Phong trào thi đua xây dựng THTT- HSTC trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 được Bộ GD&ĐT phát động từ năm học 2008-2009, nhưng trên thực tế giáo viên chúng ta chưa có điều kiện thông qua các diễn đàn để tranh luận, trao đổi học tập và hiểu một cách thấu đáo mục đích, ý nghĩa và phương pháp thực hiện chủ trương này. Cứ cấp trên nói như thế nào cấp dưới nói theo như thế, trên phát động phong trào gì dưới tổ chức phong trào đó một cách rập khuôn máy móc, hình thức. Phụ thuộc vào nhận thức của từng CBQL-GV-HS mà phong trào này đã được triển khai và thực hiện ở nhiều góc độ khác nhau và gặp nhiều khó khăn. Tại trường THCS LÊ LỢI, phong trào xây dựng THTT-HSTC đã được lãnh đạo nhà trường cụ thể hóa thành phong trào “xây dựng lớp học thân thiện- học sinh tích cực”. Muốn có THTT-HSTC trước hết phải có lớp học TT-HSTC.
TRONG PHONG TRÀO XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN – HỌC SINH TÍCH CỰC Chuyên đề: XÂY DỰNG LỚP HỌC THÂN THIỆN PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LÊ LỢI Phong trào thi đua xây dựng THTT- HSTC trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 được Bộ GD&ĐT phát động từ năm học 2008-2009, nhưng trên thực tế giáo viên chúng ta chưa có điều kiện thông qua các diễn đàn để tranh luận, trao đổi học tập và hiểu một cách thấu đáo mục đích, ý nghĩa và phương pháp thực hiện chủ trương này. Cứ cấp trên nói như thế nào cấp dưới nói theo như thế, trên phát động phong trào gì dưới tổ chức phong trào đó một cách rập khuôn máy móc, hình thức. Phụ thuộc vào nhận thức của từng CBQL-GV-HS mà phong trào này đã được triển khai và thực hiện ở nhiều góc độ khác nhau và gặp nhiều khó khăn. Tại trường THCS LÊ LỢI, phong trào xây dựng THTT-HSTC đã được lãnh đạo nhà trường cụ thể hóa thành phong trào “xây dựng lớp học thân thiện- học sinh tích cực”. Muốn có THTT-HSTC trước hết phải có lớp học TT-HSTC. 1.Nhận thức: nghiên cứu nắm vững mục tiêu, yêu cầu và các nội dung chính của phong trào xây dựng THTT-HSTC đó là: a.Mục tiêu: Xây dựng THTT – HSTC là phong trào nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội. Phát huy chủ động, tích cực, sáng tạo của HS trong học tập và các hoạt động xã hội một cách có hiệu quả b.Yêu cầu: -Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém tạo điều kiện cho HS khi đến trường được an toàn thân thiện vui vẻ. -Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của HS trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. -Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế. -Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng cho HS. -Phong trào thi đua phải đảm bảo tính tự giác, không gây áp lực quả tải sát với điều kiện. Nội dung phong trào làm cho chất lượng giáo dục được nâng lên và có dấu ấn của địa phương một cách mạnh mẽ. c.5 nội dung chính: -Xây dựng trường lớp, xanh, sạch đẹp, an toàn -Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của HS ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập. -Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh -Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh. -HS tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. Với phong trào này, khi đến trường HS được sống trong môi trường thân thiện giữa thầy, trò, bạn bè, cộng đồng, với thiên nhiên, nhiều áp lực được giải tỏa khiến học sinh vui vẻ, hứng thú, gắn bó với trường lớp, thực sự cảm nhận được mỗi ngày đến trường là một ngày vui, học sinh được tự chủ và học với phương pháp học tập mới, với niềm say mê hứng khởi, tích cực, sáng tạo, được rèn kỹ năng sống, được tham gia mọi hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí của nhà trường, đoàn thể và cộng động tùy theo năng lực và sở thích của mình. Đó chính là những yếu tố quan trọng để học sinh gắn bó với trường, lớp, đồng thời nó cũng là động lực để lôi cuốn học sinh đã bỏ học lại đến trường. Trên cơ sở nhận thức đó, bản thân tôi hoàn toàn thống nhất với quan điểm chỉ đạo xây dựng LHTT-HSTC của nhà trường trong phong trào xây dựng THTT-HSTC. Nhưng muốn có LHTT-HSTC điều đầu tiên phải đạt được đó là GVCN phải thân thiện và tích cực với lớp, là người nhen nhóm lên ở HS không khí TT và TC này. Để thân thiện được với học sinh đây quả là một vấn đề khó đối với GV, bởi một tâm lý thông thường từ trước đến nay của đội ngũ chúng ta: thương yêu học trò giỏi, chăm ngoan, tức giận, ngán nghẫm những học sinh cá biệt, yếu (thấy gai con mắt, thả tay), tính bảo thủ, cố chấp: thầy luôn đúng và trò không được sai, không chấp nhận cái sai của tròchính điều này đã tạo nên một khoảng cách giữa Thầy và Trò, bây giờ phải thân thiện với tất cả mọi đối tượng HS, điều này phụ thuộc vào sự thay đổi nhận thức của GV. Tôi đã học được một điều: Mọi người thường cho rằng bà mẹ kế dường như chẳng phải là người tốt, thật ra họ chỉ không tốt với người khác thôi, chứ họ lại rất tốt với con mình. Họ không phải là người xấu chỉ có điều học chưa có thể yêu con người khác như con mình mà thôi. cảm thông sâu sắc. Một số những thay đổi về mặt nhận thức của một GV trong phong trào xây dựng LHTT-HSTC được cụ thể hóa trong các mối quan hệ sau đây: -Đối với HS: Thái độ đối với HS thân thiện hơn: gần gũi với các em hơn, thông cảm với học sinh và hiểu được cá tính của từng em. Biết lắng nghe, sẵn sàng chia sẻ cảm xúc, tình cảm của HS và không cư xử khuôn mẫu đối với các em nhưng sự thân thiện luôn đi cùng thái độ nghiêm khắc và công bằng. -Đối với PH: không quy trách nhiệm, đổ lỗi cho PH mà thông cảm, thực hiện công tác tư vấn, phối hợp với CMHS để giáo dục các em có hiệu quả. -Đối với nhà trường: chủ động, tích cực và sáng tạo trong việc thực hiện hoạt động xây dựng THTT-HSTC không trông chờ, ỷ lại, ngạikhó. 2. Giải pháp: trên cơ sở nhận thức của mình tôi đã cụ thể các nội dung xây dựng THTT-HSTC vào nhiệm vụ xây LHTT-HSTC như sau: 2.1. Duy trì sĩ số lớp học : Mục tiêu đặt ra là không có học sinh bỏ học. Giải pháp: -“Tiêm chủng vắc-xin” để ngừa bệnh bỏ học : - Để đạt mục tiêu này công việc đầu tiên là tiến hành điều tra các đối tượng có nguy cơ bỏ học, vận động và giúp đỡ các em đi học không để xảy ra tình trạng nghỉ học giữa chừng. Ngoài giải pháp thông thường, dễ thực hiện là trao đổi với GVCN cũ năm trước, GV còn điều tra nắm chính xác các thông tin về số ngày vắng của các em qua sổ điểm cũ, học bạ 6,7,8 phần tổng kết ngày nghỉ, lời phê GV; hoàn cảnh gia đình: bố, mẹ, anh chị em ông bà chú bác qua điều tra lý lịch theo mẫu của GVCN, trao đổi GV địa phương, học sinh trên cùng địa bàn ở mọi khối lớp Tổng hợp thông tin, phân tích thông tin tìm ra nguyên nhân dẫn đến nguy cơ bỏ học -Luôn tạo cơ hội cho các em tham gia đóng góp vào các hoạt động của lớp: chạy việt dã, bóng đá, bóng chuyền, múa lânđể có cơ hội gần gũi và “tôn vinh” các em yếu, xóa đi mặt cảm, tạo niềm vui khi đến trường. -Khẳng định giá trị của các em đối với lớp trong tổng kết đánh gía: Đạt điểm 5, đảm bảo chuyên cần vắng P là tốt, khẳng định đây là sự đóng góp của em vào thành tích của lớp ( đạt TB là giỏi) và không quên động viên và chỉ cho các em thấy khả năng đạt TB bằng sự giúp đỡ của các bạn trong lớp, sự nỗ lực của bản thân, sự quan tâm của thầy cô. giải tỏa tâm lý giúp các em vui vẻ, tự tin học tập trong sự đoàn kết giúp đỡ, tôn trọng lẫn nhau trong tập thể lớp. - Kiên trì vận động học sinh nghỉ học ra lớp Đi vận động cho đến khi có hiệu quả, không phải đi cho xong thủ tục hành chính. Trước đây khi đi vận động HS ra lớp, gặp phụ huynh tuyên bố cho con nghỉ học thì GV kết thúc cuộc vận động và kí biên bản ngay, xem như là mình đã xong nhiệm vụ nhưng bây giờ việc vận động phải được thực hiện một cách kiên trì, kiên quyết. GV phải thấy rằng mình phải có trách nhiệm tư vấn với phụ huynh, phối hợp với mọi lực lượng để vận động, thuyết phục cho được phụ huynh cho con đi học kể cả trong trường hợp phụ huynh quyết định cho con nghi: GV tại địa bàn, BDC thôn, tộc họ, tôn giáo..) Các giải pháp phong phú thích ứng với từng đối tượng học sinh: do yếu kém, khó khăn kinh tế, hoàn cảnh gia đình Kết quả đạt được: HS yếu không còn sợ, chán không đến lớp; HS ham chơi không có cơ hội nghỉ học vì GV kết hợp PH ngay sau buổi vắng đầu tiên; HS khó khăn kịp thời có giải pháp hỗ trợ nên duy trì được sĩ số lớp, không có hs nghỉ học. Điểm khác so với trước đây : về nhận thức thấy rằng tự GV và HS cần có giải pháp ngăn ngừa từ xa các trường hợp có nguy cơ bỏ học(tiêm chủng cho các trường hợp có nguy cơ bỏ học, tăng thêm sức đề kháng cho HS), kiên trì, kiên quyết vận động cho đến khi đưa HS ra lớp, không thực hiện việc đi vận động HS ra lớp một cách hành chính, đủ thủ tục kể cả trường hợp phụ huynh đồng ý cho con nghỉ học. Như vậy, có phải chăng việc lớp duy trì được sĩ số thì nhà trường cũng thực hiện được tiêu chí của THTT: Tiếp nhận tất cả các em đến trường. 2.2 Hiệu quả giáo dục: mục tiêu đặt ra 100% HS lớp đủ điều kiện xét tốt nghiệp, đậu tuyển 10 tỉ lệ cao nhất cả 2 hệ công lập và bán công. -Công việc đầu tiên là phân loại học sinh theo trình độ dựa trên cơ sở kết quả điều tra có số liệu cụ thể qua học bạ, sổ điểm. GV nắm chính xác kết quả học tập các em qua các năm 6, 7,8 (xếp loại gì? Bao nhiêu điểm? Khống chế môn nào? Năng lực học tập?...) để giúp các em xác định mục tiêu phấn đấu một cách phù hợp: Loại giỏi, khá, TB, tuyển 10 ( Lớp 6: K-T học khá, tham gia tốt đáng khen, lớp 7: TB-TB chưa ý thức việc đã làm, vi phạm quy chế trường lớp, lớp 8: TB-K động viên em đăng ký K-T) -Xác định mức điểm xét tuyển 3 năm 6,7,8 để định mức phấn đấu điểm thi tuyển 10 cho HS ngay từ đầu năm, dự đoán khả năng đỗ tuyển 10(thường được làm cuối năm) -Phân công HS tự nguyện đăng ký đôi bạn học tập (HS tự chọn) phấn đấu đạt giải thưởng do nhà trường tổ chức: giải thưởng cho HS yếu vươn lên TB, HS TB vươn lên Khá, giải thưởng giúp bạn tiến bộ trong phong trào đôi bạn học tập. -Cập nhật điểm theo từng giai đoạn để thông báo cho HS – PH mức độ hiện đang đạt G, K, TB, Y trước đợt kiểm tra viết, kiểm tra học kỳ để HS phấn đấu. -Tổng kết, tuyên dương phát thưởng tại lớp cho những em yếu có ít điểm thấp dưới 5 tại lớp trên cơ sở phong trào bông hoa điểm tốt của nhà trường. (trường chỉ phát cho những em nhiều điểm giỏi, lớp có nhiều điểm giỏi - ít điểm yếu). Điểm khác so với trước đây: nắm rõ năng lực của từng học sinh để giao chỉ tiêu một cách phù hợp, đánh giá khen thưởng theo định mức đăng ký. Đăng ký 100% TB trở lên, khen thưởng cho HS yếu vươn lên TB, TB vươn lên K. Tự HS và tập thể lớp, GVBM, GVCN đều phấn đấu vì chỉ tiêu này. Như vậy có phải là lớp đã mục tiêu hiệu quả giáo dục của THTT –HSTC? 3.Sự tham gia của HS, CMHS vào các HĐ GD của nhà trường, lớp học: -Tham gia của HS vào các hoạt động của nhà trường : ngoài các hoạt động do nhà trường tổ chức: trồng cỏ, trồng hoa, lao động vệ sinh chăm sóc và làm đẹp nghĩa trang, trường học, lớp đã đặt vấn đề để HS để ra giải pháp làm cho lớp học sạch đẹp và chủ động đề nghị với trường để lớp thực hiện kế hoạch tự làm đẹp lớp học: dùng dầu toa đánh bóng các khung cửa phòng học(cửa lớn,cửa sổ),đánh bóng bàn ghế,trang trí hoa HS tự làm cho lớp học xanh, sạch đẹp thì mới hình thành ở các em khái niệm lớp mình và có ý thức giữ gìn lớp học xanh, sạch, đẹp (Bàn ghế thẳng hàng, không viết vẽ bậy, lớp học không rác..) thì mới nâng lên ý thức xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp – trường học không có rác được. Lớp chủ động đăng ký với nhà trường được biểu diễn tiết mục múa lân để khai mạc hội trại (tự lo trang phục, đạo cụ): đến chùa, nhà thờ để mượn đầu lân. ( Đây là hoạt động lôi kéo các em “vai u thịch bắp” vừa có công đóng góp vào thành tích hội trại của lớp, vừa giúp GV quản lý HS không có thời gian quậy phá tạo tiền đề để xếp loại tốt HS về hạnh kiểm) Lớp tổ chức hội chợ ẩm thực để liên hoan cuối năm: với sự hướng dẫn của phụ huynh làm những món ăn dân giã, truyền thống: bánh bột lọc, đông sương, bánh bông banthay vì mua hàng công nghiệp, tạo cơ hội để các em hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh, thói quen và kĩ năng làm việc theo nhóm. Lớp đề xuất nhà trường tổ chức hội chợ thân thiện và chia sẻ để các em có thể chia sẻ với các bạn tạo niềm vui trong cuộc sống, tự tập bài hát tập thể: ngôi trường thân thiện để tất cả HS của lớp có được cơ hội tham gia biểu diễn phục vụ hội nghị của các thầy cô giáo phát huy vai trò và năng lực của các em. -Tham gia của CMHS lớp vào các hoạt động của lớp của nhà trường : tham dự Lễ hội khai giảng (dự lễ khai giảng, xem thi đấu các môn đá bóng nữ, bóng chuyền, trò chơi dân gian) Dự hội trại: ủng hộ vật liệu, hướng dẫn các em làm trại, nấu ăn CMHS không phải chỉ đến trường để dự cuộc họp hành chính là họp CMHS đầu năm, cuối kì, cuối năm với các nội dung hành chính: thông báo các khoản thu, kết quả học tập, những sai phạm của con em mà được tạo điều kiện đến trường nhiều hơn, đóng góp ý kiến, công sức vào nhiều hoạt động của con em, cơ hội gặp gỡ trao đổi, hiểu biết về nhà trường nhiều hơn tạo ra sự thông cảm, hổ trợ, quan tâm đến giáo dục nhiều hơn. hiểu về hoạt động nhà trường, ủng hộ học sinh tạo niềm vui, tự hào các em. Trường học trước đây chỉ là niềm vui đối với những em HS khá, giỏi, năng khiếu và phụ huynh của những em đó, là sự sợ hãi, xấu hổ đối với những học sinh yếu và phụ huynh của những em đó, bây giờ các em có điều kiện tham gia đóng góp vào các hoạt động khác ngoài học tập tạo nên niềm yêu thích đến trường xóa đi mặt cảm tự ti, hòa nhập vào tập thể một cách tự tin, phụ huynh không lo sợ khi nhận giấy mời đến trường. Điểm khác so với trước đây: HS chủ động đề xuất các hoạt động với nhà trường, CMHS được mời đến trường để tham dự các hoạt động của con em do nhà trường tổ chức, để gần gũi nhà trường, hiểu GD, quan tâm đến học hành con cái. Khẳng định LHTT với nhiều hoạt động ngoại khóa đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Kính thưa Việc xây dựng LHTT- HSTC được thực hiện trên cơ sở chỉ đạo và tổ chức các phong trào nhằm xây dựng THTT-HSTC của lãnh đạo trường, nhiệm vụ giáo dục được cụ thể hóa (có tiêu chí cụ thể) nhưng khó khăn hơn với gv khi làm công tác chủ nhiệm, bản thân tôi đã phải nỗ lực rất nhiều khi thực hiện nhiệm vụ này và qua một năm tôi cảm nhận rằng mình có nhiều thay đổi: đó là một sự thay đổi về nhận thức trong hoạt động giáo dục của mình: -Thái độ đối với HS thân thiện hơn: gần gũi với các em hơn, thông cảm với học sinh và hiểu được cá tính của từng em. Biết lắng nghe, sẵn sàng chia sẻ cảm xúc, tình cảm của HS và không cư xử khuôn mẫu đối với các em nhưng sự thân thiện luôn đi cùng thái độ nghiêm khắc và công bằng. Vd: Trước đây trò không thuộc bài, GV chưởi mắng em bức xúc ném dép GV sau đó nghỉ học học trò sai (đi học không thuộc bài), thầy đúng (được quyền la mắng khi HS không thuộc bài) Bây giờ, GV kiểm tra bài cũ phải biết hỏi câu hỏi phù hợp với trình độ,sức khỏe, tâm sinh lý của HS. Kính thưa.qua thực tế một năm thực hiện phong trào . hiểu một cách nôm na hiệu quả của phong trào xây dựng LHTT- HSTC này là niềm vui đến trường, là sự trưởng thành về nhân cách của các em, là niềm vui của gia đình, là niềm tin của xã hội đối với nhà trường và thầy cô giáo, là kỷ niệm không thể nào quên và nó được mã hóa thành những con số mà nếu quyết tâm thì có thể đạt được. Đây chỉ mới là kết quả bước đầu của phong trào xây dựng LHTT-HSTC nhưng cũng khẳng định chủ trương đúng đắn của nhà trường: muốn có THTT-HSTC thì trước hết phải xây dựng được LHTT- HSTC, có được nhiều LHTT- HSTC thì sẽ có THTT-HSTC, phần nội dung trình bày chắn chắn sẽ có nhiều vấn đề cần được thảo luận, góp ý bổ sung để hoàn thiện, cám ơn hội nghị đã lắng nghe, xin kính chúc . *****************************************
Tài liệu đính kèm: