Đề kiểm tra học kỳ I Các môn Lớp 4 - Nguyễn Công Mãi

Đề kiểm tra học kỳ I Các môn Lớp 4 - Nguyễn Công Mãi

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1: Đúng ghi (Đ), sai ghi(S):

Trong số 83 505 072 ;

a) Chữ số 8 chỉ 8 chục triệu 

b) Chữ số 5 chỉ 5 trăm 

c) Chữ số 7 chỉ 7 chục 

d) Chữ số 3 chỉ 3 nghìn 

Câu 2: Dãy số nào sau đây được viết theo thứ tự từ bé đến lớn?

A. 2057; 2058; 2041; 3000

B. 9871; 20 000; 1999; 1019

C. 50 000; 60 000; 7 000 000; 80 000

D. 37 911; 37 055; 403250; 500321

 

doc 15 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 428Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I Các môn Lớp 4 - Nguyễn Công Mãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4
(Thời gian làm bài : .. phút)
I/ PHẦN ĐỌC
Đọc thành tiếng
Giáo viên ghi những bài Tập đọc sau vào các phiếu và yêu cầu học sinh bốc thăm đọc, sau đó giáo viên hỏi một câu hỏi về nội dung bài đọc:
Ông Trạng thả diều (Việt 4, tập 1, trang 104)
“Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi (Tiếng Việt 4, tập 1, trang 115)
Vẽ trứng (Tiếng Việt 4, tập 1, trang 120)
Văn hay chữ tốt (Tiếng Việt 4, tập 1, trang 129)
Chú Đất Nung (Tiếng Việt 4, tập 1, trang 134 hoặc 138) 
Cánh diều tuổi thơ (Tiếng Việt 4, tập 1, trang 146)
Kéo co (Tiếng Việt 4, tập 1, trang 155)
Rất nhiều mặt trăng (Tiếng Việt 4, tập 1, trang 163) 
Đọc thầm và làm bài tập
A – Đọc thầm
Về thăm quê
Trời vẫn còn lất phất mưa. Đường vào làng nhão nhoét. Đất dính vào đế dép, nhấc chân lên nặng chình chịch. Tôi suýt bật lên tiếng khóc, nhưng nghĩ đến rất nhiều người đang chờ mẹ con tôi, tôi lại ráng đi. Ngôi nhà ấy, vào những ngày tất niên, mẹ con tôi năm nào cũng có mặt. Từ sân vào, qua bậc tam cấp là lên cái hiên rộng. Ngoại hay ngồi ở đó, lật từng trang báo. Cậu Xuân bao giờ cũng là người đầu tiên chạy xuống sân, nhấc bổng tôi qua các bậc thềm.
 Theo TRỌNG CAO
B – Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng nhất
1. Những chi tiết liệt kê trong dòng nào cho thấy đương vào làng rất khó đi?
a) Trời lất phất mưa, nhiều người đi không được, đất dính đế dép.
b) Trời lất phất mưa, đường nhão nhoét, đất dính đế dép.
c) Trời lất phất mưa, đường nhão nhoét, suýt bậc khóc.
2.Điều gì đã thúc đẩy hai mẹ con ráng đi mặc dù đường rất khó đi ?
a) Đường vào làng nhão nhoét 
b) Về thăm ngoại và cậu Xuân
c) Nghĩ đến rất nhiều người đang chờ
d) Để xem ông ngoại đọc báo
3. Ông ngoại ngồi đọc báo ở đâu?
a) Ngoài hiên rộng
b) Ngoài sân vườn
c) Trong nhà khách
4. Ai nhất bổng" tôi” qua các bậc thềm :
a) Ông ngoại
b) Cậu Xuân
c) Không có ai 
5. Câu “Đường vào làng nhão nhoét” có mấy danh từ?
a) Có 2 danh từ. Đó là các từ: đường; làng
b) Có 3 danh từ. Đó là các từ: đường; làng; vào 
c) Có 4 danh từ. Đó là các từ: đường; làng; vào; nhão
6. Câu “Đất dính vào đế dép, nhấc chân lên nặng chình chịch” có mấy động từ, mấy tính từ?
a) Một động từ, hai tính từ. Các từ đó là:
- Động từ: dính 
- Tính từ: nhấc; nặng
b) Hai động từ, một tính từ. Các từ đó là:
- Động từ: dính; nhấc 
- Tính từ: nặng
c) Ba động từ, hai tính từ. Các từ đó là:
- Động từ: dính; nhấc; lên 
- Tính từ: nặng; chình chịch
7. Trong câu “Ngoại hay ngồi ở đó, lật từng trang báo” bộ phận nào là vị ngữ?
a) hay ngồi ở đó
b) hay ngồi ở đó, lật từng trang báo
c) lật từng trang báo
8. Cho câu “Cậu Xuân bao giờ cũng là người đầu tiên chạy xuống sân, nhấc bổng tôi qua các bậc thềm”; Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:
..
..
..........
II/ PHẦN VIẾT
Chính tả: (Nghe – viết)
Bài viết: Người chiến sĩ giàu nghị lực (SGK,Tiếng Việt 4, tập 1, trang 116) 
Tập làm văn:
Cho đề bài sau: “Tả một đồ dùng học tập hoặc đổ chơi em yêu thích.”
Em hãy:
Viết lời mở bài theo cách trực tiếp (hoặc gián tiếp).
Viết một đoạn văn ở phần thân bài.
Đáp án:
II/PHẦN ĐỌC
Đọc thành tiếng: 5 điểm
Học sinh đọc rõ ràng (1 điểm), lưu loát (1 điểm), ngắt nghỉ hơi đúng chổ (1 điểm); khoảng 80 tiếng/phút (1 điểm): => 4 điểm
Học sinh trả lời được câu hỏi về nội dung bài: 1 điểm
Đọc thầm và làm bài tập: 5 điểm
Câu 1: ý b (0.5 điểm)
Câu 2: ý c (0.5 điểm)
Câu 3: ý a (0.5 điểm)
Câu 4: ý b (0.5 điểm)
Câu 5: ý a (0.5 điểm)
Câu 6: ý c (1 điểm)
Câu 7: ý b (0.5 điểm)
Câu 8: Cậu Xuân làm gì? (1 điểm)
II/ PHẦN VIẾT
Chính tả (5 điểm)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng trình bày đúng đoạn văn: (5 điểm); sai 2 lỗi trừ (0.5 điểm); chữ viết không rã ràng, sai độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,trừ 1 điểm toàn bài
Tập làm văn (5 điểm)
a) Phần mở bài:
Mở bài trực tiếp: 1 điểm.
Mở bài gián tiếp: 1.5 điểm.
b) Đoạn văn phần thân bài:
Tùy theo bài viết của học sinh mà giáo viên cho điềm cho phù hợp.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN TOÁN - LỚP 4
(Thời gian làm bài : 40 phút)
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1: Đúng ghi (Đ), sai ghi(S):
Trong số 83 505 072 ;
Chữ số 8 chỉ 8 chục triệu c
Chữ số 5 chỉ 5 trăm c
Chữ số 7 chỉ 7 chục c
Chữ số 3 chỉ 3 nghìn c
Câu 2: Dãy số nào sau đây được viết theo thứ tự từ bé đến lớn? 
2057; 2058; 2041; 3000
9871; 20 000; 1999; 1019
50 000; 60 000; 7 000 000; 80 000
37 911; 37 055; 403250; 500321 
Câu 3: Kết quả của phép cộng 86543 + 23561 là:
105004 B. 109004
C. 109104 D. 110104
Câu 4: Kết quả của phép trừ 15286 - 6328 là:
9958 B. 8958
C. 8858 D. 8968
Câu 5: Số thích hợp để viết vào chổ chấm của 6753 + = 14507 là:
7754 B. 8754
C. 21260 D. 7854
Câu 6: Tím x, biết: 23575 – x = 8428
A. x = 25157 B. x = 15147
C. x = 15147 D. x = 32003
Câu 7: Kết quả của phép nhân 837 x 103 là:
A. 10881 B. 86211
C. 85221 D. 85201
Câu 8: Kết quả của phép chia 50050 : 25 là:
A. 2002 B. 20002
C. 202 D. 220
Câu 9: Nối biểu thức với số là giá trị của biểu thức đó:
25x(20+30)
85050:50
9009:(3x3)
60:(15x4)
60 : 15x4
1001
1
1250
16
1701
Câu 10: Giá trị của biểu thức 296 – 22 + 140 bằng giá trị của biểu thức nào dưới đây:
55 x 8 B. 345 + 55
852 : 2 D. 69 x 6
Câu 11: Số thích hợp để viết vào chổ chấm của 25dm2 3cm2 = ..cm2 là:
253 B. 2503
28 D. 25003
Câu 12: Đúng ghi (Đ), sai ghi(S):
3 phút 8 giây = 38 giây c
thế kỉ = 50 năm c
8 kg 5g = 8005g c
8 tấn 3 yến = 83 yến c
Câu 13: Tổng của hai số là 12000. Số thứ nhất hơn số thứ hai 2000. Vậy số thứ hai là:
10000 B. 7000
C. 5000 D. 6000
Câu 14: Chữ số cần viết vào ô trống của 13c để được một số chia hết cho cả 3 và 5 là:
A. 0 B. 2
C. 3 D. 5
Câu 15: Chữ số cần viết vào ô trống của 32c để được một số chia hết cho cả 2 và 9 là:
0 B.4
6 D. 9
Câu 16: Từ ba chữ số 2; 4; 5 viết được số bé nhất có ba chữ số (ba chữ số khác nhau) và chia hết cho 2 là:
A. 254 B. 542
C. 452 D. 245
A
B
C
D
Câu 17: Cho ABCD là hình vuông. Đoạn thẳng nào trong hình bên song song với đoạn thẳng AB?
Đoạn thnawngr AC
Đoạn thnawngr AD
Đoạn thnawngr BC
Đoạn thnawngr DC
Câu 18: Đúng ghi (Đ), sai ghi(S):
Góc nhọn lớn hơn góc tù c
Góc nhọn bé hơn góc vuông c
Góc tù bé hơn góc vuông c
Góc vuông bằng góc bẹt c
Góc tù lớn hơn góc vuông và bé hơn góc bẹt c
Câu 19: Một chuyến xe lửa có 3 toa xe, mỗi toa chở 14 580kg hàng và có 6 toa xe khác, mỗi toa chở 13 275kg hàng. Hỏi trung bình mỗi toa xe chở bao nhiêu ki-lô-gam hàng?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu
Đáp án
Điểm
Câu
Đáp án
Điểm
1
a)Đ;b)S;c)D;d)S
0.5 điểm
11
B
0.5 điểm
2
A
0.5 điểm
12
a)S;b)Đ;c)Đ;d)S
0.5 điểm
3
D
0.5 điểm
13
C
0.5 điểm
4
B
0.5 điểm
14
D
0.5 điểm
5
A
0.5 điểm
15
B
0.5 điểm
6
C
0.5 điểm
16
A
0.5 điểm
7
B
0.5 điểm
17
D
0.5 điểm
8
A
0.5 điểm
18
a)S;b)Đ;c)S;d)Đ
0.5 điểm
9
0.5 điểm
19
1 điểm
10
D
0.5 điểm
20
25x(20+30)
85050:50
9009:(3x3)
60:(15x4)
60 : 15x4
1001
1
1250
16
1701
Câu 9:
Câu 19:
 Bài giải:
Số toa xe chở hàng là: (0.125 điểm)
3 + 6 = 9 (toa) (0.125 điểm)
Số kg hàng do 3 toa xe chở là: (0.125 điểm)
14580 x 3 = 43740 (kg) (0.125 điểm)
Số kg hàng do 6 toa xe chở là: (0.125 điểm)
13275 x 6 = 79650 (kg) (0.125 điểm)
Số kg hàng trung bình mỗi toa xe chở là: (0.125 điểm)
(43740 + 79650) : 9 = 13710 (kg) (0.125điểm)
 Đáp số: 13710 kg. 
Chú ý: Bài này có cách giải khác, tùy theo cách lam của học sinh, nếu phù hợp, đúng kết quả học sinh hưởng trọn số điểm.
Câu 20: Có hai cửa hàng, mỗi cửa hàng điều nhận về 7128m vải.Trung bình mỗi ngày cửa hàng thứ nhất bán được 264m vải, cửa hàng thứ hai bán được 297m vải. Hỏi cửa hàng nào bán hết số vải sớm hơn và sớm hơn mấy ngày?
Câu 20:
Bài giải:
Số ngày cử hàng thứ nhất bán hết 7128m vải là: (0.25 điểm)
7128 : 264 = 27 (ngày) (0.25 điểm)
Số ngày cử hàng thứ nhất bán hết 7128m vải là: (0.25 điểm) 
7128 : 297 = 24 (ngày) (0.25 điểm)
Vì 24 ngày ít hơn 27 ngày nên cửa hàng thứ hai bán hết số vải sớm hơn và sớm hơn là: (0.25 điểm)
27 – 24 = 3 (ngày) (0.25 điểm)
 Đáp số: 3 ngày. 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN KHOA HỌC - LỚP 4
(Thời gian làm bài : 40 phút)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 16)
Câu 1: Quá trình lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường xung quanh để tạo ra chất riêng cho cơ thể và thải những chất cặn bã ra môi trường được gọi chung là quá trình gì?
Quá trình trao đổi chất
Quá trình hô hấp
Quá trình tiêu hóa
Quá trình bài tiết
Câu 2: Thức ăn nào sau đây không thuộc nhóm thức ăn nhiều đạm
Cá
Thịt gà
Thịt bò
Rau xanh
Câu 3: Phát biểu nào sau đây về chất đạm là đúng?
Xây dựng và đổi mới cơ thể
Giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi ta min: A;D;E;K
Tham gia vào hoạt động xây dựng cơ thể, tạo các men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống
Không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa
Câu 4: Thức ăn nào sau đây không thuộc nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo?
Vừng
Trứng
Dầu ăn
Mỡ động vật
Câu 5: Bệnh bưới cổ do nguyên nhân nào?
Thừa muối i - ốt
Thiếu muối i - ốt
Cả hai nguyên nhân trên
Không do nguyên nhân nào trong hai nguyên nhân trên.
Câu 6: Để phòng tránh bệnh thiếu chất dinh dưỡng cần:
Ăn thật nhiều thịt ,cá
Ăn thật nhiều hoa quả
Ăn thật nhiều rau xanh
Ăn uống đủ chất, cân đối, hợp lí
Câu 7: Tại sao nước để uống cần đun sôi?
Nước sôi làm hòa tan các chất rắn có trong nước
Đun sôi sẽ làm tách khỉ nước các chất rắn có trong nước
Đun sôi để diệt các vi trùng có trong nước
Đun sôi để làm cho mùi của nước dễ chịu hơn
Câu 8: Tính chất nào sau đây không phải của nước?
Trong suốt
Có hình dạng nhất định
Không mùi
Chảy từ cao xuống thấp
Câu 9: Khi đổ nước từ bình ra cốc, ta phải đặt miệng bình cao hơn cốc. Điều này vận dụng tính chất nào sau đây?
Nước không có hình dạng nhất định
Nước có thể thấm qua một số vật
Nước chảy từ cao xuống thấp
Nước có thể hòa tan một số chất
Câu 10: Bảo vệ nguồn nước là trách nhiệm của ai?
Chỉ những người lám ở nhà máy nước
Chỉ các bác sĩ
Chỉ những người lớn
Tất cả mọi người
Câu 11: Hành động nào nên làm để bảo vệ nguồn nước?
Uống ít nước đi
Hạn chế tắm giặt
Không vứt rác bừa bãi
Cả ba hành động trên
Câu 12: Kết luận nào sau đây về các thành phần của không khí là đúng?
Trong không khí chỉ có ôxi và nitơ
Trong không khí có khí ôxi và khí nitơ là hai thành phần chính, ngoài ra có các thành phần khác
Trong không khí chỉ có khí ôxi, khí nitơ và khí cacbonic
Câu 13: Không khí và nước có tính chất gì giống nhau?
Không màu, không mùi, không vị
Có hình dạng xác định
Không thể bị nén
Câu 14: Tính chất nào sau đây không phải là của không khí?
Trong suốt
B. Không có hình dạng nhất định
C. Không mùi
D. Chảy từ cao xuống thấp
Câu 15: Trong không khí Ô xi chiếm:
20%
21%
1%
78%
Câu 16: Úp một cốc “rỗng” xuống nước, sau đó nghiêng cốc em thấy có bọt nổi lên. Kết quả này cho ta biết điều gì?
Nước bị cốc đẩy lên
Nước gặp cốc đã bay hơi
Trong cốc ban đầu có không khí
Trong nước có chứa rất nhiều không khí
Câu 17: Cho trước các từ: Nước có màu, có chất bẩn; Nước có mùi hôi ; Nước có chứa vi sinh vật.
Hãy điền các từ đã cho vào vị trí của các ô trống cho phù hợp 
Nước bị
ô nhiểm
(1)
(2)
(3)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu
Đáp án
Điểm
Câu
Đáp án
Điểm
1
A
0.5 điểm
9
C
0.5 điểm
2
D
0.5 điểm
10
D
0.5 điểm
3
C
0.5 điểm
11
C
0.5 điểm
4
B
0.5 điểm
12
B
0.5 điểm
5
B
0.5 điểm
13
A
0.5 điểm
6
D
0.5 điểm
14
D
0.5 điểm
7
C
0.5 điểm
15
B
0.5 điểm
8
B
0.5 điểm
16
C
0.5 điểm
Câu 17:(2 điểm): 1; 2; 3 lần lượt là: Nước có màu, có chất bẩn; Nước có mùi hôi ; Nước có chứa vi sinh vật 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN LỊCH SỬ&ĐỊA LÍ - LỚP 4 – PHẦN LỊCH SỬ
(Thời gian làm bài : 40 phút)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1: Sau hơn hai thế kỉ bị phong kiến phương Bắc đô hộ cuộc khởi nghĩa nào đã giành lại độc lập cho nhân dân ta vào năm 40?
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Khởi nghĩa Bà Triệu
Khởi nghĩa Ngô Quyền
Khởi nghĩa Lý Bí
Câu 2: Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh thắng giặc trên sông Bạch Đằng?
Cắm cọc trên sông
Lợi dụng thủy triều lên xuống trên sông
Nhử giặc vàio bãi cọc
Cả ba ý trên
Câu 3: Ai là người dẹp loạn 12 sứ quân?
Lê Hoàn
Đinh Liễn
Đinh Bộ Lĩnh
Trần Nhân Tông
Câu 4: Lí Thái Tổ dời đô ra Thăng Long năm nào?
1020
1010
1001
1002
Câu 5: Việc Đắp đê ở thời Trần:
Nhằm mục đích
Kết quả
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN LỊCH SỬ&ĐỊA LÍ - LỚP 4 – PHẦN ĐỊA LÍ
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1:Những nơi cao của Hoàng Liên Sơn có khí hậu như thế nào?
Nóng quanh năm
Lạnh quanh năm
Mát mẽ quanh năm
Ấm áp quanh năm
Câu 2:Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm nghề gì là chính?
Nghề nông
Nghề khai thác khoáng sản
Nghề thủ công
Nghề dệt
Câu 3: Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa?
4 mùa. Đó là các mùa: Xuân, hạ, thu, đông
3 mùa. Đó là các mùa: Xuân, hạ, thu, 
2 mùa. Đó là các mùa: Mùa mưa và mùa khô
1 mùa. Đó là các mùa: Mùa mưa
Câu 4: Quan sát Bảng số liệu về độ cao của các cao nguyên:
Cao nguyên
Độ cao trung bình
Kon Tum
500m
Đắk Lắk
400m
Lâm Viên
1500
Di Linh
1000
Xếp các cao nguyên theo thứ tự từ lơn đến nhỏ vê độ cao:
...
Cho biết thành phố Đà Lạt năm trên cao nguyên nào?
...
Câu 5 Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
PHẦN LỊCH SỬ
PHẦ ĐỊA LÍ
Câu
Đáp án
Điểm
Câu
Đáp án
Điểm
1
A
1
B
2
D
2
A
3
C
3
C
4
B
4
a)Lâm Viên; Di Linh; Kon Tum; Đắck Lắk
b) Lâm Viên 
5
a)Phòng chống lũ lụt
b)Nền kinh tế nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ấm no
5
Nhờ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_cac_mon_lop_4_nguyen_cong_mai.doc