Giáo án 2 cột - Khối 4 - Tuần 15

Giáo án 2 cột - Khối 4 - Tuần 15

 Tập đọc: Cánh diều tuổi thơ

I. MụC đích, yêu cầu :

1. Biết đọc bài văn với giọng vui , hồn nhiên. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn văn

trong bài.

2. Hiểu các từ ngữ mới trong bài (mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khát khao)

 Hiểu nội dung bài: Niềm vui sơướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều

 mang lại cho lứa tuổi nhỏ. ( trả lời được các câu hỏi trong bài )

II. đồ dùng dạy học : - Tranh minh họa bài tập đọc

III. hoạt động dạy và học :

1. Bài cũ :

- Gọi 2 em đọc nối tiếp truyện Chú Đất Nung (Phần sau), trả lời câu hỏi 2,3 SGK

2. Bài mới: * GT bài

- Cho HS xem tranh minh họa SGK

HĐ1: HD Luyện đọc

- Gọi 2 HS đọc tiếp nối đoạn 2

- GV kết hợp sửa sai phát âm, ngắt nghỉ hơi

- Gọi HS đọc chú giải

- Yêu cầu nhóm luyện đọc

- Gọi HS đọc cả bài.

- GV đọc mẫu : Giọng vui thiết tha, nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm

HĐ2: Tìm hiểu bài

- Yêu cầu đọc đoạn 1 và TLCH :

+ Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?

 

doc 28 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 655Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 2 cột - Khối 4 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 29 tháng 11 năm 2010
 Tập đọc: Cánh diều tuổi thơ
I. MụC đích, yêu cầu :
1. Biết đọc bài văn với giọng vui , hồn nhiên. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn văn 
trong bài.
2. Hiểu các từ ngữ mới trong bài (mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khát khao)
 Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều
 mang lại cho lứa tuổi nhỏ. ( trả lời được các câu hỏi trong bài )
II. đồ dùng dạy học : - Tranh minh họa bài tập đọc
III. hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Gọi 2 em đọc nối tiếp truyện Chú Đất Nung (Phần sau), trả lời câu hỏi 2,3 SGK
2. Bài mới: * GT bài
- Cho HS xem tranh minh họa SGK
HĐ1: HD Luyện đọc
- Gọi 2 HS đọc tiếp nối đoạn 2
- GV kết hợp sửa sai phát âm, ngắt nghỉ hơi
- Gọi HS đọc chú giải
- Yêu cầu nhóm luyện đọc
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu : Giọng vui thiết tha, nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm
HĐ2: Tìm hiểu bài
- Yêu cầu đọc đoạn 1 và TLCH :
+ Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
+ Tác giả đã quan sát cánh diều bằng giác quan nào?
- Yêu cầu đọc thầm đoạn 2 và TLCH
+ Trò chơi thả diều mang lại cho trẻ em những niềm vui lớn như thế nào?
+ Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào?
+ Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ?
+ Nội dung chính bài này là gì?
HĐ3: HD Đọc diễn cảm
- Gọi 2 HS nối tiếp đọc 2 đoạn
- HD đọc diễn cảm đoạn "Tuổi thơ...vì sao sớm"
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
- Nhận xét, cho điểm
3. Củng cố, dặn dò:
(H) Trò chơi thả diều đã đem lại niềm vui gì cho các em?
- Nhận xét 
- 2 em lên bảng đọc và trả lời câu hỏi
( Quảng, linh)
- Quan sát, mô tả
- 2 lượt :
+HS1: Từ đầu ... vì sao sớm
+HS2: Còn lại
- 1 em đọc.
- Nhóm 2 em cùng bàn luyện đọc
- 2 em đọc
- Lắng nghe
- 1 em đọc, cả lớp đọc thầm.
+ mềm mại như cánh bướm, tiếng sáo diều vi vu trầm bổng, trên cánh diều có nhiều loại sáo
+ tai và mắt
- Lớp đọc thầm.
+ Các bạn hò hét nhau thả diều thi, sung sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời
+ nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy lòng cháy lên cháy mãi khát vọng...tha thiết cầu xin: Bay đi diều ơi! Bay đi...
+ cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ
+ Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng
- 2 em đọc, lớp theo dõi tìm ra giọng đọc đúng.
- Nhóm 2 em luyện đọc.
- 3 em thi đọc với nhau.
- HS nhận xét, uốn nắn
- 2 HS trả lời
- HS lắng nghe
 Toán
Chia hai số có tận cùng là các chữ số O
I. MụC tiêu :
 Giúp HS biết thực hiện phép chia hai số có tận cùng các chữ số O
ii. đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ viết quy tắc chia
- 2 giấy khổ lớn làm BT3
iII. hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Gọi HS giải lại bài 1 SGK
- Nêu tính chất chia một tích cho một số
2. Bài mới:
HĐ1: Ôn một số kiến thức đã học
a) Chia nhẩm cho 10, 100, 1000..
- GV nêu VD và yêu cầu HS làm miệng:
 320 : 10 = 32
 3200 : 100 = 32
32000 : 1000 = 32
- Gợi ý HS nêu quy tắc chia 
b) Chia 1 số cho 1 tích:
- Tiến hành tơng tự như trên:
60: (10x2) = 60 : 10 : 2
 = 6 : 2 = 3
HĐ2: Giới thiệu trường hợp số chia và số bị chia đều có 1 chữ số 0 tận cùng
* Nêu phép tính: 320 : 40 = ?
a) HD HS tiến hành theo cách chia 1 số cho 1 tích
- HD HS nêu nhận xét: 320 : 40 = 32 : 4
ềCùng xóa chữ số 0 ỏ tận cùng của SBC và SC để có 32:4
b) HD đặt tính và tính:
Lu ý: Khi đặt hàng ngang vẫn ghi:
 320 : 40 = 8
HĐ3: Giới thiệu trường hợp các chữ số 0 ở tận cùng của SBC và SC không bằng nhau
* Giới thiệu phép chia: 32000 : 400 = ?
a) Tiến hành theo cách chia một số cho một tích:
- HDHS nêu nhận xét: 3200 : 400 = 320 : 4
ềCùng xóa hai chữ số 0 ở tận cùng của SBC và SC để đợc phép chia: 320:4
b) HDHS đặt tính và tính
Lu ý: Khi đặt hàng ngang vẫn ghi:
 3200 : 400 = 80
HĐ4: Nêu kết luận chung
- Khi thực hiện phép chia 2 số có tận cùng các chữ số 0, ta có thể làm thế nào?
- GV kết luận như SGK
HĐ5: Luyện tập
Bài 1: - Cho HS làm BC
a) 7 b) 170
 9 230
- Gọi HS nhận xét, chữa bài
Bài 2: - Gọi HS đọc BT2
- Gợi ý:
+ x gọi là gì?
+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào?
- Yêu cầu tự làm VT
 x = 640 x = 420
Bài 3: - Gọi HS đọc đề
- Yêu cầu nhóm 2 em thảo luận làm VT, phát phiếu cho 2 nhóm
- Gọi HS nhận xét
- Kết luận, ghi điểm
3. Củng cố, dặn dò:
? Khi chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 ta làm như thế nào? 
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài mới
- 2 em lên bảng làm bài.
- 1 số em nêu
- HS làm miệng
- 2 em nêu quy tắc chia nhẩm các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000
- 1 em tính giá trị bài tập và 1 em nêu quy tắc
- 320 : 40 = 320 : ( 10 x 4 )
 = 320 : 10 : 4
 = 32 : 4
 = 8
- HS nhắc lại
- 320 40
 0 8
- 320000 : 400 = 3200 : ( 100 x 4 )
 = 3200 : 100 : 4
 = 320 : 4
 = 80
- 32000 400
 00 80
- ...ta có thể cùng xóa một, hai, ba...chữ số 0 ở tận cùng của SC và SBC, rồi chia như thường
- HS làm vào BC, 2 em lần lượt lên bảng
- HS nhận xét
- 1 em đọc
+ Thừa số chưa biết
+ Lấy tích chia cho thừa số đã biết
- 2 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào VBT
- 1 em đọc, cả lớp đọc thầm
- HS tự làm bài
- Dán phiếu lên bảng
- Lớp nhận xét
a) 180 : 90 = 9 (toa)
- Lắng nghe
Khoa học: Tiết kiệm nước 
 I. MụC tiêu :
 Sau bài học, HS biết : Thực hiện tiết kiệm nước
- Nêu những việc làm và không nên làm để tiết kiệm nước
- Giải thích được lí do phải tiết kiệm nước
- Đóng vai vận động mọi người trong gia đình tiết kiệm nước
* Các KNS cơ bản được GD là: Kỹ năng XĐ Giá trị bản thân trong việc tiết kiệm, tránh 
lãng phí nước. Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm trong việc tiết kiệm tránh lảng phí nước
- Kỹ năng bình luận về sử dụng nước( Quan điểm khác nhau về sử sụng nước)
II. Đồ dùng dạy học :- Hình trang 60, 61/ SGK
- Giấy khổ lớn và bút màu cho mỗi em
iii. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Để bảo vệ nguồn nước, bạn cùng gia đình và địa 
phương nên và không nên làm gì?
2. Bài mới:
HĐ1: Tìm hiểu tại sao phải tiết kiệm nước và làm thế nào để tiết kiệm nước:
- Yêu cầu nhóm đôi quan sát hình vẽ và TLCH
+ Chỉ ra những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước?
+ Tại sao chúng ta cần tiết kiệm nước?
+ Gia đình, trường học và địa phương em có đủ nước dùng không?
+ Gia đình và nhân dân địa phương đã có ý thức tiết kiệm nước chưa?
+ Liên hệ việc sử dụng nước uống và vệ sinh ở trường
- Kết luận như trong SGK
- Liên hệ những nơi không có nước sạch để dùng
HĐ2: Đóng vai vận động mọi người trong gia đình tiết kiệm nước
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Xây dựng kịch bản
+ Thảo luận, tìm lời thoại cho kịch bản
+ Phân công công việc cho tất cả các thành viên
- GV đánh giá, nhận xét và tuyên dương
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc Bạn cần biết
- Nhận xét 
- Chuẩn bị bài mới
- 2 em lên bảng.
- HS nhận xét.
- Nhóm 2 em
+ H1,3,5: nên làm
+ H2,4,6: không nên làm
+ Tiết kiệm để người khác có nước dùng
- HS tự trả lời 
- Lắng nghe
- Hoạt động nhóm 4 em 
- Đại diện 3 nhóm trình bày
- Các nhóm khác theo dõi và góp ý hoàn thiện
- 2 em đọc
- Lắng nghe
Thứ ba, ngày 30 tháng 12 năm 2010
Luyện Từ & Câu
Mở rộng vốn từ: Trò chơi - Đồ chơi
I. MụC tiêu
1. HS biết một số tên đồ chơi, trò chơi - những đồ chơi có lợi, những đồ chơi có hại
2. Nêu được một vài từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi.
II. đồ dùng dạy học 
- Tranh vẽ các trò chơi, đồ chơi trong SGK
- Giấy A3 để làm BT2
III. hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Nhiều khi, người ta còn sử dụng câu hỏi vào các mục đích nào?
- Gọi 3 em đặt 3 câu hỏi để thể hiện thái độ
2. Bài mới:
* GT bài:
 Gắn với chủ điểm Tiếng sáo diều, tiết học hôm nay sẽ giúp các em MRVT về trò chơi, đồ chơi
HĐ1: HDHS làm bài tập
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Treo tranh minh họa, yêu cầu HS quan sát và trả lời
- Gọi HS phát biểu, bổ sung
- Nhận xét, kết luận từng tranh đúng
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Phát giấy và bút dạ cho nhóm 4 em
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Nhận xét, kết luận những từ đúng
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu thảo luận nhóm đôi
- HDHS nhận xét, bổ sung, GV chốt lại lời giải đúng
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Gọi HS phát biểu
- Em thử đặt 1 câu
3. Củng cố, dặn dò:
(H) Nêu các trò chơi, đồ chơi mà em biết?
(H) Những đồ chơi trò chơi nào có lợi, những đồ chơi trò chơi nào có hại?
- Nhận xét
- Chuẩn bị bài mới
- 2 em trả lời.
- 3 em làm ở bảng.
- Lắng nghe
- HS đọc thầm, 1 em đọc to.
- 2 em cùng bàn trao đổi, thảo luận
- Lần lượt 6 em lên bảng chỉ vào từng tranh và trình bày
+ diều, thả diều
+ đầu sư tử, đàn gió, đèn ông sao, múa  tử, rước đèn...
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- HĐ nhóm, dán phiếu lên bảng
- Bổ sung các từ mà bạn chưa có
- Đọc lại phiếu, viết vào VBT:
+ bóng, quả cầu, quân cờ...
+ đá bóng, đá cầu, cờ tướng, bày cỗ
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- Thảo luận nhóm đôi
- Tiếp nối phát biểu, bổ sung
a) đá bóng, bắn súng, cờ tướng, lái mô tô...
b) búp bê, nhảy dây, chơi chuyền, trồng nụ trồng hoa...
thả diều, rước đèn, trò chơi điện tử...
b) thả diều (thú vị-khỏe), cắm trại(rèn khéo tay, thông minh)...
- Chơi quá nhiều quên ăn, ngủ và bỏ học là có hại
c) súng nước (làm ướt người khác), đấu kiếm (dễ gây thương tích)...
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
+ say mê, hăng say, thú vị, say sưa, hào hứng...
- 3 em đọc nối tiếp
+ Bé Hoa thích chơi búp bê.
- Lắng nghe
Toán
 Chia cho số có hai chữ số 
I. MụC tiêu :
 Giúp HS biết thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số
ii. đồ dùng dạy học :
- Giấy khổ lớn ghi các bước chia
iII. hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Gọi HS giải lại bài 1, 2 SGK
2. Bài mới:
HĐ1: Trường hợp chia hết
- Giới thiệu phép chia: 672 : 21 = ?
- HD đặt tính, tính từ trái sang phải
- HDHS tính theo quy trình: Chia-nhân-trừ
- HS ước lượng tìm thương:
+ 67 : 21 lấy 6 : 2 = 3
+ 42 : 21 lấy 4 : 2 = 2 ...
HĐ2: Trường hợp chia có dư 
- Giới thiệu phép chia: 779:18=?
- HD tương tự như trên
- HD ước lượng số thương theo 2 cách:
+ 77:18 lấy 7:1 rồi tiến hành nhân và trừ nhẩm, ... đúng
1c) Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng những giác quan nào ?
1d) Tìm lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài văn?
- Lời kể nói lên điều gì về tình cảm của chú Tư đối với chiếc xe?
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập, GV viết đề bài lên bảng
- Gợi ý: tả cái áo em đang mặc hôm nay chứ không phải cái áo em thích
- GV ghi nhanh các ý chính
3. Củng cố, dặn dò:
?Thế nào văn miêu tả? Muốn có bài văn miêu tả hay cần chú ý gì?
- Nhận xét, tuyên dương 
- Chuẩn bị bài mới
- 2 em nêu
- 2 em đọc
- Lắng nghe
- 2 em đọc
- Thảo luận nhóm đôi
+ MB: "Từ đầu ...của chú"
G/thiệu về chiếc xe đạp của chú Tư
+ TB: "tt... nó đá đó"
Tả chiếc xe đạp và tình cảm của chú Tư đối với chiếc xe
+ KB: còn lại
Niềm vui của đám con nít và chú Tư bên chiếc xe
ềMở bài trực tiếp, kết bài tự nhiên
- Trao đổi, viết các câu văn thích hợp vào chỗ trống
- Dán phiếu lên bảng
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
+ Tả bao quát: xe đẹp nhất, không có chiếc nào bằng
+ Tả các bộ phận có đặc điểm nổi bậc: xe màu vàng, hai cái vành láng bóng, khi ngừng đạp xe ro ro thật êm tai...
+ Tình cảm của chú Tư với chiếc xe: lau phủi sạch sẽ, chú âu yếm gọi nó là con ngựa sắt, dặn bọn trẻ đừng đụng vào
+ mắt nhìn: màu xe, hai cái vành...
+ tai nghe: xe ro ro thật êm tai
+ Chú gắn hai con bướm..một cành hoa. Bao giờ dừng xe...phủi sạch sẽ. Chú âu yếm...con ngựa sắt. Chú dặn bạn nhỏ..nghe bây. Chú thì hãnh diện với chiếc xe của mình
+ Chú yêu quý chiếc xe, rất hãnh diện vì nó
- 1 em đọc
- 3-5 em trình bày
*MB: Chiếc áo sơ mi đã cũ, em mặc đã hơn một năm
*TB: 
Tả bao quát:
+ áo màu trắng
+ Chất vải coton, mùa đông ấm, mùa hè mát
+ Dáng rộng, tay không quá dài, mặc rất thoải mái
Tả từng bộ phận:
+ Cổ cồn miền, vừa vặn
+ áo có một túi trước ngực, có thể cài bút vào trong
+ Hàng khuy cũng màu trắng, khâu chắc chắn
* Kết bài: (tình cảm đ/v cái áo)
+ áo đã cũ nhng em rất thích
+Cảm thấy lớn lên khi mặc nó
- 2 HS trả lời
- Lắng nghe
Lịch sử
Nhà Trần và việc đắp đê
I. MụC tiêu :
 Học xong bài này, HS biết :
- Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp: NhàTrần rất quan tâm tới việc đắp dê phòng lụt: Lập Hà đê sứ ; năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển; khi có lũ lụt, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê; các vua Trần cũng có khi tự mình trông coi việc đắp đê.
- Đắp đê giúp cho nông nghiệp phát triển và là cơ sở xây dựng khối đoàn kết dân tộc
- Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh cảnh đắp đê dới thời Trần
iii. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố, xây dựng đất nước?
2. Bài mới:
HĐ1: Làm việc cả lớp
- Nêu câu hỏi thảo luận :
+ Sông ngòi tạo nhiều thuận lợi cho SX nông nghiệp nhưng cũng gây ra những khó khăn gì?
+ Em hãy kể tóm tắt về một cảnh lụt lội mà em đã chứng kiến hoặc đựơc biết qua các phương tiện thông tin?
- Kết luận lời giải đúng
HĐ2: Làm việc cả lớp
- Nêu câu hỏi:
+ Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần?
HĐ3: Nhóm 2 em
- Nêu câu hỏi:
+ Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê?
- Đại diện nhóm trình bày
- GV kết luận
HĐ4: Nhóm 4 em
- Nêu câu hỏi thảo luận:
+ở địa phơng em, nhân dân làm gì để chống lũ lụt?
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi 2 em đọc ghi nhớ
- Nhận xét 
- Chuẩn bị bài mới
- 2 em trả lời
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS đọc thầm SGK, thảo luận:
+ Sông ngòi cung cấp ước cho nông nghiệp phát triển nhưng cũng có khi gây lụt lội làm ảnh hưởng tới SX nông nghiệp
+ HS tự trả lời
- Nhận xét, bổ sung
- Trao đổi và trả lời
+ Nhà Trần đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê. Có lúc vua Trần cũng trông nom việc đắp đê
- Nhóm 2 em cùng thảo luận
+ Hệ thống đê dọc theo nhũng con sông chính được xây đắp, nông nghiệp phát triển
- Gọi 2 nhóm trình bày, lớp nhận xét bổ sung
- Nhóm 4 em thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung:
 –Trồng rừng, củng cố đê điều, xây dựng các trạm bơm nước, chống phá rừng...
-2 em đọc
- Lắng nghe
Thể dục
ôn bài thể dục phát triển chung - trò chơi: thỏ nhảy
I.Mục tiêu:
- Hoàn thiện bài TD phát triển chung. 
- Trò chơi “ Thỏ nhảy”
- Có ý thức học tập tốt.
II-Địa điểm- phương tiện:
- Sân trường-1 còi. 
III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
ĐL
Hoạt động của trò
1- Phần mở đầu:
- Tập trung kiểm tra sĩ số báo cáo.
- GV nhận lớp phổ biến nội dung dạy học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục luyện tập.
- Khởi động xoay các khớp.
 2- Phần cơ bản:
a-Ôn bài TD phát triển chung.
- GV Cho HS ôn tập động tác vươn thở và động tác tay, chân, lưng bụngvà độngtác toàn thân, nhảy, thăng bằng.
- GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS .
- Yêu cầu HS thực hiện. GV theo dõi sữa sai.
- Tổ chức biểu diễn bài TD giữa các tổ.
b-Trò chơi: “ Thỏ nhảy”
- GV tập hợp HS theo đội hình chơi, nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi.
- Gọi HS làm thử sau đó cho HS chơi tiếp. GV cho HS chơi trò chơi.
- Quan sát nhận xét- biểu dương người thắng cuộc
3- Phần kết thúc: 
- Cho HS chạy thường quanh sân 1-2 vòng xong về tập hợp thành hàng ngang, làm động tác thả lỏng.
- GV hệ thống bài và đánh giá nhậnxét.
6-10
12-14
 5-6
Lớp trưởng tập trung 3 hàng.
HS chạy chậm một hàng dọc quanh sân.
- Làm các động tác xoay các khớp.
HS chơi trò chơi.
Đứng tại chỗ hát tập thể.
HS nghe theo hiệu lệnh của GV.
Cả lớp thực hiện dưới sự điều khiển của cán bộ lớp.
Các tổ thực hiện.
- Cả lớp tập luyện dưới sự điều khiển của lớp trưởng. 
 - Cả lớp thực hiện - GV theo dõi, uốn nắn.
HS nghe GV hướng dẫn, phổ biến cách chơi.
Thực hiện chơi.
 - HS làm động tác thả lỏng.
 - Chú ý nghe GV dặn dò.
Tuần 15 Ngày soạn : 27- 11 - 2009 
 Ngày dạy : 30 - 11 - 2009 
Kí duyệt, ngày tháng 11 năm 2009
Thứ hai, ngày 30 tháng 11 năm 2009
Toán
chia hai số có tận cùng là chữ số o
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Củng cố cách chia hai số có tận cùng là chữ số 0
II. Các hoạt động dạy học.
1. GTB.
2. Bàu mới.
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- HS nêu y/c BT và làm bài
- Gọi HS chữa bài(y/c HS nêu cách chia)- HS khác nhận xét
Bài 2: Tìm x
 - Gọi 2 HS chữa bài(y/c HS nêu cách chia)- HS khác nhận xét
 X x 30 = 13500 : 50 312000 : x = 50 x 8
 X x 30 = 270 312000 : x = 400
 X = 270 : 30 x = 312000 : 400
 X = 9 x = 780
Bài 3: Gọi HS đọc bài và làm bài.
- HS nêu bài làm của mình– giải thích
- HS nhận xét, chữa bài
 ĐS : A. 72100 : 600 = 12 (dư 1)
3. Củng cố
Nhận xét tiết học.
Thứ ba, ngày 1 tháng 12 năm 2009
Toán
chia cho số có hai chữ số
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Củng cố cách chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số(chia hết và chia cố dư).
II. Các hoạt động dạy học.
1. GTB.
2. Bàu mới.
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- HS nêu y/c BT và làm bài
- Gọi HS chữa bài(y/c HS nêu cách chia)- HS khác nhận xét
Bài 2: Tìm x
 - Gọi 2 HS chữa bài(y/c HS nêu cách chia)- HS khác nhận xét
 X x 24 x 13 = 936 972 : x x 27 = 324
 X x 24 = 936 : 13 972 : x = 324 : 27
 X x 24 = 72 972 :x = 12
 X = 72 : 24 x = 972 : 12
 X = 3 x = 81
Bài 3: Gọi HS đọc bài và làm bài.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nêu cách làm – giải thích
- HS nhận xét, chữa bài
Xếp thành 21 hàng thì một hàng cố số học sinh là:
21 x 12 : 28 = 9 (HS)
Đáp số: 9 HS một hàng
3. Củng cố
Nhận xét tiết học.
Luyện từ và câu
Mrvt: đồ chơI - trò chơi
I. Mục tiêu: - Củng cố cách mở rộng vốn từ Đồ chơi - trò chơi.
- Phân biệt được trò chơi có lợi và trò chơi có hại,từ đó lựa chọn trò chơi trong khi chơi.
II. Các hoạt động dạy học.
1. G T B
2 Bài mới.
Bài 1: Thêm các nội dung của một số trò chơi sau.
- Chơi thả diều là: thả diều ra nhờ sức gió bay lơ lửng trên bầu trời.
- Chơi nhảy dây : là dùng dây đưa vòng qua đầu bằng hai tay cứ như thế liên tục.
- Chơi trốn tìm: là một người tìm nhiều người trốn, khi đuổi bắt được là thua cuộc.
Bài 2: kể một số trò chơi có hại không nên chơi:
Mẫu : Ném đá vào nhau ; bắn súng nước , .
3. Củng cố , dặn dò
Nhận xét tiết học
Thứ năm, ngày 3 tháng 12 năm 2009
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức , kĩ năng chia cho số có hai chữ số cho HS.
- áp dụng làm tốt bài tập.
II. Các hoạt động dạy học.
1. G T B 
2. Bài mới.
HS làm bài tập trong vở luyện toán.
Bài 1: Đặt tính rồi tính
4446 : 19 3876 : 57 2600 : 49
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
a. 480 x 25 : 12 = 480 : 12 x25
 = 40 x 25
 = 1000
b. 24 x 625 : 25 = 24 x ( 625 : 25 )
 = 24 x 25
 = 600
Bài 3: HS đọc bài toán
- HS tóm tắt – tự giải
Giải
Thực hiện phép chia ta có :
2050 : 85 = 24 ( hộp ) thừa 10 g
Vậy có thể đóng đượcít nhất là 24 hộp còn thừa10 g.
Đáp số : 24 hộp còn thừa 10 g
3. Củng cố , dặn dò
Nhận xét tiết học.
Tập làm văn
Luyện tập miêu tả đồ vật
I.Mục tiêu: Giúp HS
- HS nắm vững cấu tạo 3 phần(MB, TB, KL)của một bài văn miêu tả đồ vật,trình tự miêu tả
- Hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẽ của lời nói với lời kể
- Luyện tập lập dàn ý một bài văn tả chiếc áo mặc đến lớp.
II. Các hoạt động dạy học.
1. G T B.
2. Bài mới.
 *Bài 1: Đọc đề bài;1 HS nhắc lại y/c và y/c HS trả lời câu hỏi vào VBT
HS nối tiếp đọc bài làm của mình
HS khác nx,bổ sung
GV nx,chốt lại.
 *Bài 2: - HS nêu y/c của BT
HS làm vào trong vở
HS nối tiếp đọc bài làm của mình
HS khác nx,bổ sung
GV nx,chốt lại.
3. Củng cố – dặn dò
Nhận xét tiết học.
Thứ sáu, ngày 4 tháng 12 năm 2009
Sinh hoạt tập thể
Noi gương anh bộ đội cụ hồ
I.Mục tiêu:
 - Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 15,phổ biến công việc tuần 16.
 - Tìm hiểu truyền thống,tấm gương anh bộ đội cụ hồ; hiểu ý nghĩa ngày thành lập QĐNDVN 22-12 
 II. Các hoạt động dạy – học:
 1 . Các tổ trưởng báo cáo
 - GV nhận xét về các mặt :
 + Học tập :
 + Lao động:
 + Các hoạt động tập thể như : Thể dục , ca múa hát
 + Vệ sinh lớp học, sân trường:
 - Phổ biến nhiệm vụ tuần 16.
 2. Noi gương anh bộ đội cụ hồ
 - Tìm hiểu ý nghĩa của ngày thành lập QĐNDVN 22-12.
 - y/c HS kể một câu truyện về tấm gương anh bộ đội cụ hồ mà em biết.
 ? Qua câu chuyện em học tập được điều gì? 
 - GV nhận xét tuyên dương những bạn,nhóm có câu chuyện hay,ý nghĩa hoặc trả lời hay
3. Củng cố dặn dò
 - GV nhận xét giờ 
 - dặn HS chuẩn bị tốt cho tuần tới.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 15 lop 4(1).doc