- Dựa vào SGK, chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) thể hiện đúng tính thần kiên trì vượt khó.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện.
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu ND: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CÁC MÔN HỌC LỚP 4 TUẦN: 13 Từ 10/11 đến 16/11 MÔN Tiết/TT bài Tên bài dạy Yêu cầu cần đạt Ghi chú, bài tập cần làm TOÁN 61 Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 (tr70) Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11. Bài 1, bài 3 62 Nhân với số có ba chữ số (tr72) - Biết cách nhân với số có ba chữ số. - Tính được giá trị của biểu thức. Bài 1, bài 3 63 Nhân với số có ba chữ số (tiếp theo) (tr73) Biết cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0. Bài 1, bài 2 64 Luyện tập (tr74) - Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số. - Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính. - Biết công thức tính (bằng chữ) và tính được diện tích hình chữ nhật. Bài 1, bài 3, bài 5 (a) 65 Luyện tập chung (tr75) - Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng; diện tích (cm2, dm2, m2). - Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số. - Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính, tính nhanh. Bài 1, bài 2 (dòng 1), bài 3 TIẾNG VIỆT 97 TĐ: Người tìm đường lên các vì sao - Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ôn-cốp-xki); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.- Hiểu ND: ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao (trả lời được các câu hỏi trong SGK). Không. 98 CT Nghe-viết: Người tìm đường lên các vì sao - Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn văn. - Làm đúng BT (2) a/b hoặc BT (3) a/b, BTCT phương ngữ do GV soạn. Không. 99 LT&C: MRVT: Ý chí-Nghị lực Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người; bước đầu biết tìm từ (BT1), đặt câu (BT2), viết đoạn văn ngắn (BT3) có sử dụng các từ ngữ hướng vào chủ điểm đang học. Không. 100 KC: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Dựa vào SGK, chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) thể hiện đúng tính thần kiên trì vượt khó. - Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Không. 101 TĐ: Văn hay chữ tốt - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. - Hiểu ND: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát (trả lời được các câu hỏi trong SGK). Không. 102 TLV: Trả bài văn kể chuyện Biết rút kinh nghiệm về bài TLV kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV. HS khá, giỏi biết nhận xét và sửa lỗi để có các câu văn hay. 103 LT&C: câu hỏi và dấu chấm hỏi - Hiểu được tác dụng của câu hỏi và dấu hiệu chính đả6 nhận biết chúng (ND Ghi nhớ). - Xác định được CH trong một văn bản (BT1, mục III); bước đầu biết đặt CH để trao đổi theo nội dung, yêu cầu cho trước (BT2, BT3). HS khá, giỏi đặt được CH để tự hỏi mình theo 2, 3 nội dung khác nhau. 104 TLV: Ôn tập văn kể chuyện Nắm được một số đặc điểm đã học về văn kể chuyện (nội dung, nhân vật, cốt truyện); kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước; nắm đuợc nhân vật, tính cách của nhân vật và ý nghĩa câu chuyện đó để trao đổi với bạn. Không. Ghi chú: Mỗi tuần tối đa có 8 bài, được đánh số thứ tự bài liên tục. Mỗi bài bao gồm các phân môn tập đọc, tập viết, chính tả,kể cả kiểm tra. ĐẠO ĐỨC 13 Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ - Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.- Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình. Hiểu được: Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình. KHOA HỌC 25 Nước bị ô nhiễm Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm: - Nước sạch: trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ con người. - Nước bị ô nhiễm: có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, chứa vi sinh vật nhiều quá mức cho phép, chứa các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ. Không. 26 Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm - Nêu được một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước: + Xả rác, phân, nước thải bừa bãi, + Sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu. + Khói bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ, + Vỡ đường ống dẫn dầu, - Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người: lan truyền nhiều bệnh, 80% các bệnh là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Không. LỊCH SỬ 13 Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075-1077) - Biết những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt (có thể sử dụng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt và bài thơ tương truyền của Lý Thường Kiệt): + Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng phòng tuyến trên bờ nam sông Như Nguyệt. + Quân địch do Quách Quý chỉ huy từ bờ bắc tổ chức tiến công. + Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc. + Quân địch không chống cự nổi, tìm đường tháo chạy. - Vài nét về công lao Lý Thường Kiệt: người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi. HS khá giỏi: - Nắm được nội dung cuộc chiến đấu của quân Đại Việt trên đất Tống. - Biết nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cuộc kháng chiến: trí thông minh, lòng dũng cảm của nhân dân ta, sự tài giỏi của Lý Thường Kiệt. ĐỊA LÍ 13 Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ - Biết đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh. - Sử dụng tranh ảnh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ: + Nhà ở thường được xây dựng chắc chắn, xung quanh có sân, vườn, ao,... + Trang phục truyền thống của nam là quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp; của nữ là váy đen, áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ, lưng thắt khăn lụa dài, đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạ. HS khá, giỏi: Nêu được mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người qua cách dựng nhà của người dân đồng bằng Bắc Bộ: để tránh gió, bão, nhà được dựng vững chắc. ÂM NHẠC 13 - Ôn tập bài hát: Cò lả- TĐN số 4 - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ. Biết đọc bài TĐN số 4. MĨ THUẬT 13 Vẽ trang trí. Trang trí đường diềm - Hiểu vẻ đẹp và làm quen với ứng dụng của đường diềm. - Biết cách vẽ trang trí đường diềm. - Trang trí được đường diềm đơn giản. HS khá giỏi: Chọn và sắp xếp hoạ tiết cân đối, phù hợp với đường diềm, tô màu đều, rõ hình chính, phụ. KĨ THUẬT 13 Thêu móc xích - Biết cách thêu móc xích. - Thêu được mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm vòng móc xích. Đường thêu có thể bị dúm. - Không bắt buộc HS nam thực hành thêu để tạo ra sản phẩm thêu. HS nam có thể thực hành khâu. - Với HS khéo tay: + Thêu được mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất tám vòng móc xích và đường thêu ít bị dúm. + Có thể ứng dụng thêu móc xích để tạo thành sản phẩm đơn giản. THỂ DỤC 13 - Bài thể dục phát triển chung. - Trò chơi "Chim về tổ". - Thực hiện cơ bản đúng các động tác vươn thở, tay, chân, lưng bụng, toàn thân, thăng bằng, nhảy và bước đầu biết cách thực hiện động tác điều hoà của bài thể dục phát triển chung. - Biết cách chơi và tham gia chơi được. Khi thực hiện bài thể dục phát triển chung, chưa yêu cầu nhớ thứ tự các động tác.
Tài liệu đính kèm: