Giáo án bài học Lớp 4 - Tuần 10 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản

Giáo án bài học Lớp 4 - Tuần 10 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản

Thể dục (tiết 19)

ĐỘNG TÁC PHỐI HỢP

TRÒ CHƠI “CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI”

I. MỤC TIÊU :

 - On tập 4 động tác vươn thở , tay , chân và lưng – bụng . Yêu cầu nhắc lại được tên , thứ tự động tác và thực hiện cơ bản đúng động tác .

 - Học động tác phối hợp . Yêu cầu thuộc động tác , biết nhận ra được chỗ sai của động tác khi luyện tập .

 - Trò chơi Con cóc là cậu ông Trời . Yêu cầu biết cách chơi và chơi nhiệt tình , chủ động .

II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :

 1. Địa điểm : Sân trường .

 2. Phương tiện : Còi , các dụng cụ phục vụ trò chơi .

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :

 

doc 26 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 1091Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bài học Lớp 4 - Tuần 10 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	 Tuần 10
 Thứ ba ngày 04 tháng11 năm 2008
Thể dục (tiết 19)
ĐỘNG TÁC PHỐI HỢP 
TRÒ CHƠI “CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI”
I. MỤC TIÊU :
	- Oân tập 4 động tác vươn thở , tay , chân và lưng – bụng . Yêu cầu nhắc lại được tên , thứ tự động tác và thực hiện cơ bản đúng động tác .
	- Học động tác phối hợp . Yêu cầu thuộc động tác , biết nhận ra được chỗ sai của động tác khi luyện tập .
	- Trò chơi Con cóc là cậu ông Trời . Yêu cầu biết cách chơi và chơi nhiệt tình , chủ động .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi , các dụng cụ phục vụ trò chơi .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
Mở đầu : 6 – 10 phút .
MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học 
PP : Giảng giải , thực hành .
- Nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu của giờ học : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
- Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên sân trường 1 vòng , sau đó đi thành 1 vòng tròn và hít thở sâu : 1 – 2 phút .
- Trò chơi khởi động : 1 – 2 phút .
- Kiểm tra bài cũ : Vài em lên thực hiện 2 trong 4 động tác của bài thể dục phát triển chung đã học . GV hô nhịp và cùng HS đánh giá , xếp loại .
Cơ bản : 18 – 22 phút .
MT : Giúp HS thực hành đúng các động tác vươn thở , tay , chân , lưng – bụng , phối hợp và chơi được trò chơi thực hành 
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
a) Bài thể dục phát triển chung : 14 – 16 phút .
- Oân 4 động tác vươn thở , tay , chân và lưng - bụng : 3 lần , mỗi động tác 2 x 8 nhịp : 
+ Vừa hô nhịp vừa làm mẫu cho HS làm theo .
+ Thi xem tổ nào tập đúng , GV hô nhịp không làm mẫu .
+ Vừa hô nhịp , vừa đi lại quan sát , sửa sai cho HS .
- Học động tác phối hợp : 4 – 5 lần 
+ Cho HS tập 1 – 2 lần , sau đó phối hợp động tác chân với tay .
b) Trò chơi “Con cóc là cậu Oâng Trời” : 4 – 6 phút .
- Nêu tên trò chơi , nhắc lại cách chơi , vần điệu , sau đó điều khiển cho HS chơi 
Hoạt động lớp .
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
MT : Giúp HS nắm lại những nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
PP : Thực hành , giảng giải .
- Hệ thống bài : 1 – 2 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
- Trò chơi tự chọn : 1 phút .
- Đứng tại chỗ làm động tác gập chân thả lỏng : 2 – 4 lần .
Toán 
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS củng cố về : cách thực hiện phép cộng , phép trừ các số có 6 chữ số ; áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất ; đặc điểm của hình vuông , hình chữ nhật ; tính chu vi và diện tích hình chữ nhật .
	- Làm được các bài tập liên quan đến các kiến thức trên .
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Luyện tập chung .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Củng cố về phép tính và việc vận dụng các tính chất của phép tính
MT : Giúp HS làm đúng các phép tính , tính nhanh giá trị các biểu thức .
PP : Trực quan , đam thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
- Bài 2 : 
Hoạt động lớp .
- Tự làm bài rồi chữa bài .
- Nêu lại các bước thực hiện phép cộng , phép trừ .
- Tự làm bài rồi chữa bài .
- Nêu cách tính thuận tiện đã áp dụng .
Hoạt động 2 : Củng cố về hình vuông , hình chữ nhật .
MT : Giúp HS làm được các bài tập liên quan đến hai hình đã học .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 3 : 
- Bài 4 : 
Hoạt động lớp .
- Tự làm bài rồi chữa bài .
GIẢI
a) Hình vuông BIHC có cạnh BC = 3 cm nên cạnh của hình vuông BIHC là 3 cm .
b) Trong hình vuông ABCD , cạnh DC vuông góc với AD và BC . Trong hình vuông BIHC , cạnh CH vuông góc với cạnh BC và IH . Mà DC và CH là một bộ phận của cạnh DH . Vậy cạnh DH vuông góc với các cạnh AD , BC , IH .
c) Chiều dài hình chữ nhật AIDH là :
 3 + 3 = 6 (cm)
 Chu vi hình chữ nhật AIDH là :
 ( 6 + 3 ) x 2 = 18 (cm)
 Đáp số : 18 cm .
- Tự tóm tắt bằng sơ đồ nội dung liên quan đến tìm chiều dài , chiều rộng của hình chữ nhật rồi giải và chữa bài .
GIẢI
 Hai lần chiều rộng của hình chữ nhật :
 16 – 4 = 12 (cm)
 Chiều rộng hình chữ nhật :
 12 : 2 = 6 (cm)
 Chiều dài hình chữ nhật :
 6 + 4 = 10 (cm)
 Diện tích hình chữ nhật :
 10 x 6 = 60 (cm2)
 Đáp số : 60 cm2 .
 4. Củng cố : (3’)
	- Các nhóm cử đại diện thi giải toán ở bảng .
	- Nêu lại nội dung vừa học .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Làm các bài tập tiết 48 sách BT .
Tiết 2
I. MỤC TIÊU : 
	- Hệ thống hóa các quy tắc viết hoa tên riêng .
- Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng bài Lời hứa . 
	- Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Một tờ phiếu chuyển hình thức thể hiện những bộ phận đặt trong ngoặc kép bằng cách xuống dòng , dùng dấu gạch ngang đầu dòng .
	- Một tờ phiếu khổ to viết sẵn lời giải BT2 ; 5 tờ phiếu kẻ bảng ở BT2 để phát riêng cho 5 em .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Thợ rèn .
	- Nhận xét bài chính tả và phần luyện tập đã thực hiện tuần trước .
 3. Bài mới : (27’) Tiết 2 .
 a) Giới thiệu bài :
	Trong tiết ôn tập thứ hai , các em sẽ luyện nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng một truyện ngắn kể về phẩm chất đáng quý của một cậu bé . Tiết học còn giúp các em ôn lại các quy tắc viết tên riêng .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe – viết 
MT : Giúp HS nghe để viết đúng chính tả đoạn văn .
PP : Làm mẫu , trực quan , thực hành .
- Đọc bài thơ Lời hứa , giải nghĩa từ trung sĩ .
- Nhắc HS : Ghi tên bài thơ vào giữa dòng . Sau khi chấm xuống dòng , chữ đầu dòng nhớ viết hoa , có thể viết sát lề vở cho đủ chỗ .
- Đọc cho HS viết .
- Đọc toàn bài cho HS soát lại .
- Chấm , chữa bài .
- Nêu nhận xét .
Hoạt động lớp .
- Cả lớp theo dõi trong SGK .
- Đọc thầm lại bài văn , chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai , cách trình bày bài , các viết các lời thoại .
- Viết bài vào vở .
Hoạt động 2 : Dựa vào bài Chính tả , trả lời các câu hỏi .
MT : Giúp HS trả lời đúng các câu hỏi .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 1 em đọc nội dung BT2 .
- Từng cặp trao đổi , trả lời các câu hỏi a , b , c , d .
- Cả lớp nhận xét , kết luận .
Hoạt động 3 : Dựa vào bài Chính tả , trả lời các câu hỏi .
MT : Giúp HS nắm lại quy tắc viết hoa tên riêng .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Nhắc HS :
+ Xem lại kiến thức cần ghi nhớ trong các tiết LTVC tuần 7 để làm bài cho đúng .
+ Phần quy tắc cần ghi vắn tắt .
- Phát riêng phiếu cho vài em .
- Dán tờ phiếu viết sẵn lời giải đúng cho vài em đọc .
Hoạt động lớp .
- Đọc yêu cầu BT .
- Làm bài vào vở BT .
- Những em làm bài trên phiếu trình bày kết quả .
- Lớp nhận xét , sửa chữa .
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng .
 4. Củng cố : (3’)
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học . 
	- Nhắc HS đọc trước , chuẩn bị nội dung tiết sau .
Tiết 3
I. MỤC TIÊU :
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm Tập đọc và Học thuộc lòng . Hệ thống hóa một số điều cần ghi nhớ về nội dung , nhân vật , giọng đọc của các bài Tập đọc là truyện kể thuộc chủ đề Măng mọc thẳng .
- Đọc trôi chảy các bài Tập đọc đã học từ đầu HKI của lớp 4 . Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong SGK . Đọc diễn cảm những đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc .
	- Có ý thức đọc đúng , hiểu đúng tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- 12 phiếu viết tên từng bài Tập đọc , 5 phiếu viết tên các bài HTL đã học trong 9 tuần đầu .
	- Giấy khổ to ghi sẵn lời giải BT2 . Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng BT2 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (5’) Tiết 1 .
	- Nhận xét việc kiểm tra tiết học trước .
 3. Bài mới : (27’) Tiết 3 .
 a) Giới thiệu bài : 
	Giới thiệu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Kiểm tra Tập đọc và Học thuộc lòng .
MT : Giúp HS đọc đúng các bài đã học trong 9 tuần qua .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Kiểm tra 1/3 lớp .
- Cho điểm theo hướng dẫn của Bộ GD .
Hoạt động lớp .
- Từng em lên bốc thăm chọn bài .
- Đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu .
- Trả lời 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc .
Hoạt động 2 : Bài tập 2 .
MT : Giúp HS làm được bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Gợi ý HS có thể tìm tên bài ở Mục lục .
- Ghi tên bài ở bảng lớp .
- Phát phiếu cho một số em .
- Chốt lại lời giải đúng , dán phiếu đã ghi lời giải ở bảng , mời vài em đọc bảng kết quả .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Đọc yêu cầu BT .
- Đọc tên bài .
- Đọc thầm các truyện trên , suy nghĩ , trao đổi theo cặp , làm bài vào vào vở , một số em làm vào phiếu .
- Những em làm bài trên phiếu cử đại diện trình bày kết quả .
- Cả lớp nhận xét , tính điểm thi đua theo các tiêu chí :
+ Nội dung ghi ở từng cột có chính xác không ?
+ Lời trình bày có rõ ràng , mạch lạc không ?
+ Giọng đọc mi ... m và rút ra kết luận .
 4. Củng cố : (3’)
	- Cho HS đọc mục Bạn cần biết SGK để nhắc lại một số tính chất của nước .
	- Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu khoa học .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Xem trước bài Ba thể của nước .
Đạo đức 
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (tt)
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu được : Thời giờ là cái quý nhất , cần phải tiết kiệm ; nắm cách tiết kiệm thời giờ .
- Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm .
- Ý thức cao trong việc sử dụng quỹ thời gian của mình .
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
	- SGK .
	- Các truyện , tấm gương về tiết kiệm thời giờ .
	- Mỗi em chuẩn bị 3 tấm bìa : màu đỏ , xanh và trắng .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Tiết kiệm thời giờ .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Tiết kiệm thời giờ (tt).
 a) Giới thiệu bài : 
	- Nêu mục đích , yêu cầu tiết học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Bài tập 1 .
MT : Giúp HS xử lí đúng các tình huống nêu trong BT1 .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Kết luận : 
+ Các việc a , c , d là tiết kiệm thời giờ .
+ Các việc b , đ , e không phải là tiết kiệm thời giờ .
Hoạt động cá nhân .
- Làm bài tập cá nhân .
- Trình bày , trao đổi trước lớp .
Hoạt động 2 : Bài tập 4 .
MT : Giúp HS nêu được việc tiết kiệm thời giờ của bản thân .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Nhận xét , khen ngợi những em đã biết sử dụng thời giờ tiết kiệm và nhắc nhở những em còn sử dụng thời giờ lãng phí .
Hoạt động nhóm đôi .
- Thảo luận theo nhóm đôi việc bản thân đã sử dụng thời giờ như thế nào và dự kiến thời gian biểu của mình trong thời gian tới .
- Một vài em trình bày với lớp .
- Lớp trao đổi , chất vấn , nhận xét .
Hoạt động 3 : Trình bày , giới thiệu các tranh vẽ , bài viết hoặc tư liệu sưu tầm được về chủ đề Tiết kiệm thời giờ .
MT : Giúp HS rút được những bài học bổ ích qua các tranh vẽ , bài viết , tư liệu .
PP : Động não , đàm thoại , giảng giải .
- Khen các em chuẩn bị tốt và giới thiệu hay .
Hoạt động lớp .
- Trình bày , giới thiệu các tranh vẽ , bài viết hoạc các tư liệu các em sưu tầm được về chủ đề Tiết kiệm thời giờ .
- Cả lớp trao đổi , thảo luận về ý nghĩa của các tranh vẽ , ca dao , tục ngữ , truyện , tấm gương  vừa trình bày .
 4. Củng cố : (3’)
	- Giúp HS chốt lại bài học :
	+ Thời giờ là thứ quý nhất , cần phải sử dụng tiết kiệm .
	+ Tiết kiệm thời giờ là sử dụng nó vào các việc có ích một cách hợp lí , có hiệu quả .
	- Giáo dục HS ý thức cao trong việc sử dụng quỹ thời gian của mình .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
- Thực hiện tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hàng ng
	Thứ sáu ngày 07 tháng11 năm 2008
 Toán 
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân .
	- Vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán .
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bảng phụ kẻ sẵn bảng phần b SGK .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Nhân với số có một chữ số .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Tính chất giao hoán của phép nhân .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : So sánh giá trị hai biểu thức và viết kết quả vào ô trống .
MT : Giúp HS nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân và vận dụng được nó trong tính toán .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Gọi một số em đứng tại chỗ tính và so sánh kết quả các phép tính :
 3 x 4 và 4 x 3 
 2 x 6 và 6 x 2 
 7 x 5 và 5 x 7
- Nhận xét các tích , nêu được sự bằng nhau của các kết quả từng cặp hai phép nhân có thừa số giống nhau :
 3 x 4 = 4 x 3
 2 x 6 = 6 x 2
 7 x 5 = 5 x 7
- Treo bảng phụ có các cột ghi giá trị của : a , b , a x b và b x a .
- Ghi các kết quả vào các ô trống trong bảng phụ .
Hoạt động lớp .
- 3 em tính kết quả của a x b và b x a với mỗi giá trị cho trước của a , b .
- So sánh kết quả a x b và b x a trong mỗi trường hợp , rút ra nhận xét . Sau đó khái quát bằng biểu thức chữ :
 a x b = b x a 
- Nhận xét về vị trí các thừa số a và b trong hai phép nhân a x b và b x a nhằm rút ra nhận xét : đã đổi vị trí các thừa số a và b trong phép nhân nhưng kết quả không thay đổi .
- Khái quát bằng lời : Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi .
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
- Bài 2 : 
- Bài 3 : 
+ Nói cho HS biết trong 6 biểu thức này có các biểu thức có giá trị bằng nhau , hãy tìm các biểu thức có giá trị bằng nhau đó .
+ Phân tích để thấy cách làm thứ hai thuận tiện hơn .
- Bài 4 : 
Hoạt động lớp .
- Nhắc lại nhận xét : Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi .
- Tự làm bài rồi chữa bài .
- Nêu yêu cầu bài toán . Aùp dụng tính chất giao hoán vừa học để thực hiện các phép tính trên .
- Cách 1 : Tính giá trị của các biểu thức rồi so sánh các kết quả để chỉ ra các biểu thức có giá trị bằng nhau .
- Cách 2 : Không cần tính , chỉ cộng nhẩm rồi so sánh các thừa số , vận dụng tính chất giao hoán để rút ra kết quả .
- Nếu chỉ xét a x ? = ? x a thì có thể viết vào ? một số bất kì .
- Nhưng a x ? = ? x a = a chỉ có số 1 là hợp lí .
- Tương tự : a x 0 = 0 x a = 0 
 4. Củng cố : (3’)
	- Các nhóm cử đại diện thi đua tính nhanh ở bảng .
	- Nêu lại các nội dung vừa học .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
 - Làm các bài tập tiết 50 sách BT . 
Kiểm tra giữa kì I
( Theo đề thống nhất chung )
Kiểm tra giữa kì I
 ( Theo đề thống nhất chung )
Địa lí 
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS nắm những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Đà Lạt .
	- Chỉ được vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ VN . Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Đà Lạt . Dựa vào lược đồ , bản đồ , tranh , ảnh để tìm kiến thức . Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa địa hình với khí hậu và giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người .
	- Tự hào về thành phố hoa Đà Lạt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bản đồ địa lí Tự nhiên VN .
	- Tranh , ảnh vè thành phố Đà Lạt .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tt) .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Thành phố Đà Lạt .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm tự nhiên của thành phố Đà Lạt .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Sửa chữa , giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
- Giải thích thêm : Càng lên cao thì nhiệt độ không khí càng giảm . Trung bình cứ lên cao 1000 m thì nhiệt độ không khí lại giảm đi khoảng 5 – 6 o C . Vì vậy , vào mùa hạ nóng bức , những địa điểm nghỉ mát ở vùng núi thường rất đông du khách . Đà Lạt ở độ cao 1500 m so với mặt biển nên quanh năm mát mẻ . Vào mùa đông , Đà Lạt cũng lạnh nhưng không chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc nên không rét buốt như ở miền Bắc .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Dựa vào hình 1 , tranh , ảnh , mục I SGK và kiến thức bài trước , trả lời các câu hỏi sau :
+ Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào ?
+ Đà Lạt ở độ cao khoảng bao nhiêu m ?
+ Với độ cao đó , Đà Lạt có khí hậu như thế nào ?
+ Quan sát hình 1 , 2 rồi chỉ vị trí các điểm đó trên hình 3 .
+ Mô tả một cảnh đẹp của Đà Lạt .
- Vài em trả lời câu hỏi trước lớp .
Hoạt động 2 : Đà Lạt – thành phố du lịch và nghỉ mát .
MT : Giúp HS biết Đà Lạt là một thành phố du lịch và nghỉ mát .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Sửa chữa , giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Dựa vào vốn hiểu biết , hình 3 , mục II SGK , các nhóm thảo luận theo các gợi ý sau :
+ Tại sao Đà Lạt được bình chọn làm nơi du lịch , nghỉ mát ?
+ Đà Lạt có những công trình nào phục vụ cho việc nghỉ mát , du lịch ?
+ Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp .
- Trình bày tranh , ảnh về Đà Lạt do nhóm sưu tầm .
Hoạt động 3 : Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt .
MT : Giúp HS đặc điểm về hoa quả , rau xanh của Đà Lạt .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Sửa chữa , giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày .
Hoạt động nhóm .
- Dựa vào vốn hiểu biết , quan sát hình 4 SGK , các nhóm thảo luận theo các gợi ý sau :
+ Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa quả và rau xanh ?
+ Kể tên một số loại hoa , quả và rau xanh ở Đà Lạt .
+ Tại sao ở Đà Lạt lại trồng được nhiều loại hoa , quả , rau xanh xứ lạnh ?
+ Hoa và rau của Đà Lạt có giá trị như thế nào ?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- GV cùng HS hoàn thiện sơ đồ sau ở bảng :
Đà Lạt
Khí hậu quanh năm mát mẻ
Các công trình phục vụ nghỉ ngơi , du lịch , biệt thự , khách sạn 
Thiên nhiên vườn hoa , rừng thông , thác nước
Thành phố nghỉ mát , du lịch có nhiều loại rau , hoa quả 
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 10.doc