Đề kiểm tra định kì cuối kì II môn: Lịch sử - Địa lí

Đề kiểm tra định kì cuối kì II môn: Lịch sử - Địa lí

I. LỊCH SỬ: (5đ)

 A. Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: (3đ)

Câu 1: Tác phẩm nào dưới đây không phải của Nguyễn Trãi? (0,5đ)

 a. Bộ Lam Sơn thực lục. b. Bộ Đại Việt sử kí toàn thư.

 c. Dư địa chí. d. Quốc Âm thi tập.

Câu 2: Nhà Hậu Lê cho vẽ bản đồ Hồng Đức để làm gì? (0,5đ)

 a. Để quản lí đất đai, bảo vệ chủ quyền dân tộc.

 b. Để bảo vệ trật tự xã hội.

 c. Để bảo vệ quyền lợi của vua.

 d. Tất cả các ý trên.

 

doc 4 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 574Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì cuối kì II môn: Lịch sử - Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TH Hoàng Diệu ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ II
Họ và tên : .. MÔN : LỊCH SỬ -ĐỊA LÍ
Lớp: Bốn/ Ngày : //
 Thời gian: 40 phút
 ĐIỂM NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
I. LỊCH SỬ: (5đ)
 A. Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: (3đ)
Câu 1: Tác phẩm nào dưới đây không phải của Nguyễn Trãi? (0,5đ)
 a. Bộ Lam Sơn thực lục.	b. Bộ Đại Việt sử kí toàn thư.
 c. Dư địa chí.	d. Quốc Âm thi tập.
Câu 2: Nhà Hậu Lê cho vẽ bản đồ Hồng Đức để làm gì? (0,5đ)
 a. Để quản lí đất đai, bảo vệ chủ quyền dân tộc.
 b. Để bảo vệ trật tự xã hội.
 c. Để bảo vệ quyền lợi của vua.
 d. Tất cả các ý trên.
Câu 3: Tháng 1 năm 1789, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc (Thăng Long) để làm gì? (0,5đ)
 a. Lên ngôi Hoàng Đế.	b. Đại phá quân Thanh
 c. Tiêu diệt chúa Trịnh	d. Thống nhất đất nước
Câu 4: Nội dung của chiếu “Khuyến nông” là gì? (0,5đ)
 a. Chia ruộng đất cho nông dân
 b. Chia thóc cho nông dân
 c. Đào kênh mương dẫn nước vào ruộng
 d. Lệnh cho nông dân trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang
Câu 5: Nhà Trần suy yếu, năm 1400 triều đại nào đã lên thay thế? (0,5đ)
a. Nhà Lý. 	b. Nhà Lê.
c. Nhà Hồ.	d. Nhà Nguyễn.
Câu 6: Các trận đánh lớn của quân Tây Sơn trong cuộc đại phá quân Thanh là: 
 a. Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa 
 b. Sơn Tây, Khương Thượng, Hải Dương
 c. Yên Thế, Lạng Giang, Phượng Nhãn
 d. Hà Hồi, Đống Đa, Tây Sơn
B. Bài tập : (2đ)
Câu 1 : (1đ) Chọn những từ ngữ thích hợp sau điền vào chỗ chấm cho hoàn chỉnh nội dung trận đánh Đống Đa (mùng 5, hoảng sợ, chạy về, thắt cổ,) 
	Cũng vào mờ sáng. Tết, Quân ta đánh mạnh vào đồn Đống Đa (Hà Nội) Tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải  tự tử. Xác giặc chất thành gò đống. Tôn Sĩ Nghị nhận được tin báo, . cùng đám tàn quân vượt sông Hồng  phương Bắc.
Câu 2: Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích học tập? (1đ)
II. ĐỊA LÝ: (5đ)
 A. Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: (3đ)
Câu 1: Đồng bằng nào tập chung nhiều cồn cát, bãi tắm đẹp? (0,5đ)
 a. Đồng bằng Bắc Bộ	b. Đồng bằng Nam Bộ
 c. Đồng bằng duyên hải miền Trung	d. Tất cả các ý trên đều sai.
Câu 2: Con sông lớn chảy qua Thành phố Hà Nội của chúng ta là: (0,5đ)
 a. Sông Cửu Long	b. Sông Hương
 c. Sông Đồng Nai	d. Sông Hồng
Câu 3: Thành phố nào là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta? (0,5đ)
 a. Hà Nội	b. Thành phố Hồ Chí Minh
 c. Cần Thơ	d. Đà Nẵng
Câu 4: Những điều kiện thuận lợi nào để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây lớn nhất cả nước? (0,5đ)
 a. Có nhiều dân tộc sinh sống. 
 b. Nhờ thiên nhiên ưu đãi, người dân cần cù lao động.
 c. Nhờ các thần linh phù hộ cho được mùa.
 d. Nhờ có nhiều thành phố là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học quan trọng.
Câu 5: Nghề chính của người dân đồng bằng duyên hải miền Trung là: (0,5đ)
 a. Khai thác khoáng sản, trồng cây công nghiêp.
 b. Trồng mía, lạc và làm muối
 c. Nuôi trồng thủy sản, khai thác khoáng sản.
 d. Sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản.
Câu 6: Vùng có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta là: (0,5đ)
 a. Đồng bằng Nam Bộ.	 b. Đồng bằng Bắc Bộ.
 c. Đồng bằng duyên hải Miền Trung.	 d. Tất cả các ý trên đều đúng.
B. Bài tập : (2đ)
 Câu 1: (1đ) Hãy nối tên các thành phố ở cột A với các thông tin ở cột B sao cho phù hợp.
A
B
1. Thành phố Hồ Chí Minh
a) Là trung tâm kinh tế, văn hoá và khoa học quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long.
2. Thành phố Cần Thơ
b) Là thành phố cảng lớn, đầu của nhiều tuyến đường giao thông ở đồng bằng duyên hải Miền Trung.
3. Thành phố Huế
c) Là thành phố và trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
4. Thành phố Đà Nẵng
d) Thành phố nổi tiếng với các kiến trúc cung đình, thành quách, đền miếu, lăng tẩm, của các vua triều Nguyễn.
 Câu 2 : (1đ) Hãy nêu vai trò của Biển Đông đối với nước ta ? 
 HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ VÀ CHO ĐIỂM LỚP 4
I. LỊCH SỬ: (5Đ)
 A. Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: (3đ)
 Câu 1: b	; Câu 2: a ;Câu 3: b ;Câu 4: d ;Câu 5: c ; Câu 6: a
 B. Bài tập : (2đ)
 Câu 1 : (1đ) Điền vào chỗ chấm cho hoàn chỉnh nội dung trận đánh Đống Đa 
 Thứ tự ; mùng 5, thắt cổ, hoảng sợ, chạy về. ( mỗi ý đúng 0,25đ)
 Câu 2: Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích học tập? (1đ)
	 - Tổ chức đọc tên người đỗ.
 - Lễ đón rước người đỗ cao về làng.
 - Khắc vào bia đá tên những người đỗ cao rồi cho đặt ở Văn Miếu.
II. ĐỊA LÝ : (5đ)
 A. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: (3đ)
 Câu 1: c ; Câu 2: d ; Câu 3: b ; Câu 4: b ;Câu 5: b ; Câu 6: a
 B. Bài tập : (2đ)
 Câu 1: (1đ) Hãy nối tên các thành phố ở cột A với các thông tin ở cột B sao cho phù hợp.
A
B
1. Thành phố Hồ Chí Minh
a) Là trung tâm kinh tế, văn hoá và khoa học quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long.
2. Thành phố Cần Thơ
b) Là thành phố cảng lớn, đầu của nhiều tuyến đường giao thông ở đồng bằng duyên hải Miền Trung.
3. Thành phố Huế
c) Là thành phố và trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
4. Thành phố Đà Nẵng
d) Thành phố nổi tiếng với các kiến trúc cung đình, thành quách, đền miếu, lăng tẩm, của các vua triều Nguyễn.
Câu 2 : (1đ) Hãy nêu vai trò của Biển Đông đối với nước ta ?
- Biển đông có vai trò điều hoà khí hậu.
- Biển đông là kho muối vô tận.
- Biển đông có nhiều khoáng sản, hải sản quý.
- Biển đông có nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc phát triển du lịch và xây dựng các cảng biển.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE SU DIA MAU CUOI HK 2 2013.doc