Giáo án môn học Tuần 14, 15 - Lớp 4

Giáo án môn học Tuần 14, 15 - Lớp 4

 Tiết 2: TẬP ĐỌC : CHÚ ĐẤT NUNG

 A) Mục tiêu

* Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: Đất Nung, lầu son, chăn trâu, khoan khoái, lùi lại, nung thì nung

* Đọc diễn cảm toàn bài, giọng đọc phù hợp với nội dung, ngắt nghỉ sau mỗi dấu câu. Nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm

Hiểu các từ ngữ trong bài: Kị sĩ,tía, son, đoảng, chái bếp, hòn rấm

*Hiểu nội dung câu chuyện: Chú bé Đất cam đảm, muốn trở thành người lớn khoẻ mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.

B) Đồ dùng dạy - học :

- GV : Tranh minh SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc

- HS : Sách vở môn học

C) Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

 

doc 66 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 546Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Tuần 14, 15 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 14
 Soạn ngày1/12/2007 Ngày dạy: Thứ 2 /3/12/2007
 Tiết 1: CHÀO CỜ
 Tiết 2: TẬP ĐỌC : CHÚ ĐẤT NUNG
 A) Mục tiêu
* Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: Đất Nung, lầu son, chăn trâu, khoan khoái, lùi lại, nung thì nung
* Đọc diễn cảm toàn bài, giọng đọc phù hợp với nội dung, ngắt nghỉ sau mỗi dấu câu. Nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm
Hiểu các từ ngữ trong bài: Kị sĩ,tía, son, đoảng, chái bếp, hòn rấm
*Hiểu nội dung câu chuyện: Chú bé Đất cam đảm, muốn trở thành người lớn khoẻ mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
B) Đồ dùng dạy - học :
GV : Tranh minh SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc
HS : Sách vở môn học
C) Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I - Ổn định tổ chức :
 Cho hát , nhắc nhở HS
II - .Kiểm tra bài cũ :
Gọi 3 HS đọc bài : “ Văn hay chữ tốt” + trả lời câu hỏi
GV nhận xét – ghi điểm cho HS
III - Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài – Ghi bảng.
- Chủ điểm tuần này là gì?
- Chủ điểm tiếng sáo diều sẽ đưa các em vào thế giớivui chơi của trẻ. trong tiết học mở đầu của chủ điểm các em sẽ được làm quen vơi các nhân vật đồ chơi trong chuyện " Chú đất Nung"
2. Nội dung bài
*a. Luyện đọc:
 - GV c: bài chia làm 3 đoạn
 - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn (2 lần) GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Nêu chú giải
- Gọi 1 HS khá đọc bài
- GV - HD - đọc mẫu toàn bài.
*b . Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 -
+ Cu Chắt có những đồ chơi nào?
+ Những đồ chơI của cu Chắt có gì khác nhau?
Kị sĩ: Chàng trai cưỡi ngựa.
Lầu son: Nhà đẹp dành riêng cho những người giàu có
+ Đoạn 1 nói lên điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 
+ Cu Chắt để đồ chơi của mình vào đâu?
- Những đồ chơi của cu Chắt làm quen với nhau như thế nào?
+ Nội dung đoạn 2 là gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại 
- Vì sao chú bé Đất lại ra đi?
- chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?
- Ông Hòn Rấm nói thế nào khi thấy chú lùi lại?
- Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành chú Đất Nung?
- Chi tiết “ nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì?
+ Đoạn cuối bài nói lên điều gì?
+ Câu chuyện nói lên điều gì?
GV ghi nội dung lên bảng
* c. Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi HS đọc phân vai cả bài.
GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài.
- G V đọc mẫu
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét chung.
 IV) Củng cố– dặn dò:
+ Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Chú Đất Nung – phần 2”
+ Nhận xét giờ học
3 HS thực hiện yêu cầu
HS ghi đầu bài vào vở
- HS đánh dấu từng đoạn
- HS đọc nối tiếp đoạn . mỗi em 1 đoạn
- HS luyện đọc theo cặp
- Nêu chú giải SGK.
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
-HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Có một chàng kị sĩ cưỡi ngựa, một nàng công chúa ngồi trong lầu son và một chú bé bằng đất.
- Chàng kị sĩ cưỡi ngựa Tía rất bảnh, nàng công chúa xinh đẹp là những món quà em được tặng trong dịp tết trung thu. Chúng được làm bằng bột màu rất sặc sỡ và đẹp còn chú bé đất là đồ chơi em tự nặn bằng đất sét khi đi chăn trâu.
1. Giới thiệu các đồ chơi của cu Chắt.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- Chắt cất đồ chơi của mình vào một cái tráp hỏng.
- Họ làm quen với nhau nhưng chú bé đất đã làm bẩn quần áo đẹp của chàng kị sĩ và nàng công chúa nên cậu ta bị cu Chắt không cho chơi với nhau nữa.
2. Cuộc làm quen giữa chú bé Đất và hai người bột.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- Vì chơi một mình chú cảm thấy buồn và nhớ quê. 
- Chú đi ra cành đồng, mới đến chái bếp, gặp trời mưa chú bị ngấm nước và bị lạnh. Chú chui vào bếp sưởi ấm, lúc đầu thấy khoan khoái, lúc sau thấy nóng rát cả chân tay.
- Ông chê chú nhát.
- Vì chú sợ ông Hòn Rấm chê chú nhát, vì chú muốn được sông pha làm nhiều việc có ích.
- Tượng trưng cho: gian khổ và thử thách mà con người vượt qua để trở nên cứng rắn và hữu ích.
3. Chú bé đất quyết định trở thành Đất Nung
-Câu chuyện ca ngợi chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình cho lửa đỏ.
HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung
- 3 HS đọc phân vai, cả lớp theo dõi cách đọc.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS nghe - tìm từ thể hiện giọng đọc
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3,4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
Lắng nghe
Ghi nhớ
 Tiết 3: TOÁN: CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ
 A). Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Nhân biết tính chất một tổng chia cho một số, tự phát hiện tính chất một hiệu chia cho một số ( thông qua bài tập ).
- Tởp vận dụng tính chất nêu trên trong thực hành tính.
 B. Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án + SGK 
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
 C) Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định tổ chức
 Hát, KT sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS chữa bài trong vở bài tập.
III. Dạy học bài mới :
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2. Nội dung bài
* Tính chất một tổng chia cho một số :
a) So sánh giá trị của biểu thức.
+ Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức trên ?
- GV nêu : Vậy ta có thể viết :
( 35 + 21 ) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7
b) Kết luận 1 tổng chia cho một số.
+ Biểu thức (35 + 21) : 7 có dạng như thế nào ?
+ Nhận xét về dạng của biểu thức :
35 : 7 + 21 : 7 .
=>Vì : (35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7 nên ta nói : ( t/c như SGK )
3. Luyện tập :
* Bài 1 : a) Tính bằng hai cách :
- Yêu cầu 2 học sinh lên bảng
- Nhận xét, cho điểm HS.
b) Tính bằng hai cách ( theo mẫu)
- Gọi 2 HS lên bảng.
- Nhận xét cho điểm HS.
* Bài 2 : ( 76) Tính bằng 2 cách ( theo mẫu)
+ Khi có một hiệu chia cho một số mà cả số bị trừ và số trừ của hiệu cùng chia hết cho số chia thì ta làm như thế nào ?
- GV giới thiệu : Đó chính là tính chất một hiệu chia cho một số.
* Bài 3 : ( 76)
+ Gọi một HS lên bảng làm.
Tóm tắt :
Lớp 4A : 32 HS, mỗi nhóm 4 HS.
Lớp 4B : 28 HS, mỗi nhóm 4 HS.
Cả 2 lớp : .... nhóm ?
- Y/c HS nêu cách giải thứ hai.
- Nhận xét, cho điểm HS
IV. Củng cố - dặn dò :
 + Nhận xét giờ học.
 + Về làm bài trong vở bài tập.
Hát tập thể
- Nêu lại đầu bài.
- HS tính giá trị của hai biểu thức.
* ( 35 + 21 ) : 7 * 35 : 7 + 21 : 7
 = 56  : 7 = 8 = 5 + 3 = 8 
+ Giá trị của hai biểu thức bằng nhau.
- Nhiều học sinh đọc.
+ Có dạng 1 tổng chia cho một số.
+ Biểu thức có tổng của 2 thương : 35 : 7 và 21 : 7 mà 35 và 21 là các số hạng của tổng còn 7 là số chia.
- HS nêu lại tính chất SGK.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở :
* ( 15 + 35 ) : 5 = 50 : 5 = 10.
 ( 15 + 35 ) : 5 = 15 : 5 + 35 : 5 = 3 + 7 = 10
* ( 80 + 4 ) : 4 = 84 : 4 = 21
 ( 80 + 4 ) : 4 = 80 : 4 + 4 : 4 = 20 + 1 = 21
- 2 HS lên bảng làm bài :
* 18 : 6 + 24 : 6 = 3 + 4 = 7
 18 : 6 + 24 : 6 = ( 18 + 24 ) : 6 = 42 : 6 = 7
* 60 : 3 + 9 : 3 = 20 + 3 = 23 
 60 : 3 + 9 : 3 = ( 60 + 9 ) : 3 = 69 : 3 = 23.
+ 2 HS lên bảng làm bài ;
a) ( 27 – 18 ) : 3 = 9 : 3 = 3
 ( 27 – 18 ) : 3 = 27 : 3 – 18 : 3 = 9 – 6 = 3
b) ( 64 – 32 ) : 8 = 32 : 8 = 4
 ( 64 – 32 ) : 8 = 64 : 8 – 32 : 8 = 8 – 4 = 4
+ Lấy số bị trừ và số trừ chia cho số chia rồi trừ các kết quả cho nhau .
- Vài HS nhắc lại.
- Học sinh đọc bài toán, phân tích, tóm tắt bài toán và tự giải vào vở.
- Một HS lên bảng làm bài.
Bài giải
Số học sinh của cả hai lớp 4A và 4B là :
 32 + 28 = 60 ( học sinh)
Số nhóm của cả hai lớp là :
 60 : 4 = 15 ( nhóm)
 Đáp số : 15 nhóm
- HS đổi vở kiểm tra nhau.
Tiết 4: ĐẠO ĐỨC: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO ( Tiết 1)
 A) Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu: Phải biết ơn thầy, cô giáo vì thầy cô là người dạy chúng ta nên người. Thể hiện truyền thống tôn sư, trọng đạ
- Có ý thức, vâng lời và lễ phép với thầy, cô giáo.
- Biết chào hỏi, lễ phép. Biết làm giúp thầy cô một số công việc và phê phán một số em có hành vi sai.
 B) Đồ dùng dạy - học:
- Giáo viên: Giáo án, hình vẽ.
- Học sinh: Sách vở, đồ dùng học tập.
 C) Các hoạt động dạy - học - chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I - Ổn định tổ chức:
Nhắc nhở học sinh
II - Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 em đọc ghi nhớ
- GV n xét - ghi điểm cho hs.
III - Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
GV ghi đầu bài lên bảng.
 thầy cô đã không quản khó nhọc, tận tình dạy dỗ chỉ bảo các em nên người . Vì vậy các em cần phải làm gì để tỏ lòng kính trọng và biết ơn thầy cô.
2. Nội dung bài
Hoạt động 1: Xử lý tình huống.
- Y/c Hs đọc sgk.
+ Hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống sẽ làm gì?
+ Nếu em là các bạn, em sẽ làm gì? Y/c hs đóng vai, xử lý tình huống.
+ Tại sao nhóm em lại chọn cách giải quyết đó.
+ Vì sao phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo?.
* Bài học (sgk)
Hoạt động 2: Thế nào là biết ơn thầy cô?
- Y/c lớp quan sát tranh.
+ Tranh vẽ 1, 2, 4 thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy cô hay không?
+ Tranh 3 có thể hiện...
+ Nêu những việc làm thể hiện sự biết ơn, kính trọng thầy cô giáo?
Hoạt động 3: Hoạt động nào đúng?
GV nêu và y/c hs trả lời
+ Lan và Minh thấy cô giáo thì tránh đi chỗ khác vì ngại?
+ Giờ của cô giáo chủ nhiệm thì học tốt, giờ phụ thì mặc kệ vì không phải là cô giáo chủ nhiệm?
+ Gặp hai thầy cô, Nam chỉ chào thầy giáo của mình?
+ Giúp đỡ con cô giáo học bài.
GV: Việc chào hỏi lễ phép, học tập chăm chỉ cũng là sự biết ơn các thầy cô giáo, giúp dỡ thầy cô những việc nhỏ cũng thể hiện sự biết ơn, không nên xa lánh thầy cô, không nên ngại tiếp xúc với thầy cô.
Hoạt động 4: Em có biết ơn thầy cô giáo không?
-Em đã làm gì để thể hiện lòng kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo?
IV) Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau, học thuộc lòng ghi nhớ - Tìm những câu thơ, câu ca dao nói về lòng biết ơn thầy giáo cô giáo.
- 2 Hs đọc.
- 1 hs đọc, cả lớp theo dõi.
- Các bạn sẽ đến thăm bé Dịu nhà cô giáo.
- Em sẽ rủ các bạn đến thăm...
- Tìm cách xử lý và đóng vai thể hiện cách giải quyết.
- 2 nhóm đóng vai...
- Vì phải biết nhớ ơn thầy cô giáo.
- Vì thầy cô đã không quản khó nhọc tận tình dạy dỗ chỉ bảo các em nên người. Nên chúng ta cần phải kính trọng và biết ơn thầy cô.
- Vài hs nhắc lại bài học.
- Hs quan sát tranh.
- Hs trả lời theo ý mình.
- Tranh 3 chưa thể hiện lòng kính trọng thầy cô.
- Chào lễ phép, giúp đỡ, chúc mừng và cám ơn.
- HS trả lời.
- Sai
- Sai
- Sai
- Đúng
Hs lắng nghe
- Vâng lời, thăm hỏi...
Ghi nhớ.
 Tiết 5: KHOA HỌC: MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC
 A - Mục tiêu: 
Sau bài, học sinh biết sử lí thông tin để:
- kể một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng c ... nh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
	- Hiểu ý nghĩa truyện, tính cách của nhân vật trong mỗi câu chuyện bạn kể. 
 B) Đồ dùng dạy - học:
- Giáo viên: Giáo án, sgk.
- Học sinh: Sách vở, đồ dùng môn học.
 C) Các hoạt động dạy - học - chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I - Ổn định tổ chức:
Cho lớp hát, nhắc nhở học sinh
II - Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 hs kể chuyện trước.
GV nhận xét, ghi điểm.
III - Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. Nội dung bài
*Tìm hiểu đề bài:
- Gọi Hs đọc y/c.
- Phân tích đề bài, bài văn y/c kể gì?
- Y/c hs quan sát tranh và đọc tên truyện.
- Hãy giới thiệu câu chuyện mình kể cho bạn nghe.
3. Luyện tập
*Kể trong nhóm:
- Y/c hs kể chuyện và trao đổi với bạn về tính cách nhân vật ý nghĩa truyện.
*Kể trước lớp:
- Tổ chức cho hs thi kể.
- Khuyến khích hs hỏi lại bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện.
- Gọi Hs nxét bạn kể.
- GV nxét, cho điểm hs.
- Tuyên dương, khen ngợi hs.
IV) Củng cố – dặn dò 
- Nhận xét tiết học-
- Về tiếp tục luyên tập kể chuyện cho người thân nghe , 
-Chuẩn bị bài sau tuần 16
Cả lớp hát, lấy sách vở môn học
- 2 Hs kể chuyện
Hs lắng nghe.
- Hs đọc y/c của bài.
- Kể về đồ chơi của trẻ con, con vật gần gũi.
- HS nêu
- 2, 3 hs giới thiệu mẫu.
- 2 hs ngồi cùng bàn kể chuyện và trao đổi với nhau về nhân vật , ý nghĩa chuyện
- 5 - 7 hs thi kể.
- Hs nxét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
- HS ghi nhớ
Tiết 5: ĐỊA LÍ: 
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ( Tiếp)
 A) Mục tiêu: sau bài học H có khả năng :
 	-Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu của hoạt động làng nghề thủ công và chợ phiên của người dân ở ĐBBB.
	 -Nêu được các công việc chính phải làm trong quá trình tạo nên SP gốm.
	 -Đọc thông tin trong sgk, xem tranh ảnh để tìm kiếm kiến thức.
	 -Có ý thức tìm hiểu về vùng ĐBBB, tự hào, trân trọng sản phẩm nghề thủ công các thành quả lao động.
 B) Đồ dùng dạy- học.
	 -Các hình trong sgk.
 C) Các hoạt động dạy- học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I - Ổn định tổ chức.
II - KTBC: Gọi H trả lời.
-G nhận xét.
III - Bài mới:
1. Giới thiệu-ghi đầu bài.
2. Nôi dung bài
a.Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống.
*Hoạt động 1:làm việc theo nhóm.
-GV giới thiệu 1 số nghề thủ công.
-Thế nào là nghề thủ công?
-Nghề thủ công ở ĐBBB có từ lâu chưa?
-GV chốt: nghề thủ công ở ĐBBB xuất hiện từ rất sớm, nhiều nghề đạt trình độ tinh xảo nên sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước người làm nghề thủ công giỏi gọi là nghệ nhân những nơi phát triển mạnh nghề thủ công tạo nên các làng nghề thường chuyên làm một loại hàng thủ công.
-Kể tên các làng nghề truyền thống và sản phẩm của làng?
-GV chốt: ĐBBB trở thành vùng nổi tiếng với hàng trăm nghề thủ công truyền thống.
*Hoạt động 2:làm việc cá nhân
-Nêu các công đoạn tạo ra sản phẩm của đồ gốm?
-Đồ gốm được làm từ nguyên liệu gì?
-ĐBBB có điều kiện gì thuận lợi để phát triển đồ gốm?
-Sắp lại các tranh theo thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm?
-Có nhận xét gì về nghề gốm?
-Làm đồ gốm đòi hỏi ở người nghệ nhân những gì?
-Chúng ta phải có thái độ ntn? với sản phẩm gốm, cũng như sản phẩm thủ công?
b. Chợ phiên.
*Hoạt động 3: làm việc theo nhóm.
-ở ĐBBB hoạt động mua bán hàng hoá diễn ra tấp nập nhất ở đâu?
-GV : ở ĐBBB người dân đến họp chợ mua bán theo những giờ và ngày tháng nhất định.
-Chợ phiên có đặc điểm gì?
-Về hàng hoá ở chợ nguồn gốc.
-Người đi chợ và mua bán?
* Bài học
IV) Củng cố -dặn dò.
- Liên hệ : Ở địa phương em có những loại chợ nào?
- Về nhà học bài và chuẩn b ị bài sau
-Nhận xét tiết học
-Nêu thứ tự các việc sản xuất lúa gạo?
-Nêu các loại rau xứ lạnh được trồng ở ĐBBB?
-HS quan sát hình 9 sgk thảo luận.
-Làm đồ gốm, làm nón, dệt lụa, khắc gỗ, chạm khảm trai, chạm bạc, dệt chiếu cói...
-Nghề thủ công là nghề làm chủ yếu bằng tay, dụng cụ làm đơn giản, sản phẩm đạt trình độ tinh xảo.
-Đã có từ lâu tạo nên những nghề truyền thống.
tên làng nghề
tên sản phẩm
Vạn Phúc Hà Tây
Bát Tràng(Hà Nội)
Kim Sơn
Đồng Sâm
Đồng Kị
Chuyên Mỹ 
lụa
gốm sứ
chiếu cói
chạm bạc
đồ gỗ
khảm trai
.
-Đồ gốm được làm từ đất sét đặc biệt (đất sét cao lanh)
- ĐBBB có đất phù sa màu mỡ đồng thời có nhiều lớp đất sét rất thích hợp để làm đồ gốm.
1,Nhào đất tạo dáng cho gốm.
2,Phơi gốm.
3,Vẽ hoa văn
4,Tráng men.
5,Nung gốm.
6,Các sản phẩm gốm.
-Làm nghề gốm rất vất vả vì để tạo ra sản phẩm gốm phải tiến hành nhiều công đoạn theo một trình tự nhất định.
-Người nghệ nhân phải khéo léo khi nặn, khi vẽ, khi nung.
-Phải gìn giữ và trân trọng các sản phẩm.
-H quan sát hình 15.
-Ở chợ phiên
-VD:chợ Bưởi ở Hà Nội: 6-9-11-13-21-23 âm lịch(ta gọi đó là chợ phiên)
-Bày dưới đất không cần sạp hàng cao to.
-Hàng hoá là sản phẩm sản xuất tại địa phương(rau, khoai...) và một số mặt hàng đưa từ nơi khác đến phục vụ đời sống và sản xuất của người dân.
-Là người dân tộc địa phương hoặc các vùng gần đó.
-H đọc bài học
- HS trả lời
- HS ghi nhớ
 Soạn ngày 12/12/2007 Ngày dạy: Thứ 6 /14/12/2007
Tiết 1: MĨ THUẬT ( GV chuyên )
 Tiết 2: TẬP LÀM VĂN: QUAN SÁT ĐỒ VẬT
 A) Mục tiêu:
	- HS biết quan sát đồ vật theo 1 trình tự hợp lí bằng nhiều cách( mắt nhìn, tai nghe, tay sờ) 
	- Dựa theo kết quả quan sát , biết lập dàn ý để tả một đồ chơiem đã chọn
	- GD HS yêu thích đồ chơi và biết giữ gìn cẩn thận
B) Đồ dùng dạy- học
	- GV: tranh minh hoạ một số đồ chơi
	 + Bảng phụ viết dàn ýtả đồ chơi
	- HS: mỗi em 1 đồ chơi
 C) Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I - Ổn định tổ chức
II - Bài cũ: 
- KT việc chuẩn bị đồ chơi của HS
- Nhận xét
III - Bài mới:
1. Giới thiệu bài: trực tiếp
2. Nội dung bài:
a) Phần nhận xét:
Bài tập 1: ( 153)
- Gọi HS đọc YC và gợi ý
- Gọi HS giới thiệu đồ chơi của mình
- YC HS quan sát đồ chơi của mình đã chọn
- HS tự làm bài
-GV nhận xét
Bài tập 2( 153)
- Theo em khi quan sát đồ vật cần chú ý những gì?
* GV chốt
b) Phần ghi nhớ: 
3. Luyện tập:
- Gọi HS đoc YC của bài
- GV viết đề lên bảng lớp
- YC HS tự làm bài
- Gọi HS trình bày dàn ý đã lập
- GV nhận xét
IV) Củng cố - dặn dò
Về nhà tiếp tục hoàn chỉnh dàn ý bài văn 
- Đọc trước ND tiết TLV: Luyện tập giới thiệu địa phương
- Nhận xét giờ học
- Hát
- Tổ trưởng báo cáo sự chuẩn bị của HS
- 4 em nối tiếp nhau đọc gợi ý a,b,c,d
- HS tự giới thiệu 
- HS viết kết quả quan sát được vào vở theo cách gạch đầu dòng
-HS nối tiếp trình bày bài của mình
- Lớp nhận xét
- Quan sát theo trình tự hợp lí từ bao quát đến bộ phậnquan sát bằng nhiều giác quan: mắt , tai, tay
-Tìm ra những đặc điểm riêng để phân biệt nó với các đồ vật cùng loại
- 3 em đọc - lớp đọc thầm
- HS đọc đề
- HS làm bài vào vở
- 3 em trình bày dàn ý
- ghi nhớ
Tiết 3: TOÁN: CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ ( Tiếp)
A) Mục tiêu:
-Giúp học sinh biết thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số ( 5 chữ số ).
 B) Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án + SGK 
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
 C) Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Ôn định tổ chức
 Hát, KT sĩ số
II- Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS chữa bài trong vở bài tập.
- Nhận xét cho điểm HS
III- Dạy học bài mới :
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2. Nội dung bài
a) Ví dụ :
a) 10 105 : 43 = ?
- Hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia.
Y/c HS nêu các bước chia.
+ Vậy : 10105 : 43 = bao nhiêu ?
b) 26345 : 35 = ?
- Gọi 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
- Học sinh nêu các bước chia
* Lưu ý : Phép chia có dư, số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia.
3. Luyện tập :
* Bài 1 : Đặt tính rồi tính.
- Gọi 4 HS lên bảng, yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài
- Nhận xét, cho điểm HS.
* Bài 2 : 
- Gọi HS đọc bài toán, nêu tóm tắt
Tóm tắt :
1 giờ 15 phút : 38 km 400 m
 1 phút : .....m ?
- Nhận xét, cho điểm HS
IV) Củng cố - dặn dò :
- Hôm nay học bài gì?
- Về nhà làm bài trong vở bài tập.
 + Nhận xét giờ học.
Hát tập thể
- 2 Học sinh nêu miệng.
- Nêu lại đầu bài.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở
10105 43
 150 235
 215
 00
26345 35 
 184 752
 095
 25
+ 10105 : 43 = 235.
+ 26345 : 35 = 752.
- HS nêu yêu cầu
- 4 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
31628 48
 282 658
 428
 44
23576 56
 117 421
 056
 00
a) 
42546 37
055 1149
 184
 336
 33
18510 15
035 1234
 051
 60
 00
b)
- Đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau
- Nhận xét bài của bạn.
- HS đọc đề bài tóm tắt bài toán và giải.
- 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải
 Đổi : 1 giờ 15 phút = 75 phút
 38 km 400 m = 38400 m
Trung bình mỗi phút vận động viên đó đi được là : 38400 : 75 = 512 (m)
 Đáp số : 512 m
- ghi nhớ
Tiết 4: SINH HOẠT LỚP TUẦN 15
 I- Yêu cầu
 	- Qua tiết sinh hoạt HS thấy được ưu nhược điểm . Từ đó có hướng phấn đấu trong tuần tới
 	- Rèn cho HS có thói quen thực hiện nề nếp 
 	- Giáo dục HS chăm học. ngoan
 II- Nội dung sinh hoạt:
 	- HS tự nhận xét
 	- GV nhận xét chung 
 1,Đạo đức:
+Nhìn chung các em ngoan ngoãn lễ phép với thầy cô giáo. Đoàn kết với bạn bè .Không có hiện tượng gây mất đoàn kết. có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau 
 2,Học tập:
+ Thực hiện tương đối đầy đủ mọi nội quy đề ra
+ Đi học đầy đủ, đúng giờ không có HS nào nghỉ học hoặc đi học muộn.
+ Đầu giờ truy bài tương đối nghiêm túc
+ Sách vở đồ dùng đầy đủ , 
- Trong lớp chú ý nghe giảng , hăng hái phát biểu xây dựng bài, về nhà học bài và làm bài tập tương đối đầy đủ
 Xong vẫn còn 1 số em trong lớp còn mất trật tự nói chuyện , còn 1 số HS làm việc riêng không chú ý nghe giảng.
- Các em tham gia học buổi chiều tương đói đều
+1 số em đọc yếu, đã chịu khó luyện đọc bài 
+Viết bài còn chậm- trình bày vở viết còn xấu- 
 3,Công tác khác
 -Vệ sinh đầu giờ: tham gia chưa đầy đủ. Còn nhiều HS thiếu chổi quét. vệ sinh trường ,lớp sạch 
 - Các khoản thu nộp chậm
 - Đội viên đeo khăn quàng đỏ đầy đủ tương đối đầy đủ
 - Có đủ ghế ngồi chào cờ
 - Thể dục ăn mặc trang phục chưa đúng, 1 số không đi giầy 
 II, Phương Hướng:
 -Đạo đức: Giáo dục H theo 5 điều Bác Hồ dạy- Nói lời hay làm việc tốt nhặt được của rơi trả lại người mất hoặc lớp trực tuần,không ăn quà vặt
 -Học tập: Đi học đầy đủ đúng giờ, học bài làm bài mang đầy đủ sách vở.Học bài làm bài ở nhà chuẩn bị tuần sau ôn tập để kiểm tra giữa kì I
 - Thi đua học tốt chuẩn bị đón chào ngày 22/12
 - Các công tác khác :y/c thực hiện cho tốt
 Tiết 5: THỂ DỤC ( GV chuyên dạy)

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 14.doc