :
- Nêu các số tự nhiên 7698, 7968, 7896 Và yêu cầu:
+ Hãy xếp các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn. Và ngược lại
- Y/c HS nhắc lại kết luận
d Luyện tập, thực hành:
Bài 1:
- Y/c HS tự làm bài 
- GV chữa bài và y/c HS giải thích cách so sánh của 1 số cặp số 1234 và 999; 2501 và 2410
- GV nhận xét và cho điểm HS 
Bài 2:
- Bài tập y/c chúng ta làm gì?
- Muốn xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn chúng ta phải làm gì?
- Y/c HS làm bài 
- Y/c HS giải thích cách sắp xếp của mình 
- GV Nhận xét và cho điểm HS
* HSG bài số 8,9 Tuyển chọn 400 bài toán 4 
Bài 3:
- Bài tập y/c chúng ta làm gì?
- Muốn xếp được các số từ lớn đến bé chúng ta phải làm gì?
- Y/c HS giải thích cách xắp xếp của mình
- Nhận xét và cho điểm
3. Củng cố dặn dò:
Số thích hợp để viết vào chỗ chấm của 9999 < .... < 10 001 là:
A 99 991 B 9990 C 10 000 D 99 910
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu HS cả lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn
+ Luân đọc các số từ 1 đến 20
- Lắng nghe
- HS nối tiếp phát biểu ý kiến
+ 100 lớn hơn 89, 89 bé hơn 100 
+ 
- Chúng ta luôn xác định được số nào bé hơn, số nào lớn hơn
- 100 > 99 (100 lớn hơn 99) hay 99 < 100 (99 bé hơn 100)
- Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào ít chữ số hơn thì bé hơn
- HS so sánh và nêu kết quả:
123 7578
- Các số trong mỗi số có số chữ số bằng nhau
- So sánh hàng trăm 1<4, nên 123 , 456
- HS nêu như phần bài học SGK
- HS nêu: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 
- 5 bé hơn 7; 7 lớn hơn 5
- Trong dãy số tự nhiên số đứng trước bé hơn số đứng sau
- 1 HS lên bảng vẽ 
- 4 bé hơn 10, 10 lớn hơn 4
+Luân so sánh các số trong phạm vi 10
+ Theo thứ tự từ bé đến lớn 
7698 , 7896 , 7968
- HS nhắc lai kết luận như trong SGK
- 1 HS lên bảng làm bài tập, HS cả lớp làm bài vào VBT
- HS nêu cách so sánh 
- Bài tập y/c sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn 
- Chúng ta phải so sánh các số với nhau
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT
Ngày soạn:11-9-2010
Ngày giảng:13-9-2010
 KỂ CHUYỆN: MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH
(Tiết 4)
I/ Mục tiêu: 
 - Nghe – kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý (SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện (do GV kể)
	- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền.
II/ Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ truyện trang 40 SGK
Liễn từ 
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS kể lại đã nghe đã học về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu đùm bọc lẫn nhau 
- Nhận xét cho điểm từng HS
2. Bài mới
a Giới thiệu bài:
- Treo tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
+ Đưa ra tên bài học
b GV kể chuyện:
- Y/c HS đọc thầm các câu hỏi ở B1
- GV kể 2 lần
c Kể lại câu chuyện:
a) Tìm hiểu truyện
- Phát giấy bút dạ cho từng nhóm 
- Y/c HS trong nhóm trao đổi, thảo luận để có câu trả lời đúng
- Y/c nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét bổ sung cho từng câu hỏi 
- KL câu trả lời đúng 
- Gọi HS đọc lại phiếu 
b) Hướng dẫn kể chuyện:
- Y/c dựa vào câu hỏi và tranh minh hoạ kể chuyện trong nhóm theo từng câu hỏi và toàn bộ câu chuyện
- Gọi HS kể chuyện
- Nhận xét cho điểm HS 
- Goi HS kể lại toàn bộ câu chuyện
- Gọi HS nhận xét bạn kể 
- Cho điểm HS
c) Tìm ý nghĩa câu chuyện
- Hỏi:
+ Vì sao nhà vua hung bạo thế lại đột ngột thay đổi thái độ?
+ Nhà vua khâm phục khí phách của nhà thơ mà thay đổi hay chỉ muốn đưa các nhà thơ lên giàn hoả thiêu để thử thách 
+ Câu chuyện có ý nói gì? HSG
- Gọi HS nêu ý nghĩa của câu chuyện 
- Tổ chức cho HS thi kể 
- Nhận xét để tìm ra bạn kể hay nhất, hiểu ý nghĩa câu chuyện nhất
3. Củng cố dặn dò:
- Gọi HS kể lại toàn bộ câu chuyện và nêu ý nghĩa của chuyện 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau 
- 2 HS kể chuyện
- HS trả lời 
- Nhận đồ dùng học tập
+Luân tham gia thảo luận nhóm 
- 1 HS đọc câu hỏi, các HS khác trả lời và thống nhất ý kiến và viết vào phiếu 
- Dán phiếu, nhận xét, bổ sung 
- Chữa vào phiếu của nhóm mình (nếu sai)
- 1 HS đọc câu hỏi, 2 HS đọc câu trả lời 
- Khi 1 HS kể các em khác lắng nghe, nhận xét bổ sung cho bạn
- Gọi 4 HS kể chuyện tiếp nối nhau 
- 3 đến 5 HS kể 
- Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu
+Luân kể đoạn 1
- Tiếp nối nhau trả lời đến khi có câu trả lời đúng 
+ Vì nhà vua khâm phục khí phách của nhà thơ 
+ Nhà vua thật sự kham phục lòng trung thực của nhà thơ, dù chết ccũng không được nói sai sự thật
+ Ca ngợi nhà thơ chan chính thà chết trên giàn lữa thiêu chứ không ca ngợi ông vua tàn bạo. Khí phách thái độ đã khiến cha nhà vua khâm phục
- 3 HS nhắc lại
- HS thi kể và nói ý nghĩa câu chuyện
Ngày soạn:11-9-2010
Ngày giảng:13-9-2010
KHOA HỌC: TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN?
(Tiết 7)
I/ Mục tiêu: 
 - Biết phân loại TĂ theo nhóm chất dinh dưỡng
 - Biết được để có sức khỏe tốt phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
	-Chỉ vào bảng tháp D D cân đối và nói: cần ăn đủ nhóm TĂ chứa nhiều chất BĐ, nhóm chứa nhiều Vi-ta-min và khoáng chất; ăn vừa phải nhóm TĂ chứa nhiều chất đạm; ăn có mức độ nhóm chứa nhiều chất béo; ăn ít đg và ăn hạn chế muối.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập theo nhóm
- Giấy khổ to
- HS chuẩn bị bút màu 
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1: khởi động
- Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra bài cũ
+ Nhận xét cho điểm HS
+ Yêu cầu HS Hãy kể tên các thức ăn  ... àm lại bài tập 2, 3 và chuẩn bị bài sau
- 2 HS lên bảng thực hiên yêu cầu 
+ Đọc các từ mình tìm được
+Luân viết từ Chầm chậm
- 2 HS đọc thành tiếng 
- Thảo luận cặp đôi và trả lời:
+ Từ bánh trái có nghĩa tổng hợp 
+ Từ bánh cuốn có nghĩa phân loại
- 2 HS đọc thành tiếng 
- Nhận đồ dùng học tập, làm việc trong nhóm
+ Luân tham gia thảo luận nhóm
- Nhận xét bổ sung
+Luân chép 2 dòng BT2
- Chữa bài 
- 2 HS đọc thành tiếng
- Hoạt động trong nhóm 
- Nhận xét, bổ sung 
 Ngày soạn: 11-9-2010
Ngày giảng:17-9-2010
TOÁN : GIÂY, THẾ KỈ
 (Tiết 20)
I/ Mục tiêu: 
 - Biết đơn vị giây, thế kỉ.
- Biết mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỉ và năm.
 - Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ.
II/ Đồ dùng dạy học: 
 - Một chiếc đồng hồ thật, loại có cả 3 kim giờ, phút, giây và có các vạch chia theo từng phút 
 - GV vẽ sẵn trục thời gian như SGK lên bảng phụ hoặc giấy khổ to
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập 
- Nhận xét và cho điểm HS
2. Bài mới:
a Giới thiệu bài: 
b Giới thiệu giây, thế kỉ
a) Giới thiệu giây:
- Cho HS quan sát đồng hồ thật, y/c HS chỉ kim giờ và kim phút trên đồng hồ
- Hỏi: Khoảng thời gian kim gời đi từ 1 số nào đó (ví dụ từ số 1) đến số liền ngay sau đó là bao nhiêu giờ?
- Khoảng thời gian kim phút đi từ một vạch đến vạch liền ngay sau đó là bao nhiêu phút?
- Một giờ bằng bao nhiêu phút?
- GV viết lên bảng: 
 1 phút = 60 giây
b) Giới thiệu về thế kỉ:
- GV treo hình vẽ trục thời gian như SGK lên bnảg và tiếp tục giới thiệu:
+ Đây được gọi là trục thời gian 
+ Người ta tính mốc thế kỉ như sau:
. Từ 1 năm đến 100 là thế kỉ thứ nhất 
. Từ 101 năm đến 200 là thế ,kỉ thứ hai
. Từ 201 đến 300 là thế kỉ thứ ba
. 
. Từ năm 1900 đến 2000 là thế kỉ thứ hai mươi
- GV vừa giưói thiệu vừa chỉ trên trục thời gian. Sau đó hỏi:
+ Năm 1879 là thế kỉ nào?
+ Năm 2005 ở thế mkỉ nào? Thế kỉ này tính từ năm nào đến năm nào?
- Giới thiệu : Để ghi thế kỉ thứ mấy người ta thường dùng chữ số La Mã. Ví dụ thế kỉ mười lăm ghi là XV
c Luyện tập thực hành:
Bài 1:
- Y/c HS đọc y/c của bài, sau đó tự làm bài 
- Y/c HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau
- Nhận xét
Bài 2:
Yêu cầu HS tự làm bài 
* HSG : bài 45 tuyển chọn 400 bài toán 4 
Bài 3: 
- GV giới thiệu phần a:
+ Lí Thái Tổ dời đô về Thăng Long năm 1010, năm đó thuộc thế kỉ thứ mấy?
- GV nhắc HS khi muốn tính khoảng thời gian dài bao lâu chúng ta thực hiện phép trừ 2 điểm thời gian cho nhau
- Y/c HS làm tiếp phần b
- Chữa bài và cho điếm HS
3. Củng cố dặn dò:
Số thích hợp để viết vào chỗ chấm của 8 phút 30 giây = ... giây là:
 A 110 B 240 
 C 510 D 830
- 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi nhận xét bài làm của bạn
+Luân viết các số trong phạm vi20
- HS quan sát và chỉ theo y/c
- Là 1 giờ
- Là 1 phút
- 1 giờ bằng 60 phút
- HS đọc
+ HS theo dõi và nhắc lại
+ Thế kỉ thứ mười chín
+ Thế kỉ 21. tính từ năm 2001 đến năm 2100
+ Luân chép bài tập số 1
+ HS ghi ra nháp một số thế kỉ bằng số La Mã 
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT
- Theo dõi và chữa bài 
+ Năm đó thuộc thế kỉ thứ 11
 Ngày soạn:12-9-2010
Ngày giảng: 17-9-2010
ATGT: VẠCH KẺ ĐƯỜNG, CỌC TIÊU VÀ RÀO CHẮN
A. Mục tiêu: 
 - HS hiểu ý nghĩa, tác dụng của vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn trong GT.
- HS nhận biết được các loại cọc tiêu, rào chắn, vạch kẻ đường và xác định đúng nơi có vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn. Biết thực hành đúng quy định.
- Khi đi đường luôn biết quan sát đến mọi tín hiệu GT để chấp hành đúng luật GTĐB đảm bảo ATGT.
B. Đ D DH:
C. Các hoạt động DH:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1: Ôn bài cũ
+ Nêu tên các vạch kẻ đường mà em biết?
HĐ2: Tìm hiểu về cọc tiêu:
- GV đưa tranh cọc tiêu trên đường. Giải thích từ cọc tiêu 
- GV giới thiệu các dạng cọc tiêu hiện có trên đường
+ Cọc tiêu có tác dụng gì trong GT?
HĐ3: Tìm hiểu hàng rào chắn: 
- GV giới thiệu rào chắn
+ Có mấy loại rào chắn?
+ Đó là các loại nào? Em thường thấy ở đâu?
HĐ4: Kiểm tra hiểu biết
+ Vạch kẻ đường là gì? Có tác dụng gì?
+ Cọc tiêu thường đặt ở đâu?
+ Hàng rào chắn có tác dụng gì? Có mấy loại rào chắn?
HĐ5: Củng cố - dặn dò:
 Thực hiện tốt luật GT
4HS trả lời
HĐN2
HĐN6
TĂNG TIẾT : 
 Ngày soạn: 13-9-2010
Ngày giảng: Chiều ngày 15-9-2010
Toán :	ÔN BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG 
I/ Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về bảng đơn vị đo khối lượng
- HS biết chuyển đổi thành thạo đơn vị đo 
- Ôn tập về giải toán có lời văn
II/ Chuẩn bị:
- Bảng phụ viết bài tập 1
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Giới thiệu bài:
- Nêu y/c của tiết học 
2. Luyện tập:
* HĐ1: Cho HS hoàn thành bài ở buổi sáng
- Nhận xét 
* HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Làm các bài tập ở bài 19/21 VBT
Bài 1:
- Cho HS đọc đề 
- GV lưu ý bài tập a này là đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ 
- Bài tập b là đổi từ đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn
- GV nhận xét 
- Nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị liền kề nhau
Bài 2:
- Cho HS đọc đề
- Hướng dẫn học sinh làm bài
- GV nhận xét 
Bài 3:
- Cho HS đọc đề
- GV nhận xét 
Bài 4:
- 1 HS đọc đề 
- Đề bài cho biết gì?
- Muốn làm được bài này ta làm thế nào?
- GV chốt bài giải đúng
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu các đơn vị đo khối lượng đã học? Quan hệ giữa 2 đơn vị liền kề nhau?
- Nhận xét
+ HS làm, sửa bài
+ 1 HS đọc
+ HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng 
VD: a. 1dag = 10g
 3kg600g = 3600g 
10g = 1dag
1000g = 1kg 
+ HSnhận xét sữa bài 
+ 1 HS đọc
+ HS làm bài vào vở 
+ Trình bày miệng
ĐS: 1065g, 664dag, 2248dag, 154hg
+ 1HS đọc
+ HS viết kết quả đúng vào bảng con của mình 
ĐS: A. 95
Cô Mai có: 2 kg đường 
 Dùng: ¼ số đuờng 
Còn lại? gam đuờng 
+ Đổi 2kg = 2000 g
+Tìm số đường đã dùng 
+ Tìm số đường còn lại 
+ HS HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng 
 Tiếng Việt : LUYỆN TẬP VỀ VIẾT THƯ
I.Mục tiêu :
 - Nhớ lại trình tự của một lá thư gồm các phần nào.
 - HS biết cách sắp xếp lại các đoạn câu trong lá thư có nội dung phù hợp với trình tự của một lá thư thăm hỏi.
II. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Ôn tập:
H: Em hãy nêu trình tự quy định của một lá thư?
B. Luyện tập:
*Bài 1: Hãy sắp xếp lại các đoạn câu trong lá thư sau cho có nội dung phù hợp với trình tự quy định của một lá thư thăm hỏi
 Nơi gửi, ngày  tháng  năm.
 Cô kính mến,
 (a) Lớp học bây giờ tiến bộ lắm cô ạ. Tuyến không còn đi học trễ. Lộc đã được xếp học sinh tiên tiến trong học kì I. Cô có ngờ hai bạn tiến bộ vượt bậc như vậy không? Hai bạn cứ nhắc cô mãi và không chừng đã viết thư cho cô rồi.
 (b) Gần sáu tháng xa cô, em nhớ cô vô cùng. Dù vậy, em không có thư thăm cô, kính mong cô tha lỗi. Hôm nay, đề bài văn có nhắc tới thầy cô giáo cũ, em vội viết thư thăm cô ngay.
 (c) Đấy là những đổi thay đáng mừng của lớp. Riêng em, nghe lời cô, em đã mua sách về nhà tự học thêm và đã có kết quả đáng mừng. Ứớc gì cô có ở đây để cùng chia sớt niềm vui với cô thì hạnh phúc biết chừng nào!
 (d) Độ rày, cô và thầy mạnh khỏe chứ ạ? Bé Hoa đã quen với trường mới chưa ạ? Những đứa học trò cũ của cô vẫn như xưa: vui đùa, học tập và nhớ cô!
 (e) Cô ơi! Chừng nào rảnh, cô và thầy về Sài Gòn một chuyến. Và nhớ ghé trường, ghé nhà em. Ba má em vẫn nhắc đến cô luôn.
 Thư đã dài, em cầu mong cô và gia đình dồi dào sức khỏe. Học trò cũ của cô
 Lý Thu Ba 
Bài 2: Em hãy viết thư gửi một bạn thân của em đã theo gia đình chuyển đi xa để thăm hỏi và kể cho bạn nghe về tình 
hình của lớp em.
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc và thảo luận nhóm đôi
 Bức thư được sắp xếp theo thứ tự sau:
Đoạn b: Lí do viết thư,
Đoạn d: Thăm hỏi,
Đoạn a: Kể chuyện lớp học, đoạn c kể chuyện bản thân.
Đoạn e: Lời chúc, cầu mong.
Bức thư được viết theo thứ tự sau:
1)Phần đầu thư: Nơi viết, ngày, tháng, năm
 Lí do viết thư,
b) Phần chính: 
Thăm hỏi, kể chuyện lớp học, kể chuyện bản thân.
c) Cuối thư: Lời chúc, cầu mong.
 Ngày soạn: 13-9-2010
 Ngày giảng: Chiều ngày 16-9-2010
 Toán : VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN
I/ Mục tiêu:
- Củng cố đặc điểm của hệ thập phân 
- Giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể
II/ Chuẩn bị:
- Bảng phụ viết bài 1, 3
II/ Các hoạt động dạy -học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
* HĐ1: Cho HS hoàn thành bài ở buổi sáng
- Nhận xét 
* HĐ2: 
-Cho HS đọc yêu cầu bài 1/17VBT
- Cho HS làm bài vào vở
- Nhận xét 
* HĐ3: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài 2
- Cho HS phân tích mẫu 
- GV nêu cách làm: GV đọc số, HS làm 
- Nhận xét 
* HĐ4: 
- Cho HS đọc đề bài 3
- Cho HS nhắc lại cách viết giá trị của chữ số trong một số
- Nhận xét
* HĐ5:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau
- HS làm, sửa bài
- 1 HS đọc 
- 1 HS làm bảng,cả lớp làm vào vở
ĐS: 
+ 50843 có 50 nghìn, 8 trăm, 4 chục, 3 đơn vị
+ Mười sáu nghìn ba trăm hai mươi lăm có 16 nghìn, 3 trăm, 2 chục, 5 đơn vị
- Sửa bài, nhận xét
- 1 HS đọc
- HS tự phân tích mẫu
- HS làm vào bảng từng bài, 1 HS lên bảng
- HS nhận xét từng bài 
- 1 HS đọc 
- 1 HS lên bảng,cả lớp làm vào vở
- HS nhận xét, sửa
 Tiếng việt : 	TỪ ĐƠN - TỪ PHỨC
I/ Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố kiến thức, phân biệt được sự khác nhau giữa tiếng và từ
- Phân biệt đúng từ đơn và từ phức 
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phấn màu 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1: Ôn tập
H:Thế nào là từ đơn? Cho ví dụ?
H: Thế nào là từ phức? Cho ví dụ? 
- Cho học sinh ôn lại phần ghi nhớ và hoàn thành bài tập còn lại buổi sáng (nếu có)
HĐ2: Luyện tập
Bài 1: Tìm 3 từ đơn và 3 từ phức.
Bài 2: Tìm các từ đơn, từ phức có trong đoạn thơ sau:
 Cháu nghe câu chuyện của bà
Hai dòng nước mắt cứ oà rưng rưng
 Bà ơi! Thương mấy là thương
Mong đừng ai lạc giữa đường về quê
- Cho học sinh thảo luận nhóm đôi
- GV hướng dẫn HS cách làm bài 
- Gọi đại diện các nhóm trả lời
- GV nhận xét chốt ý đúng 
Bài 3: Đặt câu với 1từ đơn và 1từ phức mà em vừa tìm được ở bài tập 1
- Hướng dẫn và gọi sửa bài, nhận xét 
HĐ3: Củng cố tuyên dương
-Nhận xét tiết học
- Học sinh trả lời
- Đọc lại phần ghi nhớ SGK/28
- Giải quyết hết bài tập buổi sáng
- HS đọc yêu cầu của đề
- Sinh hoạt nhóm đôi tìm từ đơn từ phức
- HS sửa bài
+ Từ phức: Câu chuyện, nước mắt, rưng rưng, giữa đường
+ Còn lại toàn bộ là từ đơn
- HS tự đặt câu
- HS làm miệng trước lớp 
- HS nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4.doc