Đề cương câu hỏi và gợi ý trả lời cuộc thi "Tìm hiểu chiến thắng lịch sử điện Biên Phủ"

Đề cương câu hỏi và gợi ý trả lời cuộc thi "Tìm hiểu chiến thắng lịch sử điện Biên Phủ"

Câu 1: Tại sao Điện Biên Phủ được lựa chọn là điểm quyết chiến chiến lược giữa quân và dân ta với thực dân Pháp?

* Vài nét về vị trí chiến lược của vùng Tây Bắc và Điện Biên Phủ:

- Vùng Tây Bắc:

+ Tây Bắc là một dải đất ở phía Tây Bắc bộ Việt Nam. Phần lớn đất đai là núi cao, rừng rậm núi xen kẽ cao nguyên và thung lũng mà đỉnh Phan xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn là “nóc nhà” của Tây Bắc với độ cao 3.142m. Các con sông Mã, sông Đà, sông Thao với dòng nước chảy xiết đã chia Tây Bắc thành nhiều khu vực. Đường vào Tây Bắc vừa ít lại phải qua nhiều sông, suối, núi cao hiểm trở nên đi lại cực kỳ khó khăn.

+ Tây Bắc là một địa bàn chiến lược quan trọng của Bắc Bộ Việt Nam nói riêng, của Bắc Đông Dương nói chung. ở phía Tây tiếp giáp với hai tỉnh Phong Xa Lì và Sầm Nưa của Lào, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Phía Đông là căn cứ địa Việt Bắc. Phía Nam là tỉnh Hoà Bình, nối liền với các tỉnh thuộc Liên khu III và liên khu IV. Do vị trí địa lý của Tây Bắc có đặc thù như vậy đã khiến cả ta và Pháp đều rất chú trọng đến địa bàn chiến lược này.

+ Đối với ta, làm chủ được Tây Bắc không những bảo vệ được vững chắc khu đầu não kháng chiến Việt Bắc, tạo thành thế liên hoàn nối liền một dải hậu phương kháng chiến rộng lớn, mà còn có điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu quốc tế, đặc biệt là tăng cường thêm tình đoàn kết Việt Lào chống kể thù chung.

+ Đối với thực dân Pháp, khống chế được khu vực này, chúng sẽ mở được địa bàn hoạt động nhằm uy hiếp, khống chế bên sườn và sau lưng ta, chia cắt liên lạc và sự chi viện của ta (giữa Việt Bắc và Liên khu III và Liên khu IV), đồng thời từ đây có thể che chở cho Thượng Lào cùng kinh đô Luông Pha Băng.

- Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn thuộc tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên), giữa vùng núi Tây Bắc, có lòng chảo Mường Thanh (Mường Then-Mường Trời) dài gần 20km, rộng từ 6 đến 8 km, cách Hà Nội khoảng 300km, cách Luông Pha Băng (Lào) khoảng 200km đường chim bay, cách biên giới các nước Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan từ 150 đến 200 km, cách Việt Bắc, khu IV từ 300km đến 500km đường bộ. Thung lũng này nằm gần biên giới Việt- Lào, trên một đầu mối giao thông quan trọng, có tuyến đường đi Lào, có con sông chảy theo hướng Nam-Bắc đổ xuống sông Nậm Hu, có sân bay Mường Thanh được xây dựng từ năm 1889. Dân số Điện Biên Phủ có 2 vạn người thuộc 11 dân tộc khác nhau: (Kinh, Thái, Nùng, Mường, Tày, Lào, Xã, Puộc, Hoa, Pú Noi.).

 

doc 17 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 601Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương câu hỏi và gợi ý trả lời cuộc thi "Tìm hiểu chiến thắng lịch sử điện Biên Phủ"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG CÂU HỎI VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI
Cuộc thi "Tìm hiểu chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ"
Câu 1: Tại sao Điện Biên Phủ được lựa chọn là điểm quyết chiến chiến lược giữa quân và dân ta với thực dân Pháp?
* Vài nét về vị trí chiến lược của vùng Tây Bắc và Điện Biên Phủ:
- Vùng Tây Bắc:
+ Tây Bắc là một dải đất ở phía Tây Bắc bộ Việt Nam. Phần lớn đất đai là núi cao, rừng rậm núi xen kẽ cao nguyên và thung lũng mà đỉnh Phan xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn là “nóc nhà” của Tây Bắc với độ cao 3.142m. Các con sông Mã, sông Đà, sông Thao với dòng nước chảy xiết đã chia Tây Bắc thành nhiều khu vực. Đường vào Tây Bắc vừa ít lại phải qua nhiều sông, suối, núi cao hiểm trở nên đi lại cực kỳ khó khăn.
+ Tây Bắc là một địa bàn chiến lược quan trọng của Bắc Bộ Việt Nam nói riêng, của Bắc Đông Dương nói chung. ở phía Tây tiếp giáp với hai tỉnh Phong Xa Lì và Sầm Nưa của Lào, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Phía Đông là căn cứ địa Việt Bắc. Phía Nam là tỉnh Hoà Bình, nối liền với các tỉnh thuộc Liên khu III và liên khu IV. Do vị trí địa lý của Tây Bắc có đặc thù như vậy đã khiến cả ta và Pháp đều rất chú trọng đến địa bàn chiến lược này.
+ Đối với ta, làm chủ được Tây Bắc không những bảo vệ được vững chắc khu đầu não kháng chiến Việt Bắc, tạo thành thế liên hoàn nối liền một dải hậu phương kháng chiến rộng lớn, mà còn có điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu quốc tế, đặc biệt là tăng cường thêm tình đoàn kết Việt Lào chống kể thù chung.
+ Đối với thực dân Pháp, khống chế được khu vực này, chúng sẽ mở được địa bàn hoạt động nhằm uy hiếp, khống chế bên sườn và sau lưng ta, chia cắt liên lạc và sự chi viện của ta (giữa Việt Bắc và Liên khu III và Liên khu IV), đồng thời từ đây có thể che chở cho Thượng Lào cùng kinh đô Luông Pha Băng.
- Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn thuộc tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên), giữa vùng núi Tây Bắc, có lòng chảo Mường Thanh (Mường Then-Mường Trời) dài gần 20km, rộng từ 6 đến 8 km, cách Hà Nội khoảng 300km, cách Luông Pha Băng (Lào) khoảng 200km đường chim bay, cách biên giới các nước Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan từ 150 đến 200 km, cách Việt Bắc, khu IV từ 300km đến 500km đường bộ. Thung lũng này nằm gần biên giới Việt- Lào, trên một đầu mối giao thông quan trọng, có tuyến đường đi Lào, có con sông chảy theo hướng Nam-Bắc đổ xuống sông Nậm Hu, có sân bay Mường Thanh được xây dựng từ năm 1889. Dân số Điện Biên Phủ có 2 vạn người thuộc 11 dân tộc khác nhau: (Kinh, Thái, Nùng, Mường, Tày, Lào, Xã, Puộc, Hoa, Pú Noi...).
Đế quốc Pháp-Mỹ đánh giá coi Điện Biên Phủ ở vào “một vị trí chiến lược quan trọng chẳng những đối với chiến trường Đông Dương, mà còn đối với miền Đông Nam á” (Bộ Quốc Phòng – Viện lịch sử quân sự. Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Tập V, Nxb St. H.1992. Tr.70). Nó là “ngã tư chiến lược quan trọng”, nó như “cái bàn xoay có thể xoay đi bốn phía Việt Nam, Lào, Miến Điện, Trung Quốc (Na va. Đông Dương hấp hối. Nxb Plông, Pari, 1958 (tiếng Việt)), như “cái chìa khoá” bảo vệ Thượng Lào, từ đó có thể đánh chiếm lại vùng đã mất ở Tây Bắc trong những năm 1950-1953 và tạo điều kiện để đánh tiêu diệt quân chủ lực của ta tại đây. Đồng thời là một căn cứ không quân-lục quân lợi hại, phục vụ cho chính sách xâm lược của Mỹ ở Đông Nam Châu á.
Kế hoạch tác chiến của NaVa hy vọng trong vòng 18 tháng sẽ giành lại thế chủ động chiến lược, chuyển bại thành thắng... Ngày 3/12/1953 Nava ra huân lệnh cho quân đội Pháp tập trung lực lượng phòng ngự ở Tây Bắc vào căn cứ Không quân-Lục quân ở Điện Biên Phủ và quyết giữ căn cứ này với bất cứ giá nào. Na va quyết định xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm kiên cố là “pháo đài bất khả xâm phạm”, sẵn sàng “nghiền nát” bộ đội chủ lực ta. Chấp nhận một trận quyết chiến với ta ở Điện Biên Phủ , thách quân ta lên đó để tiêu diệt với mục đích nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Đông Dương.
- Tây Bắc với địa hình phức tạp rất khó khăn cho hoạt động quân sự của địch nhưng lại rất thuận lợi cho chiến tranh nhân dân của ta. Bởi vậy sau ba chiến dịch, vùng Trung du và đồng bằng (chiến dịch Trung du, Đường 18 và Hà Nam Ninh), Đảng ta quyết định chọn hướng rừng núi Tây Bắc để tiến công. Tại Hội nghị Bộ chính trị bàn về nhiệm vụ quân sự Đông Xuân 1953-1954, chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “về hướng hoạt động, lấy Tây Bắc làm hướng chính, các hướng khác là hướng phối hợp. Hướng chính hiện nay không thay đổi, nhưng trong hoạt động thì có thể thay đổi. Pháp dùng binh là phải thiên biến vạn hoá”.
	Ngày 6/12/1953, Bộ chính trị thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ tổng tư lệnh và Quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ . Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực tinh nhuệ của địch ở đây, giải phóng Tây Bắc và tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang của Lào giải phóng Bắc Lào, đồng thời tạo điều kiện để tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch trên chiến trường toàn Đông Dương. Điện Biên Phủ trở thành trung tâm điểm của kế hoạch Đông - Xuân 1953 - 1954 của ta, là trận “quyết chiến chiến lược” lớn nhất giữa ta và Pháp.
	Trong thư gửi đại Tướng Võ Nguyên Giáp vào ngày 22/12/1953. Hồ Chủ tịch nêu rõ: “ Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà cả đối với quốc tế. Vì vậy, toàn dân, toàn quân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”.
Câu 2: Anh (chị) hãy nêu diễn biến, kết quả các đợt tiến công trong chiến dịch Điện Biên Phủ và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ?
1. Diễn biến, kết quả của các đợt tiến công:
Chiến dịch Điện Biên Phủ được bắt đầu từ ngày 13 tháng 3 năm 1954 đến ngày 7 tháng 5 năm 1954, chia làm 3 đợt tiến công:
* Đợt 1:
- Trưa 13 tháng 3 năm 1954, lần đầu tiên pháo 105 ly của ta đã khai hoả ở Điện Biên. Các cứ điểm của địch cũng dùng pháo bắn trả dữ dội nhưng không có kết quả.
- Đúng 17 giờ ngày 13 tháng 3 năm 1954, quân ta bắn dồn đập hàng loạt phát đại bác vào các vị trí cứ điểm ở Điện Biên Phủ, nhất là Him Lam, gây chấn động toàn bộ cứ điểm. Cứ điểm Him Lam bị tổn thất nặng nề. Đại đoàn 312 của ta đồng loạt tiến công trên 3 hướng và đến 23 giờ ta tiêu diệt được khu trung tâm và chiếm hoàn toàn cứ điểm Him Lam. Trong trận đánh mở màn này, quân ra đã tiêu diệt gần 300 tên, bắt sống hơn 200 tên.
- 17 giờ ngày 14 tháng 3 năm 1954, pháo binh ta bắt đầu bắn vào các cứ điểm của địch. Khoảng 6 giờ 30 phút sáng 15 tháng 3, đồi Độc lập hoàn toàn thuộc về ta. Ta bắt sống 200 tù binh và tiêu diệt 483 tên.
- Sau khi mất Him Lam và Độc lập tinh thần tiểu đoàn nguỵ Thái ở Bản Kéo suy sụp nhanh chóng. Sáng 15 tháng 3, bộ đội ta gửi thư cho phép lính ở Bản Kéo đến đồi Độc Lập nhận thương binh đồng thời khuyên chúng ra hàng. Đờ Cát thấy khó mà giữ được Bản Kéo nên ra lệnh cho tiểu đoàn nguỵ Thái BT3 rút về Mường Thanh. Tiểu đoàn này vừa ra khỏi đồn đã chạy sang hàng quân ta. Chiến thắng Bản Kéo đã kết thúc đợt tiến công thứ nhất của quân ta tại Điện Biên Phủ.
*Đợt 2:
- Chiều 30 tháng 3 năm 1954, quân ta nổ súng bắt đầu đợt tiến công thứ hai. Lợi dụng thời tiết xấu, máy bay địch ít hoạt động, các đơn vị hoả lực của ta đã triển khai chiếm lĩnh trận địa ngay từ buổi sáng.
- Đúng 17 giờ ngày 30 tháng 3, sau khi pháo binh ta bắn dồn dập vào sở chỉ huy của Đờ Cát, các trận địa pháo và khu vực quân cơ động ở Mường Thanh, Hồng Cúm...quân ta tổ chức tiến công vào 5 điểm cao phòng ngự quan trọng ở phía đông: đồi C1, A1, E1, D1, D2. Tại đồi E1, trung đoàn 141 (Đại đoàn 312) đã tiêu diệt gọn một bộ phận tiểu đoàn dù nguỵ, làm chủ đồi E1 sau hơn 1 giờ nổ súng. Cũng sau 2 giờ chiến đấu, trung đoàn 209 (Đại đoàn 312) đã hoàn thành việc đánh chiếm các đồi D, D1 và D2. Các trận đánh ở đồi C1 và A1 diễn ra rất ác liệt và kéo dài. Tại đồi C1, sau 45 phút tiến công, Trung đoàn 98 (Đại đoàn 316) đã tiêu diệt gọn 1 đại đội, chiếm lĩnh toàn bộ cứ điểm C1. Ngày 8 tháng 4 năm 1954, Pháp cho tiểu đoàn dự bị thứ tư nhảy dù xuống Điện Biên Phủ. Được tăng viện, sáng 9 tháng 4, địch phản kích chiếm lại đồi C1. Sau 4 ngày đêm giao tranh, ta và địch mỗi bên chiếm một nửa quả đồi.
- Riêng đồi A1, trong đêm 30 tháng 3 quân ta chiếm được 2/3 đồi A1. Sáng 31 tháng 3, Đờ Cát tung nhiều lực lượng có xe tăng, máy bay và pháo binh yểm trợ, hòng chiếm lại A1. Đến ngày 4 tháng 4, ta và địch mỗi bên giữ một nửa điểm cao.
Sau hơn 20 ngày chiến đấu, ta đã tiêu diệt khoảng 5.000 tên địch, trong đó gồm 4 tiểu đoàn và 9 đại đội. Số địch bị diệt chiếm khoảng 1/2 tổng số quân địch ở phân khu Bắc và phân khu trung tâm, quân ta đã khống chế được phần lớn các điểm cao ở phía đông.
*Đợt 3:
- Chiều ngày 1 tháng 5 năm 1954, pháo binh ta, với sự góp mặt lần đầu tiên của hoả tiễn 122 bắt đầu bắn mạnh vào khu vực trận địa địch. Pháo ta đã làm tê liệt hoàn toàn ngay từ đầu cụm pháo của địch ở Hồng Cúm. Tại phía đông, Trung đoàn 98 (Đại đoàn 316) nhanh chóng tiêu diệt toàn bộ quân địch ở một nửa ngọn đồi C1 mà chúng đang chiếm giữ. Trên bờ phía đông sông Nậm Rốn, Trung đoàn 209 (Đại đoàn 312) tiến công đánh chiếm cứ điểm 505, 505A và tiêu diệt toàn bộ quân địch ở hai cứ điểm này. Tại phía tây, Trung đoàn 88 (Đại đoàn 308) tiêu diệt vị trí 311A. Đêm mùng 3 tháng 5 năm 1954, Trung đoàn 36 (Đại đoàn 308) tiêu diệt vị trí 311B.
- 18 giờ ngày 6 tháng 5 năm 1954, pháo binh và hoả tiễn của ta bắn dữ dội vào các cứ điểm địch, mở đường cho bộ binh tấn công. Đến 4 giờ sáng ngày 7 tháng 5 năm 1954, quân ta đã tiêu diệt toàn bộ địch ở đồi A1. Cùng trong thời gian A1 bị tiêu diệt, quân ta tiến công đánh chiếm cứ điểm C2, bắt sống 600 tên địch, đồng thời tiến công xoá sổ cứ điểm 506 ở phía bắc Mường Thanh. ở phía tây, Đại đoàn 308 giải quyết xong cứ điểm 310. 
- 14 giờ ngày 7 tháng 5 năm 1954, Trung đoàn 209 (Đại đoàn 312) mở cuộc tiến công cứ điểm 507 ở gần cầu Mường Thanh. Địch ở 507 kéo cờ trắng ra hàng. Đại đoàn 312 tiếp tục tiến công tiêu diệt hai cứ điểm 508 và 509 ở tả ngạn sông Nậm Rốn. 
Trước tình hình rối loạn và hoang mang của địch, Bộ chỉ huy chiến dịch ra lệnh cho các đơn vị không chờ đến tối, mở ngay cuộc tổng công kích vào tập đoàn cứ điểm địch. Bộ đội ta đánh đến đâu cờ trắng của địch xuất hiện tới đó. 17 giờ 30 phút, Thiếu tướng Đờ Cát và bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm bị bắt sống. Lá cờ Quyết chiến Quyết thắng của quân đội ta đã tung bay trên nóc hầm sở chỉ huy địch, binh lính địch ở các cứ điểm còn lại lũ lượt kéo cờ trắng ra  ... ch Điện Biên Phủ được diễn ra trong 56 ngày đêm ác liệt và được chia
thành 3 đợt tấn công:
Đợt tiến công thứ nhất bắt đầu từ ngày 13/3 đến ngày 17/3/1954. Nhiệm vụ đợt
này là tiêu diệt các vị trí vòng ngoài của địch, ở phía Bắc và Đông Bắc gồm Him
Lam, Độc lập và Bản Kéo.
Đúng 17h ngày 13/3/1954, đại đội lựu pháo 806 bắn những loạt đạn đầu tiên
vào trung tâm đề kháng Him Lam mở màn cho chiến dịch. Trung tâm đề kháng Him
Lam là một trung tâm phòng ngự kiên cố nhất của địch. Him Lam thuộc phân khu
trung tâm, cách Mường Thanh 2,5km - Him Lam có nhiệm vụ che chở cho phân khu
trung tâm và ngăn chặn bộ đội ta đánh vào phân khu Bắc. Tại đây Nava bố trí một tiểu
đoàn lê dương thiện chiến chiếm giữ gồm 3 cứ điểm yểm hộ lẫn nhau có trận địa
phòng ngự vững chắc với nhiều hỏa điểm lợi hại.
Cuộc chiến đấu diễn ra rất quyết liệt, kéo dài hơn 5h30’, đến 22h30’ ta làm chủ
hoàn toàn cứ điểm Him Lam, tiêu diệt và bắt sống gần 500 tên địch, thu nhiều vũ khí,
đạn dược. Lá cờ "Quyết chiến quyết thắng” đã được cắm lên cứ điểm Him Lam.
  Trong trận mở màn, xuất hiện gương chiến đấu dũng cảm của Phan Đình
Giót, anh đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai tại mỏm 2 để tạo điều kiện cho bộ đội xung
phong tiêu diệt địch.
Thất thủ ngay tại trận mở màn, Đại tá Pirốt chỉ huy pháo binh của thực dân
Pháp tại Điện Biên Phủ bất lực trước pháo binh Việt Nam, đã tự sát.
Phát huy truyền thống đánh thắng trận mở màn, 3h30’ ngày 15/3/1954 ta tấn
công đồi Độc lập. Cứ điểm Độc lập nằm trên quả đồi dài 700m, rộng 150m, cách
Mường Thanh 4km, do một tiểu đoàn Bắc Phi tăng cường chốt giữ. Vị trí Độc lập có nhiệm vụ ngăn chặn quân ta từ hướng Bắc đánh xuống. Sau 3 giờ chiến đấu, bộ đội ta
hoàn toàn làm chủ đồi Độc lập.
  Chiến thắng vẻ vang trên có sự đóng góp xứng đáng của bộ đội pháo cao xạ. 8h
ngày 14/3, đại đội 815 tiểu đoàn 383, trung đoàn 367 bắn rơi tại chỗ 1 máy bay trinh
sát Moran của Pháp - Đơn vị đã được tặng thưởng Huân chương quân công hạng 3.
Sau gần 5 ngày chiến đấu, ta tiêu diệt nhanh gọn 2 cụm cứ điểm kiên cố vào bậc
nhất của địch, đồng thời làm tan rã một tiểu đoàn địch, bức hàng luôn cứ điểm Bản
Kéo, tiêu diệt và bắt sống 2000 tên địch, bắn rơi 12 máy bay mở toang cánh cửa phía
Bắc vào Trung tâm tập đoàn cứ điểm.
  Để đảm bảo chắc thắng trong đợt tấn công thứ hai, Đảng uỷ và Bộ chỉ huy mặt
trận quyết định phải xây dựng trận địa tấn công và bao vây và xác định đây là nhiệm
vụ trung tâm trong công tác chuẩn bị của đợt 2.
  Hệ thống trận địa tấn công và bao vây: Bao gồm đường giao thông hào trục sâu
1,7m, rộng 1,2m chạy xung quanh phân khu Mường Thanh, cắt đứt phân khu này và
phân khu nam, giao thông hào nhánh sâu 1,7m, rộng 0,5m từ đường hào trục toả các
hướng sát tới trận địa của địch.     
  17h ngày 30/3/1954 đợt tấn công thứ 2 bắt đầu và kéo dài 30 ngày đêm ác liệt
(30/3 - 30/4/1954). Nhiệm vụ đợt tấn công này là đánh chiếm các ngọn đồi phía đông,
đánh chiếm sân bay triệt đường tiếp tế và tiếp viện, thu hẹp phạm vi chiếm đóng và vùng trời của phân khu Trung tâm.
  Cuộc chiến đấu tại C1 diễn ra quyết liệt ngay từ những ngày đầu. Sau 45' chiến
đấu, trung đoàn 98, đại đoàn 316 đánh chiếm đồi C1. Được tặng viện, ngày 9 tháng 4
địch cho quân phản kích. Cuộc chiến đấu diễn ra 4 ngày đêm liên tục, cuối cùng mỗi
bên chiếm một nửa.
  Đồi A1 là điểm cao quan trọng nhất trong 5 ngọn đồi phía Đông, nó cũng là
điểm cao cuối cùng che chở cho phân khu trung tâm.
  Từ 30/3  - 4/4 bộ đội ta 3 lần tổ chức tấn công, địch dựa vào hệ thống
hầm ngầm ngoan cố chống cự, tổ chức nhiều cuộc phản công có xe tăng và pháo binh
yểm hộ, cuối cùng mỗi bên chiếm một nửa đồi A1.
  Tại đồi E, khẩu đội Phùng Văn Khầu chiến đấu thông minh, sáng tạo, tiêu diệt
nhiều hỏa điểm địch, sau này đồng chí được tuyên dương anh hùng lực lượng vũ trang.
Ngay trong đợt 2, các vị trí 106, 105, 206.... của thực dân Pháp đã bị bộ đội ta
đánh chiếm.
  Ngay từ hạ tuần tháng 3/1954, bộ đội cao xạ và bộ đội pháo binh hoạt động
mạnh, máy bay địch không hạ cánh xuống sân bay Mường Thanh được, phải bay cao
thả dù, nhiều dù hàng bay sang trận địa phòng ngự của ta. Từ trung tuần tháng 4/1954
phong trào thi đua “Săn tây bắn tỉa” của bộ đội ta càng làm cho địch hoang mang,
tuyệt vọng. Đối với địch, Điện Biên Phủ đã trở thành địa ngục trần gian, cái chết đến
với chúng bất cứ lúc nào.
  Được sự chi viện của hậu phương về cả tinh thần và vật chất, các chiến sỹ Điện
Biên Phủ lạc quan tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của chiến dịch.
Bộ chỉ huy mặt trận quyết định mở đợt tấn công thứ 3. Đợt tấn công cuối cùng
bắt đầu vào đêm 1/5/1954. Nhiệm vụ đợt chiến đấu này được xác định cụ thể là: Đánh
chiếm và tiêu diệt các cứ điểm còn lại của địch, uy hiếp tung thâm chớp thời cơ tiến
hành tổng công kích.
  Phối hợp chặt chẽ với bộ binh, pháo binh và cao xạ hoạt động mạnh, làm cho địch tiếp tục hoảng loạn.Các đại đoàn bộ binh nhanh chóng đánh chiếm C1, A1, các vị trí ở dưới chân các ngọn đồi phía đông, tiến đánh khu trung tâm Mường Thanh. Chớp thời cơ, 15h ngày 7/5/1954, quân ta được lệnh mở cuộc tổng công kích vào tập đoàn cứ điểm.17h30’ ngày 7/5/1954, quân ta đánh chiếm sở chỉ huy địch và bắt sống tướng Đờcáttơxri. Tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, bắn hạ 62 máy bay và thu toàn bộ kho tàng, vũ khí của thực dân Pháp tại Điện Biên Phủ.Phối hợp chặt chẽ với mặt trận Điện Biên Phủ, cácchiến trường trong cả nước đẩy mạnh chiến tranh du kích, đánh phá kho tàng, sân bay, đánh phá giao thông, tiến tới giải phóng hàng loạt các tỉnh.Cuối cùng thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ cuốn cờ, rút quân khỏi miền Bắc Việt Nam.
 ﻤÝ nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ:
Điện Biên Phủ là một chiến thắng thay đổi lịch sử. Trước hết, nó đập tan tư tưởng cố hữu cho rằng phương Tây là bất bại. Chiến thắng đó còn cổ vũ cho những cuộc chiến chống chế độ thực dân trên khắp thế giới”.
  Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 là chiến công lớn nhất, chói lọi nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954). Chiến thắng này góp phần quyết định đập tan hoàn toàn dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, buộc chúng phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, kết thúc chiến tranh ở Đông Dương, mở ra một thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam, Lào và Campuchia, góp phần quan trọng đối với phong trào giải phóng dân tộc, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là sự kết tinh của nhiều nhân tố, trong đó quan trọng nhất là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu; của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần cách mạng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, của ý chí quyết chiến, quyết thắng và sức mạnh của Quân đội nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ đồng thời là chiến thắng của tình đoàn kết chiến đấu bền chặt, thủy chung, son sắt giữa quân đội, nhân dân 3 nước Đông Dương và sự đoàn kết, giúp đỡ, ủng hộ của các nước anh em và bạn bè quốc tế.
  Chiến công đó tô thắm thêm truyền thống vẻ vang: “Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam.
ﻤVai trò của chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội Nghị Giơ-ne-vơ:
Hiệp định Giơ-ne-vơ (Genève) năm 1954, khôi phục hòa bình ở Đông Dương, bãi bỏ quyền cai trị của người Pháp, công nhận nền độc lập của ba quốc gia Việt Nam, Lào và Campuchia, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương. Ngày 26 - 4 - 1954, khi Quân đội nhân dân Việt Nam kết thúc chiến dịch tấn công đợt 2 ở Điện Biên Phủ thì Hội nghị Giơ-ne-vơ bắt đầu được khai mạc.Chiến dịch Điện Biên Phủ đóng vai trò là mốc để buộc Pháp kí kết hiệp định,là mầm mống và đồng thời là nền tảng dẫn đến hiệp định Giơ-ne-vơ của Việt Nam.
Câu 2:Vận dụng và phát triển những bài học kinh nghiệm của chiến thắng Điện Biên Phủ:
  Nhìn từ chiến thắng Điện Biên Phủ, có thể thấy, đoàn kết một lòng phát huy nội lực và tính dân chủ, kết hợp với nắm chắc tình hình thực tế để kịp thời đề ra giải pháp hợp lý... là bài học kinh nghiệm quý báu đối với sự lãnh đạo của Đảng ngày nay, nhằm góp phần làm nên một “Điện Biên Phủ” mới trong công cuộc đổi mới.
Bài học đầu tiên và quan trọng nhất là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.Bài học thứ hai là đề cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự tôn dân tộc, tự lực, tự cường; thực hiệntriệt để nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân chịu trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, tin vào đảng viên, cán bộ, chiến sĩ khi giao việc cho họ. 
Bài học thứ ba là phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, của toàn dân, của cả nước.
  Ngày nay, sức mạnh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vẫn là sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, của toàn dân. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng cũng đã nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc. Để quan điểm xây dựng một nhà nước của dân, do dân và vì dân ngày càng thấm nhuần và trở thành hành động của các cấp ủy, bộ, ban, ngành trong bộ máy Đảng và Nhà nước, điều quan trọng là phải thực sự mở rộng dân chủ, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, tránh dân chủ hình thức. Mọi chủ trương, biện pháp, quyết sách lớn cần có sự đóng góp ý kiến, sự phản biện của người dân để đi đến sự nhất trí, đồng thuận, tạo nên sự tin tưởng, gắn bó chặt chẽ giữa nhân dân với Đảng, chính quyền, với chế độ xã hội.
Giữ vững được lòng dân, tạo được sự tin tưởng của nhân dân - đó chính là điều cốt yếu để giữ vững sự ổn định chính trị, tạo nên động lực và sức mạnh đưa công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đến thắng lợi. Đoàn kết các dân tộc anh em, đoàn kết giữa đồng bào trong nước với đồng bào định cư ở nước ngoài, làm thất bại âm mưu chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc, vùng sâu, vùng xa về phát triển kinh tế, văn hóa và đời sống... vừa là phương hướng, vừa là hành động cần nghiêm túc thực hiện nhằm tạo được sự hậu thuẫn của mọi tầng lớp nhân dân trong xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
Tuan-Thank you>

Tài liệu đính kèm:

  • docde-cuong-cau-hoi-va-goi-y-tra-loi-cau-hoi-cuoc-thi.doc