Công tác chủ nhiệm - Tiết sinh hoạt lớp

Công tác chủ nhiệm - Tiết sinh hoạt lớp

 Suốt trong một tuần học, học sinh có rất nhiều hoạt động: học tập, nề nếp xếp hàng ra vào

lớp, thể dục, vệ sinh; thể hiện những hành vi về đạo đức tác phong Lứa tuổi các em đang

phát triển và rất hiếu động nên cần có sự định hướng, giúp đỡ để các em được các mặt tích cực, hạn chế những lệch lạc, sai phạm ở hs. Thầy cô luôn luôn là người hướng dẫn các em trong mọi hoạt động giáo dục. Nhưng không kém phần quan trọng đó là sự học tập lẫn nhau của các em trong tập thể lớp. Để giúp cho hs có một nề nếp sinh hoạt tự quản, các em được phát huy, được thể hiện mình trươc tập thể, hình thành được kỹ năng giao tiếp, xử lý thông tin, tình huống giữa các em với nhau giúp các em bạo dạn, năng động, trưởng thành, cũng từ đó xây dựng, hình thành được nhân cách hs. Mặt khác lớp học có một nề nếp tốt sẽ làm tiền đề cho một chất lượng tốt. Lớp có một nề nếp tự quản tốt sẽ giảm bớt gánh nặng, hỗ trợ cho công tác chủ nhiệm của GV – Phát huy được tính năng động, chủ động của hs từ đó giúp tiết học gặt hái nhiều kết quả hơn.( Bới hs có thói quen tự đưa ra và giải quyết số vấn đề trong chừng mực khả năng của các em).

 

doc 4 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 2444Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Công tác chủ nhiệm - Tiết sinh hoạt lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM - TIẾT SINH HOẠT LỚP
I- Lý do, mục đích của chuyên đề: 
 Suốt trong một tuần học, học sinh có rất nhiều hoạt động: học tập, nề nếp xếp hàng ra vào
lớp, thể dục, vệ sinh; thể hiện những hành vi về đạo đức tác phongLứa tuổi các em đang 
phát triển và rất hiếu động nên cần có sự định hướng, giúp đỡ để các em được các mặt tích cực, hạn chế những lệch lạc, sai phạm ở hs. Thầy cô luôn luôn là người hướng dẫn các em trong mọi hoạt động giáo dục. Nhưng không kém phần quan trọng đó là sự học tập lẫn nhau của các em trong tập thể lớp. Để giúp cho hs có một nề nếp sinh hoạt tự quản, các em được phát huy, được thể hiện mình trươc tập thể, hình thành được kỹ năng giao tiếp, xử lý thông tin, tình huống giữa các em với nhau giúp các em bạo dạn, năng động, trưởng thành, cũng từ đó xây dựng, hình thành được nhân cách hs. Mặt khác lớp học có một nề nếp tốt sẽ làm tiền đề cho một chất lượng tốt. Lớp có một nề nếp tự quản tốt sẽ giảm bớt gánh nặng, hỗ trợ cho công tác chủ nhiệm của GV – Phát huy được tính năng động, chủ động của hs từ đó giúp tiết học gặt hái nhiều kết quả hơn.( Bới hs có thói quen tự đưa ra và giải quyết số vấn đề trong chừng mực khả năng của các em).
 Vì những lý do trên mà chuyên đề nhỏ về tiết sinh hoạt lớp này cùng đưa ra những vấn đề cần thảo luận và thống nhất.
II- Thực tế của học sinh và giáo viên:
 1/ Thuận lợi: 
Tâm lý lứa tuổi này hs rất ham thích hoạt động giao tiếp.
GVPT có ý thức trách nhiệm cao và luôn luôn quan tâm sâu sắc đến hs.
Chương trình thời khoá biểu định biên cho tiết này.
 2/ Khó khăn:
 Học sinh
Các em diễn đạt một nội dung, vấn đề trước tập thể còn vụng về, chưa gãy gọn , chưa trình tự.
Số hs theo dõi những hoạt động, phong trào của lớp chưa sát.
Các em chưa tổ chức thành thạo được hoạt động này.
Trong hoạt động này các em còn có tính chất thưa kiện nhau.
Khả năng các em trong chừng mực nên hoạt động theo khuôn mẫu, ít linh động, lâu ngày sẽ mất sự thu hút đối với hs.
Giáo viên
 Trước tiên cũng nói qua về phía nhà trường đã quan tâm đến công tác này hay chưa ?
GV có đầu tư thật sự hay tập trung cho chất lượng các môn học, ít dành thời gian cho tiết sinh hoạt lớp và thường các môn học khác lấn chiếm thời gian của công tác này.
Tổ chức không đều đặn ở cuối tuần nên chưa tạo ra được nếp quen, kỹ năng ở hoạt động này.
Thường lâu nay Gv xây dựng cho hs sinh hoạt theo nhận biết cá nhân, chứ chưa theo trình tự, thống nhất, yêu cầu nào.
III- Số nội dung cần lưu ý khi xây dựng 1 tiết sinh hoạt lớp:
 -Trước tiên đòi hỏi người GV phải có tâm huyết, hết lòng vì ccá em, quan tâm sâu sắc đến từng hs và phải có sự kiên nhẫn mới giải quyết được nhiều tình huống tưởng như rất nhỏ nhưng rất khó khăn ( Ví dụ hs lơ là, không tập trung học; hs nhiều lần không thuộcbài, làm bài; vi phạm nề nếp lớpkhông dễ dàng ngày một, ngày hai đưa các em về quỹ đạo mong muốn của chúng ta).
 - Xây dựng được số cán sự lớp nhiệt tình, có năng lực.
 - Phân công giao nhiệm vụ theo dõi hoạt động của lớp cho cán sự.
 - Mỗi cán sự lớp phải có sổ tay ghi chép rõ ràng những mặt ưu khuyết điểm của lớp qua từng tuần.
 - Xây dựng hs có tính kỷ luật, tính tập thể - có sự đoàn kết, yêu thương, có tinh thần giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
 - Xây dựng cho các em có ý thức phát huy tích cực điểm mạnh, hạn chế dần những vi phạm khuyết điểm trong học tập và các mặt hoạt động khác.
 - Tập cho hs có sự nhìn nhận về bản thân và bạn bè nhưng động viên, nhắc nhở là chính tránh chê bai chỉ trích.
 - Nên cố gắng dành thời gian cho hs sinh hoạt cuối tuần đều đặn, tạo không khí nhẹ nhàng, cởi mở để hs học tập sửa chữa lẫn nhau.
 - Tiết sinh hoạt lớp phải được tổ chức ngay từ đầu năm, xuyên suốt cả khối học, tạo thói quen cho hs ngay lớp dưới, lên lớp trên hs sẽ làm tốt hơn.
 - Với hoạt động này ban đầu GV uốn nắn sau cho hs tự quản.
 - Trước khi tiết sinh hoạt của hs được tổ chức, GV nên xem qua nội dung sinh hoạt của hs để hướng dẫn, bổ sung thêm cho các em.
 - Đưa chủ đề câu cách ngôn hàng tuần vào sinh hoạt lớp để giáo dục hs.
III- Trình tự của 1 tiết sinh hoạt lớp:
 1- Lớp trưởng giới thiệu tiết sinh hoạt, điều khiển diễn biến của giờ sinh hoạt.
 2- Giới thiệu tổ trưởng của từng tổ lên nhận xét từng mặt hoạt động trong tuần qua:
Học tập:
+ Học bài, soạn bài, làm bài, phát biểu xây dựng bài
+ Trong giờ học có tập trung
+ Sách vở, dụng cụ
+ Đi học có chuyên cần – Đúng giờ
+ Có tinh thần giúp bạn trong học tập
Nề nếp:
+ Xếp hàng ra vào lớp
+ Thể dục
+ Vệ sinh lớp, vs khu vực, vs cá nhân, vs môi trường
+ Sinh hoạt đầu giờ, giữa giờ
+ Quán triệt nhắc nhở việc ăn quà vặt.
+ Aó quần, đầu tóc, tác phong
 3- Giới thiệu lớp phó học tập, lớp phó lao động , văn thể mỹ lên nhận xét theo trách nhiệm của từng cán sự.
 4- Ý kiến của hs
 5- Lớp trưởng đánh giá chung.
 -Tuyên dương , động viên nhắc nhở các bạn.
 - Bình chọn tổ thi đua xuất sắc, hs xuất sắc.
 - Đưa ra số định hướng tuần đến.
 6- Ý kiến của GV

Tài liệu đính kèm:

  • docCong tac CN-Tiet SHL.doc