Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng viết câu cho học sinh Lớp 5 - Đặng Văn Sơn

Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng viết câu cho học sinh Lớp 5 - Đặng Văn Sơn

I-LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1/ Cơ sở lý luận

Tiểu học với tư cách là bậc học nền tảng, là cơ sở quan trọng để từ đó con người phát triển mà nền tảng thì cần được xây dựng vững chắc.Vì vậy người giáo viên Tiểu học không chỉ chuẩn bị cho mình vốn kiến thức phương pháp cơ bản mà phải còn luôn luôn nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo để nâng cao chất lượng giảng dạy đáp ứng mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ của ngành giáo dục.

Trong xã hội loài người, giao tiếp bằng chữ được thực hiện từ khi có chữ viết, đối với con người giao tiếp bằng chữ viết chỉ thực hiện từ khi biết đọc, biết viết. Trong khi nói hoặc viết, nếu muốn diễn đạt được đúng ý của mình, diễn đạt hay để cho người khác hiểu thì người viết phải đưa ra những văn bản có hệ thống, có ý chắt lọc và phải hay. Cách sử dụng câu càng chính xác, càng phong phú thì sự bày tỏ tình cảm của người nói hoặc viết càng rõ ràng và đặc sắc hơn.

Để học sinh có được điều đó thì trong giao tiếp ngôn ngữ phải được sắp xếp thành câu, diễn đạt một ý trọn vẹn thì người nghe, người đọc mới hiểu được.

Đối với Tiếng Việt, câu chính là tế bào đầu tiên giúp các em đạt hiệu quả cao trong giao tiếp.

 Vậy để học sinh nói và viết thành câu hoàn chỉnh và viết câu hay đòi hỏi người giáo viên cần đầu tư huy động vốn kiến thức, quỹ thời gian, năng lực lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong quá trình tìm tòi và dạy luyện từ và câu.

 

doc 39 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 347Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng viết câu cho học sinh Lớp 5 - Đặng Văn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+
+
trường đại học sư phạm hà nội
trung tâm giáo dục từ xa
----------– & —---------
đề tài nghiệp vụ sư phạm
môn tiếng việt 
tên đề tài:
"một số biện pháp nâng cao chất lượng viết câu cho học sinh lớp 5"
Người thực hiện: Đặng Văn Sơn.
Số báo danh: 57
Người hướng dẫn: GS.TS. Phan Phương Dung
Hạ Long, năm 2010
Phần mở đầu
	I-lí do chọn đề tài
1/ Cơ sở lý luận
Tiểu học với tư cách là bậc học nền tảng, là cơ sở quan trọng để từ đó con người phát triển mà nền tảng thì cần được xây dựng vững chắc.Vì vậy người giáo viên Tiểu học không chỉ chuẩn bị cho mình vốn kiến thức phương pháp cơ bản mà phải còn luôn luôn nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo để nâng cao chất lượng giảng dạy đáp ứng mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ của ngành giáo dục.
Trong xã hội loài người, giao tiếp bằng chữ được thực hiện từ khi có chữ viết, đối với con người giao tiếp bằng chữ viết chỉ thực hiện từ khi biết đọc, biết viết. Trong khi nói hoặc viết, nếu muốn diễn đạt được đúng ý của mình, diễn đạt hay để cho người khác hiểu thì người viết phải đưa ra những văn bản có hệ thống, có ý chắt lọc và phải hay. Cách sử dụng câu càng chính xác, càng phong phú thì sự bày tỏ tình cảm của người nói hoặc viết càng rõ ràng và đặc sắc hơn.
Để học sinh có được điều đó thì trong giao tiếp ngôn ngữ phải được sắp xếp thành câu, diễn đạt một ý trọn vẹn thì người nghe, người đọc mới hiểu được.
Đối với Tiếng Việt, câu chính là tế bào đầu tiên giúp các em đạt hiệu quả cao trong giao tiếp.
	Vậy để học sinh nói và viết thành câu hoàn chỉnh và viết câu hay đòi hỏi người giáo viên cần đầu tư huy động vốn kiến thức, quỹ thời gian, năng lực lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong quá trình tìm tòi và dạy luyện từ và câu.
2-Cơ sử thực tiễn:
Qua thực tế tìm hiểu và dự giờ các đồng nghiệp ở trường Tiểu học Quảng Sơn tôi nhận thấy học sinh ở lớp 5 thường chấm câu sai, viết câu còn thiếu chưa đủ thành phần của câu, viết được câu hoàn chỉnh nhưng thiếu lôgíc, ý nghĩa câu chưa phù hợp; những sai phạm của việc nắm khái niệm và các lỗi sử dụng ngôn ngữ của các em được đặc biệt chú trọng trong lí luận dạy phân môn luyện từ và câu. Như chúng ta đã biết, dạy tiếng mẹ đẻ là tổ chức quá trình sản sinh và lĩnh hội lời cho người học. Nhưng quá trình này diễn ra như thế nào thì không phải dễ dàng nhìn thấy được, nhiều khi phải dựa vào cách dùng từ đặt câu.
Chính vì vậy chất lượng dạy luyện từ và câu thường được đánh giá bằng các bài tập điền từ và vốn từ ngữ được sử dụng trong giao tiếp của học sinh. Muốn đạt được mục đích đó chúng ta phải chú trọng vào việc dạy luyện từ và câu ở Tiểu học và cần nghiên cứu các lỗi ngữ pháp của học sinh, xác định những khó khăn mà các em gặp phải khi nắm các khái niệm và sử dụng đơn vị từ và câu được học trong môn luyện từ và câu. Trong quá trình giảng dạy và dự giờ đồng nghiệp ở khối lớp 5, tôi thấy có nhiều học sinh dùng từ đặt câu và chấm câu sai dẫn đến nội dung câu diễn đạt ý chưa trọn vẹn, hoặc học sinh viết được câu nhưng chưa hay, thiếu tính lôgíc, viết câu đúng ngữ pháp nhưng quá sơ lược. Trước những vấn đề trên tôi thấy việc dùng từ đặt câu và rèn đặt câu đúng, câu hay cho học sinh Tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng là rất cần thiết và không phải là vấn đề đơn giản. Từ đó, tôi không chỉ tìm cách sữa lỗi câu cho học sinh mà quan trọng hơn là học sinh tìm tòi sáng tạo những câu đúng, câu hay rõ ràng, mạch lạc và tìm cách khắc phục lỗi sai, phân loại các lỗi.Bước đầu xác định nguyên nhân cũng như phương pháp hướng dẫn sửa chữa, khắc phục phòng ngừa lỗi.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn và nghiên cứu đề tài: "Một số biện pháp nâng cao chất lượng viết câu cho học sinh lớp 5"
II/ Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nhằm đưa ra các biện pháp giúp học sinh lớp 5 viết câu đúng, viết câu hay. Trọng tâm là xây dựng các bài tập luyện viết câu đúng, viết câu hay cho học sinh lớp 5.
III/ Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích đã nêu ở trên, người viết đã thực hiện những việc sau:
1.Tìm hiểu những vấn đề về câu Tiếng Việt, về yêu cầu, đặc điểm của câu đúng, câu hay (câu đúng về ngữ pháp, về ý nghĩa, mục đích giao tiếp; câu hay ý phong phú, sinh động, câu được mở rộng thành phần phụ,...).
2.Khảo sát thực trạng viết câu câu của học sinh, chỉ ra những hạn chế, sai sót và tìm nguyên nhân của những hạn chế, sai sót đó.
3.Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đưa ra các biện pháp các biện pháp giúp học sinh viết câu đúng, viết câu hay (biện pháp cơ bản là giáo viên soạn bài tập rèn viết câu và yêu cầu học sinh thực hành, luyện tập).
IV/ Đối tượng nghiên cứu:
1.Nội dung dạy luyện từ và câu ở sách giáo khoa lớp 5, thực trạng viết câu của học sinh.
2.Các tài liệu viết về câu tiếng Việt.
V/ Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp cơ bản sau:
1.Phương pháp quan sát, khảo sát:
Người viết đã khảo sát các bài viết của học sinh để đánh giá năng lực viết câu của các em.
Người viết đã khảo sát các tài liệu tham khảo để rút ra những yêu cầu viết câu đúng, câu hay.
2.Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Người viết đã nghiên cứu những vấn đề về câu tiếng Việt, thành phần câu, phương pháp dạy Luyện từ và câu.
3.Phương pháp tổng kết, kinh nghiệm:
Người viết đã tổng kết những kinh nghiệm luyện câu cho học sinh của bản thân và của đồng nghiệp để đưa ra những biện pháp và soạn những bài tập luyện câu.
4.Phương pháp thực nghiệm:
Người viết đã vận dụng các biện pháp đề xuất, đã cho học sinh làm các bài tập và qua đó đánh giá hiệu quả của các bài tập đối với nhiệm vụ luyện viết câu đúng, viết câu hay cho học sinh.
Phần thứ hai: Nội dung
Chương I:
Những kiến thức về câu tiếng Việt, phương pháp dạy luyện câu và nhiệm vụ luyện viết câu cho học sinh lớp 5.
I/Câu tiếng Việt và yêu cầu viết câu đúng, câu hay:
1.Câu tiếng Việt:
1.1/ Câu là gì? Đặc điểm của câu:
Câu là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ và công cụ giao tiếp (sản phẩm tạo ra được dùng vào hoạt động giao tiếp). Câu là một loại đơn vị không có sẵn trong ngôn từ, là kết hợp tự do của những đơn vị có sẵn (từ, cụm từ cố định) hoặc những đơn vị không có sẵn (các kiểu cụm từ tự do). Về phương diện ngữ pháp, câu là lõi của phát ngôn, là đơn vị nhỏ nhất của cấu tạo văn bản.
Câu được cấu tạo theo quy tắc ngữ pháp và là một chỉnh thể ngữ pháp đọc lập. Cấu tạo ngữ pháp của câu ứng với một ngữ điệu thể hiện khi phát ngôn hay kết thúc câu. Cấu tạo ngữ pháp của câu là cơ sở xác định kiểu loại câu.
Câu chứa đựng một nội dung thông báo, thể hiện một ý tương đối trọn vẹn, hoặc phản ánh hiện thực, tư tưởng, thái độ, tình cảm... của nhân vật giao tiếp (người nói, người viết). Chức năng thông báo là chức năng của câu và các đơn vị trên câu (đoạn văn, văn bản). Những đơn vị và kết cấu ngữ pháp nào không có chức năng thông báo thì chưa phải là câu.
Câu biểu hiện những quan hệ giữa các đối tượng trong hiện thực (sự vật, hành động, trạng thái, tính chất,...), quan hệ giữa các đối tượng với các quá trình, quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp, quan hệ giữa người nói với hiện thực phản ánh trong câu và người nghe - đó là quan hệ có tính hình thái.
Tóm lại, những đặc điểm của câu thể hiện ở mặt nội dung ý nghĩa, mặt hình thức cấu tạo, mặt chức năng và mục đích sử dụng câu trong giao tiếp (trong văn bản).
1.2/ Các kiểu câu theo cấu tạo:
a) Câu đơn bình thường:
a.1/ Câu đơn bình thường là kiểu câu có một cấu trúc chủ-vị nòng cốt. Câu đơn bình thường còn được gọi là câu hai thành phần, hoặc câu hai trung tâm cú pháp, là kiểu câu cơ sở trong hệ thống phân loại câu dựa vào cấu trúc chủ-vị.
Chủ ngữ là thành phần chính thứ nhất, thường đứng trước vị ngữ.Chủ ngữ có thể một từ hay một cụm từ (cụm chính phụ, cụm đẳng lập hay cụm chủ-vị) tạo thành.
Vị ngữ là thành phần chính thứ hai, thường đứng sau chủ ngữ. Vị ngữ có thể do một từ, hay một cụm từ (cụm chính phụ, cụm đẳng lập hay cụm chủ-vị) tạo thành.
a.2/ Quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ trong câu đơn:
Chủ ngữ biểu thị "cái được thông báo" là sự vật, sự việc được nói đến, hoặc là điểm xuất phát của "cái thông báo" biểu thị ở vị ngữ.
Vị ngữ biểu thị "cái thông báo" là hành động, trạng thái, tính chất, đặc điểm, sự vật, hiện tượng có quan hệ... là điều nói về "cái được thông báo" biểu thị ở chủ ngữ.
Trong quan hệ ý nghĩa chủ ngữ và vị ngữ trong câu đơn có một số trường hợp đặc biệt như sau:
Chủ ngữ chỉ sự vật là chủ thể tác động (từ, cụm từ chỉ người, vật) còn vị ngữ biểu thị hành động do chủ thể tác động (từ, cụm từ chỉ hành động tác động hay hành động không tác động).
Chủ ngữ chỉ sự vật là chủ thể mang trạng thái (từ, cụm từ chỉ người, vật) còn vị ngữ biểu thị trạng thái của sự vật (trạng thái vật lý, sinh lý hoặc tâm lý).
Chủ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng... là chủ thể có đặc điểm, tính chất (từ, cụm từ chỉ sự vật, hiện tượng). Vị ngữ biểu thị đặc điểm, tính chất... của sự vật, hiện tượng nêu ở chủ ngữ (vị ngữ do tính từ, cụm tính từ tạo thành).
Chủ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng... là chủ thể được nhận định, đánh giá. Vị ngữ biểu thị nội dung nhận định, đánh giá sự vật, hiện tượng... trong hiện thực (vị ngữ chứa một động từ quan hệ hay một quan hệ từ).
=>Như vậy, mối quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ phải có sự tương hợp về ý nghĩa.
*/Câu đơn đặc biệt:
Câu đơn đặc biệt không chứa cấu trúc chủ vị làm thành phần ở bậc câu, thường do một từ hay một cụm từ chính phụ làm nòng cốt là câu đơn đặc biệt. Câu đơn đặc biệt chỉ có một thành phần (không phải là chủ ngữ hay vị ngữ) làm trung tâm cú pháp chính.
Câu đơn đặc biệt có thể phân loại theo mục đích sử dụng:
Câu gọi, đáp: dùng để làm lời gọi, hay lời đáp. Câu gọi đáp do thán từ gọi đáp, danh từ người, vật,... hoặc kết hợp danh từ và thán từ để gọi đáp.
Câu cảm thán: dùng để biểu thị hay bộc lộ cảm xúc. Câu cảm thán do thán từ, từ ngữ biểu thị cảm xúc, hay kết hợp từ ngữ với thán từ biểu thị cảm xúc... tạo thành.
Câu tồn tại: gồm hai kiểu câu nhỏ là câu tồn tại-danh từ và câu tồn tại-động từ (tính từ).
Câu tồn tại - danh từ do một danh từ hay một cụm danh từ, một đại từ biểu thị sự vật tồn tại. Câu tồn tại - danh từ nêu sự hiện diện của những sự vật, hiện tượng làm nền, làm điểm xuất phát hay tạo hoàn cảnh cho những sự kiện do các câu xung quanh biểu thị. Câu này còn nêu sự tồn tại, xuất hiện của những sự vật, hiện tượng, hoàn cảnh thời gian, không gian... tạo ra ở người đối thoại một nhận thức hay một cảm xúc. Câu tồn tại - danh từ còn biểu hiện một trạng thái, một  ... là học sinh. -> Em và bạn Nhung đều là học sinh.
b) Mở rộng định ngữ cho danh từ làm chủ ngữ:
Ví dụ: Những quyển sách ấy rất hay. -> Những quyển sách nào đều hay? -> Những quyển sách tham khảo về môn tiếng Việt mà nhà trường mới phát đều rất hay.
3.2/ Bài tập mở rộng vị ngữ:
Ví dụ: Chích bông xinh đẹp là bạn của trẻ em. 
Mở rộng vị ngữ: Chích bông xinh đẹp là bạn của trẻ em và của bà con nông dân.
3.3/ Bài tập rút gọn câu:
Cho câu mẫu là câu văn hay nhiều thành phần trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ, yêu cầu học sinh rút gọn chỉ còn chủ ngữ và vị ngữ chính. Sau khi rút gọn chỉ còn chủ ngữ và vị ngữ, yêu cầu học sinh so sánh với câu khi chưa rút gọn xem câu nào hay hơn và giải thích vì sao.
Phía bên kia sông, xóm cồn hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng đi trên mặt nước, khiến mặt nước như rộng hơn. và khi dãy đèn bên dường bắt đầu thắp lên những quả tròn màu tím nhạt, chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt.
3.4/ Bài tập mở rộng thành phần câu cho câu nòng cốt.
 Gv cho sẵn câu chỉ có chủ ngữ và vị ngữ, yêu cầu HS viết thêm thành phần phụ vào để câu văn hay hơn.
3.5. Bài tập đổi vị trí các từ ngữ trong câu
 Giáo viên đưa ra một câu và yêu cầu HS đặt câu với những từ đó nhưng thay đổi vị trí của nó trong câu. Bài tập này hướng các em tời những câu văn hay, có nội dung đa dạng , phong phú.
	3.6. Bài tập xây dựng tình huống
 Đây là dạng bài tập sáng tạo, giáo viên xây dung các tình huống để HS đặt mình vào hoàn cảnh nói năng sản sinh ra những câu, đoạn, bài đã được dự tính trước. 
Bài tập: Trong lớp học, em đánh rơi cái bút. Một bạn nhặt được trả lại cho em. Em nói gì với bạn?
	Gợi ý: Để xây dựng các bài tập tình huống theo chủ đề “Trong lớp học” cho học sinh thực hành sử dụng các câu hỏi, câu cảm thán, câu khiến
3.7. Bài tập đặt câu văn có các biện pháp nghệ thuật
 Để câu văn của HS ngày càng hay, sinh động, tôi dần cho các em làm quen với các em làm quen với các biện pháp nghệ thuật, tập đặt câu văn có các biện pháp nghệ thuật (so sánh, nhân hoá).
III/ Thực nghiệm sư phạm:
1/ Mục đích thực nghiệm:
Nhằm kiểm tra tính hiệu quả, tính thiết thực của các bài tập, các biện pháp đã đề xuất giúp học sinh viết câu đúng, viết câu hay (mục I, II).
2/ Đối tượng thực nghiệm:
Học sinh lớp 5 trường Tiểu học Đại Bình, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
3/ Nội dung thực nghiệm:
Với những bài tập do tôi soạn và được phát cho học sinh làm, bài làm của các em đã đưa vào làm minh chứng cho các biện pháp đề xuất giúp học sinh viết câu đúng, viết câu hay. 
Phần thứ ba: Kết luận.
Những bài tập luyện từ và câu nói chung và bài tập luyện câu nói riêng là rất quan trọng. Đó là một bước trên con đường phát triển lời nói, phát triển kỹ năng giao tiếp của học sinh.
3.2.1.1. Nhóm bài tập luyện viết câu đúng về ý nghĩa:
Bài tập 1:
 Nối các từ ngữ ở cột A với các từ ngữ ở cột B để tạo thành câu kể “Ai làm gì?”	
	B
 A 
Cô giáo chủ nhiệm
ngừng nhai lắng nghe tiếng sáo
Bạn Lan
ngân vang trên cách đồng lúa
Con trâu nhà em
giải toán ngay trong lúc giải lao
trao phần thưởng cho bạn An
Tiếng sáo diều
Đáp án:
	B
 A 
Cô giáo chủ nhiệm
ngừng nhai lắng nghe tiếng sáo
Bạn Lan
ngân vang trên cách đồng lúa
Con trâu nhà em
Tiếng sáo diều
trao phần thưởng cho bạn An
giải toán ngay trong lúc giải lao
Hướng dẫn: 
 Đây là dạng bài tập củng cố cho HS về cách viết câu kể: Ai làm gì?
- Giáo viên yêu cầu HS đọc kĩ yêu cầu bài.	
- Giáo viên đưa ra các câu hỏi gợi ý để hướng dẫn HS làm bài:
? Các từ ngữ ở cột A trả lời cho câu hỏi gì?
? Các từ ngữ ở cột B trả lời cho câu hỏi gì?
- Để nối đúng thì các em phải hiểu nghĩa của các từ ngữ trong 2 cột đó. Giáo viên nhắc HS sau khi nối xong cần đọc lại các câu đó xem đã đúng về nghĩa chưa?
Bài tập 3:
 Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống cho thành câu có nghĩa.
(đỏ hoe - đỏ hỏn - đỏ gay - đỏ chói - đỏ lòm - đỏ bừng - đỏ rực - đỏ ối)
Hoa phượng sân trường.
Trong khói đạn lẫn với bụi cát mù mịt vẫn loé lên những tia lửa.của pháo bắn. 
 (Nguyễn Đình Thị)
Máu quân thù .mặt đường Plây-me.
 (Nguyễn Trung Thành)
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt. Mắt lão không vầy cũng
 (Nguyễn khuyến)
Lửa bếp làm hai má cô ..
Vườn cam chín
Ráng chiều..cả chân trời.
3.2.1.2 Bài tập luyện viết câu đúng ngữ pháp.
 a) Cho sẵn từ ngữ làm vị ngữ thêm từ ngữ để tạo thành câu.
Bài tập 1:
 Thêm bộ phận chính còn thiếu để các dòng sau thành câu kể Ai là gì?
là tác giả bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.
là một nghệ sĩ tài hoa sớm nổi danh từ trước Cách mạng tháng Tám với bức tranh sơn dầu Thiếu nữ bên hoa huệ.
là vị Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử khoa bảng nước ta.
 là thủ đô của nước Việt nam.
Hướng dẫn: 
 Các từ ngữ đề bài cho đều là bộ phận Vị ngữ của câu kể Ai là gì. Để thực hiện bài tập này, các em chỉ việc thêm bộ phận chủ ngữ thích hợp cho từng bộ phận vị ngữ đã cho.Các em phải tự đặt câu hỏi ( ví dụ: Ai là tác giả bài thơ Đoàn thuyền đánh cá) và trả lời được là các em đã tìm thêm chủ ngữ tạo thành câu. Chú ý đến nội dung của từng câu để tìm chủ ngữ cho phù hợp.
b) Bài tập cho sẵn từ ngữ làm chủ ngữ, yêu cầu HS viết thêm để tạo thành câu đúng.
Bài tập 2:
 Thêm bộ phận còn thiếu để các câu sau thành câu hoàn chỉnh:
Cha mẹ .
Tết trung thu
Bác Hồ..
Trường học
Trần Đăng Khoa
Đáp án:
a) Cha mẹ là người đã nuôi dạy em lên người.
b) Tết trung thu thật vui và náo nhiệt.
Bác Hồ là vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
Trường học là ngôi nhà thứ hai của em.
Trần Đăng Khoa là nhà thơ của thiếu nhi.
c) Bài tập cho câu mẫu , yêu cầu xác định các bộ phận chính rồi đặt câu theo mẫu đó. 
Bài tập 3:
 Đọc câu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
 Đàn gà con ríu rít quây quần bên mẹ.
 Hãy: a) Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai(cái gì, con gì)? và bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì?
 b) Đặt câu theo mẫu câu trên nói về bạn của em.
Đáp án:
a) Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai(cái gì, con gì)? là : Đàn gà con và bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì? là ríu rít quây quần bên mẹ.
b) Đặt câu: Trên sân trường, Bạn Lan đang đá cầu.
d) Cho trước một đoạn văn đã lược bỏ dấu chấm câu, yêu cầu HS tách ra thành câu và chép lại cho đúng chính tả.
 Bài tập 4:
 Hãy điền dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau. Sau đó viết lại đoạn văn cho đúng chính tả.
Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng măng chồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua mặt đất luỹ mà trỗi dậy bè măng mọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?
 (Ngô Văn Phú – Luỹ làng)
Đáp án:
Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng chồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua mặt đất luỹ mà trỗi dậy. Bè măng mọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?
Hướng dẫn: 
 Đây là kiểu bài giúp HS xác định ranh giới câu và luyện quy tắc viết câu, nó nhằm khắc phục loại lỗi phổ biến ở HS – không xác định đúng ranh giới câu. Để hướng dẫn HS làm bài tập này, giáo viên yêu cầu HS đọc đoạn văn lên, xem đến đâu nói được một ý thì dừng lại, tách ra thành một câu. Việc phải làm cuối cùng là chép lại cho đúng, viết hoa đầu câu, chấm. Kết thúc câu.
e) Bài tập yêu cầu sắp xếp lại các từ để tạo câu, bài tập biến đổi các kiểu câu có mục đích luyện nắm cấu trúc câu.
 Bài tập 5:
	Chuyển các câu sau thành câu khiến:
Bé ăn cơm.
Trời nổi gió lên.
Bạn giải bài toán này cho tôi.
Đáp án:
 Bé hãy ăn cơm đi!
Xin trời nổi gió lên cho!
Bạn hãy giải bài toán này cho tôi với!
g) Bài tập cho sẵn các danh từ riêng không viết hoa, yêu cầu HS viết hoa cho đúng;
 Bài tập 6:
 Viết lại cho đúng các tên riêng trong đọan thơ sau:
 Ai về thăm bưng biền Đồng tháp
 Việt bắc miền nam, mồ ma giặc pháp
 Nơi chôn rau cắt rốn của ta!
 Ai đi nam – ngãi, bình – phú , khánh hoà
 Ai vô phan rang, phan thiết
 Ai lên tây nguyên, công tum, đắc lắc
 Khu Năm dằng dặc, khúc ruột miền trung
 Ai về với quê hương ta tha thiết
 Sông hương, bến hải, của tùng.
3.2.1.3. Nhóm bài tập luyện viết câu theo mục đích nói
Bài tập:
 Đặt câu khiến theo những yêu cầu dưới đây:
Câu khiến có hãy ở trước động từ.
Câu khiến có đi, thôi, nào ở sau động từ.
Câu khiến có xin hoặc mong ở trước chủ ngữ.
3.2.2. Các bài tập chữa câu sai:
3.2.2.1. Bài tập khắc phục lỗi viết câu thiếu chủ ngữ:
3.2.2.2. Bài tập khắc phục lỗi viết câu thiếu vị ngữ:
3.2.2.3.Bài tập chữa lỗi viết câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
3.2.2.4. Bài tập chữa lỗi viết câu thiếu lôgíc.
3.2.2.5. Bài tập chữa lỗi viết câu theo mục đích nói không đúng với ý định sử dụng hoặc dùng dấu câu sai.
3.2.2.6. Bài tập chữa lỗi viết câu thừa thành phần
3.2.2.7. Bài tập chữa lỗi viết câu không rõ nghĩa
3.2.3. Nhóm bài tập luyện viết câu hay
 3.2.3.1. Bài tập mở rộng thành phần chủ ngữ
 a) Mở rộng chủ ngữ thành cụm từ đẳng lập
 b) Mở rộng định ngữ cho danh từ làm chủ ngữ
	Những quyển sách tham khảo mà mẹ mua cho em đều rất hay.
3.2.3.2. Bài tập mở rộng vị ngữ
 a) Mở rộng vị ngữ thành cụm từ đẳng lập
 b) Mở rộng định ngữ cho danh từ làm vị ngữ
3.2.3.3. Bài tập rút gọn câu
 GV cho một câu văn dài có đủ thành phần chính và thành phần phụ rồi yêu cầu HS rút gọn, sau đó so sánh hai câu để từ đó thấy được câu văn có thêm thành phần phụ thì sẽ hay hơn. 
 3.2.3.4. Bài tập mở rộng thành phần câu cho câu nòng cốt
 Gv cho sẵn câu chỉ có chủ ngữ và vị ngữ, yêu cầu HS viết thêm thành phần phụ vào để câu văn hay hơn. 
3.2.3.5. Bài tập đổi vị trí các từ ngữ trong câu
 Giáo viên đưa ra một câu và yêu cầu HS đặt câu với những từ đó nhưng thay đổi vị trí của nó trong câu. Bài tập này hướng các em tời những câu văn hay, có nội dung đa dạng , phong phú.
3.2.3.6. Bài tập xây dựng tình huống
 Đây là dạng bài tập sáng tạo, giáo viên xây dung các tình huống để HS đặt mình vào hoàn cảnh nói năng sản sinh ra những câu, đoạn, bài đã được dự tính trước.
3.2.3.7. Bài tập đặt câu văn có các biện pháp nghệ thuật
 Để câu văn của HS ngày càng hay, sinh động, tôi dần cho các em làm quen với các em làm quen với các biện pháp nghệ thuật, tập đặt câu văn có các biện pháp nghệ thuật (so sánh, nhân hoá).

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_viet_cau_cho_hoc.doc