Bài soạn môn học khối 4 - Tuần 18 - Trường tiểu học Liên Sơn

Bài soạn môn học khối 4 - Tuần 18 - Trường tiểu học Liên Sơn

Toán

DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9

I.Mục tiêu: Giúp HS

- Biết dấu hiệu chia hết cho 9. Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để làm bài tập

- Giáo dục học sinh biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để chọn hay viết các số chia hết cho 9.

II.Đồ dùng dạy học:

- HS: Bảng nhóm , bảng con

III.Hoạt động dạy học.

 

doc 13 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 785Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn học khối 4 - Tuần 18 - Trường tiểu học Liên Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
Thứ hai ngày 19 tháng 12 năm 2011
Toán
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9
I.Mục tiêu: Giúp HS 
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9. Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để làm bài tập
- Giáo dục học sinh biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để chọn hay viết các số chia hết cho 9.
II.Đồ dùng dạy học:
- HS: Bảng nhóm , bảng con
III.Hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*HĐ1: Dấu hiệu chia hết cho 9 
- Gv treo bảng phụ có ghi sẵn các phép tính và cho HS làm trên bảng con
- Những số nào chia hết cho 9 ? 
- Những số nào không chia hết cho 9?
- Những số chia hết cho 9 là những số có đặc điểm gì?
- Lấy ví dụ các số chia hết cho9?
*HĐ1: Thực hành
Bài 1: Tìm số chia hết cho 9.
- Yêu cầu HS làm vở, gọi 1 HS chữa bài.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Tìm số không chia hết cho 9.
- Tiến hành tương tự bài 1.
Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống.
- Yêu cầu HS làm vở.
- GV chấm bài nhận xét:
* HĐ2: Củng cố - Dặn dò
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 9 .
- Dặn HS về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài Dấu hiệu chia hết cho 3.
- HS suy nghĩ, làm bài.
+Những số chia hết cho 9 : 72 ; 657
+Những số không chia hết cho 9 : 182; 451 
- 3,4 em nêu:
- Vài em nêu: 711; 12321; 225; ...
- Cả lớp làm vào vở -1 em chữa bài
Số chia hết cho 9 là: 99; 108; 29385
- Cả lớp làm bài vào vở 1em chữa bài
Số không chia hết cho9 là:
 96 ; 7853; 5554 ;1097
- HS làm vở, 1 HS chữa bài.
Số thích hợp để điền vào ô trống là:
 315; 135; 225
- HS trả lời.
________________________________________
Tiếng Việt
ÔN TẬP ( TIẾT 1 )
II.Mục tiêu: 
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu ( HS trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
- Đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ tối thiểu cần đạt 120 chữ/ phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, đọc diễn cảm. 
- Hệ thống 1 số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài là truyện kể thuộc 2 chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.
II. Đồ dùng dạy- học: 
- GV: Bảng phụ - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần.
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* HĐ1: Giới thiệu bài
* HĐ2 : Kiểm tra tập đọc và HTL
 - Kể tên các bài tập đọc và HTL đã học thuộc 2 chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều
 - Đưa ra phiếu thăm
 - GV nêu câu hỏi nội dung bài
 - GV nhận xét, cho điểm
* HĐ3 : Luyện tập.
- GV nhắc HS lưu ý chỉ ghi lại những điều cần nhớ về bài tập đọc là truyện kể .
- GV treo bảng phụ
- GV nhận xét
- Ví dụ: Tên bài: Ông trạng thả diều, tác giả:Trinh Đường, nội dung chính: Nguyễn Hiền nhà nghèo mà hiếu học. Nhân vật: Nguyễn Hiền.
* HĐ4 : Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học
 - Dặn học sinh tiếp tục luyện đọc giờ sau kiểm tra tiếp.
 - Vài HS nêu tên các bài tập đọc và HTL
 - HS lần lượt bốc thăm phiếu (5 em lần lượt bốc thăm) về chỗ chuẩn bị 3 phút.
 - Thực hiện đọc theo yêu cầu ghi trong phiếu
- 1 HS đọc yêu cầu. Lớp đọc thầm
 - Học sinh nêu tên các truyện 
 - 1 em chữa trên bảng phụ
 - Lớp nhận xét
 - Lớp hoàn chỉnh nội dung vào bảng tổng kết theo yêu cầu
- Nghe nhận xét.
_________________________________
Tiếng Việt
ÔN TẬP ( TIẾT 2 )
I.Mục tiêu: 
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng. Ôn luyện kĩ năng đặt câu, kiểm tra sự hiểu biết của HS về nhân vật (trong các bài tập đọc) qua bài tập đặt câu nhận xét về nhân vật. Ôn các thành ngữ, tục ngữ đã học qua bài thực hành chọn thành ngữ, tục ngữ hợp với tình huống đã cho.
- Củng cố kĩ năng tìm từ đặt câu.
II. Đồ dùng dạy- học: 
- GV: Bảng phụ, phiếu ghi tên bài đọc.
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* HĐ1: Giới thiệu bài
* HĐ2 : Kiểm tra tập đọc và HTL
 - Kể tên các bài tập đọc và HTL đã học thuộc 2 chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều
 - Đưa ra phiếu thăm
 - GV nêu câu hỏi nội dung bài
 - GV nhận xét, cho điểm
* HĐ3 : Luyện tập.
Bài 2: 
 - Kể tên các nhân vật mà em biết qua các bài tập đọc trên ?
 - Gọi HS đặt câu với từng tên nhân vật
- GV nhận xét
Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS đọc lại các bài tập đọc, các câu thành ngữ, tục ngữ đã học, về chủ điểm. HD HS chọn đúng theo nội dung:
- Nếu bạn em có quyết tâm học tập, rèn luyện cao?
- Nếu bạn em nản lòng khi gặp khó khăn?
- Nếu bạn em dễ thay đổi ý định theo người khác?
- Nhận xét, kết luận bài đúng.
* HĐ4 : Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn học sinh tiếp tục luyện đọc giờ sau kiểm tra tiếp.
- Vài HS nêu tên các bài tập đọc và HTL
- HS lần lượt bốc thăm phiếu (5 em lần lượt bốc thăm) về chỗ chuẩn bị 3 phút.
 - Thực hiện đọc theo yêu cầu ghi trong phiếu
- HS đọc yêu cầu
+ Nguyễn Hiền, Cao Bá Quát, Bạch Thái Bưởi
+ Xi-ôn-cốp-xki, Lê-ô-nac-đô đa Vin-xi
 - HS thực hiện - nêu miệng.
+ Nguyễn Hiền rất có chí.
+ Lê-ô-nác - đô Đa-vin- xi kiên nhẫn, khổ công luyện vẽ mới thành tài.
+ Xi- ôn - cốp- xki là người tài giỏi, kiên trì hiếm có.
+ Cao Bá Quát rất kì công luyện chữ.
+ Bạch Thái Bưởi là nhà kinh doanh tài ba, chí lớn.
 - Đọc yêu cầu bài 3
 - HS đọc lại bài tập đọc, đọc các câu thành ngữ, tục ngữ.
- Làm bảng phụ
+ Có chí thì nên.
+ Có công mài sắt có ngày nên kim.
+ Người có chí thì nên 
 Nhà có nền thì vững
+ Chớ thấy sóng cả...tay chèo.
+ Lửa thử vàng...thử sức.
+ Thất bại là mẹ thành công.
+ Thua keo này bày keo khác.
+Ai ơi đã quyết thì hành....mới thôi.
+ Hãy lo bền chí câu cua....mặc ai.
 - Đọc bài giải đúng
___________________________________
Tiếng Việt
ÔN TẬP ( TIẾT 3 )
I.Mục tiêu: 
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng. Ôn luyện về các kiểu mở bài và kết bài trong văn kể chuyện.
- Rèn kĩ năng viết văn đúng, hay.
II.Đồ dùng dạy- học: 
- GV: Bảng phụ chép ghi nhớ bài văn kể chuyện, phiếu ghi tên bài đọc.
III.Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* HĐ1: Giới thiệu bài
* HĐ2 : Kiểm tra tập đọc và HTL
 - Kể tên các bài tập đọc và HTL đã học thuộc 2 chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều
 - Đưa ra phiếu thăm
- GV nêu câu hỏi nội dung bài
 - GV nhận xét, cho điểm
* HĐ3 : Luyện tập.
- GV yêu cầu lớp đọc thầm chuyện Ông trạng thả diều.
- GV treo bảng phụ
- GV nhận xét
- Gợi ý mẫu
a) Mở bài gián tiếp 
b) Kết bài mở rộng: Câu chuyện về vị Trạng Nguyên trẻ nhất nước Nam làm em thấm thía hơn những lời khuyên của người xưa: Có chí thì nên. Có công mài sát, có ngày nên kim.
- Yêu cầu HS làm bài, nêu miệng.
- Nhận xét, đánh giá.
* HĐ4 : Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS hoàn chỉnh mở bài, kết bài, viết lại vào vở. 
- Vài HS nêu tên các bài tập đọc và HTL
- HS lần lượt bốc thăm phiếu (5 em lần lượt bốc thăm)- về chỗ chuẩn bị 3 phút.
 - Thực hiện đọc theo yêu cầu ghi trong phiếu
 - HS đọc yêu cầu
 - HS đọc chuyện 1 lần
 - Đọc ghi nhớ
 + Mở bài trực tiếp: Kể ngay vào sự việc.
 + Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể 
 - Kết bài mở rộng: Có lời bình luận thêm
 - Kết bài không mở rộng: Chỉ cho biết kết cục của chuyện.
- HS làm việc cá nhân. Nối tiếp nhau đọc bài
 - Lớp nhận xét
 - Nghe nhận xét
________________________________________________________________________
Thứ ba ngày 20 tháng 12 năm 2011
Toán
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3
I.Mục tiêu: Giúp HS 
- Biết dấu hiệu chia hết cho 3
- Giáo dục học sinh biết vận dụng dấu hiệu để nhận biết các số chia hết cho 3 và các số không chia hết cho 3
II.Đồ dùng dạy- học:
Thước mét, bảng nhóm , bảng con.
III.Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*HĐ1: Dấu hiệu chia hết cho 3 và không chia hết cho 3.
- Yêu cầu HS: Tự tìm vài số chia hết cho 3 & vài số không chia hết cho 3 đồng thời giải thích, GV ghi lại thành 2 cột
+ GV gợi ý HS tính nhẩm tổng các chữ số của các số ở cột bên trái & bên phải xem có gì khác nhau?
- Những số chia hết cho 3 là những số có đặc điểm gì?
- Lấy ví dụ các số chia hết cho 3?
- Những số không chia hết cho 3 là những số có đặc điểm gì?
*HĐ2: Thực hành
Bài 1: Tìm số.
- Cho HS làm vở, gọi 1 em chữa bài.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 2:
- Muốn biết số không chia hết cho 3 em làm thế nào?
- Cho HS làm vở, nêu miệng.
- GV nhận xét, kết luận.
* HĐ3: Củng cố - Dặn dò
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 3 . Về nhà ôn lại bài. 
- HS tự tìm và nêu.
- Những số chia hết cho 3 là: 63; 123.
- Những số không chia hết cho 3 là :91; 125 .
Ta có: 63 : 3 = 21 91 : 3 = 30 (dư 1)
6 + 3 = 9 9 + 1 = 10 9 : 9 = 1 10 : 3 = 3 (dư 1) 
123 : 3 = 41 125 : 3 = 41 (dư 2) 1 + 2 + 3 = 6 1 +2 + 3 = 8 
6 : 3 = 3 8 : 3 = 2 (dư 2) 
+ Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3
- 3,4 em nêu: 111; 213; 564 ; 996 ;...
+ Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 3 thì không chia hết cho 3
- Cả lớp làm vào vở -1 em chữa bài
a) Số chia hết cho 3 là: 231, 1872, 92313.
b) Số chia hết cho 9 là: 1872, 92313.
c) Số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 là: 231
- Làm vào vở, đọc BT.
+ Lấy tổng các chữ số chia cho 3 mà không chia hết là số không chia hết cho 3.
+ Các số không chia hết cho 3 là: 502, 6823, 55553, 641311.
___________________________________
Tiếng Việt
ÔN TẬP (TIẾT 4)
I.Mục tiêu: Giúp học sinh 
 Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL . Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Đôi que đan.
- Giáo dục học sinh yêu thích học bộ môn.
II.Đồ dùng dạy- học: 
- GV: Bảng phụ kẻ nội dung bài tập 2- Phiếu viết tên từng bài tập đọc, học thuộc lòng 
III.Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* HĐ1: Giới thiệu bài
* HĐ2 : Kiểm tra tập đọc và HTL
- Kể tên các bài tập đọc và HTL đã học thuộc 2 chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều
 - Đưa ra phiếu thăm
- GV nêu câu hỏi nội dung bài
 - GV nhận xét, cho điểm
* HĐ3 : Viết Chính tả- Nghe viết: Đôi que đan.
- GV đọc cả bài thơ. Gọi học sinh nêu nội dung bài thơ?
 - Luyện viết chữ khó
- GV đọc chính tả. 
- GV đọc soát lỗi
 - GV chấm 10 bài, nhận xét
* HĐ4: Củng cố - Dặn dò
 - Gọi HS đọc bài thơ, nêu nội dung chính của bài.
 - Dặn học sinh học thuộc bài.
- Vài HS nêu tên các bài tập đọc và HTL
- HS lần lượt bốc thăm phiếu (5 em lần lượt bốc thăm) về chỗ chuẩn bị 3 phút.
 - Thực hiện đọc theo yêu cầu ghi trong phiếu
 - Nghe GV đọc
 + Hai chị em bạn nhỏ tập đan lên rất khéo
 - HS luyện viết từ : sợi len, ngượng, dẻo dai ..
 - HS viết bài vào vở
 - Đổi vở soát lỗi
 - Nghe nhận xét
- 2 em đọc và nêu ND bài
___________________________ ... hia hết cho 2 ,3, 5,9 
- Biết kết hợp hai dấu hiệu để nhận biết các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 ; các số vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 9
- Giáo dục học sinh biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho2,3,5,9 để chọn hay viết các số chia hết cho 2,3,5,9.
II.Đồ dùng dạy học:Thước mét 
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*HĐ1: HD làm bài tập.
Bài 1: Tìm số.
- Yêu cầu HS làm vở, gọi 2 HS chữa bài.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 2: Tìm số.
- Tiến hành tương tự bài 1.
Bài 3: Tìm số.
- HS nêu miệng kết quả:
- GV chữa bài nhận xét:
* HĐ2: Củng cố - Dặn dò
 Cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh hơn?
a.Với bốn chữ số 0; 6; 1; 2 Hãy viết các số có ba chữ số (ba chữ số khác nhau )và chia hết cho 9.
b.Với bốn chữ số 0; 6; 1; 2 Hãy viết các số có ba chữ số (ba chữ số khác nhau) và chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.
 Về nhà ôn lại bài.
- Cả lớp làm vở -đổi vở kiểm tra
a.Số chia hết cho 3 là:
 4563; 2229; 3576; 66816
b.Số chia hết cho 9 là: 4563; 66816
c.Số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 là: 2229; 3576.
- Cả lớp làm vở -1 em lên bảng chữa 
a.Số chia hết cho 9: 945
b. Số chia hết cho 3: 225; 255; 285.
c.Số chia hết cho 3 và chia hết cho 2: 
 762; 768
- HS nối tiếp nêu miệng kết quả:
a.Số 13465 không chia hết cho 3 (Đúng)
b.Số 70009 chia hết cho 9. (sai)
c.Số 78435 không chia hết cho 9. (sai)
d.Số có chữ số tận cùng là 0 thì chia hết cho 2 và 5. (Đúng)
- Hs thi đua theo bàn - nêu miệng
__________________________________________
Tiếng Việt
ÔN TẬP (TIẾT 6)
I. Mục tiêu: 
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL. Ôn luyện về danh từ, động từ, tính từ. Biết 
đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu: quan sát 1 đồ vật, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý. Viết mở bài kiểu gián tiếp và kết bài kiểu mở rộng cho bài văn.
- Giáo dục học sinh yêu thích học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy- học: 
- GV: Bảng phụ kẻ nội dung bài tập 2, phiếu ghi tên bài đọc.
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* HĐ1: Giới thiệu bài
* HĐ2 : Kiểm tra tập đọc và HTL
 - Kể tên các bài tập đọc và HTL đã học thuộc 2 chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều
 - Đưa ra phiếu thăm
 - GV nêu câu hỏi nội dung bài
 - GV nhận xét, cho điểm
* HĐ3 : Luyện tập.
a) Quan sát 1 đồ dùng học tập, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý
 - HD xác định yêu cầu đề bài
 - Treo bảng phụ
 - Gọi HS đọc ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật.
 - Em chọn quan sát đồ dùng nào? Đồ dùng ấy 
có đặc điểm gì ?
 - GV nhận xét
b) Viết phần mở bài kiểu gián tiếp, kết bài kiểu mở rộng
 - GV nhận xét, nêu ví dụ: - Mở bài gián tiếp
 - Kết bài mở rộng
* HĐ4: Củng cố - Dặn dò
 - Gọi HS đọc lại ghi nhớ
 - Dặn HS viết lại bài vào vở.
- Vài HS nêu tên các bài tập đọc và HTL
- HS lần lượt bốc thăm phiếu (5 em lần lượt bốc thăm)- về chỗ chuẩn bị 3 phút.
 - Thực hiện đọc theo yêu cầu ghi trong phiếu
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Đây là bài dạng miêu tả đồ vật rất cụ thể của em.
 - HS đọc ghi nhớ chép sẵn trên bảng phụ
- 
- - HS nêu
- HS đọc bài làm: dàn ý bài văn miêu tả đồ vật
 - Học sinh viết bài
 - Nối tiếp đọc bài
- 2 em đọc ghi nhớ.
_______________________________________
Khoa học
KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Làm thí nghiệm để chứng tỏ:
+ Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn.
+ Muốn sự cháy diễn liên tục, không khí phải được lưu thông.
- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy.
II. Đồ dùng dạy- học:
- GV: Hình trang 70, 71 (SGK)
- HS: theo nhóm 6: 2 lọ thuỷ tinh (một to, một nhỏ), hai cây nến bằng nhau. Một lọ thuỷ tinh không có đáy, nến, đế kê .
III. Hoạt động dạy - học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*HĐ1: Tìm hiểu vai trò của ô-xi với sự cháy
 - GV chia nhóm và KTdụng cụ TN.
 - Cho HS đọc mục thực hành trang 70
- GV yêu cầu HS quan sát sự cháy rồi ghi lại những nhận xét và ý kiến giải thích
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả
- Nhận xét, KL ý đúng.
*HĐ2: Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống
 - GV chia nhóm và kiểm tra dụng cụ
 - Đọc mục thực hành trang 70, 71 
- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm như mục I trang 70 và nhận xét kết quả. Làm tiếp thí nghiệm như mục II trang 71 và thảo luận
- GV nhận xét và KL: Để duy trì sự cháy cần liên tục cung cấp KK. 
*HĐ3:Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét và đáng giá kết quả và thái độ học tập, làm thí nghiệm của HS.
- Dặn HS học bài, xem trước bài sau.
- Các tổ tự kiểm tra chéo dụng cụ và báo cáo
Làm TN CM càng có nhiều KK thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy
- HS báo cáo: Khí ni-tơ không duy trì sự cháy nhưng nó giúp cho sự cháy không xảy ra quá nhanh, quá mạnh.
+ Càng có nhiều KK càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy lâu hơn. 
- Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm và ghi ý kiến về: Kích thước của lọ thuỷ tinh; thời gian cháy; giải thích
 - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả và rút ra nhận xét: Càng có nhiều KK thì càng có nhiều ô-xi để duy trì cháy lâu hơn
 - HS lần lượt làm 2 thí nghiệm và thảo luận để giải thích nguyên nhân làm cho ngọn lửa cháy liên tục.
- HS liên hệ việc nhóm và đun bếp củi. Đại diện các nhóm báo cáo.
- Nhận xét và bổ sung
________________________________________
Tiếng Việt
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ ĐỌC
________________________________________________________________________
Thứ năm ngày 22 tháng 12 năm 2011
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu: Giúp HS 
- Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2 ,3, 5, 9. 
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2,3, 5, 9 và giải toán.
II.Đồ dùng dạy- học:
- GV: Bảng nhóm làm BT 1.
III.Hoạt động dạy- học;
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*HĐ1: HD làm bài tập.
Bài 1: Tìm số.
- Yêu cầu HS làm vở, 3 em làm bảng nhóm, gắn bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Tìm số.
- Yêu cầu HS làm vở, gọi 1 HS làm bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Tìm số.
- HS tự làm vào vở sau đó kiểm tra chéo lẫn nhau. 
- GV chấm bài nhận xét sửa lỗi cho HS:
* HĐ2: Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS ôn bài, chuẩn bị bài giờ sau.
 - Cả lớp làm vở - đổi vở kiểm tra, 3 HS làm bảng nhóm- gắn bảng.
a.Các số chia hết cho 2 là: 4568; 2050; 357663
b.Các số chia hết cho 3 là: 2229; 35766. 
c.Các số chia hết cho 5 là: 5 l7435; 2050.
d. Số chia hết cho 9 là: 35766
- Cả lớp làm vở -1 em lên bảng chữa 
a. Số chia hết cho2 và 5 là 64620; 5270 
b. Số chia hết cho cả 3 và 2 là: 57234; 64620.
c.Số chia hết cho cả 2,5, 3, 9 là: 64620
- Làm vào vở sau đó kiểm tra chéo lẫn nhau. 
a) 528, 558, 588 c) 240
b) 603, 693 d) 354
________________________________________
Toán
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN II
________________________________________
Khoa học
KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG
I.Mục tiêu: Sau bài học, HS:
- Nêu được con người, động vật và thực vật đều phải cần không khí để thở thì mới sống được.
- Biết bảo vệ bầu không khí trong lành.
II. Đồ dùng dạy- học:
- GV: Hình trang 72, 73 (SGK)
- HS: Sưu tầm các hình ảnh về người bệnh được thở bằng ô-xi; bể cá có bơm không khí
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thậy
Hoạt động của trò
*HĐ1: Vai trò của không khí đối với con người
 - Cho HS làm như mục thực hành trang 72
 - HS nín thở và mô tả lại cảm giác của mình khi nín thở- giải thích.
 - Yêu cầu HS nêu lên được vài trò của KK đối với con người và ứng dụng của nó
*HĐ2: Vai trò của KK đối với động vật và - GV cho HS quan sát hình 3, 4 SGK và trả lời
+ Tại sao sâu bọ và cây trong bình bị chết?
+ Nêu vai trò của KK đối với động, thực vật?
* HĐ3: Tìm hiểu một số trường hợp phải dùng bình ô-xi.
- Cho HS quan sát hình 5, 6 trang 73 và thảo luận theo cặp
+ Nêu VD chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người, đv và tv?
+ Thành phần nào của không khí cần cho sự sống của người, đv, tv?
+ Trong trường hợp nào cần thở bằng bình ô-xi?
- Nhận xét và KL: Người, động vật, thực vật muốn sống được cần có ô-xi để thở
*HĐ4:Củng cố - Dặn dò.
 - Không khí cần cho sự sống như thế nào?
 - VN học bài, chuẩn bị bài sau (mỗi nhóm.: nến, vài nén hương).
 - HS nín thở và mô tả lại cảm giác
 - Vài HS nêu: Khó chịu, tức ngực- Vì thiếu ô-xi
- Con người cần KK để hô hấp và duy trì sự sống. Trong y học dùng khí ô-xi để cho người bệnh thở.
+Trong đời sống dụng cụ để bơm KK vào bể cá...
 - Quan sát, trả lời.
- .....thiếu không khí để thở.
- Tv và đv đều cần không khí để thở.....
- Quan sát hình 5, 6 (T73)
- Thiếu ô-xi con người, đv, tv sẽ chết.
- Khí ô-xi
- ...thợ lặn, thợ làm việc trong hầm lò, người bị bệnh nặng cấp cứu...
_____________________________________
Tiếng Việt
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ VIẾT
_____________________________________
Sinh hoạt Đội
KIỂM ĐIỂM TUẦN 18
I. Mục tiêu.
- Đánh giá các hoạt động Đội của chi đội trong tuần qua.
- Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
- Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II. Tiến trình sinh hoạt.
1. Đánh giá các hoạt động của chi đội trong tuần qua.
 a. Các phân đội thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các đội viên trong phân đội.
Phân đội trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
Chi đội trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của chi đội.
Báo cáo TPT về kết quả đạt được trong tuần qua.
- Đánh giá xếp loại các phân đội: Phân đội 1: xếp thứ 3; Phân đội 2: xếp thứ 1; Phân đội 3: xếp thứ 2. 
b. TPT nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của chi đội .
- Về học tập: Đa số đội viên có ý thức học tập, còn Dương, Giang, Quyên, Oanh, Liêm chưa tự giác học tập, ý thức làm bài chưa cao; cần phải cố gắng rất nhiều.
- Về đạo đức: Chi đội thực hiện tốt mọi nề nếp.
- Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ: Tập đều , xếp hàng chưa nhanh.
- Rèn chữ: Chưa thường xuyên, chữ chưa đẹp.
- Về thi học kì: Tất cả đều có ý thức làm bài.
Tuyên dương: Hiếu, Anh, Trường, Quỳnh, Hằng, Phương có ý thức ôn bài, làm bài thi tốt, thực hiện tốt mọi nề nếp.
Phê bình: Dương, Giang, Oanh, Liêm, Quyên, chưa chăm học và chưa tự giác trong làm bài thi.
2. Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
 - Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được.
 - Tích cực rèn chữ hơn nữa.
 - Khắc phục nhược điểm, duy trì tốt nề nếp lớp.
- Giữ gìn trường, lớp sạch đẹp, chăm sóc bồn cây cảnh, vệ sinh lớp sạch sẽ.
- Chuẩn bị sách vở cho học kì II.
________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN lop 4Buoi 1 tuan 18.doc