Bài soạn môn học khối 4 - Trường Tiểu học Số 1 Nam Phước - Tuần 9

Bài soạn môn học khối 4 - Trường Tiểu học Số 1 Nam Phước - Tuần 9

Tập đọc : ( Tiết 17) THƯA CHUYỆN VỚI MẸ

I/ Mục tiêu:

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.

- Hiểu nội dung: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy được nghề nghiệp nào cũng đáng quý.

 II/ Đồ dùng dạy học:

- Tranh đốt pháo hoa để giảm cụm từ đốt cây bông

III/ Hoạt động dạy học:

 

doc 26 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 681Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn học khối 4 - Trường Tiểu học Số 1 Nam Phước - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 9
Cách ngôn : Một miếng khi đói bằng gói khi no
 	Ngày soạn : 17-10-2010
	Ngày giảng : 18-10-2010
Tập đọc : ( Tiết 17) THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I/ Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.
- Hiểu nội dung: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy được nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
 II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh đốt pháo hoa để giảm cụm từ đốt cây bông 
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng đọc từng đoạn trong bài Đôi ba ta màu xanh và trả lời câu hỏi:
- Gọi 1 HS đọc toàn bài và nêu ndung chính của bài 
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
- Treo tranh minh hoạ và gọi 1 HSS lên bảng mô tả lại những cảnh vẽ trong bức tranh
2. Hướng dẫn luyên đọc và tìm hiểu bài: 
a. Luyện đọc 
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lược HS đọc). GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS 
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc
b. Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc thầm và và trả lời câu hỏi: 
+ Từ “thưa” có nghĩa là gì?
+ Cương xin mẹ đi học nghề gì?
+ Cương học nghề thợ rèn để làm gì?
* HSG : “Kiếm sống” có nghĩa là gì?
+ Đoạn 1 nói lên điều gì?
* HSG : Tìm 1 số từ láy có trong bài
- Ghi ý chính đoạn 1
- Gọi HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi
+ Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em trình bày ước mơ của mình?
+ Mẹ Cương nêu lý do phản đối ntn?
+ Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào ?
+ Nội dung chính của đoạn 2 là gì?
- Ghi ý chính đoạn 2
- Gọi HS đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 4, SGK
- Gọi HS trả lời và bổ sung 
* HSG : Nội dung chính của bài này là gì?
- Ghi nội dung chính của bài 
c. Đọc diễn cảm
- Gọi HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng thích hợp
- Y/c HS đọc theo cách đọc đã phát hiện 
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
- Nhận xét cách đọc
3. Củng cố dặn dò 
- Hỏi: Câu chuyện của Cương có ý nghĩa gì?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
- 3 HS lên bảng thực hiện y/c 
+ KT vở nhà của Luân
- Lắng nghe
- HS đọc bài tiếp nối theo trình tự:
+ Đoạn 1: Từ ngày phải nghỉ học  đến kiếm sống 
+ Đoạn 2: Mẹ Cương  đến cốt cây bông 
- 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi
+ Lễ phép, ngoan ngoãn
+ Thợ rèn
+ Để giúp đỡ mẹ. Cương muốn tự kiếm sống
+ Tìm cách làm việc để tự nuôi mình 
+ Nói lên ước mơ của Cương trở thành thợ rèn để giúp đỡ mẹ
- 2 HS nhắc lại
- 2 HS đọc thành tiếng 
+ Ngạc nhiên
+Luân đọc 1 câu
+ Mẹ cho là Cương bị ai xui
+ Nghề nào cũng đáng trân trọng, chỉ những ai trộng cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường 
+ Cương thuyết phục mẹ để mẹ hiểu và đồng ý với em
- 2 HS nhắc lại
- 1 HS đọc thành tiếng. HS trảo đổi vầ trả lời câu hỏi
+ Cương uớc mơ trở thàng thợ rèn vì em cho là nghề nào cũng đáng quý và cậu thuyết phục được mẹ
- 3 HS đọc phân vai: HS phát biểu cách đọc hay
- 3 đến 5 HS tham gia thi đọc
	Ngày soạn : 17-10-2010
	Ngày giảng : 18-10-2010
 Toán ( Tiết 41) : HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I/ Mục tiêu:Giúp HS 
- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. Biết được 2 đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh 
- Biết dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau hay không 
II/ Đồ dùng dạy học: Thước thẳng, ê ke 
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt
1) GV vẽ 3 góc lên bảng 
- GV nhận xét 
2) GV vẽ hình tam giác cố 1 góc tù và một góc nhọn 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu 2 đường thẳng vuông góc 
- GV vẽ HCN ABCD, cho HS đọc tên hình và cho biết hình gì ? Các góc ABC là những góc gì ?
- GV kéo dài cạnh BC và cạnh DC thành đường thẳng DM và BN. Ta có 2 đường thẳng DM và BN vuông góc với nhau tại C 
- GV hãy cho biết các góc: BCD, DCN, NCM, BCM là các góc gì? Các góc này có chung đỉnh nào ?
- Như vậy 2 đường thẳng BN và DM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh C
- GV dung ê ke vẽ góc vuông đỉnh O, ccạnh OM và ON rồi kéo dài 2 cạnh góc vuông để được 2 đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau có chung đỉnh O
Hỏi: 
+ Ta cần đồ dung nào để kiểm tra hoặc vẽ 2 đường thẳng vuông góc?
- Liên hệ các đường thẳng chung quanh có biểu tượng hai đường thẳng vuông góc 
3) Thực hành:
Bài 1: 
- Y/c HS dung ê ke để kiểm tra 
Bài 2: 
- HS nêu y/c – GV vẽ hình 
Bài 3:
- Nêu y/c 
- Cho HS nêu từng cặp cạnh vuông góc 
* HSG hoàn thành bài 4 tại lớp
Bài 4: - Hướng dẫn HS về nhà làm 
3. Củng cố dặn dò:
- GV tổng kết tiết học
- Về nhà làm bài tập 4 
- HS lên dùng ê ke để kiểm tra và viết kết luận mỗi hình vẽ thuộc loại góc nào?
- HS nhận xét 
- HS nêu những tam giác đó có những góc gì?
- HS nghe
- HS đọc
- Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD đều là góc vuông 
+ Luân đọc tên hình
- Là góc vuông 
- Đỉnh C
- HS kiểm tra bằng ê ke
- HS lặp lại nội dung 2 trang 50
- Dùng ê ke
- Hai mép của vở, sách
- Hai cạnh của bảng đen
- HS kiểm tra bài 1/50
- HS nêu cặp cạnh vuông góc với nhau: BC và CD, CD và AD, AD và AB
- HS dùng ê ke xác định góc vuông 
	 Ngày soạn : 17-10-2010
	Ngày giảng : 18-10-2010
Kể chuyện ( Tiết 9) : KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC
THAM GIA
 I/ Mục tiêu:
- Chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp củ mình hoặc bạn bè, người thân.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
II/ Đồ dùng dạy học:- Giấy khổ to (hoặc bảng phụ) Viết vắn tắc:
+ Ba hướng xây dựng cốt chuyện
. Nguyên nhân làm nảy sinh ước mơ đẹp
. Những cố gắng để đạt ước mơ
. Những khó khăn đã vược qua, ước mơ đạt được
+ Dàn ý của bài KC: -Tên câu chuyện - Mở đầu, diễn biến, kết thúc
- Bảng lớp viết đề tài 
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng kể câu chuyện em đã nghe đã học về những ước mơ
- Gọi 1 HS nêu ý nghĩa của câu chuyện 
B. Bài mới
 2. Hướng dẫn kể chuyện:
a) Tìm hiểu bài: - Gọi HS đọc đề bài 
- GV phân tích đề bài, dung phấn màu gạch chân dưới các từ: ước mơ đẹp của em, của bạn bè, người thân
- Y/c của đề tài về ước mơ là gì?
- Nhân vật chính trong truyện là ai?
- Y/c HS đọc gợi ý 2
- Treo bảng phụ 
- Em xây dựng cốt truyện của mình theo hướng nào? Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe. 
b) Kể theo nhóm
- Chia nhóm 4 HS, y/c các em kể câu chuyện của mình trong nhóm. 
c) Kể trước lớp 
- Tổ chức cho HS kể chuyện trước lớp. Mỗi HS kể, GV ghi nhanh lên bảng 
- Sau mỗi HS kể . GV y/c dưới lớp hỏi bạn về nội dung, ý nghĩa, cách thức thực hiện ước mơ đó 
- Gọi HS nhận xét bạn kể 
- Nhận xét cho điểm HS 
3. Củng cố đặn dò:- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà viết lại câu chuyện bạn vừa kể và chuẩn bị bài sau 
- 3 HS lên bảng kể chuyện
- Lắng nghe
- 2 HS đọc thành tiếng đề tài 
+ Là ước mơ phải có thật
- Nhân vật trong chuyện là em hoặc bạn bè, người thân
- 3 HS đọc thành tiếng 
- 1 HS đọc nội dung trên bảng phụ 
+ Luân tham gia kể nhóm 4
- Hoạt động trong nhóm 
- 10 HS tham gia kể chuyện
- Hỏi và trả lời câu hỏi 
- Nhận xét nội dung truyện và lời kể của bạn 
 Ngày soạn : 17-10-2010
	Ngày giảng : 19-10-2010
Tập làm văn (Tiết 17) : LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I/ Mục tiêu:
- Dựa vào trích đoạn kịch Yết Kiêu Kiêu và gợi ý trong SGK, bước đầu kể lại được câu chuyện theo trình tự không gian.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ trích đoạn b của vở kịch Yết Kiêu trong SGK 
- Bảng phụ viết cấu trúc 3 đoạn của bài kể chuyện Yết Kiêu theo trình tự không gian (BT2, trang 93 SGK) + một vài tờ phiếu khổ to
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
A. Bài cũ:
- Gọi HS kể lại câu chuyện từ ở Vương quốc tương lai theo trình tự không gian và thời gian
- Nhận xét về nội dung truyện, cách kể và cho điểm từng HS 
B. Dạy và học bài mới:
1. Giới thiệu bài - Treo tranh minh hoạ và nêu những hiểu biết của em về câu chuyện của Yết Kiêu
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:- Gọi HS đọc từng đoạn phân vai, GV là người dẫn chuyện
+ Cảnh 1 có những nhân vật nào?
+ Cảnh 2 có những nhân vật nào?
+ Yết Kiêu xin cha điều gì?
+ Yết Kiêu là người ntn?
+ Cha Yết Kiêu có đức tính gì dáng quý?
+ Những sự việc trong hai cảnh diễn ra theo trình tự nào?
Bài 2: - Gọi HS đọc y/c 
- Câu chuyện Yết Kiêu kể như gợi ý trong SGK là kể theo trình tự nào?
+ Muốn giữ lại lời đối thoại quan trọng ta làm thế nào?
+ Theo em, nên giữ lại lời đối thoại nào khi kể chuyện này?
* Gọi HS giỏi chuyển mẫu văn bản kịch sang lời kể chuyện
- GV chuyển mẫu 1 câu đoạn 2
- Tổ chức cho HS phát triển câu chuyện 
- Phát phiếu và bút dạ cho từng nhóm. Y/c HS trao đổi thảo luận làm bài trong nhóm 
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp 
- Gọi HS kể toàn truyện
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện đã chuyển thể vào VBT và chuẩn bị bài sau
- 2 HS kể chuyện
- 2 HS nêu nhận xét 
+Luân viết : cân bàn
- Lắng nghe
- 3 HS đọc theo vai
+ Cảnh 1 có nhân vật người cha và Yết kiêu. 
+ Cảnh 2 có nhân vật Yết Kiêu và nhà vua
+ Đi giết giặc
+ Là người có lòng căm thù giặc sâu sắc, quyết chí giết giặc. 
+ Cha Yết Kiêu tuy tuổi già bị tàn tật nhưng có long yêu nước 
+ Theo trình tự thời gian
- 2 HS đọc thành tiếng 
- Câu chuyện kể theo trình tự không gian 
+ Đặt lời đối thoại sau dấu 2 chấm, trong dấu ngoặc kép 
+ Con đi giết giặc đây cha ạ!
+ Cha ơi, nước mất thì nhà tan 
+ Để thần dùi lủng chiếc thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước
+ Vì căm thù giặc và nêu gương người xưa mà ông của thần tự học lấy 
- HS lắng nghe 
+ Hoạt động trong nhóm, ghi các nội dung chính vào phiếu và thực hành kể trong nhóm 
- Mỗi HS kể từng đoạn truyện
+ 3 HS kể toàn truyện
 Ngày soạn : 17-10-2010
	Ngày giảng : 19-10-2010
Toán (Tiết 42) : HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I/ Mục tiêu:
- Có biểu tượng về hai đường thẳng song song.
- Nhận biết được hai đường thẳng song song
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3a
II/ Đồ dùng dạy học
- Thước thẳng và ê ke
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu làm các bài tập của tiết 41
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS 
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu 
2.2 Giới thiệu 2 đường thẳng song song
- GV vẽ lên bảng HCN ABCD và y/c HS nêu tên hình 
- GV dung phấn mà ... hữ nhật theo độ dài các cạnh
- GV vẽ lên bảng hình chữ nhật MNPQ và hỏi HS
- Các góc ở các đỉnh của hình chữ nhật MNPQ có là góc vuông không ?
- Hãy nếu các cặp song song với nhau có trong hình chữ nhật MNQP
- Dựa vào các điểm chung của hình chữ nhật, chúng ta sẽ thực hành vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh cho trước 
3. Hướng dẫn thực hành 
Bài 1:
- GV y/c HS đọc đề toán 
- GV y/c HS tự vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5 cm, chiều rộng 3cm, sau đó đặt tên cho hình chữ nhật
- GV y/c HS cách vẽ của mình trước lớp 
- GV y/c HS tính chu vi của hình chữ nhật
- GV nhận xét 
Bài 2:
- GV tự vẽ hình, sau đó dung thước có vạch chia để đo độ dài đường chéo của hình chữ nhật và kết luận.
4. Hướng dẫn vẽ hình vuông theo độ dài cạnh cho trước:
- Hỏi: Hình vuông có các cạnh ntn nào với nhau?
- Các góc ở các đỉnh của hình vuông là các góc gì?
- GV nêu: Chúng ta sẽ dựa vào các điểm trên để vẽ hình vuông có độ dài cạnh cho trước 
5.Luyện tập
Bài 1: 
- GV y/c HS đọc đề bài, sau đó tự vẽ hình vuông có độ dài cạnh là 4 cm, sau đó tính chu vi và diện tích của hình 
- GV y/c HS nêu rõ từng bước vẽ của mình 
Bài 2: 
- GV Y/c HS quan sát hình thật kĩ rồi vẽ vào VBT
- Hướng dẫn HS xác định tâm của đường tròn bằng cách vẽ 2 đường chéo 
Bài 3:
- Y/c HS báo cáo kết quả 2 đường chéo của mình 
- GV kết luận: Hai đường chéo của hình vuông luôn luôn bằng nhau
6. Củng cố dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau
- 2 HS lên bảng vẽ hình, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp 
- HS nghe giới thiệu bài 
 M	 N
 Q	P
+ Các góc của bốn đỉnh của hình chữ nhật MNPQ đều là góc vuông 
- HS vẽ vào giấy nháp 
- 1 HS đọc trước lớp 
- HS vẽ vào VBT
- HS nêu các bước vẽ như phần bài của SGK
- HS làm việc cá nhân
- HS nghe GV giới thiệu bài 
- Hình vuông có các cạnh bằng nhau
- Là góc vuông 
- HS làm bài vào VBT
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét 
- HS vẽ hình vào VBT, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
- HS tự vẽ hình vuông 
- Hai đường chéo của hình vuông ABCD bằng nhau và vuông góc với nhau
 Ngày soạn : 17-10-2010
	Ngày giảng : 22-10-2010
SINH HOẠT LỚP
 * Lớp trưởng điêù khiển tiết sinh hoạt
 - Các tổ tổng kết : Tác phong đạo đức, thái độ học tập của từng bạn trong tổ
 * GV nhận xét tình hình chung tuần 8
 + Các nề nếp lớp ổn định tốt
 + Các em học tập chăm chỉ, phát biểu xây dựng bài tốt
 + Nhổ cỏ sạch các bồn hoa được phân công 
 + Thực hiện đúng 4 nhiệm vụ học sinh Tiểu học
 *Triển khai công tác tuần 9
 - Xây dựng nếp sống văn minh học đường 
 - Kiểm tra sách vở 
 - Thi đua học tập
 - Chăm sóc cây xanh
 - Học sinh thực hiện ATGT
 - Tăng cường khâu vệ sinh lớp học , vệ sinh cá nhân
 - Chuẩn bị bài mới, thuộc bài cũ trước khi đến lớp
 - Truy bài đầu giờ 
 - Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc 
Tăng tiết : Chiều 20-10-2010
Tiếng Việt : LUYỆN VIẾT
I/ Mục tiêu:
 - HS nghe -Viết đúng chính tả bài : Điều ước của vua Mi- đát đoạn từ: Có lầnhơn thế nữa
 - Làm đúng các bài tập chính tả có chứa âm l hay n vần uôn hay uông dễ lẫn .
 - Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II/ Đồ dùng dạy học:- Vở HS, bảng con 
III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1: Giới thiệu bài
GV nêu mục tiêu bài học
HĐ2: Hướng dẫn học sinh viết chính tả
- Giáo viên đọc toàn bài viết
- GV hỏi về nội dung bài :
- Hỏi: Vua Mi- đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều 
gì?
- Yêu cầu HS phát hiện từ khó trong đoạn 
- GV bổ sung thêm – ghi bảng
- Phân tích và hướng dẫn HS
- GV nhận xét
HĐ3: Đọc cho học sinh viết
- GV đọc từng câu cho HS viết đến hết bài
- Đọc lại cho HS soát lỗi
HĐ4: Chấm chữa bài
- Giáo viên chữa bài trên bảng.
- Cho học sinh đổi vở chấm chéo bài.
- Cho học sinh sửa lỗi chính tả
- Thu vở chấm (HS yếu - TB)
HĐ5: Luyện tập:
 *Bài 1: Điền l hoặc n vào chỗ chấm cho thích hợp: 
 a. .......ên ....on mới biết ...on cao
 ...........uôi con mới biết công ...ao mẹ thầy.
b. .....úa ...ếp ...à ....úa ....àng
 ...úa ... ên ... ớp ... òng ...àng ...âng ... âng
*Bài 2: Điền vào chỗ trống l hay n:
 Em cầm bút vẽ ....ên tay
 Đất cao ...anh bỗng ....ở đầy sắc hoa.
 Cánh cò bay ...ả bay ...a,
 ....ũy tre đầu xóm cây đa giũa đồng.
*Bài 3: Điền tiếng có vần uôn hoặc uông vào chỗ 
trống:
Lạy trồi mưa .... Lấy nước tôi ...
Lấy .... tôi cày Lấy đầy bát cơm.
- Nhận xét tiết học
- HS lắng nghe
- HS đọc bài : Điều ước của vua Mi- đát
+ HS mở SGK trang 25
+ 1 em đọc đoạn bạn cần viết
- HS nêu từ khó: Đi- ô-ni - dốt, Mi – đát, mỉm cười, thử bẻ, cành sồi, sung sướng
 - Luyện viết từ khó
- 1 HS lên bảng viết, ở dưới viết vào bảng con
- 1 HS lên bảng viết bài, ở dưới viết vào vở
- Soát lại bài
- HS đổi chéo vở cho nhau dể soát lỗi
- Chữa lỗi vào sổ tay Tiếng Việt
- Làm bài tập
Toán: VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nắm vững cách hai đường thẳng song song.
- Vẽ chính xác bằng thước ê ke. 
II. Hoạt động dạy học:
Hoaût âäüng cuía tháöy
Hoaût âäüng cuía troì
HĐ1: GT: Nêu mục tiêu tiết học
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Hãy vẽ hình chữ nhật có chiều dài 6 cm, chiều rộng 4cm. 
Tìm các cặp cạnh song song với nhau
Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật đó.
+ GV gọi HS lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào vở nháp
+ Cho HS neu lại cách tính chu vi và diện tích hình chữ nhật. 
Bài 2: a) Vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều rộng 4cm, chiều dài 7cm. Kẻ đoạn thẳng MN để chia hình đó thành một hình vuông và một hình chữ nhật.
b) Tìm các cặp cạnh song song nhau trong hình.
c) Tính chu vi và diện tích của mỗi hình mới được tạo hình đó.
Cho HS nêu cách vẽ hình chữ nhật
Tìm các cặp cạnh song song với nhau và tính chu vi và diện tích hình chữ nhật đó.
Bài 3: Cho đường thẳng AB, em hãy vẽ một đường thẳng MN song song với đường thẳng AB và nêu các đường thẳng song song với nhau.
Cho HS lên bảng vẽ
Bài 4: Tổng số tuổi của hai mẹ con Linh bằng số tròn chục lớn nhát có hai chữ số. Linh kém mẹ 25 tuổi. Tính tuổi của mỗi người.
Cho hs đọc đề nêu cách giải
Cho 1 HS lên bảng làm HS K, G làm vào vở
Nhận xét bài làm của HS . Cho HS đổi vở chấm chéo
HĐ3: Tổng kết, dặn dò: Nêu cách vẽ hai đường thẳng song song
- Về nhà ôn lại và tập vẽ hai đường thẳng song song
- HS lắng nghe
- HS cả lớp vẽ hình chữ nhật
- HS TB, Y nêu cách tính chu vi và diện tích hình chữ nhật
- HS cả lớp làm câu b vào vở, một HS lên bảng làm
- 
- HS TB, Y lên bảng vẽ và vẽ vào vở nêu cách tìm chu vi và diện tích hình chữ nhật đó, nêu các cập cạnh song song với nhau.
- Cả lớp làm vào vở 3a
- HS K, G làm vở 3a
- HS Trung bình, Y lên bảng vẽ và nêu các đường thẳng song song với nhau
- HS K, G làm toán chạy , GV chọn 10 em nhanh nhất
- HS cả lớp nêu cách vẽ
Tăng tiết : Chiều 21-10-2010
Toán : LUYỆN TẬPVỀ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC, HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG, CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố một số kiến thức sau: 
+Nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.
Vận dụng để vẽ đúng và đẹp các đường cao trong tam giác, vẽ và tính được chu vi hình chữ nhật.
II. Hoạt động dạy học:
Hoaût âäüng cuía tháöy
Hoaût âäüng cuía troì
* HĐ1 : GT: Nêu mục tiêu tiết học
* HĐ2 : Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:a) Hai cạnh của một hình chữ nhật thì song song với nhau 
b)Hai cạnh liên tiếp của một hình chữ nhật thì song song với nhau 
c) Hai cạnh đối diện của hình chữ nhật thì song song với nhau 
d) Hai cạnh song song thì cắt nhau tại một điểm 
e) Hai đường thẳng song song thì không bao giờ cắt nhau
Bài 2:Điền từ “ vuông góc” hoặc “song song” vào chỗ chấm.
a)Hai cạnh liên tiếp của hình vuông thì vuông góc với nhau.
b) Hai cạnh đối diện của hình vuông thì song song với nhau
c) Hai đường chéo của hình vuông thì vuông góc với nhau.
d) Hình vuông có hai cạnh đối diện song song với nhau.
Bài 3: a) Vẽ một hình chữ nhật có chiều rộng 4cm, chiều dài gấp đôi chiều rộng (Giải thích cách vẽ)
b)vẽ thêm 1 đoạn thẳng vào hình chữ nhật( Vẽ được ở câu để chia hình đó thành 2 hình vuông .
c) Tính chu vi và diện tích của hình với chu vi và diện tích hình chữ nhật?
Bài 4: Một khu đất hình chữ nhật có nửa chu vi là 329 m, chiều rộng kém chiều dài 105m. Tính chiều dài và chiều rộng khu đất đó.
GV cho HS đọc đề nêu cách giải, 1 HS lên bảng làm .
Sửa bài, chấm bài trên bảng, chấm bài trong vở
* HĐ3 : Tổng kết dặn dò : Nhận xét tiết học, về nhà ôn lại các kiến thức đã học.
- HS lắng nghe
- HS yếu, trung bình làm bảng con, 
- HS yếu, trung bình làm miệng
- Cả lớp làm vở số 3 và 3 em làm trên bảng 
- 
- HS khá, giỏi làm vào vở 3a và 1em lên bảng làm
Tiếng Việt: CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ
VIỆT NAM
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS nắm được qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Rèn cách viết đúng, chính xác tên người, tên địa lí Việt Nam
II. Đồ dùng dạy học:
 + Phiếu bài tập, bảng con, phấn màu.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1: Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết ôn luyện.
HĐ2: Hướng dẫn ôn luyện
+Thảo luận nhóm đôi:
H: Nêu lại cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam. Cho ví dụ.
HĐ3: Cho học sinh luyện tập
Bài 1: Chữa lại các tên người địa chỉ sau cho đúng:
- Lê thị mai Anh, xóm chùa,xã nam tiến, Huyện nam Đàn, tỉnh Nghệ an
- Hoàng van Liêm, xã ngọc bộ, huyện Van giang, tỉnh hưng yên
Bài 2: Hãy khoanh tròn vào tên những danh lam thắng cảnh viết đúng chính tả:
a. Vịnh Hạ Long e. Cố đô Hoa lư
b. Hồ núi Cốc g. Núi Tam Đảo
c. Động phong Nha h. Biển Đồ Sơn
d. Đèo Hải Vân i. núi Yên Tử
Bài 3: Hãy viết tên của 5 tỉnh hoặc thành phố trong nước mà em biết.
Bài 4: Đoạn văn sau có những danh từ riêng chưa được viết hoa, em hãy gạch chân những từ đó và viết lại cho đúng.
 Hòn đất nổi lên trên hòn me và hòn sóc, gối đầu lên xóm, về tháng này trông xanh tốt quá. Bây giờ vừa sang tháng chạp ta, người đất Hòn đã nghe gió tết hây hây lùa trong nắng.
- Cho HS đọc đề nêu những từ tiếng viết sai lỗi chính tả, nêu cách sửa lại cho đúng chính tả.
- Cho HS nhận xét bài làm của bạn, GV nhận xét, chấm bài của HS .
HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
-Về nhà tập viết tên người, tên địa lí VN.
-HS lắng nghe
- HS cả lớp thảo luận nhóm đôi cử đại diện trả lời
- HS làm vở, làm trên bảng phụ
- HS cả lớp làm bảng con
- Cả lớp chơi trò chơi tiếp sức
- HS làm vở 3b
- Nhận xét bài làm của bạn, đổi vở chấm chéo
- Về nhà tập viết

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9.doc