I. KHÁI NIỆM:
Phương pháp dạy học là những con đường, cách thức tiến hành hoạt động dạy học.
II. MỘT SỐ PPDH TÍCH CỰC:
1. Phương pháp giải quyết vấn đề
2. Phương pháp làm việc theo nhóm
3. Phương pháp hỏi đáp
4. Phương pháp đàm thoại
.
Chuyên đề:Một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học ( Hoc tập trung 6 tiết, tự học tự bồi dưỡng 9 tiết) I. KHÁI NIỆM: Phương pháp dạy học là những con đường, cách thức tiến hành hoạt động dạy học. II. MỘT SỐ PPDH TÍCH CỰC: 1. Phương pháp giải quyết vấn đề 2. Phương pháp làm việc theo nhóm 3. Phương pháp hỏi đáp 4. Phương pháp đàm thoại ..................................... III, MỤC TIÊU: Hiểu được mục đích, đặc điểm, quy trình và điều kiện để thực hiện có hiệu quả một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học. Biết cách vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào dạy các môn học ở tiểu học. IV, NỘI DUNG CỤ THỂ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP: A. PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Dạy học giải quyết vấn đề (DH GQVĐ) là con đường quan trọng để phát huy tính tích cực của HS, là một trong những vấn đề giáo viên chúng ta cần phải làm để đổi mới phương pháp giảng dạy. Nhưng còn rất nhiều giáo viên chúng ta còn mơ hồ về khái niệm cũng như cách thức làm sao để thành công trong quá trình dạy học giải quyết vấn đề. 1. Khái niệm vấn đề và dạy học giải quyết vấn đề Có nhiều quan niệm cũng như tên gọi khác nhau đối với dạy học giải quyết vấn đề như dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giải quyết vấn đề v.v. Mục tiêu cơ bản của dạy học giải quyết vấn đề nhằm rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề, tất nhiên trong đó cần bao gồm khả năng nhận biết, phát hiện vấn đề. DH GQVĐ không phải là một PPDH cụ thể mà là một quan điểm dạy học. 2. Cấu trúc của quá trình giải quyết vấn đề Cấu trúc quá trình giải quyết vấn đề có thể mô tả qua các bước cơ bản sau: Bước 1. Nhận biết vấn đề Trong bước này cần phân tích tình huống đặt ra, nhằm nhận biết được vấn đề. Trong dạy học thì đó là cần đặt HS vào tình huống có vấn đề. Vấn đề cần được trình bày rõ ràng, còn gọi là phát biểu vấn đề Bước 2. Tìm các phương án giải quyết Nhiệm vụ của bước này là tìm các phương án khác nhau để giải quyết vấn đề. Để tìm các phương án giải quyết vấn đề, cần so sánh, liên hệ với những cách giải quyết các vấn đề tương tự đã biết cũng như tìm các phương án giải quyết mới. Các phương án giải quyết đã tìm ra cần được sắp xếp, hệ thống hoá để xử lý ở giai đoạn tiếp theo. Khi có khó khăn hoặc kh”ng tìm được phương án giải quyết thì cần trở lại việc nhận biết vấn đề để kiểm tra lại việc nhận biết và hiểu vấn đề. Bước 3: Quyết định phương án giải quyết Trong bước này cần quyết định phương án giải quyết vấn đề, tức là cần giải quyết vấn đề. Các phương án giải quyết đã được tìm ra cần được phân tích, so sánh và đánh giá xem có thực hiện được việc giải quyết vấn đề hay không. Nếu có nhiều phương án có thể giải quyết thì cần so sánh để xác định phương án tối ưu. Nếu việc kiểm tra các phương án đã đề xuất đưa đến kết quả là không giải quyết được vấn đề thì cần trở lại giai đoạn tìm kiếm phương án giải quyết mới. Khi đã quyết định được phương án thích hợp, giải quyết được vấn đề tức là đã kết thúc việc giải quyết vấn đề. Đó là 3 giai đoạn cơ bản của quá trình giải quyết vấn đề. Trong DH GQVĐ, sau khi kết thúc việc giải quyết vấn đề có thể luyện tập vận dụng cách giải quyết vấn đề trong những tình huống khác nhau. Trong các tài liệu về DH GQVĐ người ta đưa ra nhiều mô hình cấu trúc gồm nhiều bước khác nhau của DH GQVĐ, ví dụ cấu trúc 4 bước sau: * Tạo tình huống có vấn đề (nhận biết vấn đề); * Lập kế hoạch giải quyết (tìm phương án giải quyết); * Thực hiện kế hoạch (giải quyết vấn đề); * Vận dụng (vận dụng cách GQVĐ trong những tình huống khác nhau). * Vận dụng DH GQVĐ DH GQVĐ không phải một PPDH cụ thể mà là một quan điểm dạy học, nên có thể vận dụng trong hầu hết các hình thức và PPDH. Trong các phương pháp dạy học truyền thống cũng có thể áp dụng thuận lợi quan điểm DH GQVĐ như thuyết trình, đàm thoại để giải quyết vấn đề. Về mức độ tự lực của HS cũng có rất nhiều mức độ khác nhau. Mức độ thấp nhất là GV thuyết trình theo quan điểm DH GQVĐ, nhưng toàn bộ các bước trình bày vấn đề, tìm phương án giải quyết và giải quyết vấn đề đều do GV thực hiện, HS tiếp thu như một mẫu mực về cách GQVĐ. Các mức độ cao hơn là HS tham gia từng phần vào các bước GQVĐ. Mức độ cao nhất là HS độc lập giải quyết vấn đề, thực hiện tất cả các bước của GQVĐ, chẳng hạn thông qua thảo luận nhóm để GQVĐ, thông qua thực nghiệm, nghiên cứu các trường hợp, thực hiện các dự án để GQVĐ. B. PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC THEO NHÓM Làm việc theo nhóm là một trong những phương pháp dạy học được áp dụng trong đổi mới phương pháp dạy học : phát huy tính tích cực của người học, dạy học hướng về người học. Giảng dạy dựa trên phương pháp làm việc theo nhóm là một phương pháp sư phạm mà theo đó, lớp được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm được phân công giải quyết một công việc cụ thể hướng tới một nội dung công việc chung lớn hơn; kết quả của từng nhóm sẽ được trình bày để thảo luận chung trước khi giáo viên đi đến kết luận cuối cùng. Phương pháp làm việc theo nhóm có những ưu điểm : + Làm việc theo nhóm là một cách học cho phép tất cả các thành viên trong nhóm giải quyết một cam kết làm việc được mô tả rõ ràng, không được giáo viên dẫn dắt trực tiếp mà chỉ nhờ vào sự hợp tác chặt chẽ và phân công công việc trong nhóm nhỏ. Phương pháp này thích hợp cho việc trao đổi trong nhóm, đưa ra những cách thức giải quyết đầy tính sáng tạo; kích thích sự hợp tác của tất cả các thành viên trong nhóm cùng tham gia vào việc giải quyết một vấn đề. + Làm việc theo nhóm thỏa mãn nhu cầu học tập cá nhân, phù hợp với việc học hướng tới người học; khuyến khích sự độc lập tự chủ, người học có thể đưa ra những giải pháp, cách biểu đạt riêng cho vấn đề nào đó. Nếu trong phương pháp thuyết trình, người học chỉ có thể trao đổi với nhau được rất ít thì trong làm việc theo nhóm các thành viên tham gia có cơ hội đưa ra quan điểm của mình đối với chủ đề thảo luận, mặt khác ở đó cũng đòi hỏi tăng cường tư duy độc lập và trao đổi lẫn nhau trong nhóm + Trong khi thực hiện phương pháp làm việc theo nhóm, giáo viên đóng vai trò là người chuyển giao kiến thức và hiểu biết, chuẩn bị, tổ chức, theo dõi việc thực hiện và đánh giá tổng kết kết quả làm việc của các nhóm. Như vậy công việc của giáo viên trong làm việc theo nhóm không bao giờ là thừa, trái lại đó là một sự rất cần thiết để giúp cho các nhóm đạt được kết quả trong việc tìm ra những giải pháp, câu trả lời cho vấn đề được đưa ra. Những mục tiêu cần đạt trong làm việc theo nhóm: + Làm việc theo nhóm cần động viên tất cả các thành viên tham dự và kích thích tự suy nghĩ của họ. + Các thành viên tham dự trong nhóm cần bám vào một chủ đề và tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề đó. Các bước tiến hành phương pháp làm việc theo nhóm: Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ: - Nêu và giải thích rõ ràng mục tiêu làm việc, giao nhiệm vụ một cách rõ ràng cho từng nhóm làm việc để mỗi thành viên trong nhóm hiểu được công việc cần phải làm và mô tả một cách cụ thể cách thực hiện các nhiệm vụ đó. Cần lưu ý là nếu không đề ra nhiệm vụ rõ ràng thì không có được kết quả thuyết phục. Những mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung làm việc theo nhóm có thể được viết ra giấy và phát cho mỗi nhóm.. - Định thời gian làm việc của mỗi nhóm kể cả giờ giải lao - ấn định thời gian họp lại sau khi thảo luận nhóm ( để báo cáo kết quả làm việc ở nhóm ) - Dự kiến địa điểm và chuẩn bị những điều kiện tối thiếu cho nơi làm việc của mỗi nhóm. - Nêu cách thức làm việc của nhóm - Cung cấp các thông tin liên quan với chủ đề. - Thông báo công việc của giáo viên trong thời gian các nhóm làm việc. Bước 2: Chia nhóm - Xác định số lượng người của mỗi phù hợp với yêu cầu làm việc. Thực hiện việc chia nhóm theo những cách: ngẫu nhiên ( phát bìa, thẻ, điểm số ),theo sự chỉ định của giáo viên hoặc theo sở thích của người học. - Cung cấp những câu hỏi định hướng quá trình làm việc của nhóm. Bước 3: Làm việc trong nhóm - Các nhóm tiến hành làm việc theo nhóm - Giáo viên tham gia quản lý và định hướng làm việc cùng các nhóm, hỗ trợ cho các nhóm khi cần thiết. Bước 4: Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm. Các nhóm khác đóng góp ý kiến và tham gia tranh luận. Bước 5: Giáo viên tổng kết và rút ra kết luận về đề tài đã đưa ra. Có 2 dạng nhóm làm việc: + Nhóm đồng việc: Tất cả các nhóm đều cùng một chủ đề ( chung một c”ng việc )mà vấn đề hay nhiệm vụ đó có thể được giải quyết theo nhiều cách thức khác nhau tùy theo cách tiếp cận vấn đề khác nhau. + Làm việc nhóm theo vị trí công việc: được áp dụng khi một nhiệm vụ chung cần thực hiện có thể phân ra thành nhiều nhiệm vụ nhỏ mà các giải pháp của chúng được tập hợp chung lại sau khi kết thúc làm việc theo nhóm. Hình thức này đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị nhiều hơn để đáp ứng cho các nhóm có những phần việc riêng cụ thể khác nhau. Cần lưu ý một số điều kiện để thực hiện phương pháp làm việc theo nhóm đạt hiệu quả: + Chủ đề thích hợp cho làm việc theo nhóm. + Có đủ điều kiện, phương tiện làm việc cho các nhóm + Các thành viên phải nắm vững nhiệm vụ trong làm việc theo nhóm và tiến trình, lịch làm việc.Việc giao nhiệm vụ của giáo viên phải rõ ràng, cụ thể và chặt chẽ và cần có sự chuẩn bị chu đáo về đề tài làm việc. + Người học cần có kiến thức, kỹ năng làm việc theo nhóm. Nếu kiến thức, kỹ năng của các thành viên tham gia làm việc theo nhóm còn hạn chế, giáo viên cần có sự gợi ý “ châm ngòi “ cho cuộc thảo luận. + Các thành viên tham gia làm việc theo nhóm cần có thái độ làm việc nghiêm túc, tích cực. Thái độ làm việc thiếu tích cực của một vài thành viên, coi thời gian làm việc theo nhóm như là một khoảng thời gian xả hơi, làm việc khác mà không tập trung vào đề tài sẽ làm ảnh hưởng xấu đến kết quả làm việc. Trong trường hợp này giáo viên cần uốn nắn và đưa ra những yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể hơn. + Độ lớn của nhóm: 4 - 6 người cho một nhóm là số lượng tương đối phù hợp cho buổi làm việc theo nhóm, nếu quá ít hay quá nhiều đều khó phát huy được sự hợp tác của các thành viên trong giải quyết nhiệm vụ. Trên đây là một vấn đề cần quan tâm để áp dụng có hiệu quả phương pháp làm việc theo nhóm trong dạy học. 1.PHƯƠNG PHÁP HỎI ĐÁP Thực chất phương pháp hỏi đáp là một hình thức trao đổi trên lớp, tuy nhiên việc thực hiện nó phải theo một trình tự nhiều bước và được thực hiện dưới nhiều hình thức như giáo viên hỏi, học sinh trả lời, học sinh hỏi, giáo viên trả lời, hay là giáo viên và học viên cùng trao đổiQua hỏi đáp, học sinh có cơ hội thể hiện quan điểm của mình để cùng trao đổi, thảo luận với nhau hoặc với giáo viên về một vấn đề. Và cũng thông qua hỏi đáp, giáo viên đánh giá được kiến thức, năng lực của người học để tìm ra được phương pháp chuyển tải nội dung cho phù hợp với từng đối tượng. Phương pháp hỏi đáp được thực hiện theo các bước cơ bản như sau: - Thứ nhất, giáo viên đưa ra câu hỏi. Trước khi đưa ra câu hỏi, giáo viên cần phải định hướng vào nội dung bài giảng để giúp học sinh định hình được vấn đề để suy nghĩ và đưa ra câu trả lời. Câu hỏi phải phù hợp với nội dung mà giáo viên vừa định hướng, mức độ khó của câu hỏi thì tuỳ vào đối tượng người học và nên đưa ra những câu hỏi mở để học sinh có điều kiện trao đổi, tranh luận với nhau. Việc giáo viên đưa ra câu hỏi như thế nào là bước quan trọng đánh giá mức độ thành công của phương pháp (vì nếu câu hỏi quá đơn giản, câu hỏi đóng thì cuộc trao đổi sẽ ít sôi nổi và nhanh chóng kết thúc). - Thứ hai, để thời gian cho học sinh suy nghĩ và trả lời. Sau khi câu hỏi được đưa ra, giáo viên phải dành thời gian nhất định cho học sinh suy nghĩ, thời gian dài hay ngắn là tuỳ vào mức độ câu hỏi. Khi thời gian suy nghĩ đã kết thúc, nếu không có ý kiến nào được đưa ra thì giáo viên nên có những câu nói khích lệ lòng nhiệt tình và hăng hái của học sinh hoặc giáo viên có thể gọi đích danh một học viên trả lời. - Thứ ba, bình luận, trao đổi về các câu trả lời (giữa các học sinh hoặc là giáo viên thực hiện). Sau khi học sinh đưa ra ý kiến, dù đúng dù sai thì mỗi câu trả lời đều là những ý kiến đóng góp quan trọng nên người giáo viên phải có lời cảm ơn, động viên. Nhiệm vụ của người giáo viên lúc này là có thể bình luận trực tiếp về ý kiến của học sinh hoặc mời học sinh khác nhận xét về câu trả lời vừa rồi. Trong phương pháp hỏi đáp, đây là bước làm sôi nổi không khí của lớp học. Do vậy, giáo viên cần phải khuyến khích sự tham gia nhiệt tình của nhiều học sinh trong lớp. Tuy nhiên, khi học sinh đưa ra những câu trả lời sai thì giáo viên phải sửa lại, định hướng lại cho học sinh một cách khéo léo để tránh sự e ngại của học sinh khi trả lời các câu hỏi trên lớp. - Thứ tư, giáo viên đánh giá, đưa ra kết luận. Để việc trao đổi đạt được mục tiêu thì việc giáo viên phải tổng hợp, đánh giá được ý kiến trả lời là bước không thể thiếu. Giáo viên phải đưa ra được những kết luận, những câu trả lời tổng kết cho câu hỏi, việc này có thể thực hiện bằng việc vừa nói , vừa ghi những câu trả lời chính lên bảng để học sinh tiện theo dõi và nắm bắt được nội dung của câu hỏi. Những điểm cần lưu ý khi sử dụng phương pháp hỏi đáp. Phương pháp hỏi đáp cũng giống như những phương pháp khác, đều có những ưu điểm và hạn chế, vấn đề đặt ra là giáo viên cần phải phát huy đựơc các ưu điểm và khắc phục được các hạn chế. Để làm được điều này thì khi áp dụng phương pháp hỏi đáp, cần phải quan tâm đến những vấn đề sau đây: Một là, phải đáp ứng được các yêu cầu để sử dụng phương pháp như: yêu cầu đối với người dạy và người học. Đối với người dạy thì phải lựa chọn được câu hỏi phù hợp với nội dung bài giảng, đối tượng học sinh; người giáo viên phải thật khéo léo, linh hoạt trong các tình huống khi đối diện với học sinh, nhất là những khi học sinh e ngại, không muốn trả lời hay khi họ trả lời sai; giáo viên phải bao quát được toàn bộ lớp học cả về nội dung trao đổi và không khí trong lớp học để tránh tình trạng cuộc trao đổi trở thành cuộc tranh cãi gay gắt; giáo viên phải có kĩ năng tổng hợp, phân tích tốt đồng thời sự dụng nhuần nhuyễn các phương pháp khác khi cần thiết. Còn đối với người học, thì sự tham gia đóng góp ý kiến của người học là một phần quyết định sự thanh công của phương pháp, do đó yêu cầu người học phải có sự tham gia tích cực, phải có khả năng tư duy, khả năng phân tích và khả năng trình bày, tránh tình trạng người học thụ động nghe một chiều. Ngoài ra, để sử dụng phương pháp hỏi đáp thành công thì còn cómột số yêu cầu khác nữa, chẳng hạn việc bố trí vị trí ngồi của học sinh tronglớp học cũng phải hợp lý, giúp cho giáo viên có thể di chuyển hợp lý, đếnđược vị trí của từng học sinh Hai là, phải biết khuyến khích người học cùng tham gia trao đổi: khuyếnkhích, động viên những học viên chưa nhiệt tình tham gia vào hoạt động chungcủa lớp dưới nhiều hình thức, như đưa ra những câu hỏi cụ thể hoặc đưa ranhững gợi ý và chỉ định đích danh những học sinh đó trả lời câu hỏi. Ba là, giáo viên phải kiểm soát và làm chủ lớp học. Công tác quản lý lớp phải tốt để tránh tình trạng hỗn loạn của lớp khi trao đổi quá sôi nổi, có thểbằng nhiều cách như yêu cầu lớp trật tự, nhắc nhở các học sinh khi muốn trảlời những câu hỏi phải xin phép và được sự đồng ý của giáo viên hay khi họcsinh đưa ra những câu trả lời trái ngược nhau, không đúng thì giáo viên phảiđịnh hướng lại Bốn là, tìm các học sinh hăng hái phát biểu trước. Sau khi câu hỏi được đưa ra và hết thời gian nghiên cứu mà không khí trao đổi của lớp học vẫn trầmlắng thì người giáo viên phải biết tìm những học sinh có tinh thần hăng háinhiệt tình pháp biểu trước. * Lưu ý: - Còn nhiều phương pháp dạy học khác các đồng chí có thể truy cập thông tin trên mạng hoặc tài liêu - Để tiện cho việc tự bồi dưỡng các đồng chí thông báo địa chỉ gmail chuyên môn sẽ gửi các chuyên đề cho các đông chí nghiên cứu. Trân trọng cảm ơn!
Tài liệu đính kèm: