Đề cương sáng kiến kinh nghiệm dạy chữ viết cho học sinh lớp 2

Đề cương sáng kiến kinh nghiệm dạy chữ viết cho học sinh lớp 2

 Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở tiểu học, nhất là đối với các lớp đầu cấp. Phân môn tập viết trang bị cho học sinh bộ chữ La Tinh và những yêu cầu về kỹ thuật để sử dụng bộ chữ cái này trong học tập và giao tiếp. Với ý nghĩa này, tập viết không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập của các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kỹ năng hàng đaàu của việc học Tiếng Việt trong nhà trường kỹ năng chữ viết. Nếu viết đúng, viết đẹp, tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn. Viết xấu, chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập. Mặt khác tập viết là phân môn có tính chất thực hành. Tính chất thực hành có mục đích của việc dạy học tập viết cũng góp phần khẳng định vị trí quan trọng của phân môn này ở trường tiểu học. Ngoài ra tập viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tính kỷ luật và khiếu thẩm mỹ. Cố vấn Phạm Văn Đồng nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bài vở của mình”. Đặc biệt theo chương trình sách giáo khoa mới ở tiểu học và theo quyết định số 31/2002/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo về mẫu chữ viết trong trường tiểu học thì tính chất thực hành của phân môn tập viết càng thể hiện rõ. Trong phạm vi bản sáng kiến này, tôi chỉ đề cập đến mẫu chữ cái viết hoa

doc 18 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 843Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương sáng kiến kinh nghiệm dạy chữ viết cho học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN TÂN LẠC
Trường tiểu học Phú Cường
 ĐỀ CƯƠNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
DẠY CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 2
 Người thực hiện: LÊ THỊ HẰNG
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị: Trường Tiểu học Phú Cường 
 Tân Lạc - Hòa Bình
 Phú Cường, ngày 14 tháng 12 năm 2012
PHẦN THỨ NHẤT
I. Đặt vấn đề:
 Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở tiểu học, nhất là đối với các lớp đầu cấp. Phân môn tập viết trang bị cho học sinh bộ chữ La Tinh và những yêu cầu về kỹ thuật để sử dụng bộ chữ cái này trong học tập và giao tiếp. Với ý nghĩa này, tập viết không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập của các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kỹ năng hàng đaàu của việc học Tiếng Việt trong nhà trường kỹ năng chữ viết. Nếu viết đúng, viết đẹp, tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn. Viết xấu, chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập. Mặt khác tập viết là phân môn có tính chất thực hành. Tính chất thực hành có mục đích của việc dạy học tập viết cũng góp phần khẳng định vị trí quan trọng của phân môn này ở trường tiểu học. Ngoài ra tập viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tính kỷ luật và khiếu thẩm mỹ. Cố vấn Phạm Văn Đồng nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bài vở của mình”. Đặc biệt theo chương trình sách giáo khoa mới ở tiểu học và theo quyết định số 31/2002/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo về mẫu chữ viết trong trường tiểu học thì tính chất thực hành của phân môn tập viết càng thể hiện rõ. Trong phạm vi bản sáng kiến này, tôi chỉ đề cập đến mẫu chữ cái viết hoa. Chữ hoa theo mẫu hiện hành là chữ hoa đẹp nhưng lại rất khó viết, đặc biệt là đối với các em học sinh lớp đầu cấp; các nét cong, nét lượn mềm mại và thay đổi liên tục trong một con chữ. Để tạo dáng thẩm mỹ, các nét cơ bản ở chữ cái viết hoa thường có biến điệu, không “thuần tuý” như ở chữ cái viết thường. Qua việc thực hành của học sinh, người giáo viên lại một lần nữa rèn cho học sinh tính cẩn thận và khiếu thẩm mỹ của các em.
II.Điều kiện cụ thể:
Thuận lợi:	Giáo viên: 	Nhiệt tình trong giảng dạy, gần gũi, yêu thương học sinh, có năng lực và tác phong sư phạm, yên tâm trong công tác.	Học sinh:	Đa số các em ngoan ngoãn, biết vâng lời thầy cô giáo, chăm chỉ đến lớp, đến trường	
Khó khăn:	100% các em là con em dân tộc thiểu số, trình độ học vấn còn thấp, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, ít có điều kiện quan tâm đến việc học tập của các em, đồ dùng, thiết bị của các em còn thiếu nhiều. Đặc biệt ngôn ngữ của các em còn hạn chế dẫn đến việc học hành bị ảnh hưởng nhiều
PHẦN THỨ HAI
II. Nội dung:
Học sinh lớp 2 (Chi Khiềng) trường tiểu học Phú Cường)
B. Nội dung sáng kiến:
 Chương I: Cơ sở lý luận của kinh nghiệm:
 Chương II: Hệ thống các giải pháp:
I. Phương pháp thực hiện:
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học	A. Kiểm tra bài cũ:	B. Dạy bài mới:	1. Giới thiệu bài, giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.	2. Hướng dẫn viết chữ hoa:	2.1 Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét chữ	2.2 Hướng viên nhận xét, uốn nắn sửa ngay vào bảng con nếu có học sinh viết sai.	3. Hướng dẫn viết từ và cụm từ ứng dụng (tính thực hành)	4. Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết  (tính thực hành)	5. Chấm, chữa bài: 5 bài (hoặc một tổ)	6. Củng cố, dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học. Nhắc học sinh hoàn thành nốt bài tập viết.
PHẦN THỨ BA
III. Kết luận chung và đề xuất:
 . Kết quả bước đầu thu được:
Kết quả về chất lượng:	
Kết quả về tình cảm với bộ môn	
Kết quả về năng lực học tập của học sinh:	
 Trên đây là một vài kinh nghiệm mà tôi đúc kết trong một năm dạy môn tập viết ở lớp 2. Vì thời gian thực nghiệm chưa nhiều nên kết quả đạt được chỉ là bước đầu. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các ban ngành và các đồng nghiệp để sao cho chất lượng chữ viết của học sinh ngày càng nâng cao, đáp ứng được yêu cầu của ngành và chất lượng đào tạo trong nhà trường tiểu học.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG Phú Cường, tháng ..năm 2012 
 Người viết 
 Lê Thị Hằng
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN TÂN LẠC
Trường tiểu học Phú Cường
 ĐỀ CƯƠNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 + 4 	 GIẢM BỚT LỖI CHÍNH TẢ
 Người thực hiện: PHẠM QUANG HÙNG
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị: Trường Tiểu học Phú Cường 
 Tân Lạc - Hòa Bình
 Phú Cường, ngày tháng..... năm 20...
PHẦN THỨ NHẤT
I. Đặt vấn đề:
	 Như chúng ta đã biết chữ viết là hệ thống ký hiệu bằng đường nét đặt ra để ghi tiếng nói và có những quy tắc, quy định riêng. Muốn viết đúng chính tả Tiếng Việt, ta phải tuân theo những quy định, quy tắc đã được xác lập.
	 Bản thân tôi là một giáo viên dạy lớp 3 của một chi xa nhất trường Tiểu học  (cách trung tâm trường 7km). Ớ đây, 100% học sinh là con em dân tộc Mường, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, việc học nói chung đã khó, việc giúp các em viết đúng, viết đẹp lại còn khó hơn. 
	Trong thực tế, học sinh mắc lỗi chính tả rất nhiều. Có những học sinh lớp tôi phụ trách viết sai hơn 10 lỗi ở một bài chính tả chỉ khoảng 60 chữ. Khi chấm bài Tập làm văn, bài Chính tả.. tôi không thể hiểu các em muốn diễn đạt điều gì vì bài viết mắc quá nhiều lỗi chính tả. Điều này ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em ở môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác, hạn chế khả năng giao tiếp, làm các em mất tự tin, trở nên rụt rè, nhút nhát.
	Vì lý do đó, tôi đã cố gắng thống kê, phân loại lỗi, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra một số biện pháp khắc phục “Giải pháp giúp học sinh lớp 3, 4 giảm bớt lỗi chính tả”, giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn khi giao tiếp, giúp các em đủ tiêu chuẩn và đạt được mục tiêu so với Chuẩn kiến thức kĩ năng (không để học sinh ngồi nhầm lớp) và xa hơn nữa nhằm mục tiêu đào tạo những chủ nhân tương lai năng động, sáng tạo phù hợp với xu thế phát triển hiện nay.
PHẦN THỨ HAI
II. Nội dung:
2.1 Cơ sở khoa học:
2.2. Nội dung:
a. Về thanh điệu:
b. Về âm cuối:
c. Về âm chính:
d. Về âm cuối:
 2.2.1 Nguyên nhân mắc lỗi:
a. Về thanh điệu:
b. Về âm đầu:
c. Về âm chính:
d. Về âm cuối:
 	đ. Quy tắc viết hoa danh từ riêng:
2. 2.2 Một số biện pháp khắc phục lỗi thông qua việc đọc của học sinh:
a. Luyện phát âm:
b. Phân tích, so sánh:
c. Giải nghĩa từ:
d. Ghi nhớ mẹo luật chính tả:
e. Làm các bài tập chính tả:
2. 2.3 Một số biện pháp khắc phục lỗi thông qua các bài tập:
- Bài tập trắc nghiệm:
- Bài tập lựa chọn:
 - Bài tập phát hiện:
- Bài tập điền khuyết:
- Bài tập tìm từ:
- Bài tập phân biệt:
- Bài tập giải câu đố:
2.3 Hiệu quả:
 Trong quá trình đứng lớp, tôi đã áp dụng các biện pháp trên và nhận thấy học sinh đã có tiến bộ khá rõ rệt. Bản thân các em cũng ý thức hơn khi viết bài nên bài viết ít mắc lỗi chính tả. Những em trước kia thường sai 9, 10 lỗi thì nay chỉ còn 3, 4 lỗi, những em trước kia sai 5, 6 lỗi thì nay chỉ còn 1, 2 lỗi , trong tổng số 16 học sinh lớp tôi phụ trách đầu năm có đến 7, 8 học sinh thường viết sai chính tả nhưng cho đến nay chỉ còn 2, 3. Mặc dù chữ viết các em chưa đẹp, việc giữ gìn sách vở một số em còn chưa làm tôi hài lòng nhưng tôi vẫn tin tưởng rằng các em sẽ có ý thức dần và mọi chuyện sẽ được khắc phục Tuy rằng đây mới chỉ là kết quả hết sức khiêm tốn và việc “ Giải pháp giúp học sinh lớp 3 + 4 giảm bớt lỗi chính tả” là một quá trình lâu dài song tôi vẫn cảm thấy rất vui vì công việc mình làm đã bước đầu có hiệu quả.
2.4.Một số lưu ý khi vận dụng sáng kiến kinh nghiệm:
PHẦN THỨ BA
Kết luận chung và đề xuất
 Với kết quả nghiên cứu của mình, tôi không có nguyện vọng đưa ra các biện pháp nhằm giải quyết vấn đề một cách tổng thể mà chỉ xin nêu một số kinh nghiệm ít ỏi của cá nhân tôi tích luỹ được trong quá trình giảng dạy, mong muốn được cùng chia sẻ với các “bạn đồng nghiệp”.
	Rất mong được nhận ý kiến đóng góp của Ban giám hiệu cùng các bạn đồng nghiệp.
	Tôi xin chân thành cảm ơn!
 XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG Phú Cường, ngày 14 tháng 12 năm 2012
	 Người viết
 Phạm Quang Hùng
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN TÂN LẠC
Trường tiểu học Phú Cường
ĐỀ CƯƠNG
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM	MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN LỚP MỘT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT
 Người thực hiện: VŨ TUYẾT NHUNG
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị: Trường Tiểu học Phú Cường 
 Tân Lạc - Hòa Bình
 Phú Cường, ngày tháng..... năm 20...
PHẦN THỨ NHẤT
I. Đặt vấn đề:
Giáo dục trẻ em là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà cả xã hội đều quan tâm, bởi vì “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”, để ngày mai thế giới có những chủ nhân tốt, xã hội có những công dân tốt thì ngay từ ngày hôm nay chúng ta phải đào tạo thế hệ trẻ có kiến thức cơ bản về tự nhiên xã hội và có phẩm chất đạo đức của con người để các em được học lên các cấp học trên dễ dàng. Nhiệm vụ giáo dục học sinh luôn luôn được xã hội quan tâm nhưng quan trọng hơn cả vẫn là nhà trường, đặc biệt là trường tiểu học. Bởi vì nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng là nơi kết tinh trình độ văn minh của xã hội trong công tác giáo dục trẻ em. Đứa trẻ ngày hôm nay và mai sau trở thành những người như thế nào là tuỳ thuộc rất nhiều vào cấp tiểu học các em được học những gì.
Trong thời gian này xã hội đang nói rất nhiều về giáo dục, về chất lượng học sinh lên lớp, về những học sinh ngồi nhầm lớp từ khi có cuộc vận động “ hai không” của Bộ trưởng Bộ giáo dục. Những người giáo viên trực tiếp giảng dạy như tôi không khỏi suy nghĩ phải làm gì, làm như thế nào để “sản phẩm” của mình phải có chất lượng, những lí do trên đã thôi thúc tôi cần phải có kế hoạch và biện pháp cụ thể góp phần đưa chất lượng học sinh trong lớp đạt hiệu quả tốt. Là giáo viên của trường, công việc chủ yếu là giảng dạy, tôi đặc biệt chú trọng đến khối lớp Một vì lớp Một là lớp rất quan trọng ở tiểu học, nếu các em không đọc thông viết thạo thì các em làm toán cũng rất khó khăn và học các môn học khác cũng rất chậm, như vậy các em học lên các lớp trên sẽ bị hổng kiến thức. Từ thực tế qua những năm trực tiếp dạy lớp Một tôi đã chọn đề tài: Một số giải pháp giúp giáo viên lớp Một nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt.
PHẦN THỨ HAI
II.Điều kiện cụ thể:
 1.Thuận lợi:	Giáo viên: 	Nhiệt tình trong giảng dạy, gần gũi, yêu thương học sinh, có năng lực và tác phong sư phạm, yên tâm trong công tác.	Học sinh:	Đa số các em ngoan ngoãn, biết vâng lời thầy cô giáo, chăm chỉ đến lớp, đến trường	
 2.Khó khăn:	100% các em là con em dân tộc thiểu số, trình độ học vấn còn thấp, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, ít có điều kiện quan tâm đến việc học tập của các em, đồ dùng, thiết bị của các em còn thiếu nhiều. Đặc biệt ngôn ngữ của các em còn hạn chế dẫn đến việc học hành bị ảnh hưởng nhiều
 3. Những khó khăn khác:
Qua quá trình giảng dạy và theo dõi tôi nhận thấy chất lượng dạy môn Tiếng Việt của lớp Một đạt hiệu quả chưa cao có rất nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu mà một số học sinh lớp Một đến cuối năm đọc, viết vẫn còn chậm tập trung vào những nguyên nhân sau đây:
1. Đối với giáo viên: Vận dụng phương pháp dạy học chưa phù hợp với từng đối tượng học sinh nên chất lượng chưa cao, một số giáo viên chưa nhiệt tình giúp đỡ học sinh.
2. Đối với học sinh: Bị bệnh lý bẩm sinh, học hay quên; lười học; do hoàn cảnh gia đình.
3.Đối với phụ huynh: Một số gia đình không quan tâm đến con em mình, phó mặc, khoán trắng cho nhà trường.
III. Những giải pháp khắc phục khó khăn:
 1.	Giải pháp thứ nhất: 
1.1	Phương pháp dạy học theo nhóm đối tượng:
1.2:	Phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học như tranh, ảnh, vật thật.cho học sinh học chậm.
 1.3: Người giáo viên cần có lòng nhiệt tình, luôn quan tâm giúp đỡ học sinh.
 2. Giải pháp thứ 2: Người giáo viên phải làm gì để học sinh nhận thức chậm, hay quên; học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn học tốt hơn.
 2.1: Đối với học sinh nhận thức chậm, hay quên.
2.2:	Đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ bất hoà.
 3. Giải pháp thứ 3: Làm thế nào để phụ huynh quan tâm tới con em mình không khoán trắng cho nhà trường và thấy được sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình là rất cần thiết.
IV. Kết quả đạt được:
Sau một năm học với nhiệm vụ trực tiếp giảng dạy, theo dõi và giúp đỡ học sinh. Trong quá trình dạy học nói chung và dạy môn Tiếng Việt nói riêng, tôi nhận thấy chất lượng dạy môn Tiếng Việt đã được nâng lên, kết quả cuối ...... (cuối tháng ......), cụ thể như sau:
Phân loại học sinh
Học kì I
Cuối học kì II
Tổng số học sinh
Tổng số học sinh
17
17
Học sinh đọc, viết tốt
Học sinh đọc, viết theo chuẩn
Học sinh đọc, viết chậm so với chuẩn
Học sinh chưa đọc, viết được một số vần, tiếng khó
PHẦN THỨ BA
Bài học kinh nghiệm:
Với kết quả đạt được ở trên, bản thân tôi rút ra bài học sau:
* Là giáo viên trực tiếp giảng dạy phải chuyên tâm, say sưa, nhiệt tình trong công việc, không ngừng học tập để nâng cao kiến thức và năng lực chuyên môn.
* Có kế hoạch giảng dạy và thường xuyên giúp đỡ học sinh trong quá trình học tập, giải quyết những khó khăn.
* Có kiểm tra theo dõi, đánh giá học sinh thường xuyên.
* Dự giờ, thăm lớp các bạn đồng nghiệp để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và nắm được tình hình học tập của học sinh.
* Cần mềm mỏng, khéo léo, động viên học sinh trong giờ học, và nghiêm túc trong quá trình học.
* Biết lắng nghe và thu nhận thông tin phản hồi từ các phụ huynh trong quá trình giảng dạy của mình.
* Giữ mối liên hệ tốt giữa nhà trường – gia đình – xã hội.
V. Kết luận:
Nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo con người cho ngày hôm nay và cho mai sau là làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại có tư duy sáng tạo và thực hành giỏi, muốn thực hiện được yêu cầu này đòi hỏi người giáo viên trong nhà trường nói chung và lớp Một nói riêng phải chú trọng đặc biệt bởi vì lớp Một là lớp quan trọng nhất ở khối tiểu học, hết lớp Một các em phải đọc, viết thành thạo thì các em mới làm tính nhanh và học lên lớp trên có chất lượng. Chất lượng dạy và học chính là thước đo giá trị của nhà trường, để mục đích cuối cùng tạo một nguồn nhân lực bao gồm những con người có đức có tài, ham học hỏi, thông minh sáng tạo, được chuẩn bị tốt về văn hoá. Để hoàn thành nhiệm vụ này người giáo viên phải tâm huyết với nghề, luôn tìm tòi và có biện pháp cụ thể trong quá trình dạy học, tìm ra giải pháp hợp lí, vận dụng các phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng, tạo tiền đề tốt cho các em học lên các lớp trên.
Trên đây là “Một số giải pháp giúp giáo viên lớp Một nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt”. Tôi hy vọng với kết quả đạt được ở trên sẽ góp phần nhỏ bé nâng dần chất lượng dạy và học của nhà trường ngày một tốt hơn.
Sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn thành, tôi xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của BGH, Hội phụ huynh và gia đình học sinh đã giúp đỡ để công tác giảng dạy của tôi được hiệu quả hơn!
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG Phú Cường, ngày... tháng... năm 20..
 Người thực hiện
 Vũ Tuyết Nhung

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong.doc