Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Tiếng Việt & Toán Lớp 4+5 - Năm học 2009-2010 - Trường TH Easol

Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Tiếng Việt & Toán Lớp 4+5 - Năm học 2009-2010 - Trường TH Easol

1.Cây sim mọc ở đâu?

A. Ở vùng đồng bằng và ven biển

 B. Ở vùng trung du, trên những mảnh đất màu mở.

 C. Ở những mảnh đất cằn của vùng trung du

2. Vì sao cây sim được mọi người yêu thích?

 A. Vì màu hoa có vẻ đẹp đáng yêu

 B. Vì hoa sim có hương thơm lan toả

 C. Vì quả sim chín có vị ngọt chan chát

 

doc 8 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 253Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Tiếng Việt & Toán Lớp 4+5 - Năm học 2009-2010 - Trường TH Easol", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC EAH’LEO 	 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH EASOL	 Độc lập –Tự do – Hạnh phúc
	 EaSol, ngày 19 tháng 10 năm 2009
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
Môn: Tiếng Việt (Khối V)
A. Đề ra:
I. Kiểm tra đọc.
Đọc thành tiếng:
Học sinh đọc 1 đoạn văn (khoảng 120 – 130 chữ) thuộc chủ đề đã học HKI. (GV chọn các đoạn văn trong SGK, TV L5)
Tập 1: Ghi tên bài, số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng.
Học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn văn
Đọc thầm và trả lời câu hỏi (30 phút)
Đọc bài: Cây sim
	Cây sim có họ với cây mua, chúng đều mọc ở vùng trung du, trên những mảnh đất cằn cỗi.
	Cây sim được mọi người yêu thích vì vẽ đẹp của màu hoa. Hoa mua tím hồng, hoa sim tím nhạt có màu phơn phớt như má con gái. Tuy nó không thơm nhưng lại tươi non như một niềm vui lan toả làm cho sườn đồi sỏi đá cũng thêm đáng yêu, đáng mến.
	Quả sim trông giống con trâu mộng tí hon béo tròn múp míp, còn nguyên cả lông tơ. Sừng trâu là cái tai quả. Nó chính là đài hoa đã già. Con trâu mộng ấy chỉ bằng đốt ngón tay, ngọt lịm và có dư vị chan chát.
Ăn sim xong, cả môi, cả lưỡi, cả răng ta đều tím. Chắc khi hoa sim tàn đi rồi thành quả, màu tím còn đọng lại trong mật ngọt.
	Theo Băng Sơn
	Em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây?
1.Cây sim mọc ở đâu?
A. Ở vùng đồng bằng và ven biển
	B. Ở vùng trung du, trên những mảnh đất màu mở.
	C. Ở những mảnh đất cằn của vùng trung du
2. Vì sao cây sim được mọi người yêu thích?
	A. Vì màu hoa có vẻ đẹp đáng yêu
	B. Vì hoa sim có hương thơm lan toả
	C. Vì quả sim chín có vị ngọt chan chát
3. Ý chính của bài văn trên là gì?
	A. Vẻ đẹp của quả sim
	B. Vẽ đẹp của cây sim
	C. Vẻ đẹp của hoa sim
4. Vẽ tươi non của hoa sim được so sánh với gì?
	A. Với cuộc sống đáng yêu
	B. Với màu sắc của hoa mua
	C. Với một niềm vui lan toả
5. Quả sim chín có vị thế nào?
	A. Ngọt lịm như mật ong
	B. Ngọt lịm, dư vị chan chát
	C. Chan chát hơi đăng đắng
6. Hoa sim có màu gì?
	A. Tím nhạt
	B. Tím ngắt
	C. Tím thẩm
7. Tím hồng, tím nhạt, là những từ:
	A. Từ đồng nghĩa
	B. Từ đồng âm
	C. Từ nhiều nghĩa
8. “ngọt lịm” trái nghĩa với từ nào?
	A. Ngọt bùi
	B. Chan chát
	C. Đắng nghét
	II . Bài kiểm tra viết ( 60’)
1. Chính tả:(20’) GV đọc cho học sinh (nghe viết) bài
“Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ”
	Theo Như Kim
(trang 38, SGK TV Lớp 5 Tập một)
2.Tập làm văn: (35’)
	Em hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.
B. Đánh giá cho điểm
I. Bài kiểm tra đọc 
1. Đọc thành tiếng (5 điểm)
2. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm)
Câu 1:C (0.5 điểm)	Câu 5: B (0,5 điêm)
Câu 2: A (0,5 điểm) 	Câu 6: A (0,5 điểm)
Câu3: B (1 điểm) 	Câu 7: A (1 điểm)
Câu 4: C (0,5 điểm)	Câu 8: C (0,5 điểm)
II. Bài kiểm tra viết:
1. Chính tả: (5 điểm)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả.
2. Tập làm văn:(5 điểm)
Viết được bài văn đủ ba phần, đúng yêu cầu
Viết câu đúng ngữ pháp
Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
 Khối trưởng	T/M Ban giám hiệu
NGUYỄN PHƯƠNG NAM
PHÒNG GIÁO DỤC EAH’LEO 	 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH EASOL	 Độc lập –Tự do – Hạnh phúc
	 EaSol, ngày 19 tháng 10 năm 2009
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
Môn: Toán (Khối V)
Thời gian (40 phút)
	Phần I. Trắc nghiệm
 Hãy khoanh tròn vào những chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Bài 1: Số thập phân gồm 5 chục, 7 đơn vị, 2 phần trăm là:
A.507,2	B. 50,72
C. 57,02 	D. 570,2
Bài 2: Trong các số dưới đây số có chữ số 5 ở hàng phần trăm là:
A. 512,34 	B. 432,15
C. 235,41 	D. 423,51
 Bài 3: Viết Dưới dạng số thập phân được
A. 3,0	B. 0,03
C. 30,0 	D. 0,3
Bài 4: Số lớn nhất trong các số là:
A. 9,32 	B. 8,92
C. 9,23 	D. 9,28
 Bai 5: Hỗn số 61 viết dưới dạng số thập phân được:
A. 61,09 	B. 61,9
C. 610,09 	D. 610,9
Bài 6:Một khu đất hình chữ nhật có kích thước ghi trên hình vẽ dưới đây. Diện tích của khu đất là:
A. 1 ha 	B. 1 km2	
C. 10 ha 	D. 0,01 km2
 250 m
 400 m
	Phần 2: Tự luận
Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
a) 8m 57 cm = . m	b) 75m2 = ..dam2
c) 4 tấn 6 kg =  tấn 	
 Bài 2: Lớp 5A có 35 học sinh, trong đó số học sinh nam bằng số học sinh nữ. Hỏi lớp 5A có bao nhiêu học sinh nữ?
Bài 3: Tìm x, biết x là số tự nhiên
	26,64 < x < 27,46
	 x = .?
Phần III. Đáp án và thang điểm:
	Phần I: Trắc nghiệm 3điểm (mỗi câu trả lời đúng (0,5 điểm)
Bài 1: A	`	Bài 2: D	Bài 3: B 	
Bài 4: B 	Bài 5: A 	Bài 6: A	
Phần II: Tự luận (7 điểm)
Bài 1: (3điểm) mỗi câu đúng 1 điểm.
a) 8,57 m	b) 0,75dam2 	c) 4,006 tấn 	
Bài 2: (3 điểm)
Tóm tắt
Học sinh nam: 
Học sinh nữ : 	
35 HS
Giải
Tổng số phần bằng nhau là:
2 + 5 = 7 ( phần).
Số học sinh nữ lớp 5A là:
35 : 7 x 5 = 25 ( học sinh)
Đáp số : 25 học sinh
Bài 3: (1 điểm) 	x = 27
 Khối trưởng	T/M Ban giám hiệu
	NGUYỄN PHƯƠNG NAM
PHÒNG GIÁO DỤC EAH’LEO 	 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH EASOL	 Độc lập –Tự do – Hạnh phúc
	 EaSol, ngày 19 tháng 10 năm 2009
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
Môn: Toán (Khối IV)
	I.Đề ra: 
	A. Phần trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng.
1. Số: “Ba mươi bảy triệu hai trăm linh một nghìn ba trăm” được viết là:
A. 37 200 300	B. 37 201 300	C. 37 210 300
2. Số lớn nhất trong các số: 67 320	;	 68 720 	;	670 320 là:
A. 67 320	B. 68 720	C. 670 320
3) Hai tấn 2 tạ = .. tạ
A. 26 	B. 260 	C. 206 	D. 22
4) 2 giờ 15 phút = .. phút
A. 135 	B. 75 	C. 215
5. Trung bình cộng của các số: 10, 15, 5 và 2 là:
	A. 10	B. 8 	C. 15
6. Chu vi của hình vuông có độ dài cạnh a = 6 cm là:
	A. 24 cm2	B. 36 cm	C. 24 cm
	B. Phần tự luận:
Bài 1: Đặt phép tính rồi tính.
	a) 27 630 + 18 253 = 	b) 527 631 – 42 5421 =
	c) 282 x 7 	=	d) 648 : 3 =
Bài 2: Một lớp có 25 học sinh. Số học sinh trai ít hơn số học sinh nữ là 5 em. Hỏi lớp học đó có bao nhiêu học sinh trai, bao nhiêu học sinh gái?
II.Đáp án và cách đánh giá
A. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Đúng mỗi câu được ghi 0,5 điểm
Câu 1: B	Câu 2: C	Câu 3: A
Câu 4: A	Câu 5: B	Câu 6: C
B. Phần tự luận: (7 điểm)
Bài 1: (4 điểm) Làm đúng mỗi câu được 1 điểm.
	 27 630	 527 631	282 	 648 3
a)	 +	 b) -	 c) x d) 04 216
	 18 258 42 541 7 18
	 45 883 485 090	 1974	 0
Bài 2: (3 điểm)
Tóm tắt đúng : 0,25 điểm
Làm đúng 2 lời giải: 0.5 điểm
Làm đúng 2 phép tính: 2 điểm
Viết đúng đáp số: 0,5 điểm
Tóm tắt:
 ? em 
 HS nam: 
 5 em 25 cm
 HS nữ:	
	 ? em 
Giải:
Số học sinh trai của lớp là:
(25 – 5) : 2 = 10 (học sinh)
Số học sinh gái là:
25 – 10 = 15 ( học sinh)
 Đáp số: Trai: 10 học sinh
 Gái: 15 học sinh.
 Khối trưởng	Ban giám hiệu
	NGUYỄN PHƯƠNG NAM
PHÒNG GIÁO DỤC EAH’LEO 	 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH EASOL	 Độc lập –Tự do – Hạnh phúc
	 EaSol, ngày 19 tháng 10 năm 2009
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
Môn: Tiếng Việt (Khối IV)
	I. Đọc:
	A. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
Học sinh bốc thăm 1 đoạn văn khoảng 90 chữ và trả lời 1 câu hỏi do giáo viên nêu:
	1. Dế mèn bênh vực kẻ yếu (phần1)
	2. Người ăn xin
	3. Thưa chuyện với mẹ
	4. Trung thu độc lập
	B. Đọc hiểu:
1. Đọc thầm và trả lời câu hỏi (5 điểm)
Đọc thầm bài “Quà tặng cha” sau đó đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng.
Quà tặng cha
	Một bữa, Pa- xcan – khi đó đã là sinh viên – đi đâu về khuya thấy bố vẫn cặm cụi trước bàn làm việc. Anh rón rén lại gần. Ông bố vẫn mãi mê với những con số; Ông đang phải kiểm tra sổ sách của sổ tài chính mà ông mới được bổ nhiệm phụ trách.
	Những dãy tính cộng hàng nghìn con số! – Pa – xcan nghĩ thầm trong bụng. Một công việc buồn tẻ không thể tránh khỏi. Những 
	Trong óc nhà toán học trẻ tuổi léo ra một tia sáng. Anh lặng lẽ trở về phòng mình và vạch ra một sơ đồ gì đó trên giấy.
Mười hôm sau, ông Pa-xcan đã rất ngạc nhiên thấy con ôm một vật gì lạ đặt trên bàn:
	Con hi vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu về những con tính!
	Thì ra, đó là một thứ máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo. Đó cũng chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên xa xôi của máy tính hiện đại.
1. Pa-xcan đã làm tặng cha vật gì?
1. Pa-xcan đã làm tặng cha vật gì?
 a) Một chiếc áo	 b) Một chiếc máy cộng trừ c) Một chiếc xe hơi
2Thời gian đó, Pa-xcan là:
 a) Một công nhân b) Một nhà toán học 	 c) Một sinh viên
3.Tiếng “ông” gồm những bộ phận nào cấu tạo thành?
 a) Chỉ có vần	 	 b) Chỉ có vần và thanh c) Chỉ có âm đầu và vần
4.Bài văn trên có 6 từ láy. Theo em tập hợp nào dưới đây thống kê đầy đủ 6 từ láy trong đó.
 a) Cặm cụi, ào ào, mải mê, la lạ, rón rén, long lanh
 b) Cặm cụi, mải mê, rón rén, là lạ, xa xôi, lặng lẽ
 c) Mải mê, cặm cụi, rón rén, róc rách, là lạ, lặng l
5. Bài văn trên có mấy danh từ riêng?
a) Một từ. Đó là rừ nào?
b) Hai từ. Đó là từ nào?
c) Ba từ. Đó là từ nào?
	II. Viết: (10 điểm)
Đề bài:
1Chính tả: (nghe đọc) 20 phút
GV đọc cho học sinh viết đoạn: “Mọi người đều sững sờ của ta” bài: “Những hạt thóc giống” TV 4 T1
2.Tập làm văn: (40 phút)
Viết một bức thư ngắn khoảng mười dòng) gửi cho một người bạn hoặc một người thân nói về mơ ước của em.
	C. Hướng dẫn chấm.
	I. Đọc
A. Đọc đúng tiếng, từ, ngắt nghỉ, tốc độ 75 tiếng/ 1 phút
Đọc đúng đoạn văn: 2,5 điểm
Ngắt nghỉ đúng ở các dấu câu, ở các cụm từ: 0,5 điểm
Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0,5 điểm
Đọc đúng tốc độ: 0,5 điểm
Trả lời đúng câu hỏi: 1 điểm
	B. Đọc hiểu:
Đúng mỗi câu được 1 điểm
	1. b;	 2. c;	 3.	b;	4.b;	 5.a
	II. Viết
1. Chính tả: (5 điểm)
Bài viết đúng, không mắc lỗi, chữ viết rõ ràng, đúng hình thức của bài chính tả(5 điểm)
Từ 4 lỗi chính tả trong bài viết trừ 0,25 điểm
2.Tập làm văn: (5điểm)
Đúng thể loại, đầy đủ bố cục bài văn: 2 điểm
Đầy đủ ý: 1,5 điểm
Câu văn đúng ngữ pháp, dùng từ diễn đạt đúng: 1 điểm
Chữ viết sạch sẽ, dễ đọc, trình bày đúng: 0,5 điểm
	 Khối trưởng	Ban giám hiệu
	 NGUYỄN PHƯƠNG NAM

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_toan_lop_45_nam_hoc.doc