Giáo án 2 buổi/ ngày Lớp 4 - Tuần 7 - Chuẩn KTKN - Giáo viên: Cao Thị Lập

Giáo án 2 buổi/ ngày Lớp 4 - Tuần 7 - Chuẩn KTKN - Giáo viên: Cao Thị Lập

Tiết 5:

SINH HOẠT

I. Mục đích yêu cầu.

- Các em nhận thấy được những mặt mạnh, mặt yếu của cá nhân, của tập thể lớp trong tuần qua, nắm được phương hướng tuần tới.

- Rèn thói quen phê và tự phê cho HS.

- Giáo dục các em có ý thức rèn luyện, tu dưỡng tốt.

II. Chuẩn bị

- Thầy: Phương hướng tuần tới.

- Trò: ý kiến xây dựng.

III. Nội dung sinh hoạt.

1, Ổn định tổ chức

2, Nội dung sinh hoạt:

a) Lớp trưởng lên nhận xét chung:

Ý kiến của các HS trong lớp

b) Giáo viên đánh giá:

 

doc 20 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 417Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án 2 buổi/ ngày Lớp 4 - Tuần 7 - Chuẩn KTKN - Giáo viên: Cao Thị Lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 5:
SINH HOẠT
I. Mục đích yêu cầu.
- Các em nhận thấy được những mặt mạnh, mặt yếu của cá nhân, của tập thể lớp trong tuần qua, nắm được phương hướng tuần tới. 
- Rèn thói quen phê và tự phê cho HS.
- Giáo dục các em có ý thức rèn luyện, tu dưỡng tốt.
II. Chuẩn bị
- Thầy: Phương hướng tuần tới.
- Trò: ý kiến xây dựng.
III. Nội dung sinh hoạt.
1, Ổn định tổ chức
2, Nội dung sinh hoạt:
a) Lớp trưởng lên nhận xét chung:
Ý kiến của các HS trong lớp
b) Giáo viên đánh giá: 
* Đạo đức: 
Các em ngoan, đoàn kết biết chào hỏi người trên và khách ra vào trường. Giúp đỡ nhau trong mọi hoạt động như: Hồng, Hòa, Hạnh, Nguyên.
* Học tập: 
Các em đi học đều, đúng giờ. Một số em đã có ý thức học tập tốt có ý thức học bài, làm bài đầy đủ; chuẩn bị đủ đồ dùng học tập, giữ gìn sách vở, rèn chữ viết: Hòa, Hạnh, Nguyên, Nga.
Bên cạnh đó một số em còn chưa chú ý học bài và làm bài, đọc viết còn yếu, còn nghỉ học tự do: Vừ, Đức.
* Các hoạt động khác:
Các em tham gia ca múa hát đầu giữa giờ đều và đẹp, biết giữ và dọn vệ sinh sạch sẽ gọn gàng. Mặc đồng phục đúng ngày quy định. 
Có ý thức chăm sóc bồn hoa, cây cảnh. Tham gia lao động đầy đủ, nhiệt tình.
Chấp hành tốt luật an toàn giao thông, an toàn trường học.
Tham gia các hoạt động Đội sôi nổi
* Phương hướng tuần tới:
Duy trì tốt các nề nếp đạo đức, học tập, các hoạt động tập thể. 
Tập trung rèn kỹ năng đọc, viết tính toán, rèn chữ giữ vở.
Tiếp tục đợt thi đua đến 20/11 với chủ đề thi đua lập thành tích chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 
Tham gia tốt mọi hoạt động do trường, do Đội đề ra.
TUẦN 7
 Thứ hai, ngày 5 tháng 10 năm 2009
BUỔI SÁNG
Tiết 1: 
CHÀO CỜ
Tiết 2: Toán:
LUYỆN TẬP
I. Mục đích yêu cầu:
- Củng cố về kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và kĩ năng thử lại phép cộng, phép trừ.
- Giải bài toán có lời văn, bài toán về tìm thành phần chưa biết của phép cộng , phép trừ
- Giáo dục các em yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
Thầy: Bảng phụ
Trò: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:(3’)
 81 + 65 = 146
2. Bài mới:(28’)
a,Giới thiệu bài
b, Tìm hiểu bài
HS đọc yêu cầu của bài
HS thực hiện phép tính
- Muốn thử lại phép cộng ta làm thế nào?
HS làm
HS đọc kết luận 
Lớp làm bài vào bảng con
HS nhận xét
HS đọc yêu cầu của bài
- Nêu cách thử lại phép trừ?
HS đọc kết luận 
Lớp làm bài vài vở
HS nhận xét
- Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm thế nào?
HS làm bài vào bảng phụ 
Lớp làm bài vào vở
Lớp thống nhất kết quả
HS đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
Lớp làm bài vào vở 
HS trình bầy bài trên bảng
HS nhận xét
Bài 1/40: Thử lại phép cộng:
a) Mẫu:
 2410 Thử lại 7574
+ 5164 - 2410
 7574 5164
* Kết luận: SGK - 40
b) Tính rồi thử lại:
 35462
+ 27519
 62981 
TL: 62981 
 - 35462
 27519
 69108
+ 2074
 71182
TL: 71182 
 - 2074 
 69108
Bài 2/40: Thử lại phép trừ
a) Mẫu: 
 6839 Thử lại: 6357
 - 482 + 482
6829
* Kết luận: SGK - 41
b) Tính rồi thử lại theo mẫu:
4025
- 312
3713
TL: 3713
 + 312
 4025
 5901
- 638
 5263
TL: 5263
 + 638
 5901
Bài 3/40: Tìm x
 x + 262 = 4848 x - 707 = 3535
 x = 4848 - 262 x = 3535 + 707
 x = 4586 x = 4242
TL: 4586 + 262 = 4848 ; TL: 4242 - 107 = 3535
Bài 4/40 
Tóm tắt:
Núi Phan-xi-păng cao 3143m
Núi Tây Côn Lĩnh cao 2428m
Núi nào cao hơn? Cao hơn ? m
Giải:
Vì 3143 > 2428 nên núi Phan-xi-păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh.
Núi Phan-xi-păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh là: 3143 – 2428 = 715(m)
Đáp số: 715m
3.Củng cố - Dặn dò: (4’)
Nêu cách thử lại phép cộng, phép trừ?
Xem trước bài: Biểu thức có chứa hai chữ 
Tiết 3: Tập đọc:
TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc trơn toàn bài với giọng đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, ước mơ, hi vọng của anh chiến sỹ về ước mơ tươi đẹp của đất nước, các em thiếu nhi.
- Rèn kỹ năng đọc đúng, đọc nhanh.
- Hiểu ý nghĩa của bài: Tình yêu thương các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai cho các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.
II. Chuẩn bị:
Thầy: Bảng phụ
Trò: Sưu tầm tranh ảnh về các thành tựu kinh tế của nước ta
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra(3’)
 HS đọc bài "Chị em tôi" và trả lời câu hỏi trong sách GK
3. Bài mới (28’)
a, Giới thiệu bài
b, Tìm hiểu bài
HS đọc toàn bài
- Bài chia làm mấy đoạn?
HS đọc nối tiếp theo đoạn 3 lần
Luyện phát âm
Luyện đọc câu dài
HS đọc toàn bài
HS đọc thầm đoạn 1
- Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào?
- Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
HS đọc đoạn phần còn lại
- Anh chiến sĩ tưởng tượng những đêm trăng trong tương lai ra sao, vẻ đẹp đó có gì khác với đêm trung thu độc lập? (thảo luận nhóm đôi)
- Cuộc sống hiện nay theo em có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa?
- Em ước mơ đất nước ta mai sau phát triển như thế nào?
HS đọc nối tiếp theo đoạn
HS đọc đoạn văn trên bảng phụ và tìm từ cần nhấn giọng
HS đọc theo cặp HS thi đọc
1. Luyện đọc
bao la, độc lập, vằng vặc, cờ đỏ sao vàng
2. Tìm hiểu bài
Đêm trung thu độc lập đầu tiên
Trăng ngàn và gió núi bao la
Dòng thác nước đổ xuống chạy máy phát điện..,vui tươi. Đó là vẻ đẹp của đất nước hiện đại giàu có hơn ngày độc lập đầu tiên.
Máy phát điện, nhà máy, ống khói
3. Luyện đọc diễn cảm
Trăng đêm nay.các em
Nghĩ tới, độc lập
3. Củng cố - dặn dò:(4’)
Bài văn ca ngợi ai vì sao?
Xem trước bài: Ở vương quốc tương lai.
Tiết 4: Đạo đức:
(Giáo viên dạy chuyên)
Tiết 5: Khoa học:
(Giáo viên dạy chuyên)
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Tập làm văn(T):
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục đích yêu cầu
- Thực hành và tạo lập một đoạn văn kể chuyện. 
- Rèn kỹ năng viết văn.
- Giáo dục lòng yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
Thầy: Tranh
Trò: Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra(3')
 Thế nào là một đoạn văn trong bài văn kể chuyện? 
2. Bài mới(28')
a, Giới thiệu bài
b, Tìm hiểu bài
HS đọc đề
- Đề bài yêu cầu gì?
- Câu chuyện có nhận vật là ai?
HS nêu tên nhân vật sẽ chọn.
GV nhắc các em viết xong đọc và sửa lại.
GV cùng HS sửa bài.
Đề bài: Hãy viết một đoạn văn kể một câu chuyện về một tấm gương dũng cảm mà em biết? 
HS nêu tên bạn em chọn
HS viết bài lớp
HS đọc bài trước lớp.
3. Củng cố dặn dò(4')
GVnhận xét tiêt học.
Tiết 2: Toán (T): 
LUYỆN TẬP
I. Mục đích yêu cầu
- Củng cố về kĩ năng thc hiện phép cộng, phép trừ và kĩ năng thử lại phép cộng, phép trừ.
- Giải bài toán có lời văn, bài toán về tìm thành phần chưa biết của phép cộng , phép trừ
- Giáo dục các em yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
Thầy: Bảng phụ
Trò: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra(3’)
 81 + 65 = 146
2. Bài mới (28’)
a,Giới thiệu bài
b, Tìm hiểu bài
HS đọc yêu cầu của bài
- Muốn thử lại phép cộng ta làm thế nào?
HS nêu cách thử lại 
Lớp làm bài vào bảng con
HS nhận xét
HS đọc yêu cầu của bài
HS nêu cách thử lại phép trừ
Lớp làm bài vài vở
HS nhận xét
- Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm thế nào?
HS làm bài vào bảng phụ 
Lớp làm bài vào vở
Lớp thống nhất kết quả
Bài 1: Tính rồi thử lại:
 2434
+ 5274
 7708
TL: 7708
 - 2434 
 5274
 35382
+ 34536
 69918
TL: 69918
 - 34536 
 35382
Bài 2: Tính rồi thử lại:
 1347
- 385 
 962
TL: 962
 + 385
 1347
 3625
 - 387 
 3238
TL: 3238
 + 387
 3625
Bài 3: Tìm x
 x + 372 = 4568 x – 797 = 4326
 x = 4568 - 372 x = 4326 + 797
 x = 4196 x = 5123
3.Củng cố - dặn dò (4’)
Nêu cách thử lại phép cộng, phép trừ?
Học thuộc bảng cộng, bảng trừ.
Tiết 3: Tập đọc - Chính tả (T):
TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. Mục đích yêu cầu:
- Viết đúng chính tả đầu bài và đoạn: "Ngày mai ... vui tươi.”
- Luyện viết chữ đúng mẫu.
- Rèn đức tính cẩn thận khi viết.
II. Chuẩn bị:
Thầy: Bài viết 
Trò: Vở viết 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra (3')
 HS viết bảng con: Tô Hiếm Thành, thanh liêm.
2. Bài mới (28')
a, Giới thiệu bài
b, tìm hiểu bài
HS đọc toàn bài
- Cuộc sống hiện nay có những gì giống với ước mơ của anh chiến sỹ?
HS viết tiếng từ khó
* Viết chính tả
GV đọc lại toàn bài viết.
GV đọc chậm từng câu cho HS viết.
GV đọc lai cho HS soát lỗi.
GV chấm bài nhận xét.
Nhà máy phát điện, tàu lớn giữa biển, nhà máy.
Mơ tưởng, thác nước, bát ngát.
3. Củng cố dặn dò(4')
GV nhận xét tiết học
Xem trước bài: Đôi giầy ba ta màu xanh.
Thứ ba, ngày 6 tháng 10 năm 2009
BUỔI SÁNG
Tiết 1: Mĩ thuật:
(Giáo viên dạy chuyên)
Tiết 2: Âm nhạc:
(Giáo viên dạy chuyên)
Tiết 3: Toán:
BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ
- Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa 2 chữ.
- Giáo dục các em yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
Thầy: Bảng phụ
Trò: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: (3’)
 1343 - 987 = 356
2. Bài mới: (28’)
a, Giới thiệu bài
b, Tìm hiểu bài
HS đọc bài
GV hướng dẫn HS cách tóm tắt theo bảng
- Em có nhận xét gì về biểu thức a + b?
- Khi thay số bằng chữ ta tính được gì?
- Bài yêu cầu gì?
Lớp làm vào bảng con
HS làm trên bảng
HS nhận xét
Lớp làm bài vào vở
HS làm bài trên phiếu bài tập
HS nhận xét
HS làm bài vào phiếu bài tập.
Lớp thống nhất kết quả
* Ví dụ
Số cá của anh
Số cá của em
Số cá của cả hai anh em
3
4
0
..
a
2
0
1
..
b
3 + 2
4 +0
0 + 1
a +b
a + b là biểu thức có chứa hai chữ
Nếu a = 3; b = 2 thì a + b = 3 + 2 = 5
5 là giá trị của biểu thức a + b
Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức.
Bài 1/42 Tính giá trị của c + d nếu:
a) c = 10 và d = 25 
Nếu c = 10; d = 25 thì c + d = 10 + 25 = 35
b)c = 15cm và d = 45cm 
Nếu c = 15cm; d = 45cm 
thì c + d = 15 + 45 = 60cm
Bài 2/42 Tính giá trị của biểu thức :
a) Nếu a = 32 và b = 20 thì a – b = 32 – 20 = 12
b)Nếu a = 45 và b = 36 thì a – b = 45 – 36 = 9
c)Nếu a = 18m và b = 10m 
thì a – b = 18m – 10m = 8m
Bài 3/42
a
12
28
60
70
b
3
4
6
10
a x b
36
112
360
700
a : b
4
7
10
7
3. Củng cố - Dặn dò: (4’)
Muốn tính giá trị của biểu thức em phải biết gì?
Về làm bài tập. Chuẩn bị bài: Tính chất giáo hoán của phép cộng.
Tiết 4: Luyện từ và câu: 
CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
I. Mục đích yêu cầu:
- Nắm được quy tăc viết hoa tên người, tên dịa lý Việt Nam
- Biết vận dụng hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam
- Giáo dục các em có ý thức viế đúng chính tả.
II. Chuẩn bị:
Thầy: Bảng phụ
Trò: Vở bài tập tiếng việt
I ... ầm đoạn 1
- Tin-tin và Mi-tin đến đâu, gặp ai?
HS đọc thầm đoạn 2
- Các bạn sáng chế ra vật gì?
- Các phát minh ấy thể hiện ước mơ gì của con người?
HS đọc thầm đoan 1 màn kịch để trả lời câu hỏi.
HS đọc lại cả hai màn kịch
- Em thích gì ở Vương quốc Tương lai?
HS đọc phân vai
HS đọc doạn văn trên bảng phụ và tìm từ cần nhấn giọng.
HS thi đọc
1. Luyện đọc
Vương quốc, Mi-tin, Tin-tin, đôi cánh
2. Tìm hiểu bài
- Đến Vương quốc Tương lai trò chuyện với những bạn nhỏ sắp ra đời.
- Vật làm người hạnh phúc, thuốc trường sinh, một loại ánh sáng kỳ lạ
- Được sống hạnh phúc, trinh phục vũ trụ
- Chùm nho, quả táo để đến nỗi Mi-tin cứ tưởng là quả dưa đỏ.
3. Luyện đọc diễn cảm
Tin-tin: Cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy?
Mi-tin: ... nó có ồn ào không?
Sáng chế, ăn ngon, ồn ào,
3. Củng cố - dặn dò(4’)
Vở kịch nói lên điều gì? 
Xem trước bài: Nếu chúng mình có phép lạ. 
Tiết 3: Lịch sử:
(Giáo viên dạy chuyên)
Tiết 4: Kĩ thuật:
(Giáo viên dạy chuyên)
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Mĩ thuật (T):
(Giáo viên dạy chuyên)
Tiết 2: Âm nhạc (T):
(Giáo viên dạy chuyên)
Tiết 3: Thể dục:
(Giáo viên dạy chuyên)
Thứ năm, ngày 8 tháng 10 năm 2009
BUỔI SÁNG
Tiết 1: Thể dục:
(Giáo viên dạy chuyên)
Tiết 2: Tập làm văn:
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục đích yêu cầu:
- Dựa trên những thông tin về đoạn văn xây dựng hoàn chỉnh các đoạn văn của một câu chuyện.
- Sử dụng tiếng việt hay, lời văn sáng tạo sinh động.
- Biết nhận xét đánh giá bài văn của mình.
II. Chuẩn bị:
Thầy: Tranh SGK
Trò: Đọc trước bài
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra(3’)
HS kể lại câu chuyện: “Ba lưỡi rìu”
2. Bài mới(28’)
a, Giới thiệu bài
b,Tìm hiểu bài
HS đọc cốt chuyện
GV giới thiệu tranh minh hoạ
- Em hãy nêu những sự việc chính ở cốt truyện trên?
Hs đọc nối tiếp 4 đoạn văn chưa hoàn chỉnh
Hđ nhóm 4 để hoàn thiện bài văn
Bài 1/72
1. Va-li-a mơ ước trở thành một diễn viên xiếc  đánh đàn
2. Va-li-a xin học nghề ngựa
3. Va-li-a  chú ngựa diễn
4. Sau này Va-li-a trở thành một diễn viên xiếc giỏi như em thường mong ước.
Bài 2/72
Ví dụ đoạn 1:
Mở đầu: Chúa giáng sinh năm ấy.
Diễn biến: Va-li-a rất thích
Kết thúc: Mơ ước một ngày nào đó cũng được như cô phi ngựa đánh đàn.
3. Củng cố - dặn dò (4’)
GV nhận xét giờ học.
Chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Toán:
BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ
I. Mục đích yêu cầu:
- Giúp HS nhận thức một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ.
- Biết tính giá trị của một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ.
- Giáo dục các em yêu quý môn học.
II. Chuẩn bị:
Thầy: Bảng phụ
Trò: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra (3’)
 8264 + 927 > 900 + 8264
2. Bài mới (28’)
a, Giới thiệu bài
b, Tìm hiểu bài
HS đọc ví dụ Ví dụ
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
GV hướng dẫn HS tóm tắt theo bảng
- Biểu thức a + b + c gọi là gì?
- Mỗi lần thay chữ bằng số ta được gì?
HS đọc yêu cầu của bài
Lớp làm bài vào bảng con
HS làm bài trên bảng lớp
HS đọc yêu cầu của bài
Lớp làm bài vào vở
Lớp thống nhất bài thông qua trò chơi:(Ai nhanh hơn)
Lớp làm bài vào vở
HS làm bài trên bảng phụ
Lớp thống nhất kết quả
Số cá của An
Số cá của Bình
Số cá của Cường
Số cá của cả ba người
2
5
1
..
a
3
1
0
..
b
4
0
2
..
c
2 + 3 + 4
5 + 1 + 0
1 + 0 + 2
a + b + c
a + b + c là biểu thức có chứa ba chữ
Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b + c
Bài 1/44: Tính giá trị của biểu thức a + b + c
a) a = 5, b = 7, c = 10
 a + b + c = 5 + 7 + 10 = 22
b) a = 12 ; b = 15 ; c = 9
 a + b + c = 12 + 15 + 9 = 36
Bài 2/44: Tính giá trị của biểu thức a x b x c
a) a = 9, b = 5, c = 2
 a x b x c = 9 x 5 x 2 = 90
a) a = 15, b = 0, c = 37
 a x b x c = 15 x 0 x 37 = 0
Bài 3/44:
Cho m = 10; n = 5; p = 2 tính
a) m + n + p = 10 + 5 + 2 = 17
 m + (n + p) =10 + (5 + 2) = 17
3. Củng cố - Dặn dò(4’)
Muốn tính được giá trị của biểu thức có ba chữ em phải biết gì?
Chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Luyện từ và câu: 
LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
I. Mục đích yêu cầu:
- Ôn lại cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam
- Viết đúng tên người, tên địa lí Việt Nam trong mọi văn bản.
- Giáo dục các em có ý thức sử dụng đúng Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị:
Thầy: Bảng phụ, bản đồ địa lí Việt Nam
Trò: Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra (3’)
Khi viết tên người , tên địa lí Việt Nam em phải viết như thế nào?
2. Bài mới (28’)
a, Giới thiệu bài
b, Tìm hiểu bài
*HĐ1: Hđ nhóm 4
HS sửa lại các tên riêng không viết hoa và đọc lại bài ca dao?
*HĐ2: Hđ lớp
HS chơi trò chơi : Ai hiểu bài hơn?
HS đọc yêu cầu
HS tìm các tỉnh thành phố trên bản đồ tự nhiên 
HS ghi vào vở tên của thành phố đó đúng chính tả?
Danh lam thắng cảnh
Di tích lịch sử
Bài 1/74
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Vĩ, Hàng Giày, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn, Phúc Kiến, Hàng Than, Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng, Hàng Nón, Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè, Hàng Bát, Hàng Tre, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà.
Bài 2/75
- Vùng Tây Bắc: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hoà Bình.
- Vùng Đông Bắc: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, ...
- Vùng đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Thái Bình, ...
- Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, hồ Hoàn Kiếm, hồ Xuân Hương, ...
- Thành Cổ Loa, Văn miếu Quốc Tử Giám, hầm Đờ-cát, Đồi A1, Đền Hoàng Công Chất, hầm đại tướng Võ Nguyên Giáp, cầu Mường Thanh, 
3. Củng cố - dặn dò: (4’)
Tên người, tên địa lý Việt Nam cần viết như thế nào?
Xem truớc bài: Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài.
Tiết 5: Kể chuyện:
LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG
I. Mục đích yêu cầu
- Dựa vào lời kể của GV kết hợp với tranh HS kể lại được câu truyện lời ước dưới trăng
- Chăm chú nghe cô kể , nhớ câu truyện
- Theo dõi bạn kể , nhận xét được lời kể của bạn
II. Chuẩn bị
Thầy:Tranh 
Trò: Xem trước nội dung tranh
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra(3’)
Kể lại câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe?
2. Bài mới (28’)
a, Giới thiệu bài
b, Tìm hiểu bài
GV kể mẫu lần 1 giải nghĩa từ
GV kể mẫu lần 2 bằng tranh
* HS kể chuyện
HS kể theo nhóm
Kể từng tranh kể cả câu chuyện
HS nối tiếp nhau kể từng bức tranh, kể cả câu chuyện.
HS kể chuyện trước lớp
Cô gái mù cầu nguyện điều gì?
Hành động của cô gái cho biết cô gái là người sống như thế nào?
Cầu nguyện
GV theo dõi giúp đỡ HS kể còn yếu
Bác hàng xóm nhà bên khỏi bệnh
Sống nhân hậu vì người khác
3.Củng cố - dặn dò (4’)
 Chuẩn bị bài tuần 8.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Hoat động tập thể:
(Giáo viên dạy chuyên)
Tiết 2: Thể dục (T):
(Giáo viên dạy chuyên)
Tiết 3: Tự học Toán:
ÔN TẬP BẢNG TRỪ
I. Mục đích yêu cầu:
- Giúp HS ôn tập, củng cố kỹ năng cộng, trừ nhẩm.
- Rèn kỹ năng tính toán.
II. Chuẩn bị:
Thầy: Nội dung
Trò: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra: (3')
Gọi HS đọc bảng cộng.
2, Bài mới: (28')
a, Giới thiệu bài
b, Tìm hiểu bài
HS ôn lần lượt bảng nhân theo nhóm bàn.
Kiểm tra chéo giữa các nhóm.
Nhận xét
GV kiểm tra
Nhận xét
HS ôn lần lượt từng bảng 
3, Củng cố, dặn dò: (4’)
Về học thuộc bảng nhân.
Thứ sáu, ngày 9 tháng 10 năm 2009
Tiết 1: Địa lí:
(Giáo viên dạy chuyên)
Tiết 2: Khoa học:
(Giáo viên dạy chuyên)
Tiết 3: Toán :
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
I. Mục đích yêu cầu
- Giúp HS nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.
- Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Giáo dục các em yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
Thầy: Bảng phụ
Trò: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra(3’)
	Tính chu vi tam giác biết: a = 10 cm; b = 7 cm; c = 5cm
	Chu vi tam giác là: 10 + 7 + 5 = 22 (cm)
2. Bài mới(28’)
a, Giới thiệu bài
b, Tìm hiểu bài
So sánh giá trị của hai biểu thức (a + b) + c và a + (b + c)
a
b
c
(a + b) +c
a + (b + c)
5
4
6
(5 + 4) + 6 = 9 + 6 = 15
5 + (4 + 6) = 5 + 10 = 15
35
15
20
(35 + 15) + 20 = 50 + 20 = 70
35 + (15 + 20 ) = 35 + 35 = 70
28
49
51
(28 + 49) + 51 = 77 +51=128
28 + (49 + 51)= 28+100 =128
Em có nhận xét gì về giá trị của hai biểu thức
(a + b) + c và a + (b + c)
HS đọc quy tắc
HS đọc yêu cầu
Lớp thực hiện vào vở
HS thực hiện trên bảng
Lớp thống nhất kết quả
HS đọc đề
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
Lớp thực hiện vào vở
HS trình bầy trên bảng
HS đọc yêu cầu của bài
HS làm bài trên phiếu bài tập 
HS thống nhất kết quả bằng trò chơi (Ai nhanh hơn)
(a + b) + c = a + (b + c)
* Quy tắc: SGK - 45
Bài 1/45: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) 4367 + 199 + 501 4400 + 2148 + 252
= 4367 + (199 + 501) = 4400 +(2148 + 252)
= 4367 + 700 = 4400 + 2400
= 5067 = 6800
Bài 2/45 
Tóm tắt:
Ngày đầu: 75500000đồng
Ngày hai: 86950000đồng ... đồng?
Ngày ba: 14500000 đồng
Bài giải:
Cả ba ngày quỹ tiết kiệm nhận được là:
75500000 + 86950000 + 14500000 = 176950000(đồng)
Đáp số: 176950000 đồng
Bài 3/45: Viết chữ hoặc số vào chỗ chấm
a) a + 0 = 0 + a = a
b) 5 + a = a + 5
c) (a + 28) + 2 = a + (28 + 2) = a + 30
3. Củng cố - dặn dò: (4’)
Nêu tính chất kết hợp của phép cộng?
Về làm bài tập. Chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Tập làm văn: 
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. Mục đích yêu cầu
- Làm quen với thao tác phát triển câu chuyện
- Biết sắp xếp các trình tự theo thời gian
II. Chuẩn bị
Thầy: Bảng phụ
Trò: Vở bài tập Tiếng Việt
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra(3’): 
	HS đọc đoạn truyện của câu chuyện : Vào nghề
2. Bài mới (28’)
a, Giới thiệu bài
b, Tìm hiểu bài
HS đọc đề
- Đề tài thuộc thể loại văn gì?
- Trọng tâm câu chuyện cần kể là gì?
HS đọc phần gợi ý
- Em mơ gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào?
- Vì sao bà tiên lại cho ba điều ước?
- Em thực hiện điều ước đó như thế nào?
- Em có suy nghĩ gì khi thức giấc?
HS kể trong nhóm
HS thi kể
GV và HS nhận xét
HS viết bài vào vở
GV chấm bài nhận xét
Đề bài: Trong mơ em được bà tiên cho ba điều ước và em đã thực hiện cả ba điều ước đó. Hãy kể lại câu chuyện đó theo trình tự thời gian.
Một buổi trưa hè em đang mót từng bông lúabỗng hiện ra một bà tiên tóc bạc phơ Bà sẽ tặng cho cháu ba điều ước.
Em không dùng phí một điều ước nào. Ngay lập tức em ước cho
 Cả ba điều ước được thực hiện ngay. Em đang rất vui thì tỉnh giấc. Em tiếc quá vì đó chỉ là một giấc mơ.
3. Củng cố - dặn dò: (4’)
GV nhận xét tiết học
Xem trước bài: Luyện tập phát triển câu chuyện

Tài liệu đính kèm:

  • docGA4 2buoingay CKTKNTuan7.doc