Giáo án Khối 4 - Tuần 11 - Năm học 2010-2011 (Bản hay)

Giáo án Khối 4 - Tuần 11 - Năm học 2010-2011 (Bản hay)

I / MỤC TIÊU :

- Học sinh củng cố các chuẩn mực hành vi đạo đức đã học qua 5 bài học trước .

- Có kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tình huống đơn giản trong thực tế cuộc sống .

 II /TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :

 Các loại tranh ảnh minh họa đã sử dụng ở các bài học trước các phiếu ghi sẵn các tình huống bài ôn tập .

 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 27 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 07/01/2022 Lượt xem 462Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 11 - Năm học 2010-2011 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thư hai ngày 08 tháng 11 năm 2010
MÔN: TẬP ĐỌC
BÀI: ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
TIẾT 21
I. MỤC TIÊU: 
Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ.
 Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ nói về đăc điểm, tính cách, sự thông minh, tính cần cù, tinh thần vươt khó của Nguyễn Hiền .
Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
 Hiểu nội dung bài: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 104, SGK. 
Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2’
40’
3’
. Mở bài:
-Chủ điểm Có chí thì nên sẽ giới thiệu các em những con người có nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
‚. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
-Treo tranh minh hoạ và giới thiệu qua tranh. 
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:	
-Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc).
GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có).
-Gọi HS đọc toàn bài.
-GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc.
*Toàn bài đọc với giọng kể chuyện: chậm rãi, cảm hứng ca ngợi. Đoạn cuối bài đọc với giọng sảng khoái.
 * Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS các đọc đoạn của bài và trả lời câu hỏi của GV. 
+Nguyễn Hiền sống ở đời vua nào? Hoàn cảnh gia đình của cậu như thế nào?
+Những chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?..
-Yêu cầu HS trao đổi và tìm nội dung chính của bài.
-Ghi nội dung chính của bài.
 * Đọc diễn cảm:
-Yêu cầu 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đọan. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
-Yêu cầu HS luyện đọc đoạn văn.
 -Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm từng đoạn.
-Tổ chức cho HS đọc toàn bài.
-Nhận xét, cho điểm HS .
ƒ. Củng cố – dặn dò:
+Câu chuyện ca ngợi ai? Về điều gì?
-Nhận xét tiết học.
-HS lắng nghe .
-Lắng nghe.
-HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
-2 HS đọc thành tiếng.
-2 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và lần lượt trả lời câu hỏi.
+Nguyễn Hiền sống ở đời vua Trần Nhân Tông, gia đình cậu rất nghèo....
- HS suy nghĩ trả lời
-2 HS nhắc lại nội dung chính của bài.
- 4 HS đọc, cả lớp phát biểu, tìm cách đọc hay (như đã hướng dẫn)
-2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
-3 đến 5 HS thi đọc.
-3 HS đọc toàn bài.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS lắng nghe.
MÔN: ĐẠO ĐỨC
BÀI: ÔN TẬP GIỮA KÌ I	
TIẾT 11 
I / MỤC TIÊU : 
- Học sinh củng cố các chuẩn mực hành vi đạo đức đã học qua 5 bài học trước .
- Có kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tình huống đơn giản trong thực tế cuộc sống .
 II /TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN : 
 Các loại tranh ảnh minh họa đã sử dụng ở các bài học trước các phiếu ghi sẵn các tình huống bài ôn tập .
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :	
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
30’
5’
 .Bài mới: 
*Yêu cầu học sinh nhắc lại tên các bài học đã học?
ª Hoạt động 1 Ôn tập các bài đã học 
- GV yêu cầu lớp kể một số câu chuyện liên quan đến tính trung thực trong học tập .
- Qua câu chuyện đã đọc . Em thấy Long là người như thế nào ? 
* Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào?
 -GV kết luận: Cách nhận lỗi và hứa với cô là sẽ sưu tầm và nộp sau là phù hợp nhất, thể hiện tính trung thực trong học tập.
-GV nêu từng ý cho lớp trao đổi và bày tỏ ý kiến .
a/. Trung thực trong học tập chỉ thiệt mình.
b/. Thiếu trung thực trong học tập là giả dối.
c/. Trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng.
- Gọi một số học sinh kể về những trương hợp khó khăn trong học tập mà em thường gặp ? 
- Theo em nếu ở trong hoàn cảnh gặp khó khăn như thế em sẽ làm gì?
* Ôn tập -GV nêu yêu cầu :
 +Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em, đến lớp em?
 -GV kết luận:
 +Trong mọi tình huống, em nên nói rõ để mọi người xung quanh hiểu về khả năng, nhu cầu, mong muốn, ý kiến của em. Điều đó có lợi cho em và cho tất cả mọi người....
-Yêu cầu cả lớp quan sát và nhận xét.
- Giáo viên rút ra kết luận . 
‚Củng cố : 
-Giáo dục học sinh ghi nhớ và thực theo bài học 
-Nhận xét đánh giá tiết học 
-Nhắc lại tên các bài học . 
- Lần lượt một số em kể trước lớp .
- Long là một người trung thực trong học tập được mọi người quý mến .
-HS liệt kê các cách giải quyết của bạn Long
-HS thảo luận nhóm.
+Tại sao chọn cách đó?
 -HS lựa chọn theo 3 thái độ: tán thành, phân vân, không tán thành.
-HS thảo luận nhóm về sự lựa chọn của mình và giải thích lí do sự lựa chọn.
- Học sinh kể về những trường hợp khó khăn mà mình đã gặp phải trong học tập.
-HS cả lớp trao đổi, cách giải quyết.
-Các nhóm thảo luận sau đó các nhóm cử đại diện lên báo cáo trước lớp .
- Một số em lên bảng nói về những việc có thể xảy ra nếu không được bày tỏ ý kiến .
-Lớp trao đổi nhận xét và bổ sung nếu có.
-Về nhà học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày .
.
MÔN: THỂ DỤC
BÀI: TRÒ CHƠI “ NHẢY Ô TIẾP SỨC ”
ÔN 5 ĐỘNG TÁC CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG 
TIẾT 21
I. MỤC TIÊU :
 -Ôn và kiểm tra thử 5 động tác đã học của bài phát triển chung. Yêu cầu thực hiện đúng động tác. 
 -Trò chơi: “Nhảy ô tiếp sức ” Yêu cầu HS tham gia vào trò chơi nhiệt tình chủ động. 
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
Địa điểm : Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
Phương tiện : Chuẩn bị 1- 2 còi, kẻ sân chơi để tổ chức trò chơi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
TL
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
8’
25’
7’
 . Phần mở đầu:
 -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh.
 -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. 
-Khởi động: 
 +Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai. 
 +Giậm chân tại chỗ hát và vỗ tay 
 +Trò chơi: “Trò chơi hiệu lệnh”. 
‚. Phần cơ bản:
 a) Bài thể dục phát triển chung:
 Ø Ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung 
 +Lần 1 : GV hô nhịp vừa làm mẫu cho HS tập 5 động tác 
 +Lần 2: Mời cán sự lên làm mẫu và hô nhịp cho cả lớp tập ( GV nhận xét cả hai lần tập) 
 +GV chia tổ, nhắc nhở từng động tác, cho HS về vị trí tập luyện do tổ trưởng điều khiển. Trong quá trình tập theo nhóm GV vừa quan sát sửa chữa sai sót cho HS các tổ vừa động viên HS. 
 -Kiểm tra thử 5 động tác , GV gọi lần lượt 3 em lên để kiểm tra thử và công bố kết quả kiểm tra ngay trước lớp
b) Trò chơi : “Nhảy ô tiếp sức ”
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. 
 -Nêu tên trò chơi. 
 -GV giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. 
 -GV nhắc nhở HS thực hiện đúng quy định của trò chơi. 
 -Chia đội tổ chức cho HS thi đua chơi chính thức. 
 -GV quan sát, nhận xét, biểu dương đội thắng cuộc.
ƒ. Phần kết thúc:
 -GV chạy nhẹ nhàng cùng HS trên sân trường (có thể chạy luồn lách qua các cây hoặc các vật làm mốc) sau đó khép thành vòng tròn để chơi trò chơi thả lỏng. 
 -GV cùng học sinh hệ thống bài học. 
 -GV nhắc nhở để chuẩn bị giờ sau kiểm tra. 
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà.
-GV hô giải tán. 
-Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. 
 €€€€€€€
 €€€€€€€
 €€€€€€€
 €€€€€€€
 5GV
” ”
 5GV
 ” ”
 €€€€€€€
 €€€€€€€
 €€€€€€€
 €€€€
-HS hô “ khỏe”.
MÔN: TOÁN
BÀI: NHÂN VỚI 10, 100, 1000, ...
CHIA CHO 10, 100, 1000, ...
TIẾT 51
I.MỤC TIÊU:
 Giúp HS:
 -Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, 
 -Biết cách thực hiện chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,  cho 10, 100, 1000, 
 -Aùp dụng phép nhân số tự nhiên với 10, 100, 1000,  chia các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,  cho 10, 100, 1000,  để tính nhanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
5’
37’
3’
.KTBC: 
 -GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập tiết trước. 
‚.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 10, chia số tròn chục cho 10 :
 * Nhân một số với 10 
 -GV viết lên bảng phép tính 35 x 10.
 -GV hỏi: Dựa vào TC giao hoán của phép nhân, cho biết 35 x 10 = ?
 -Em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả của phép nhân 35 x 10 ?
 * Chia số tròn chục cho 10 
 -GV viết lên bảng phép tính 350 : 10 và yêu cầu HS suy nghĩ để thực hiện phép tính.
 -GV: Ta có 35 x 10 = 350, Vậy khi lấy tích chia cho một thừa số thì kết quả sẽ là gì ?
 c.Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 100, 1000,  chia số tròn trăm, tròn chục, tròn nghìn,  cho 100, 1000,  :
 -GV hướng dẫn HS tương tự như nhân một số tự nhiên với 10, chia một số tròn trăm, tròn nghìn,  cho 100, 1000, 
 d.Kết luận :
 -GV hỏi: Khi nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,  ta có thể viết ngay kết quả của phép nhân như thế nào ?
 -Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,  cho 10, 100, 1000,  ta có thể viết ngay kết quả của phép chia như thế nào ?
 e.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 -GV yêu cầu HS tự viết kết quả của các phép tính trong bài, sau đó nối tiếp nhau đọc kết quả trước lớp.
 Bài 2
 -GV viết lên bảng 300 kg =  tạ và yêu cầu HS thực hiện phép đổi.
 -GV yêu cầu HS nêu cách làm của mình, sau đó lần lượt hướng dẫn HS lại các bươ ... để kiểm tra bài lẫn nhau.
-Bài tập yêu cầu chúng ta điền dấu , = vào chỗ chấm.
- HS suy nghĩ , trả lời.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS chú ý lắng nghe.
MÔN: KĨ THUẬT
BÀI: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI
BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT 
TIẾT 11
I/ MỤC TIÊU: 
-HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau.
 -Gấp được mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau đúng quy trình, đúng kỹ thuật. 
 -Yêu thích sản phẩm mình làm được.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 -Mẫu đường gấp mép vải đã được khâu viền bằng các mũi khâu đột. 
 -Vật liệu và dụng cụ cần thiết ( Kim, vải. Chỉ khâu ) 
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
3’
30’
2’
.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. 
‚.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. 
 b)HS thực hành khâu đột thưa:
 * Hoạt động 3: HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải
 -GV gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải.
 -GV nhận xét, sử dụng tranh quy trình để nêu cách gấp mép vải và cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột qua hai bước.
 -GV nhắc lại và hướng dẫn thêm một số điểm lưu ý đã nêu ở tiết 1.
 -GV tổ chức cho HS thực hành và nêu thời gian hoàn thành sản phẩm.
 -GV quan sát uốn nắn thao tác cho những HS còn lúng túng hoặc chưa thực hiện đúng. 
 * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS.
 -GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
 -GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS.
 ƒ.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS.
 -Hướng dẫn HS về nhà đọc trước và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Cắt, khâu túi rút dây”.
-Chuẩn bị dụng cụ học tập.
-HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải.
-HS theo dõi.
-HS thực hành .
-HS trưng bày sản phẩm .
-HS tự đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chuẩn.
-HS cả lớp.
.
Thứ sáu ngày 12 tháng 11 năm 2010
MÔN: TẬP LÀM VĂN
BÀI: MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
TIẾT 22
I. MỤC TIÊU: 
Hiểu được thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện.
Biết viết đoạn mở đầu một bài văn theo 2 cách: gián tiếp và trực tiếp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Bảng phụ viết sẵn 2 mở bài trực tiếp và gián tiếp truyện Rùa và thỏ.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
5’
32’
3’
 KTBC:
- Gọi 2 cặp HS lên bảng thực hành trao đổi với người thân về một người có nghị lực, ý chí vươn lên trong cuộc sống.
‚Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: ( Như yêu cầu )
 b. Tìm hiểu ví dụ:
-Treo tranh minh hoạ và hỏi: em biết gì qua bức tranh này?
-Để biết nội dung truyện tính tiết truyện chúng ta cùng tìm hiểu.
 Bài 2:
-Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện. Cả lớp đọc thầm theo và thực hiện yêu cầu. Tìm đoạn mở bài trong truyện trên.
-Gọi HS đọc đoạn mở bài mà mình tìm được.
 Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. HS trao đổi trong nhóm.
-Treo bảng phụ ghi 2 cách mở bài.
-Gọi HS phát biểu và bổ sung đến khi có câu trả lời đúng.
 c. Ghi nhớ:
-Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
 d. Luyện tập:
 Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. 
-Gọi HS phát biểu.
-Nhận xét chung, kết luận về lời giải đúng.
-Gọi 2 HS đọc lại 2 cách mở bài.
 Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu càu chuyện hai bàn tay. HS cả lớp trao đổi và trả lời câu hỏi: câu chuyện Hai bàn tay mở bài theo cách nào?
-Gọi HS trả lời, nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
 Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Hỏi: Có thể mở bài gián tiếp cho truyện bằng lời của những ai?
-Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó đọc cho nhóm nghe.
-Gọi HS trình bày.GV sửa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cho từng HS nếu có.
ƒ. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà viết lại cách mở bài gián tiếp cho truyện Hai bàn tay.
-2 cặp HS lên bảng trình bày.
-Lắng nghe
-Đây là chuyện rùa và thỏ. Câu chuyện kể về cuộc thi chạy giữa rùa và thỏ. Kết quả rùa đã về đích trước thỏ.
-2 HS tiếp nối nhau đọc truyện.
- HS đọc thầm theo dùng bút chì đánh dấu đoạn mở bài của truyện và SGK.
-Đọc thầm đoạn mở bài.
-1 HS đọc thành tiếng và yêu cầu nội dung, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi để trả lời câu hỏi.
-2 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc theo để thuộc ngay tại lớp.
-4 HS nối tiếp nhau đọc từng cách mở bài. 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi.
-1 HS đọc cách a/., 1 HS đọc cách b/.
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi, trao đổi và trả lời câu hỏi.
- HS thực hiện.
-1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
-Có thể mở bài gián tiếp cho truện bằng lới của người kể chuyện hoặc là của Bác Lê .
-HS tự làm bài. 
-5 đến 7 HS đọc mở bài của mình.
- HS chú ý lắng nghe.
..
MÔN: ĐỊA LÍ
BÀI: ÔN TẬP
TIẾT 11
I.MỤC TIÊU :
 -Học xong bài này HS biết: Hệ thống được những đặc điểm chính về thiên nhiên, con người và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên .
 -Chỉ được dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyênở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN .
II.CHUẨN BỊ :
 -Bản đồ tự nhiên VN .
 - Phiếu học tập.
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
5’
32’
3’
KTBC :
 -Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành Thành phố du lịch và nghỉ mát ?
 -Tại sao Đà Lạt có nhiều rau, hoa, quả xứ lạnh ?
‚.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài :
 *Hoạt động cả lớp:
 -GV phát PHT cho từng HS và yêu cầu HS điền tên dãy núi HLS, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt vào lược đồ .
 -GV cho HS lên chỉ vị trí dãy núi HLS, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN.
 -GV nhận xét và điều chỉnh lại phần làm việc của HS cho đúng .
 *Hoạt động nhóm :
 -GV cho HS các nhóm thảo luận câu hỏi :
 +Nêu đặc điểm thiên nhiên và hoạt động của con người ở vùng núi HLS và Tây Nguyên theo những gợi ý ở bảng . (SGK trang 97)
 * Hoạt động cả lớp :
 +Hãy nêu đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ .
 +Người dân nơi đây đã làm gì để phủ xanh đất trống, đồi trọc .
 GV hoàn thiện phần trả lời của HS.
ƒ.Củng cố - Dặn dò:
 -GV cho treo lược đồ còn trống và cho HS lên đính phần còn thiếu vào lược đồ .
 -GV nhận xét, kết luận .
 -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị trước bài : “Đồng bằng Bắc Bộ”.
 -GV nhận xét tiết học .
-HS trả lời câu hỏi .
-Cả lớp nhận xét, bổ sung .
-HS điền tên vào lược đồ .
-HS lên chỉ vị trí các dãy núi và cao nguyên trên BĐ.
-HS cả lớp nhận xét, bổû sung.
-HS các nhóm thảo luận và điền vào bảng phụ .
-Đại diện các nhóm lên trình bày .
-HS trả lời .
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS thi đua lên đính .
-Cả lớp nhận xét.
-HS cả lớp .
..
MÔN: TOÁN
BÀI: MÉT VUÔNG
TIẾT 55
I.MỤC TIÊU: 
Giúp HS: -Biết 1m2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1m.
 -Biết đọc, viết số đo diện tích theo mét vuông.
 -Biết mối quan hệ giữa xăng-ti-mét vuông, đề-xi-mét vuông, mét vuông để giải các bài toán có liên quan.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -GV vẽ sẵn trên bảng hình vuông có diện tích 1m2 được chia thành 100 ô vuông nhỏ, mỗi ô vuông có diện tích là 1dm2.
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
5’
37’
3’
.KTBC: 
 -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập của tiết trước. 
‚.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
 b.Giới thiệu mét vuông :
 * Giới thiệu mét vuông (m2)
 -GV treo lên bảng hình vuông có diện tích là 1m2 và được chia thành 100 hình vuông nhỏ, mỗi hình có diện tích là 1 dm2.
 -Mét vuông viết tắt là m2.
 -GV viết lên bảng:
 1m2 = 10 000cm2
 -GV yêu cầu HS nêu lại mối quan hệ giữa mét vuông với đề-xi-mét vuông và xăng-ti-mét vuông.
 c.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 -GV: Bài tập yêu cầu các em đọc và viết các số đo diện tích theo mét vuông, khi viết kí hiệu mét vuông (m2) các em chú ý viết số 2 ở phía trên, bên phải của kí hiệu mét (m).
 -Yêu cầu HS tự làm bài.
 -GV gọi 5 HS lên bảng, đọc các số đo diện tích theo mét vuông, yêu cầu HS viết.
 -GV chỉ bảng, yêu cầu HS đọc lại các số đo vừa viết.
 Bài 2
 -GV yêu cầu HS tự làm bài.-GV yêu cầu HS giải thích cách điền số ở cột bên phải của bài.
 Bài 3
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài.
 -Với HS khá, GV yêu cầu HS tự giải bài toán, với HS trung bình, yếu, GV gợi ý HS bằng cách đặt câu hỏi.
 -GV yêu cầu HS trình bày bài giải.
 Bài 4
 -GV vẽ hình bài toán 4 lên bảng, yêu cầu HS suy nghĩ nêu cách tính diện tích của hình.
ƒ.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe.
-HS quan sát hình.
-HS nêu như bảng đơn vị đo ở SGK.
-HS nghe GV nêu yêu cầu bài tập.
-HS làm bài vào vở , sau đó hai HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
-HS viết.
-2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở.
-HS đọc.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
-Một vài HS nêu trước lớp.
-HS suy nghĩ và thống nhất có hai cách chia.
-HS.
Ký duyệt
BGH
Khối trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4 tuan 11(5).doc