Năm học 2010 – 2011, Trường TH Minh Thuận 1 (HS) yếu là: 12 em/ 5 khối. Lên lớp sau khi rèn luyện hè thi lại đủ điều kiện lên lớp là: 4 em, còn lại 8 em là HS lưu ban. Đầu năm học 2011 - 2012 theo điều tra và báo cáo của các khối hiện có: 61/339 HS học yếu rải đều các lớp từ khối lớp 2 đến khối lớp 5; riêng lớp 1 chưa khảo sát “vì các em mới nhập học”. Chiếm tỉ lệ 18 % so tổng số học sinh toàn trường trong đó không tính 2 HS thuộc dạng hòa nhập do chậm phát triển trí tuệ. Sau Hội Nghị CBCNVC đầu năm.
Chúng tôi tiến hành xây dựng kế hoạch phụ đạo HS yếu của trường, đứng trước thực tế khó khăn trên BGH chúng tôi hết sức lo lắng về hiệu quả của công tác phụ đạo HS yếu. Nhưng “trong cái khó lại ló cái khôn”. Bằng kinh nghiệm quản lí và giảng dạy nhiều năm, qua học hỏi từ đồng nghiệp chúng tôi đã rút ra một số kinh nghiệm khi áp dụng thấy có hiệu quả trong việc giáo dục HS yếu. Mong muốn được chia sẽ cùng giáo viên trường và cũng tạo điều kiện để thu thập thêm kinh nghiệm, xây dựng kế hoạch phụ đạo HS yếu của trường thiết thực hơn. Chúng tôi đã tổ chức trình bày một số kinh nghiệm của mình với giáo viên và xin ý kiến đóng góp thêm của giáo viên về các giải pháp đã thực hiện thấy có hiệu quả. Sau đó tổng hợp viết thành sáng kiến kinh nghiệm để giáo viên trường tham khảo thêm.
A - PHẦN MỞ ĐẦU I- Bối cảnh của đề tài: Năm học 2010 – 2011, Trường TH Minh Thuận 1 (HS) yếu là: 12 em/ 5 khối. Lên lớp sau khi rèn luyện hè thi lại đủ điều kiện lên lớp là: 4 em, còn lại 8 em là HS lưu ban. Đầu năm học 2011 - 2012 theo điều tra và báo cáo của các khối hiện có: 61/339 HS học yếu rải đều các lớp từ khối lớp 2 đến khối lớp 5; riêng lớp 1 chưa khảo sát “vì các em mới nhập học”. Chiếm tỉ lệ 18 % so tổng số học sinh toàn trường trong đó không tính 2 HS thuộc dạng hòa nhập do chậm phát triển trí tuệ. Sau Hội Nghị CBCNVC đầu năm. Chúng tôi tiến hành xây dựng kế hoạch phụ đạo HS yếu của trường, đứng trước thực tế khó khăn trên BGH chúng tôi hết sức lo lắng về hiệu quả của công tác phụ đạo HS yếu. Nhưng “trong cái khó lại ló cái khôn”. Bằng kinh nghiệm quản lí và giảng dạy nhiều năm, qua học hỏi từ đồng nghiệp chúng tôi đã rút ra một số kinh nghiệm khi áp dụng thấy có hiệu quả trong việc giáo dục HS yếu. Mong muốn được chia sẽ cùng giáo viên trường và cũng tạo điều kiện để thu thập thêm kinh nghiệm, xây dựng kế hoạch phụ đạo HS yếu của trường thiết thực hơn. Chúng tôi đã tổ chức trình bày một số kinh nghiệm của mình với giáo viên và xin ý kiến đóng góp thêm của giáo viên về các giải pháp đã thực hiện thấy có hiệu quả. Sau đó tổng hợp viết thành sáng kiến kinh nghiệm để giáo viên trường tham khảo thêm. II. Lí do chọn đề tài: Nhằm thực hiện đúng nội dung, tinh thần của cuộc vận động “Hai không” mà đặc biệt là nội dung “không để HS ngồi nhầm lớp”, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giảm dần số HS yếu, đáp ứng nhu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Trong thực tế giảng dạy giáo viên gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng trong phụ đạo HS yếu, do thiếu kinh nghiệm và thực hiện không đúng quy trình, hoặc quá nôn nóng muốn có ngay kết quả, nên thường thất bại hoặc đạt kết quả không cao. Vấn đề học sinh yếu hiện nay luôn được xã hội quan tâm và tìm giải pháp để khắc phục tình trạng này. Để đưa nền giáo dục nước nhà phát triển toàn diện thì người giáo viên không những chỉ biết dạy mà còn phải biết tìm tòi phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu. - Nhằm tập hợp kinh nghiệm, xây dựng quy trình phụ đạo, giúp giáo viên có định hướng và giải pháp phụ đạo HS yếu tốt, tháo gỡ khó khăn trong công tác phụ đạo HS yếu trong giai đoạn hiện nay. Bản thân đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Tổ chức phụ đạo học sinh yếu” để nghiên cứu. III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp và quy trình tổ chức phụ đạo HS yếu các khối lớp từ 1 đến 5 của Trường Tiểu học Minh Thuận 1. Đúc kết thành hệ thống những kinh nghiệm dạy học đạt hiệu quả. IV. Mục đích nghiên cứu: Như đã nêu trên, mục đích nghiên cứu là mong muốn tập hợp nhiều ý kiến, nhiều giải pháp và kinh nghiệm, để chia sẽ, trao đổi nhằm thực hiện có chất lượng hơn công tác phụ đạo HS yếu. Giúp giáo viên dạy lớp dễ dàng áp dụng mang lại hiệu quả cao hơn trong giáo dục HS yếu. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hạn chế học sinh lưu ban. Thực hiện tốt “ Nói không với học sinh ngồi nhầm lớp”, thực hiện đúng mục tiêu giáo dục đã đề ra. V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: Thực ra nội dung đề tài là những kinh nghiệm dạy học đã thực hiện, được nghiên cứu một cách có hệ thống, có quy trình. Không mới nhưng đề tài có ý nghĩa thiết thực và mang tính thực tiển cao, đáp ứng được nhu cầu của giáo viên trong giai đoạn giáo dục hiện nay. Nó giúp HS yếu tự tin, tự vươn lên trong học tập, biết tự đặt ra nhiệm vụ học tập và có khả năng tự học suốt đời. B – PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận: - Việc HS học yếu là vấn đề đau đầu từ các cấp lãnh đạo cho đến giáo viên dạy lớp, nhiều giáo viên mất ăn mất ngủ để tìm được những giải pháp có thể giúp một HS yếu tiến bộ. Và cũng không có gì vui hơn khi nhìn thấy HS mình học tập ngày càng tiến bộ. - Qua nghiên cứu từ thực tiển và kinh nghiệm dạy học của giáo viên thời gian qua. Chúng ta tạm thời định nghĩa HS yếu như sau: *Thế nào là HS yếu? - Là những HS bằng kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân mình, dưới sự hướng dẫn của giáo viên không tự giải quyết được những mâu thuẩn trước mắt để tự chiếm lĩnh tri thức của bài học, hoặc bị hụt hẫng, chậm chạp trong vận dụng các kiến thức kĩ năng cơ bản phải có ở HS để giải quyết một bài tập hay một yêu cầu được đặt ra trong quá trình dạy và học. II. Thực trạng: Xuất phát từ định nghĩa đã nêu chúng tôi có thể khẳng định trong bất kì lớp học nào ở bậc tiểu học cũng có HS học yếu. Với chương trình sách giáo khoa và quy định về chuẩn kiến thức kĩ năng mới hiện nay thì số HS chưa đạt chuẩn là một con số không nhỏ. * Thuận lợi: Công tác phụ đạo HS yếu trong nhà trường cũng có những thuận lợi nhất định đó là: - Phía HS: Tinh thần và thái độ học tập có chuyển biến tốt, tham dự đầy đủ các buổi học phụ đạo. - Phía nhà trường và giáo viên: Cơ sở vật chất trường lớp phục vụ tốt cho công tác phụ đạo, ngay đầu năm được sự chỉ đạo Chi bộ nhà trường xây dựng kế hoạch phụ đạo HS yếu và được giáo viên hưởng ứng tốt, tích cực tham gia giảng dạy. * Khó khăn: Bên cạnh đó còn những khó khăn bức xúc chung rất khó có thể giải quyết triệt để nếu không có sự đồng tâm của tập thể giáo viên, cụ thể là: - Học sinh: Đọc chậm, đọc sai, viết chậm, viết sai, học vẹt. Các em không có khả năng vận dụng kiến thức, nói chung các kĩ năng cơ bản: nghe - nói - đọc viết của các em chưa hoàn chỉnh. Không biết làm tính, yếu các kĩ năng tính toán cơ bản, cần thiết như (cộng, trừ nhân, chia). Khả năng phân tích, so sánh còn hạn chế. - Giáo viên: Chưa xác định được cách phụ đạo học sinh, chưa biết phải bắt đầu từ đâu, luôn lúng túng khi xây dựng nội dung phụ đạo, nên kết quả thường không cao. Chính vì vậy công tác phụ đạo hiện nay luôn được các nhà trường và giáo viên đặc biệt quan tâm. III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Việc tổ chức phụ đạo phải được thực hiện có quy trình rõ rệt cụ thể, thực hiện theo các bước sau: 1. Bước 1: Xác định đối tượng: Dựa vào định nghĩa đã nêu giáo viên tiến hành kiểm tra khảo sát lựa chọn chính xác đối tượng: Cần chú ý có hai loại đối tượng là: Đối tượng mở rộng và đối tượng tập trung. * Đối tượng mở rộng: là đối tượng thuộc dạng học yếu trong một giai đoạn, một khoảng thời gian nhất định, với sự giúp đỡ kịp thời của giáo viên những HS này có khả năng tự thoát khỏi dạng học yếu trong một khoảng thời ngắn. * Đối tượng tập trung ( đối tượng chính): là những HS yếu thật sự không có khả năng theo kịp kiến thức của bài học, hoặc bị hạn chế ở một hay nhiều kĩ năng cơ bản không có khả năng tự thực hiện yêu cầu của bài học. Số HS thuộc đối tượng này phải được giáo viên quan tâm giúp đỡ trong thời gian dài và xuyên suốt trong quá trình dạy học mới có thể hòa nhập được cùng các bạn. Nói cụ thể hơn là giáo viên cần xác định kỹ hơn HS mình bị yếu ở điểm nào. Đây là bước hết sức quan trọng để tiến hành các bước tiếp theo. 2. Bước 2: Tìm nguyên nhân: Từ việc đã xác định được đối tượng giáo viên phải tiến hành điều tra và xác định được nguyên nhân nào dẫn đến việc học yếu. Qua việc tìm hiểu, điều tra, kiểm tra, quan sát, đi thực tế Chúng ta phải xác định rõ nguyên nhân dẫn đến học yếu của từng em. Đây là bước quan trọng để có thể lựa chọn đúng giải pháp giúp các em học tiến bộ hơn. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến việc HS học yếu: . Do trí tuệ kém phát triển. . Do lơ là trong học tập. . Do bị hỏng một số kiến thức, kĩ năng cơ bản. . Do ham chơi, lười học. . Do không thích thầy cô. . Do phương pháp của giáo viên chưa phù hợp, lời giảng chưa thu hút. . Do gia đình thiếu quan tâm, hoàn cảnh gia đình quá khó khăn phải phụ làm thêm với cha mẹ không có thời gian học ở nhà. . Do ảnh hưởng tâm lý. . Do ảnh hưởng từ bạn bè. . Do bị nghiện game, hoặc có một số sở thích khác. Việc xác định nguyên nhân là cả một quá trình vô cùng khó khăn và phức tạp nhưng đó chính là điều kiện không thể thiếu để lựa chọn giải pháp giáo dục phù hợp cho từng đối tượng mà chúng ta đã tìm được nguyên nhân. 3. Bước 3: Lựa chọn và ứng dụng các kinh nghiệm, giải pháp giáo dục HS. - Tất cả có 3 nhóm giải pháp chính, nhưng khi lựa chọn và áp dụng thì đó lại là sự đan xen, phối hợp, hổ trợ cho nhau tùy theo nguyên nhân dẫn đến học yếu của HS. Chính vì vậy giải pháp là từ chính HS mà ra, tức là HS yếu gì? Nguyên nhân từ đâu mà ta đề ra giải pháp thích hợp. Do đó tìm đúng đặc điểm và nguyên nhân dẫn đến học yếu, là yếu tố quyết định cho việc lựa chọn các nhóm giải pháp khắc phục vấn đề học yếu của HS. - Trong quá trình thực hiện kế hoạch chúng tôi đã tập hợp, lựa chọn và vận dụng các nhóm giải pháp sau để giáo dục HS yếu thấy có hiệu quả: 3.1 . Nhóm giải pháp kích thích thái độ học tập của HS: Đây là nhóm giải pháp mang tính cơ bản và quan trọng nhất nó phù hợp với hầu hết các đối tượng HS, do nhiều nguyên nhân yếu. Thực vậy trong quá trình giảng dạy mỗi giáo viên đều ý thức được rằng “Tác phong học tập có quyết định rất lớn trong quá trình chiếm lĩnh tri thức của HS.” * Tác phong học tập là gì?: Tác phong học tập là một hệ thống thái độ, hành vi của người học đối với một hoạt động, một hình thức tổ chức, một lời giảng của người dạy trong quá trình dạy học và đồ dùng dạy học sinh động. - Bằng câu chuyện, tấm gương hay một bài giáo dục hướng nghiệp, lời tâm sự chân tình của giáo viên làm cho HS ý thức được lợi ích của việc học tập, cảm nhận được việc học là vinh quang, không phải là một nhiệm vụ quá khó khăn phức tạp. - Xem trọng việc xây dựng nề nếp lớp và giáo dục đạo đức cho HS, chính nề nếp lớp làm cho HS thấy việc học quan trọng hơn. Từ đó có đầy đủ ý chí, sự tập trung cao độ cho việc học. Chính những tấm gương đạo đức, lễ nghĩa làm cho HS thấy được ý thức trách nhiệm của mình với lớp, với thầy cô, cha mẹ, gia đình và mọi người về việc học của mình. - Sử dụng lời động viên, khen ngợi hợp lí: Là con người, ai cũng thích được khen và cố gắng để xứng đáng với lời khen đó.Trong mỗi chúng ta ai cũng có nhiều kỉ niệm đẹp về một thời đi học, mà có lẽ lời khen của thầy cô là kỉ niệm đẹp nhất và sâu sắc nhất. Chính vì vậy lời khen thật lòng, đúng lúc là phương thuốc, là giải pháp tối ưu nhất để kích thích thái độ học tập của HS. Chúng tôi nhớ sách “ Đắc nhân tâm” của Nguyễn Hiến Lê dịch có viết rằng: “Lời khen là lời nói đẹp nhất của loài người. Muốn thu phục nhân t ... hiểu kiến thức mới. Trong giờ dạy hằng ngày trên lớp giáo viên phải thiết kế giáo án bằng hệ thống câu hỏi hết sức rõ ràng, vừa sức với Học sinh yếu; câu hỏi phải được chia nhỏ đến mức Học sinh yếu mà bằng kinh nghiệm của mình có thể trả lời được. Ngay trong giờ học cần quan tâm HS yếu giúp các em cơ bản nắm được kiến thức và kĩ năng mới. Giáo viên được ví như một người huấn luyện viên trưởng. Vì vậy cần thiết lập danh sách học sinh yếu phân loại. Kế hoạch dạy phụ đạo cho học sinh yếu không nên dạy những vấn đề hoặc những kiến thức của lớp đó mà có thể dạy kiến thức của lớp dưới. Thường xuyên tích hợp giáo dục các kĩ năng sống giúp các em có ý thức học tập tốt hơn. Có nhiều hơn các kĩ năng sống cơ bản, để “đề kháng” tốt với các trò chơi và tệ nạn có hại, sống tốt hơn trong môi trường hoạt động của lứa tuổi. Người giáo viên còn phải chia sẽ với những em bị ảnh hưởng tâm lí từ nguyên nhân gia đình. Nếu không thực hiện được như vậy thì HS yếu vẫn mãi mãi là HS yếu. 3.3. Nhóm giải pháp kết hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục: a/ Kết hợp với gia đình: - Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng và giáo dục con người tốt nhất. Chính vì vậy giáo viên phải thường xuyên liên hệ gia đình, gặp riêng phụ huynh những HS yếu để cùng thảo luận giải pháp giúp các em học tập tốt hơn. Cụ thể nên hướng dẫn cha mẹ HS cách dạy và nội dung dạy phù hợp; phụ huynh biết quản lí thời gian học ở nhà của các em bằng thời gian biểu hằng ngày; quản lí giờ chơi tránh để HS tham gia chơi và nghiện game; yêu cầu gia đình tạo mọi điều kiện cho các em tham gia học tập tích cực và tự học; gia đình phải kịp thời động viên, đôn đốc con em đi học chuyên cần. Có sự kiểm tra và chuẩn bị cho con trước khi đến trường. b/ Kết hợp với các lực lượng giáo dục khác: -Trong nhà trường: giáo viên phải thường xuyên liên hệ và báo cáo với ban giám hiệu để theo dõi và chỉ đạo kịp thời, trao đổi cùng tổ chuyên môn, đồng thời phải phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể khác như Đội, Đoàn, Công đoàn để cùng nhau tìm ra biện pháp giáo dục các em. Giáo viên xây dựng môi trường học tập thân thiện:- Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệu quả cao. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười giáo viên tạo sự gần gũi, cảm giác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống của bản thân mình. Giáo viên luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không đánh mắng hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, đừng để cho học sinh cảm thấy sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu và tôn trọng mình. Bên cạnh đó, giáo viên phải là người đem lại cho các em những phản hồi tích cực. Ví dụ như giáo viên nên thay chê bai bằng khen ngợi, giáo viên tìm những việc làm mà em hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi các em. Hoặc có thể dùng các phiếu thưởng có in các lời khen phù hợp với từng việc làm của các em như: “Biết giúp đỡ người khác”, “ Thái độ nhiệt tình và tích cực” -Các lực lượng xã hội khác: Thường xuyên liên hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể, các tổ chức từ thiện xã hội kịp thời giúp đỡ HS có hoàn cảnh khó khăn, động viên các em an tâm học tập, tránh trường hợp bỏ học do học yếu và gia cảnh quá khó khăn. 4. Bước 4: Kiểm tra đánh giá và rút kinh nghiệm: Việc đánh giá năng lực học tập của HS là việc làm thường xuyên và liên tục mà đặc biệt là đối với học sinh yếu còn phải thực hiện nhiều hơn. Chúng ta đánh giá HS không phải chỉ để xếp loại mà chủ yếu là để đánh giá lại phương pháp tổ chức dạy của chúng ta có đạt hiệu quả hay không, nội dung dạy học cho các em học yếu có phù hợp chưa. Từ đó giáo viên có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp. Mặt khác đánh giá còn để giáo viên xác định đúng đối tượng HS yếu và tìm ra được nguyên nhân để giáo dục tốt hơn. IV/. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Sau khi khảo sát chất lượng chất lượng ngay đầu năm thấy học sinh yếu cao, chúng tôi xin phép chi bộ nhà trường triển khai thực hiện chuyên đề đã nêu. Sau khi triển khai chúng tôi đã được sự hưởng ứng nhiệt tình của giáo viên toàn trường, từ đó việc áp dụng các giải pháp và quy trình tổ chức phụ đạo học sinh yếu được giáo viên thực hiện thường xuyên, liên tục Sau khi kiểm tra cuối học kì I chúng tôi tiến hành sơ kết rút kinh nghiệm chuyên đề, tiếp tục đề ra giải pháp thực hiện học kì II cho tập thể GV đóng góp. Tập thể GV đồng tình ủng hộ tham gia đóng góp chuyên đề này. Qua kết quả khảo sát 100% giáo viên dạy lớp tất cả đều cho rằng: qui trình và các giải pháp rất thực tế, dễ áp dụng và đặc biệt có hiệu quả ở những HS yếu, đã có sự tiến bộ về chất lượng học tập và các kĩ năng cơ bản của HS, các em đã tự tin hơn nhiều trong việc thể hiện nhiệm vụ học tập của mình. Với kết quả khảo sát cụ thể sau: ĐỢT K. TRA KHỐI LỚP HỌC LỰC GIỎI KHÁ TB YẾU TS Tỉ lệ TS Tỉ lệ TS Tỉ lệ TS Tỉ lệ Ngày 03/9/2011 (Đầu năm) Một Hai 25/89 28,1% 26/89 29,2% 28/89 31,5% 10/89 11,2% Ba 20/99 20,2% 34/99 34,3% 31/99 31,3% 14/99 14,2% Bốn 11/62 17,8% 9/62 14,5% 27/62 43,5% 15/62 24,2% Năm 7/89 7,9% 16/89 18% 44/89 49,4% 22/89 24,7% Tổng 63/339 18,6% 85/339 25,1% 130/339 38,3% 61/339 18% Ngày 23/12/2011 (Cuối Kì I) Một 34/92 37% 32/92 35% 18/92 19,6% 8/92 8,7% Hai 11/88 13% 35/88 40% 32/88 36,4% 10/88 11% Ba 25/99 25% 29/99 29% 37/99 37,4% 8/99 8,1% Bốn 3/62 4,8% 18/62 29% 35/62 56,5% 6/62 9,7% Năm 11/88 13% 40/88 45% 31/88 35,2% 6/88 6,8% Tổng 84/429 20% 154/429 36% 153/429 35,7% 38/429 8,9% Ngày 16/5/2012 (Cuối năm) Một 31/93 33% 30/93 32% 29/93 31,2% 03/93 3,2% Hai 26/87 30% 28/87 32% 31/87 35,6% 02/87 2,3% Ba 20/98 20% 41/98 42% 36/98 36,7% 01/98 1% Bốn 15/64 23% 27/64 42% 21/64 32,8% 01/64 1,6% Năm 26/88 30% 30/88 34% 149/88 36,4% 0 0 Tổng 118/430 27% 156/430 36% 149/430 34,7% 7/430 1,6% Do sáng kiến kinh nghiệm đang triển khai thực hiện trong năm học 2011 - 2012, nên kết quả sẽ được chúng tôi cập nhật, rút kinh nghiệm qua từng đợt kiểm tra định kì. Quá trình thực hiện chuyên đề, cũng là quá trình cập nhật thêm các kinh nghiệm và loại bỏ đi những kinh nghiệm không còn phù hợp thực tế, để thực hiện có hiệu quả trong suốt quá trình dạy học. C. PHẦN KẾT LUẬN I/. Những bài học kinh nghiệm: Là người giáo viên trực tiếp giảng dạy bản thân thiết nghĩ muốn giúp đỡ đối tượng học sinh yếu, giáo viên chủ nhiệm cần: -Phải nhiệt tình, năng nổ, phải luôn tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề để cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm lôi cuốn học sinh học tập tích cực. - Phải kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các đoàn thể trong nhà trường, với chính quyền địa phương, tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho các em. - Phải tạo sự đoàn kết, yêu thương giúp đỡ của học sinh trong lớp thông qua các phong trào, tạo cho các em động cơ ham học. Trong việc uốn nắn các em, giáo viên chủ nhiệm phải luôn giữ thái độ bình tĩnh, không nóng vội, không dùng lời lẽ nặng nề với các em, hòa hợp với các em, xem học sinh là con em của mình, chia sẻ vui buồn, cùng lắng nghe ý kiến của các em để từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp. - Khi tổ chức phụ đạo HS yếu chúng ta phải thực hiện đúng quy trình, đầy đủ các bước sau: xác định đối tượng; tìm nguyên nhân; chọn giải pháp và tổ chức phụ đạo; kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm. - Sử dụng phương pháp động viên, khen ngợi hợp lí, là giải pháp chính trong suốt quá trình dạy học và phụ đạo HS. - Cả gia đình, nhà trường và xã hội phải chia sẽ trách nhiệm trong công tác khắc phục tình trạng học sinh yếu kém (Không nên đổ lỗi hoặc giao hẳn trách nhiệm cho giáo viên). Ngay từ đầu năm học, sau khi tiến hành khảo sát chất lượng, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn cần phối hợp phân tích, đánh giá kết quả đạt được của học sinh để đưa ra các dự báo về học sinh yếu kém. - Xác định đúng nguyên nhân để tìm giải pháp hợp lí và sử dụng phối hợp nhiều giải pháp trong quá trình phụ đạo là yếu tố quyết định sự thành công. II/. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: -Những kinh nghiệm sau khi được tập hợp, phân loại và xếp vào quy trình sẽ tạo điều kiện cho giáo viên tham khảo, áp dụng vào giảng dạy một cách dễ dàng, làm cho việc phụ đạo HS yếu có hiệu quả hơn. -Sáng kiến còn là nơi để giáo viên tập hợp kinh nghiệm, giải pháp, chia sẽ với nhau trong quá trình tổ chức phụ đạo HS yếu. Nhưng thật ra không có phương pháp nào là vạn năng hay tối ưu chỉ có lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của người thầy với nghề nghiệp là mang lại kết quả cao trong giảng dạy, là chìa khóa vàng tri thức để mở ra cho các em cánh cửa khoa học vì một ngày mai tươi sáng. Đây là vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên. Đó cũng là duyên nợ của người thầy. Duyên nợ với đời, với nghề và nợ với mênh mông biển học. III/. Khả năng ứng dụng, triển khai: -Do đây là hệ thống những kinh nghiệm đã được áp dụng trong thực tế nên khi ứng dụng và triển khai rất được giáo viên đồng tình, hưởng ứng. Khi triển khai thực hiện các giải pháp sẽ được tập hợp nhiều hơn, khi đó đề tài sẽ là kinh nghiệm chung cho tất cả giáo viên có HS yếu. IV/. Những kiến nghị, đề xuất: -Kiến nghị lãnh đạo Phòng giáo dục, sớm có chỉ đạo cho các cụm chuyên môn tổ chức các chuyên đề về giáo dục học sinh yếu, đó cũng là cơ hội cho giáo viên được trao đổi, học tập lẫn nhau những kinh nghiệm giáo dục HS yếu đạt hiệu quả ./. Xác nhận của Hiệu Trưởng Minh Thuận, ngày 25 tháng 05 năm 2012 Người viết Lương Thanh Tùng TRƯỞNG PHÒNG GD & ĐT U MINH THƯỢNG D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Sách Giáo Khoa 2- Chuẩn kiến thức và kĩ năng 3- Nội dung điều chỉnh chương trình 4- Các phương pháp dạy học 5- Tạp chí Giáo dục “Đổi mới công tác quản lý”. E. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Bối cảnh đề tài trang - 1 Lý do chọn đề tài trang - 1 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu trang - 2 Mục đích nghiên cứu trang - 2 Điểm mới trong kết quả nghiên cứu trang - 2 PHẦN NỘI DUNG Cơ sở lý luận trang - 2 Thực trạng trang - 3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề trang - 4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm trang - 9 PHẦN KẾT LUẬN Những bài học kinh nghiệm trang - 11 Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm trang - 12 Khả năng ứng dụng, triển khai trang - 12 Những kiến nghị đề xuất trang - 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO trang - 14 .
Tài liệu đính kèm: