Cuộc thi viết Câu chuyện tình huống đạo đức và pháp luật - Họ và tên: Nguyễn Thị Bích Nga

Cuộc thi viết Câu chuyện tình huống đạo đức và pháp luật - Họ và tên: Nguyễn Thị Bích Nga

Yêu thương và sẻ chia

1. Tình huống:

 Lớp 5a do cô giáo Lê Thu Hoài chủ nhiệm “nổi tiếng” là quậy phá, nghịch ngợm, mất trật tự và nhiều học sinh nam cá biệt. Cô giáo chủ nhiệm đã dùng nhiều biện pháp nặng, nhẹ nhưng vẫn chưa mấy biến chuyển. Nhiều giáo viên trong trường dạy thay lớp 5a đều phàn nàn và buồn chán. Thứ 5 tuần vừa qua, tôi được tổ phân công dạy thay lớp 5a vì cô Hoài bị mệt. Tôi bước vào lớp, cả lớp đứng dậy nghiêm trang chào, tôi nhìn thoáng xuống bàn thứ 4 dãy bên phải thì thấy em Nam vẫn ngồi. Tôi nhẹ nhàng nói:” Cô mời cả lớp đứng dậy nghiêm trang nào!” nhưng em Nam vẫn ngồi yên với vẻ mặt lạnh lùng như không hề hay biết gì, tôi nhỏ nhẹ: “ Cô mời em Nam đứng dậy chào cô một tý nào!” Vậy mà em ấy vẫn ngôi thản nhiên và còn nói to: “ Đ mẹ! sợ đ. gì, cô dạy thay chứ có phải cô chủ nhiệm đâu mà chào với đứng, thôi dẹp đi !” Tôi lặng người, nước mắt cứ thế tuôn ra, học sinh cả lớp xì xào bàn tán. Tôi phải giải quyết làm sao đây? Trong đời dạy học 28 năm qua tôi chưa gặp trường hợp như thế này bao giờ nên tôi thực sự choáng váng.

 Các bạn đồng nghiệp ơi! Nếu là bạn thì bạn giải quyết thế nào?

 

doc 2 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 562Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Cuộc thi viết Câu chuyện tình huống đạo đức và pháp luật - Họ và tên: Nguyễn Thị Bích Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cuộc thi viết – Câu chuyện tình huống đạo đức và pháp luật.
Họ và tên: Nguyễn Thị Bích Nga
Trường tiểu học Khai Sơn
Yêu thương và sẻ chia
1. Tình huống:
 Lớp 5a do cô giáo Lê Thu Hoài chủ nhiệm “nổi tiếng” là quậy phá, nghịch ngợm, mất trật tự và nhiều học sinh nam cá biệt. Cô giáo chủ nhiệm đã dùng nhiều biện pháp nặng, nhẹ nhưng vẫn chưa mấy biến chuyển. Nhiều giáo viên trong trường dạy thay lớp 5a đều phàn nàn và buồn chán. Thứ 5 tuần vừa qua, tôi được tổ phân công dạy thay lớp 5a vì cô Hoài bị mệt. Tôi bước vào lớp, cả lớp đứng dậy nghiêm trang chào, tôi nhìn thoáng xuống bàn thứ 4 dãy bên phải thì thấy em Nam vẫn ngồi. Tôi nhẹ nhàng nói:” Cô mời cả lớp đứng dậy nghiêm trang nào!” nhưng em Nam vẫn ngồi yên với vẻ mặt lạnh lùng như không hề hay biết gì, tôi nhỏ nhẹ: “ Cô mời em Nam đứng dậy chào cô một tý nào!” Vậy mà em ấy vẫn ngôi thản nhiên và còn nói to: “ Đ mẹ! sợ đ... gì, cô dạy thay chứ có phải cô chủ nhiệm đâu mà chào với đứng, thôi dẹp đi !” Tôi lặng người, nước mắt cứ thế tuôn ra, học sinh cả lớp xì xào bàn tán. Tôi phải giải quyết làm sao đây? Trong đời dạy học 28 năm qua tôi chưa gặp trường hợp như thế này bao giờ nên tôi thực sự choáng váng.
 Các bạn đồng nghiệp ơi! Nếu là bạn thì bạn giải quyết thế nào?
 2. Giải quyết tình huống:
 Trong đời dạy học 28 năm, thì đây là lần đầu tiên tôi rơi vào hoàn cảnh khó xử thế này, một cú sốc lớn, một lời xúc phạm cay nghiệt của một em học sinh. Tôi rất bàng hoàng,mặt nóng ran, nước mắt ứa ra, phải mất mấy phút sau tôi lấy lại bình tĩnh nghĩ rằng “Đây chỉ là một đứa trẻ tiểu học, chắc rằng có một nguyên nhân, uẩn khúc gì thì em ấy mới xử sự như thế...” Tôi nhẹ nhàng nói: “ Cô xin lỗi cả lớp! cô mời các em trật tự ta học bài mới nhé.” Và tôi nói tiếp: “ Hôm nay cô giáo Hoài bị mệt cô xin phép dạy thay các em một buổi nhé. Cô được biết lớp ta học rất tốt nhưng chỉ có một vài em chưa chú ý và nghịch, cô mong các em cố gắng.” lúc này cả lớp lại xì xào như có ý thắc mắc vì sao cô không trách phạt bạn Nam... tôi nói tiếp: “Không vì một vài bạn mà làm ảnh hưởng việc học và thời gian vàng ngọc của cả lớp, cô không trách bạn Nam đâu !” các em như hiểu ra điều gì đó nên ngồi học rất nghiêm túc, buổi học hôm đó diễn ra binh thường, trôi chảy nhưng trong lòng tôi như mối tơ vò “Mình phải làm sao đây, chẳng lẽ lại bỏ qua một cách nhẹ nhàng như thế”. Hết buổi học em Tuấn lớp trưởng gặp tôi nói: “ Thưa cô! Chúng em xin lỗi cô, vì lớp chúng em đã làm cô mất vui. Còn bạn Nam lớp chúng em sẽ kiểm điểm ạ!” Sau đó tôi gặp riêng em Nam, hỏi thăm tình hình : Em con ai? Nhà ở đâu? Hoàn cảnh gia đình? Nhìn em có vẻ ân hận nên tôi cũng chẳng trách mắng gì. 
 Chiều thứ 6 tôi đến thăm nhà em Nam đẻ tìm hiểu hoàn cảnh gia đình mới hiểu : Bố mẹ em li dị, mẹ em đi làm ăn xa em Nam ở với ông bà ngoại đã già, kinh tế rất khó khăn nên chưa quan tâm giáo dục em đến nơi. Tôi gặp Nam giảng giải một số điều và tha thứ cho em nên em đã khóc và hứa sẽ không bao giờ có thái độ với thầy cô giáo như thế nữa. Em nói trong xúc động: “ Em cảm ơn cô! Hôm đó đã không trách phạt em trước lớp, nhìn cô khóc và nhẹ nhàng với em và cả lớp em ân hận quá nhưng em không dám nói lời xin lỗi. Cô tha lỗi cho em cô nhé.” 
Nhìn em, nghe em nói và biết được hoàn cảnh của em, lòng tôi như chùng lại. Có một điều gì đó cứ lớn dần trong tôi. Phải chăng đó là tình yêu thương, sự cảm thông, chia sẻ. Sau chuyện đó, tôi thường xuyên gặp gỡ Nam, trò chuyện với em dù chỉ vài ba phút, động viên em những lúc em buồn. Tình cảm cô và trò cứ lớn dần theo những lần gặp. Nam ngoan hơn, học giỏi hơn và biết quan tâm đến bạn bè hơn. Tôi rất vui vì sự thay đổi của em và vui hơn nữa khi thấy em thường đón tôi trên sân trường sau những giờ tan học.
 Hình như tôi đã làm được một việc thật lớn lao cho em mà từ lâu tôi đã không để ý đến. Vậy đó, đôi khi chúng ta vì bản thân, vì công việc, vì cuộc sống mà chúng ta đã không hề nghĩ rằng: Một chút chia sẻ, một chút cảm thông là chúng ta đã mang lại rất nhiều cho người khác và cả chính chúng ta nữa. 
Mong rằng các em sẽ còn được gặp những điều tốt đẹp hơn như thế trong cuộc sống. Và mong rằng mọi người sẽ chia sẻ với nhau những điều tốt đẹp để cuộc sống của chúng ta mãi mãi là những nụ cười. 

Tài liệu đính kèm:

  • doccau chuyen tinh huong dao ducva phap luat.doc