Bài soạn môn học lớp 4 - Tuần 27

Bài soạn môn học lớp 4 - Tuần 27

Tập đọc

DÙ SAO TRÁI ÑAÁT VẪN QUAY

I. Mục tiêu :

- Đọc rành mạch, trôi chảy; đọc đúng tên riêng nước ngoài, biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.

- Hiểu ND: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. Đồ dùng:

- Ảnh bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ ghi ñoaïn hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.

III. Các hoạt động dạy – học:

 

doc 18 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 483Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn học lớp 4 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Thứ hai ngày 12 tháng 03 năm 2012
Tiết 1: Tập đọc
DÙ SAO TRÁI ÑAÁT VẪN QUAY
I. Mục tiêu :
- Đọc rành mạch, trôi chảy; đọc đúng tên riêng nước ngoài, biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.
- Hiểu ND: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng:
- Ảnh bài đọc trong SGK. 
- Bảng phụ ghi ñoaïn hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy – học: 
Thời gian 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
12’
13’
7’
3’
1.Kiểm tra bài cũ : Ga-vơ-rốt ngoài chiến luỹ
- Kiểm tra HS đọc và trả lời câu hỏi. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài 
a) Hướng dẫn HS luyện đọc
- Chia đoạn
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. 
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó. 
- Đọc diễn cảm cả bài. 
b) Tìm hiểu bài 
- Ý kiến của Cô-péch-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ ?
*Luaân traû lôøi.
- Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì ?
- Vì sao toà án lúc bấy giờ xử phạt ông ?
- Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào? 
c) Đọc diễn cảm 
- GV đọc diễn cảm toàn bài . Giọng kể rõ ràng, chậm rãi , nhấn giọng câu nói nổi tiếng của Ga-li-lê : “ Dù sao thì trái đất vẫn quay” ; đọc với cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm của hai nhà bác học.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố – Dặn dò: 
- GV nhận xét, biểu dương HS 
-Chuẩn bị : con sẻ
- 2 HS đọc và trả lời.
- HS khá giỏi đọc toàn bài .
- HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn. 
- 1,2 HS đọc cả bài . 
- HS đọc thầm phần chú giải, giải nghĩa từ mới. 
- HS nghe
- HS đọc thầm trả lời câu hỏi . 
- Thời đó , người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao phải quay xung quanh nó. Cô-péch-ních đã chứng minh ngược lại : chính trái đất mới là một hành tinh quay xung quanh mặt trời.
- Ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô-péch-ních.
-Cho rằng ông đã chống đối quan điểm của Giáo hội , nói ngược lại những lời phán bảo của Chúa trời.
- Hai nhà bác học đã dám nói ngược lại những lời phán bảo của Chúa trời, đối lập với quan điểm của Giáo hội lúc bấy giờ, mặc dù họ biết việc làm đó sẽ nguy hại đến tính mạng. Ga-li-lê đã phải trải qua năm tháng cuối đời trong cảnh tù đày vì bảo vệ chân lí khoa học.
- HS luyện đọc diễn cảm. 
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm bài văn.
- HS nghe
Tiết 3: Toán 
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu: 
- Rút gọn được phân số .
- Nhận biết được phân số bằng nhau .
- Biết giải bài toán có lời văn liên quan đến phân số.
II. Đồ dùng:
III.Các hoạt động dạy- học:
Thời gian 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
10’
10’
10’
5’
1.Kiểm tra bài cũ : Luyện tập chung
-GV yêu cầu HS chữa bài về nhà: 2, 3b
-GV nhận xét
2.Bài mới: 
Bài tập 1:
-Cho HS thực hiện rút gọn phân số rồi so sánh các phân số bằng nhau
GV nhận xét
Bài tập 2:
- HD HS lập phân số rồi tìm 
- Yêu cầu HS tự làm bài tập2
Bài tập 3:
-Yêu cầu HS tự giải bài tập 3, GV gọi 1 HS trả lời miệng đáp số
3Dặn dò: 
-Chuẩn bị bài: Kiểm tra GKII
- 2HS 
- HS nhận xét
- HS nhắc lại cách rút gọn cách so sánh phân số
HS chữa bài
 a/
b/
- HS tự làm bài
a/ Phân số chỉ ba tổ HS là: 
b/ Số HS của ba tổ là:
 32 x (bạn )
Đáp số : a/
 b/ 24 bạn
Tiết 4: Khoa học 
 CÁC NGUåN NHIỆT. 
I.Mục tiêu : 
- Kể tên và nêu được vai trò của một số nguồn nhiệt.
- Thực hiện được một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt. Ví dụ: theo dõi khi đun nấu, tắt bếp đun xong
II. Đồ dùng:
- GV : Diêm, nến, bàn là, kính lúp ( hôm trời nắng ).
 - Tranh ảnh về việc sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt. 
III.Các hoạt động dạy- học:
Thời gian 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3’
10’
10’
8’
5’
1.Kiểm tra bài cũ : Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt.
-Kể tên và nói về công dụng của các vật cách nhiệt?
-Xoong và cán xoong đun nước thường làm bằng chất dẫn nhiệt hay chất cách nhiệt? Vì sao?
-Nhận xét, chấm điểm
2. Bài mới: Giới thiệu bài 
*Hoạt động 1: Nói về các nguồn nhiệt và vai trò của chúng.
-Yêu cầu các nhóm trình bày tranh về các nguồn nhiệt.
-Hãy tìm hiểu về các nguồn nhiệt và vai trò của chúng.
-GV quan sát và giúp đỡ HS.
-GV có thể giới thiệu thêm: Khí bi-ô-ga ( khí sinh học ) là 1 loại khí đốt, được tạo thành bởi cành cây, rơm rạvùi trong bùn, ao tù, phân thông qua quá trình lên men.
+ Khí bi-ô-ga là nguồn năng lượng mới, được khuyến khích sử dụng rộng rãi.
GDMT: Gd học sinh biết bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
*Hoạt động 2: Các rủi ro nguy hiểm
khi sử dụng các nguồn nhiệt.
-GV hướng dẫn HS vận dụng các kiến thức đã biết về dẫn nhiệt, cách nhiệt, về không khí cần cho sự cháy trong việc giải thích 1 số tình huống liên quan.
*Hoạt động 3:
 Tìm hiểu việc sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt, lao động sản xuất ở gia đình và địa phương, thảo luận tại sao phải tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt và cách thực hiện.
-Hãy nêu cách thực hiện.
3.Củng cố- dặn dò:
-Nêu những vật là nguồn tỏa nhiệt cho các vật xung quanh và nói về vai trò của chúng?
-GV nhận xét, tuyên dương.
- VN: Xem lại bài. 
-Chuẩn bị: “ Nhiệt cần cho sự sống”.
-Hs nêu
-HS nói về tranh ảnh về các ứng dụng của các nguồn nhiệt đã sưu tầm theo nhóm.
-HS thảo luận.
-HS báo cáo, phân loại các nguồn nhiệt thành các nhóm: Mặt trời, ngọn lửa của các vật bị đốt cháy ( lưu ý: khi các vật bị cháy hết lửa sẽ tắt ), điện, (các bếp điện, mỏ hàn điện, bàn là đang hoạt động).
-Phân nhóm vai trò nguồn nhiệt trong đời sống hằng ngày như: đun nấu, sấy khô, sưởi ấm
-Lắng nghe.
-HS thảo luận theo nhóm.
-HS rồi ghi vào bảng sau:
Những rủi ro,nguy hiểm có thể xảy ra.
Cách phòng tránh. 
-Tắt điện bếp khi không dùng, không vặn lửa quá to, theo dõi khi đun nước, không để sôi đến cạn ấm, đậy kín phích giữ nước nóng
-HS nêu. 
-Thi đua 3 dãy.
- HS nghe
Thứ ba ngày 13 tháng 03 năm 2012
Tiết 1: Chính tả(nhôù vieát) 
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH.
 I. Mục tiêu : 
- Nhớ - viết đúng bài CT; trình bày các dòng thơ theo thể tự do và trình bày các khổ thơ; không mắc quá năm lỗi trong bài.
 - Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b, hoặc (3) a/b, BT do Gv soạn.
 II. Các hoạt động dạy- học :
Thời gian 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3’
22’
12’
3’
1.Kiểm tra bài cũ : Thắng biển.
-Nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài 
a)Hướng dẫn HS nhớ – viết 
-GV hướng dẫn cách trình bày ( hết mỗi khổ thơ để cách 1 dòng ).
-GV đọc lại toàn bài viết.
-GV chấm chữa 7 – 10 bài.
b)Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 2a: 
-GV nhận xét _ chốt.
+	sai, sàn, sảnh, sạt , sáu	
+ xác, xẵng, xấc, xé,.
Bài 3:HS tự làm
GV nhận xét _ chốt
 Sa mạc – xen kẽ
3. Tổng kết – Dặn dò :
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị: “ Kiểm tra”.
-HS lên bảng viết nhanh các từ có âm đầu r/ d/ gi.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-1 HS đọc cả 3 khổ cần viết.
-HS nhớ lại đoạn thơ tự viết.
-HS soát lại bài.
-Từng cặp HS đổi vở cho nhau.
-1 HS đọc yêu cầu – lớp đọc thầm.
HS làm việc theo nhóm, ghi tiếng cần điền vào thẻ từ, nhóm nào xong lên gắn.
-HS đọc các từ đã điền.
-HS làm bài vào VBT
- HS nghe
Tiết 2: Luyện từ và câu 
CÂU KHIÕN.
I. Mục tiêu :
- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến (Nd Ghi nhớ).
- Nhận biết được câu khiến trong đoạn trích (BT1, mục III) ; bước đầu biết đặt câu khiến nói với bạn, với anh chị hoặc với thầy cô (BT3).
- HS khá, giỏi tìm thêm được các câu khiến trong SGK (BT2, mục III); đặt được 2 câu khiến với 2 đối tượng khác nhau (BT3).
 II. Đồ dùng:
- GV : Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy- học:
Thời gian 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3’
10’
2’
8’
8’
8’
3’
1.Kiểm tra bài cũ : Ôn tập.
-Nêu lại 3 kiểu câu kể mà em đã học?
-Đặt 3 câu về 3 kiểu câu nói trên.
-GV nhận xét, chốt ý và chuyển ý.
2.Bài mới: Giới thiệu bài 	
a)Phần nhận xét:
-Yêu cầu HS đọc các câu hỏi của phần nhận xét?
-GV nhận xét, kết luận: Những câu dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, nhờ vảngười khác làm 1 việc gì đó được gọi là câu khiến.
b)Phần ghi nhớ:
-Khi nào thì chúng ta dùng câu cầu khiến?
-Câu khiến được viết như thế nào?
-Nêu ghi nhớ của bài.
c)Luyện tập.
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài.
-GV nhận xét, chốt ý. Lời giải:
a) Hãy gọi người bán hành vào cho ta!
b)Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý
nhé! Đừng có nhẩy lên boong tàu! 
c) Bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!
d) Con chặt cho đủ 1 trăm đốt tre, mang
về đây cho ta!
Bài 2:
-Yêu cầu HS đọc đề bài.
-GV lưu ý: Trong SGK, câu khiến thường được dùng để nêu yêu cầu HS trả lời câu hỏi hoặc giải bài tập, cuối các câu khiến này thường có dấu chấm.
Bài 3:
-Yêu cầu HS đọc đề bài.
-GV nhắc HS 
-GV nhận xét, chốt ý.
3.Củng cố- Dặn dò
-Tổ chức cho HS thi đua.
-GV nhận xét , tuyên dương.
-Về nhà xem lại các bài tập, ghi nhớ.
-Chuẩn bị : Cách đặt câu khiến.
-1 HS nêu.
-3 HS tiếp nối nhau đặt câu.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
-3 HS tiếp nối nhau đọc 3 bài tập trong phần nhận xét.
-HS cả lớp đọc thầm, làm việc cá nhân HS phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét.
Bài 1: dùng để mẹ gọi sứ giả vào.
Bài 2: Dấu chấm than.
Bài 3: + Nam ơi, cho tớ mượn quyển vở của bạn với!/ Nam ơi, đưa tớ mượn quyển vở của bạn!/ Nam ơi, cho tớ mượn quyển vở của bạn đi!.
-Khi chúng ta muốn nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốnvới người khác.
-Khi viết, cuối câu khiến có dấu chấm than (!) hoặc đấu chấm.
-2 HS đọc nội dung ghi nhớ trên bảng phụ, lớp đọc thầm.
-4 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập, mỗi em đọc 1 ý.
-HS cả lớp đọc thầm lại.
-HS trao đổi theo cặp. Mỗi tổ cử 1 bạn đọc những câu khiến đã tìm trước lớp.
-1 HS đọc yêu cầu bài tập.
-Mỗi nhóm làm việc. Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét, tính điểm cho từng nhóm.
-1 HS đọc đề bài, lớp đọc thầm.
-HS làm việc cá nhân 
-Mời 3 HS làm bài tập trên bảng.
-Cả lớp nhận xét, tính điểm.
-Hình thức:
+ Chia lớp thành 2 đội A, B.
-Mỗi câu 4 HS.
-Hình thức thi đua:
+ Đội A: Đặt 1 câu kể.
+ Đội B: Chuyển câu kể đội A vừa nêu
thành câu khiến và ngược lại.
-Lớp cổ vũ, nhận xét.
- HS nghe
Tiết 4: Toán 
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II
Thứ tư ngày 14 tháng 03 năm 2012
Tiết 1: Tập đọc 
 CON sÎ
I. Mục tiêu: 
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài phù hợp với nội dung ; bước đầu biết nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Hiểu ND: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già (trả lờ ... nh các câu khiến theo những cách khác nhau.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-HS viết vào vở lời giải đúng.
-1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại.
-HS làm việc theo nhóm. Đại diện nhóm phát biểu.
-1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại.
-HS làm việc theo nhóm .Đại diện trình bày.
-Thể hiện sự mong muốn cho một điều gì đó tốt đẹp (người trên nói với người dưới):
- Chị mong các em học thật tốt!
- HS nghe
Tiết 4: Toán 
 DIỆN TÍCH HÌNH THOI
I.Mục tiêu:
 - Biết cách tính diện tích hình thoi.
II. Đồ dùng:
 - GV:Bảng phụ,các mảnh bìa có hình dạng như hình vẽ SGK
 - HS: Giấy kẽ ô vuông, thước, êke ,kéo.
III.Các hoạt động dạy- học:	
Thời gian 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
10’
10’
10’
5’
1.Kiểm tra bài cũ : Hình thoi
-GV yêu cầu HS nêu đặc điểm của hình thoi
-GV nhận xét
2.Bài mới: 
a)Hình thành công thức tính diện tích hình thoi 
 -GV nêu vấn đề : Tính diện tích hình thoi ABCD đã cho.
- GV HD HS kẻ ,gấp, cắt rồi ghép như HD SGK được hình chữ nhật ACNM.
 -GV kết luận và ghi công thức
b)Thực hành
Bài tập 1:
-Giúp HS vận dụng công thức tính diện tích hình thoi.
GV nhận xét và kết luận
Bài tập 2:
-Giúp HS vận dụng công thức tính diện tích hình thoi .
GV nhận xét
3.Củng cố - Dặn dò: 
- VN: các bài còn lại
-Chuẩn bị bài: Luyện tập 
-HS nêu
-HS nhận xét
- HS quan sát, làm theo mẫu và nhận xét về diện tích hình thoi ABCD và hình chữ nhật ACNM.
-HS nhận xét mối quan hệ giữa các yếu tố của hai hình đưa ra công thức tính diện tích hình thoi
-Vài HS nhắc lại công thức tính diện tích hình thoi
-HS tự làm
-HS nhận xét
-HS tự làm
-HS nhận xét
- HS nghe
Thứ sáu ngày 16 tháng 03 năm 2012
Tiết 1: Tập làm văn 
TRẢ BÀI VĂN TẢ CÂY CỐI
I. Mục tiêu :
 - Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả cây cối (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả ); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
 * HS khá, giỏi biết nhận xét và sửa lỗi để có câu văn tả cây cối sinh động
 II. Đồ dùng:
GV: Bảng phụ . Phấn màu để chữa lỗi
HS: VBT
 III. Các hoạt động dạy học :
Thời gian 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10’
15’
10’
5’
1.Kiểm tra bài cũ : 
2. Bài mới: Giới thiệu bài 
 + GV nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp
 GV viết đề bài đã kiểm tra lên bảng.
 Nhận xét về kết quả bài làm.
 Thông báo số điểm cụ thể.
 Trả bài cho HS
+Hướng dẫn học sinh chữa bài.
 HD từng HS chữa lỗi.
 HD chữa lỗi chung
+Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay,bài văn hay 
 -GV đọc những đoạn văn bài văn hay
3.Củng cố - Dặn dò:
- GV phân tích, đánh giá.
- Nhận xét tiết.
- Chuẩn bị: “Ôn tập”
- HS nghe
- HS chữa lỗi theo HD của GV
.
-HS trao đổi thảo luận.
-HS chọn một đoạn trong bài làm của mình, viết lại theo cách hay hơn
- HS nghe
Tiết 2: Toán 
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
- Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nói. 
- Tính được diện tích hình thoi. 
II. Đồ dùng:
 Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy- học:
Thời gian 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
10’
10’
10’
5’
1.Kiểm tra bài cũ : Diện tích hình thoi
- GV yêu cầu HS làm 3 tiết 134
- GV nhận xét
2.Bài mới : Luyện tập
Bài tập 1:
- Yêu cầu HS vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thoi 
- Yêu cầu HS củng cố kĩ năng tính nhân các số tự nhiên
- GV kết luận
Bài tập 2:
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài trước khi làm
Bài tập 4
Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài trước khi làm
Giúp HS nhận dạng hình các đặc điểm của hình thoi
3.Củng cố - Dặn dò: 
- VN: bài 3.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
- 1 HS chữa bài
- HS nhận xét
- HS tự làm bài
- HS đọc kết quả bài làm
- HS nhận xét
HS giải
Diện tích miếng kính là :
 (14 x10 ): 2 = 70 (c)
 Đáp số : 70 c
HS đọc kĩ đề bài
HS xem hình SGK
HS thực hành trên bảng phụ
- HS nghe
Tiết 5: Địa lý 
DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I.Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung:
+ Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát và đầm phá.
+ Khí hậu: mùa hạ, tại đây thường khô, nóng và bị hạn hán, cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lụt; có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam: khu vực phía bắc dãy bạch mã có mùa đông lạnh.
- Chỉ được vị trí đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
II. Đồ dùng:
 - Bản đồ tự nhiên Việt Nam.Ảnh thiên nhiên duyên hải miền Trung: bãi biển phẳng, bờ biển dốc, đá; cánh đồng trồng màu, đầm – phá, rừng phi lao trên đồi cát.
III.Hoạt động dạy và học:
Thời gian 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
15’
15’
5’
1.Kiểm tra bài cũ : 
2.Bài mới: Giới thiệu
*Hoạt động1: Hoạt động cả lớp & nhóm đôi.
-GV treo bản đồ Việt Nam
-GV chỉ tuyến đường sắt, đường bộ từ thành phố Hồ Chí Minh qua suốt dọc duyên hải miền Trung để đến Hà Nội
-GV xác định vị trí, giới hạn của vùng này
+GV yêu cầu nhóm 2 HS đọc câu hỏi, quan sát lược đồ, ảnh trong SGK:Nhắc lại vị trí, giớihạn của duyên hải miền Trung. Đặc điểm địa hình, sông ngòi của duyên hải miền Trung.Đọc tên các đồng bằng.GV nhận xét
-Giải thích tại sao các con sông ở đây thường ngắn?
-GV YC một số nhóm nhắc lại ngắn gọn đặc điểm địa hình & sông ngòi duyên hải miền.
-GV giới thiệu kí hiệu núi lan ra biển để HS thấy rõ thêm lí do vì sao các đồng bằng miền Trung lại nhỏ, hẹp & miền Trung có dạng bờ biển bằng phẳng xen bờ biển dốc, có nhiều khối đá nổi ở ven bờ 
*Hoạt động 2: Hoạt động nhóm & cá nhân
-GV yêu cầu HS quan sát lược đồ hình 1 & ảnh hình 3
-Nêu được tên dãy núi Bạch Mã.
-Mô tả đường đèo Hải Vân?
-GV giải thích vai trò bức tường chắn gió của dãy Bạch Mã: chắn gió mùa đông bắc thổi đến, làm giảm bớt cái lạnh cho phần phía nam của miền Trung (Nam Trung Bộ hay từ Đà Nẵng trở vào Nam)
-GV nói thêm về đường giao thông qua đèo Hải Vân 
-Quan sát lược đồ hình 1, cho biết vị trí thành phố Huế & Đà Nẵng trong vùng duyên hải miền Trung?
-Dựa vào bảng số liệu trang 133 hãy so sánh nhiệt độ của Huế & Đà Nẵng?
-GDMT: nhắc lại sự khác biệt khí hậu giữa vùng phía bắc & phía nam nhất là trong tháng 1 (mùa đông của miền Bắc).
3.Củng cố - Dặn dò:
GV yêu cầu HS :
-Lên chỉ bản đồ duyên hải miền Trung, đọc tên các đồng bằng, tên sông, mô tả địa hình của duyên hải.
-Nhận xét về sự khác biệt khí hậu giữa vùng phía Bắc & vùng phía Nam của duyên hải; về đặc điểm gió mùa hè & thu đông của miền này.
-Chuẩn bị bài: Người dân ở duyên hải miền Trung.
-HS quan sát
-Các nhóm đọc câu hỏi, quan sát lược đồ, ảnh trong SGK, trao đổi với nhau về vị trí, giới hạn & đặc điểm địa hình, sông ngòi của duyên hải miền Trung
- Do núi gần biển, duyên hải hẹp nên sông ở đây thường ngắn.
- HS nhắc lại ngắn gọn đặc điểm địa hình & sông ngòi duyên hải miền Trung.
-HS quan sát lược đồ hình 1 & ảnh hình 3 & nêu
-Dãy núi Bạch Mã.
-Nằm trên sườn núi, đường uốn lượn, bên trái là sườn núi cao, bên phải là sườn núi dốc xuống biển.
- HS nghe
-HS cùng nhau nhận xét lược đồ, bảng số liệu & trả lời
-Vị trí của Huế ở phía Bắc đèo Hải Vân, Đà Nẵng ở phía Nam.
-Nhiệt độ của Huế & Đà Nẵng chênh lệch trong tháng 1, Huế lạnh hơn Đà Nẵng 1 độ C & tháng 7 thì giống nhau, đều nóng.
* Từ đó HS nhận thấy rõ hơn vai trò của bức tường chắn gió mùa đông của dãy Bạch Mã.. Từ đó yêu quý cảnh vật thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
-HS thực hiện.
- NX
Tiết 4: Khoa học 
 NHIỆT CẦN CHO SỰ SỐNG. 
 I. Mục tiêu :
- Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất.
*Lồng ghép GDBVMT theo phương thức tích hợp: liên hệ
 II. Đồ dùng:
- GV: Hình vẽ trong SGK trang 108, 109.
- HS: HS sưu tầm những thông tin chứng tỏ mỗi loài sinh vạt có nhu cầu về nhiệt khác nhau.
- Chuẩn bị 1 vật khi lắc phát ra âm thanh.
III. Các hoạt động dạy học :
Thời gian 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
20’
10’
3’
1.Kiểm tra bài cũ : “ Các nguồn nhiệt”.
- Những vật nào là nguồn tỏa nhiệt cho các vật xung quanh?
- Nêu vai trò của các nguồn nhiệt.
- Để đảm bảo an toàn khi sử dụng các nguồn nhiệt, ta phải làm gì?
- Nhận xét, chấm điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài 
*Hoạt động 1: Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”.
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Phổ biến cách chơi và luật chơi:
+ GV lần lượt đưa ra các câu hỏi. Đội nào có câu trả lời sẽ lắc chuông để trả lới.
+ Đội nào lắc chuông trước được trả lời trước.
+ Tiếp theo các đội khác sẽ lần lượt trả lời theo thứ tự lắc chuông.
1. Kể tên 3 cây và 3 con vật có thể sống ở xứ lạnh hoặc nóng mà bạn biết.
2. Thực vật phong phú, phát triển xanh tốt quanh năm sống ở vùng có khí hậu nào?
a) Sa mạc.
b) Nhiệt đới.
c) Ôn đới
d) Hàn đới.
3. Thực vật phong phú, nhưng có nhiều cây lá rụng về mùa đông sống ở vùng có khí hậu nào?
a) Sa mạc
b) Nhiệt đới
c) Ôn đới
d) Hàn đới
4. Vùng có nhiều loài động vật sinh sống nhất là vùng có khí hậu nào?
5. Vùng có ít loài động vật và thực vật sinh sống là vùng có khí hậu nào?
6. 1 số động vật có vú sống ở khí hậu nhiệt đới có thể bị chết ở nhiệt độ nào?
a) Trên 0oc
b) 0oc
c) Dưới 0oc
7. Động vật có vú sống ở vùng địa cực có thể bị chết ở nhiệt độ nào?
a) Âm 20oc ( 20oc dưới 0oc )
b) Âm 30oc ( 30oc dưới 0oc )
c) Âm 40oc ( 30oc dưới 0oc )
8. Nêu biện pháp chống nóng và chống rét cho cây trồng.
9. Nêu biện pháp chống nóng và chống rét cho vật nuôi.
10. Nêu biện pháp chống nóng và chống rét cho con người.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Nêu vai trò của nhiệt đối với con người, động vật và thực vật?
+ BVMT: cho hs liên hệ cách BVMT nhiệt
*Hoạt động 2: Thảo luận.
- Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm? 
- GV gợi ý cho H sử dụng những kiến thức đã học.
3. Củng cố-Dặn dò:
- Chuẩn bị: “ Ôn tập”.
- GV nhận xét tiết học.
- 2HS nêu
- Cho các đội hội ý trước khi vào cuộc chơi, các thành viên trao đổi thông tin đã sưu tầm được.
- HS có thể kể tên các con vật bất kì miễn là chúng sống được ở xứ lạnh hoặc xứ nóng.
Đáp án:
- b)
- c)
- Nhiệt đới.
- Sa mạc và hàn đới
- b) 00c
-b) Âm 30oc
- Tưới cây che giàn.
- Ủ ấm cho gốc cây bằng rơm rạ.
- Cho uống nhiều nước, chuồng trại thoáng mát.
- Cho ăn nhiều chất bột, chuồng trại kín gió
- ( Trong 1 thời gian nhóm nào kể được nhiều là nhóm đó được nhiều điểm ).
- Mỗi loài sinh vật có nhu câu về nhiệt khác nhau.
- Nhiệt tác động lên mọi sinh vật 1 cách mạnh mẽ, nhiệt độ có thể là dấu hiệu quan trọng báo rằng sinh vật đó sống hay chết.
- HS tự nêu
- Nhiều HS nêu.
- HS nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 27.doc